Chuyên gia kinh tế chỉ ra các cơ hội cho Việt Nam sau chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng

Hoàng Đan |

PGS Hoàng Văn Cường cho rằng, chắc chắn sau chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng, trong thời gian tới cán cân thương mại giữa hai nước sẽ tiếp tục được cân bằng dần.

PGS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã bày tỏ sự đánh giá cao về những kết quả chuyến thăm Mỹ vừa kết thúc tốt đẹp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhất là cuộc hội đàm với Tổng thống Donald Trump.

PV: Là chuyên gia nghiên cứu về kinh tế, ông đánh giá như thế nào về chuyến thăm Mỹ lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?

PGS.TS Hoàng Văn Cường: Ở đây, phải thấy rõ mục tiêu chính của chuyến đi Mỹ lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là tăng cường việc hợp tác kinh tế giữa 2 nước.

Ngoài ra, còn có các vấn đề về quốc phòng, an ninh, đối ngoại khác nhưng vấn đề chính đã được Thủ tướng phát biểu rất rõ là tăng cường các hoạt động về thương mại.

Có thể thấy rõ, trong những năm qua, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã tăng lên rất nhanh.

Đặc biệt trong thời gian vừa qua có một xu hướng là thặng dư thương mại nghiêng về phía Việt Nam và chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nói hàng hoá Mỹ vào Việt Nam trong những năm gần đây tăng rất nhanh, mặc dù kim nhạch giữa hai bên là chưa cân bằng.

Trong chuyến đi lần này, Thủ tướng đã tham gia chứng kiến một loạt các hợp tác của một số tập đoàn lớn của Mỹ với Việt Nam.

Ví dụ hợp tác của Vietjet Air với các tập đoàn của Mỹ có giá trị lên tới hơn 3 tỷ USD và chắc chắn là qua chuyến đi này sẽ còn nhiều hợp đồng khác được ký kết.

Một mặt, những hàng hoá là thế mạnh của Việt Nam sẽ được mở cửa sang Mỹ nhiều hơn, nhất là các sản phẩm công nghiệp, sản phẩm máy móc thiết bị lớn sẽ tiếp tục được vào Việt Nam nhiều.

Cá nhân tôi cũng nhìn nhận, trong thời gian tới, cán cân thương mại giữa hai nước chắc chắn sẽ tiếp tục được cân bằng dần.

Chuyên gia kinh tế chỉ ra các cơ hội cho Việt Nam sau chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng - Ảnh 1.

PGS.TS Hoàng Văn Cường.

Theo ông, chuyến đi Mỹ lần này của Thủ tướng liệu có phải là cơ hội tốt để xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như cá da trơn, hoa quả... ?

Như chúng ta đã biết, ngay trước và trong chuyến thăm này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhắc lại chuyện đó.

Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam mong muốn nhận được các sản phẩm máy móc, sản phẩm công nghệ hiện đại của Mỹ và Việt Nam cũng có rất nhiều mặt hàng đang được đánh giá tốt, được người dân nước này ưa chuộng.

Bao giờ cũng thế, các hợp đồng thương mại luôn có sự trao đổi giữa hai bên. Chúng ta chấp nhận cho một số sản phẩm của Mỹ vào thì họ cũng sẽ mở cửa cho các sản phẩm của Việt Nam vào.

Tôi chắc chắn, quy mô và chủng loại hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Mỹ sau chuyến đi này sẽ được mở rộng hơn.

Tại Tọa đàm bàn tròn về hợp tác đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ, Thủ tướng đã dùng hình ảnh đôi giày Nike để nói về mức lợi nhuận của nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam. Nếu một đôi giày đó có giá 100 USD thì phía Việt Nam chỉ hưởng lợi 22 USD, còn Mỹ hưởng lợi 78 USD và con số đặc biệt lớn hơn nữa vì có tới 138 triệu đôi giày Nike được Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ mỗi năm. 

Theo góc nhìn của ông thì hình ảnh này nói lên điều gì?

Chúng ta đều biết tất cả những nước đang sản xuất gia công cho thị trường nước khác thì thấy rằng, giá trị gia tăng nằm ở khâu phân phối, tạo ra thương hiệu giá trị, còn phần sản xuất gốc chỉ chiếm một tỷ lệ giá trị rất nhỏ và hình ảnh chiếc giày Nike Thủ tướng đưa ra đã thể hiện sự thật đó. 

Đồng thời, hình ảnh đó cũng cho các nhà đầu tư Mỹ thấy rằng, khi đầu tư vào Việt Nam thì bản thân doanh nghiệp đó sẽ được lợi, quốc gia Mỹ cũng được lợi và Việt Nam cũng chỉ được hưởng lợi một phần. 


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại