Thảm họa chồng chất tang thương: Indonesia đối mặt nguy cơ với trận sóng thần tiếp theo

Trang Ly |

91 năm sau khi hình thành, núi lửa Anak Krakatau phun trào và gây nên thảm họa sóng thần ở Indonesia khiến hàng nghìn người thương vong.

Chuyên gia Indonesia cảnh báo trận sóng thần tiếp theo

Cách đây 1 giờ, BBC (Anh) dẫn lời Sutopo Purwo Nugroho, người phát ngôn của Trung tâm cảnh báo thiên tai quốc gia Indonesia cho hay, do núi lửa Anak Krakatau vẫn tiếp tục phun trào nên chúng tôi đưa ra cảnh báo về một trận sóng thần tiếp theo có thể xảy ra.

"Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia khuyến cáo tất cả người dân không được ở lại bờ biển cũng như có bất kỳ hoạt động nào trên bãi biển.", Sutopo Purwo Nugroho trả lời BBC.

Thảm họa chồng chất tang thương: Indonesia đối mặt nguy cơ với trận sóng thần tiếp theo - Ảnh 1.

Thảm cảnh khủng khiếp sau thảm họa sóng thần ở Indonesia. Nguồn: Antara Foto/Reuters

Theo tin tức mới nhất từ The Guardian (Anh), con số thương vong sau thảm họa sóng thần ở Indonesia xảy ra lúc 21:30 giờ địa phương ngày 22/12/2018 đang ngày càng tăng lên. Cụ thể: Ít nhất 280 người chết và hơn 1000 người bị thương, hàng chục người mất tích cùng hơn 11.000 người phải di tản.

Đó là chưa kể đến những thiệt hàng to lớn về của. CNN thống kê, ít nhất 558 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn. 9 khách sạn, 60 nhà hàng và 350 tàu thuyền bị "bức tường nước" cao 3 mét tàn phá nặng nề.

Thảm họa chồng chất tang thương: Indonesia đối mặt nguy cơ với trận sóng thần tiếp theo - Ảnh 2.

Thời điểm núi lửa Anak Krakatau phun trào gây sóng thần, xung quanh có rất nhiều người dân tổ chức lễ hội tại các bãi biển gần đó. Đồ họa: BBC

Nguyên nhân gây sóng thần ập vào vùng eo biển Sunda (tây Indonesia) đến từ sự phun trào của núi lửa Anak Krakatau. Sau khi phun cột tro bụi cao hơn 16.000 mét lên không trung, phần phía tây của núi lửa Anak Krakatau sụp đổ, rơi xuống biển, tạo nên đợt sóng dữ cao ụp xuống hàng nghìn người.

Xem video sóng thần Indonesia 2018:

Video sóng thần Indonesia 2018. Nguồn: World of Signs/Youtube.

Vì sao có cảnh báo sóng thần tiếp theo?

Lịch sử địa chất thế giới ghi nhận, núi lửa Anak Krakatau chính là "đứa con" của núi lửa Krakatau. Nó ra đời sau khi "núi lửa cha" phun trào cách đây 135 năm. Vụ phun trào được đánh giá là thảm họa khủng khiếp bậc nhất trong lịch sử nhân loại, khiến 36.000 người thiệt mạng.

Quay về thời điểm "núi lửa cha" Krakatau phun trào năm 1883. Trước khi gây nên thảm họa khủng khiếp mạnh tương đương với 200 triệu tấn thuốc nổ TNT, Krakatau đã không thức giấc trong 200 năm.

Sau khi thức giấc năm 1883, đến năm 1927, phún thạch của núi lửa đã cho ra đời một hòn đảo mới có tên Anak Krakatau (còn gọi là "Đứa con của Krakatau").

Các nhà địa chất học cho biết, ngọn núi lửa con cao cao hơn 200m này là một ngọn núi lửa trẻ, vẫn tiếp tục hoạt động và có nhiều khả năng phun trào gây ra thảm họa sóng thần tiếp theo.

Thảm họa chồng chất tang thương: Indonesia đối mặt nguy cơ với trận sóng thần tiếp theo - Ảnh 5.

Vụ phun trào kiểu Surtseyan của núi lửa Anak Krakatau gây ra sóng thần. Đồ họa: BBC

Lý giải cho việc Washington Post nhận định đây là thảm họa tự nhiên không được cảnh báo, ông Sutopo Purwo Nugroho cho biết, các cơ quan địa chất Indonesia đã đưa ra những cảnh báo sớm về những trận động đất nhỏ tại khu vực. Tuy nhiên, núi lửa phun trào gây nên lở đất dưới biển, gây ra sóng thần ngày 22/12 lại không được thông tin.

Người phát ngôn của Trung tâm cảnh báo thiên tai quốc gia Indonesia cho biết thêm, với việc có đến 13% tổng số núi lửa của thế giới hiện hữu tại Indonesia, thì họ rất cần phát triển hệ thống cảnh báo sóng thần tinh vi hơn. Vì một số nguyên nhân nên Indonesia đã không có hệ thống cảnh báo sóng thần hoạt động kể từ năm 2012.

Tại thời điểm sóng thần diễn ra, người dân trên các bãi biển Tanjung Lesung, Pandeglang đang tổ chức lễ hội địa phương. Các khu vực bị sóng thần tấn công, bao gồm: Pandeglang, Serang và Nam Lampung.

Bài viết sử dụng các nguồn: Forbes, BBC, The Guardian

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại