Chung mục đích, Thổ Nhĩ Kỳ có thể bắt tay Syria để hất cẳng Mỹ khỏi khu vực?

Hồng Anh |

Nhiều câu hỏi được đặt ra về Chiến dịch Nhành Ô-liu của Thổ Nhĩ Kỳ tại Afrin, trong đó bao gồm những nghi vấn về động cơ của Thổ Nhĩ Kỳ khi hồi sinh Lực lượng FSA tại Syria.

Bình luận trên Sputnik, nhà phân tích chính trị Ghassan Kadi cho rằng: bằng cách đưa Lực lượng Tự do Syria (FSA) lên tiền tuyến trong Chiến dịch Nhành Ô-liu, Ankara đang muốn tạo khoảng cách với nhóm Mặt trận Al-Nusra và hợp pháp hóa FSA, tổ chức bao gồm những phần tử từng châm ngòi chiến tranh tại Syria  7 năm về trước.

"Mục tiêu của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tại miền Bắc Syria chỉ đơn giản là ngăn cản người Kurd tạo ra bất kì hình thức nhà nước tự trị nào, kể cả khi lực lượng này nhận được sự bảo trợ từ phía Mỹ," nhà phân tích chính trị Ghassan Kadi nhận định. 

"Chắc chắn ông Erdogan đã đưa ra quyết định độc lập mà không hề bàn bạc với Mỹ, bởi Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang có những xung đột lợi ích nghiêm trọng tại Syria."

Ngày 20/1 vừa qua, Ankara đã khởi động Chiến dịch Nhành Ô-liu nhằm chiếm quyền kiểm soát các thành phố Afrin và Manbij thuộc Syria, hiện do Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) cai quản. Chiến dịch này đã châm ngòi tranh luận gay gắt về tính hợp pháp của nó.

Về phần mình, Washington vẫn tiếp tục gửi những tín hiệu bất nhất về thái độ của Mỹ trước các cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng thời, các báo cáo về thương vong cũng có nhiều điểm mâu thuẫn: trong khi Ankara tuyên bố rằng hơn 300 chiến binh người Kurd đã bị tiêu diệt, lực lượng phiến quân này lại khẳng định chỉ có chưa đến 20 chiến binh thiệt mạng trong các cuộc giao tranh.

Ankara trang bị khí tài cho lực lượng "bị quên lãng" FSA

Các quan sát viên cho rằng cuộc tấn công của Ankara và FSA ở miền Bắc Syria sẽ giúp Syria giữ toàn vẹn lãnh thổ của mình trước những thách thức từ phía người Kurd.

Nhà phân tích Kadi nhấn mạnh: "Mối quan tâm duy nhất của ông Erdogan là sự toàn vẹn của Thổ Nhĩ Kỳ, chứ không phải của Syria. Chiến lượng dùng quân FSA của ông Erdogan chính là ‘Một mũi tên trúng hai đích’: tạo khoảng cách với nhóm Mặt trận Al-Nusra (đồng minh thân cận hơn của Thổ Nhĩ Kỳ), và đưa lực lượng FSA gần như bị lãng quên ra tiền tuyến."

Chung mục đích, Thổ Nhĩ Kỳ có thể bắt tay Syria để hất cẳng Mỹ khỏi khu vực? - Ảnh 1.

Chiến binh FSA tại Afrin, Syria. Ảnh: Sputnik/ Hikmet Durgun.

Vậy câu hỏi đặt ra là Thổ Nhĩ Kỳ định đi nước cờ nào trong thời gian tới, nếu họ thành công trong việc đánh đuổi Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) khỏi căn cứ hiện tại của họ tại miền Bắc Syria. Liệu Ankara có định duy trì sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực này với cái cớ đảm bảo an ninh hay không?

Theo Kadi, đúng như dự đoán, tình hình có thể sẽ còn phức tạp hơn thế: "Tất cả phụ thuộc vào những lực lượng tham chiến và người cuối cùng giành chiến thắng, hoặc phụ thuộc vào những thỏa thuận mà các bên đạt được thông qua đàm phán."

Damacus và Ankara có lợi ích chung tại miền Bắc Syria

Nhà phân tích Kadi nhấn mạnh việc Thổ Nhĩ Kỳ "đã nói rõ rằng các cuộc tấn công của nước này không hề nhắm vào Lực lượng Quân đội Ả Rập Syria (SAA)." Mặt khác, theo ông này, cách đây vài ngày, Damascus đã yêu cầu người Kurd trao lại căn cứ của mình cho SAA. Trong khi đó, gần đây có báo cáo rằng các quan chức người Kurd tại Afrin đã xuống nước cầu cứu chính phủ Syria trước những cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ.

"Đó là tình huống khó khăn", Kadi nhấn mạnh. "Cả Ankara và Damascus đều muốn chấm dứt sự hiện diện quân sự của lực lượng người Kurd được Mỹ chống lung, và cái gọi là ‘khu vực an ninh’ tại Syria. Liệu Syria và Thổ Nhĩ Kỳ có thể tạm gạt đi những khác biệt, và cùng hợp tác để đạt được mục tiêu chung và tránh xung đột giữa các bên hay không?

Theo Kadi, "nếu họ thành công - và Nga có lẽ cũng đang cố gắng hướng đến những cuộc đàm phán như vậy - thì cuối chiến dịch, có khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rút quân khỏi Syria. Tuy nhiên, nếu diễn biến leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện, thì điều đó không chỉ là thảm họa, mà kết quả cũng sẽ rất khó đoán định."

Cuộc chiến mới tại Syria sẽ đánh dấu sự kết thúc của Astana, Geneva, Sochi?

Quả thực, những diễn biến trên bộ đã khiến nhiều người lo ngại rằng Chiến dịch Nhành Ô-liu của Thổ Nhĩ Kỳ có thể dẫn đến một cuộc chiến mới trong khu vực.

"Nếu chiến tranh nổ ra giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ không còn Astana, Geneva hay Soczi nữa", Kadi cảnh báo. "Hai nước nên nhận ra mục tiêu chung là ngăn chặn toan tính của Mỹ và ‘khu vực an ninh’. Cả hai bên đều muốn giành chiến thắng, và có lẽ ông Erdogan sẽ nắm bắt kịch bản này, và cử FSA đến đàm phán trong vai trò đại diện cho ‘phe đối lập ôn hòa Syria’".

Chung mục đích, Thổ Nhĩ Kỳ có thể bắt tay Syria để hất cẳng Mỹ khỏi khu vực? - Ảnh 2.

Chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị cất cánh trong buổi tập trận Đại bàng Anatolia. Ảnh: AP.

Nhà phân tích chính trị chỉ ra rằng: "Mặt khác, trong khi Syria có toàn quyền từ chối đàm phán, thì trên thực tế, nó cũng đặt Syria vào vị trí người chiến thắng. Hơn nữa, nếu các cuộc đàm phán giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ được tổ chức với Nga là người hòa giải, thì tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan chắc chắn sẽ được yêu cầu thực hiện thỏa hiệp, bao gồm cắt đứt mọi qua hệ với Al-Nusra.

Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại "hồi sinh" FSA?

Theo ông Kadi, "FSA là một tổ chức vũ trang tập hợp những binh sĩ phản kháng, ban đầu được thành lập với mục đích lật đổ chế độ nhà Assad tại Syria". Trước đây, tổ chức này từng tổ chức nhiều cuộc tấn công lớn và đẫm máu tại Syria.

"Đáng lẽ lực lượng FSA phải được giải tán và sĩ quan chỉ huy phải bị xét xử vì tội phản bội", Kadi nhấn mạnh. Tuy nhiên, trong tình hình diễn biến của 7 năm sau, nếu so với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Mặt trận Al-Nusra, thì FSA ít nguy hiểm hơn.

Tuy nhiên, nếu FSA giúp Damascus giành lại quyền kiểm soát các phần lãnh thổ Syria do các lực lượng SDF được Mỹ hậu thuẫn, thì điều đó sẽ là "cú đấm" chính diện vào kế hoạch tạo ra một lực lượng an ninh biên giới gồm 30.000 quân lính tại miền Bắc Syria, và gia tăng chủ nghĩa ly khai trong khu vực.

Nếu quả thực vậy, thì chính phủ Syria và các lực lượng đối lập có thể đạt được một thỏa hiệp mà các bên cùng có lợi. "Kịch bản này có thể đem lại lợi ích cho các bên tham gia, tất nhiên là ngoại trừ Mỹ", Kadi kết luận.

*Bài viết được đăng trên trang Sputnik thể hiện ý kiến và quan điểm của nhà phân tích Ghassan Kadi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại