Chủ tịch chưa thể “buông rèm nhiếp chính” của Tập đoàn vừa trúng gói thầu hơn 1.700 tỷ ở châu Phi, là ai?

Minh Hằng |

Tập đoàn Hòa Bình mới đây khiến nhiều người bất ngờ khi là doanh nghiệp Việt trúng thầu 5 dự án trị giá 72 triệu USD tại châu Phi.

Dự án Sky Oasis Residence nằm tại khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang, xã Xuân Quang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Đây là một trong những dự án nổi bật của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Ảnh: HB

Dự án Sky Oasis Residence nằm tại khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang, xã Xuân Quang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Đây là một trong những dự án nổi bật của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Ảnh: HB

Theo thông báo mới nhất của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã cổ phiếu HBC - sàn HoSE), doanh nghiệp này vừa chính thức nhận được thư trúng thầu của 5 dự án xây dựng nhà ở xã hội của Bộ Đất đai, Công trình công cộng, Nhà ở và Phát triển Đô thị Kenya – Vụ Nhà ở và Phát triển Đô thị. Cụ thể, 5 dự án này có quy mô gồm 3.400 căn hộ với tổng mức đầu tư là khoảng 72 triệu USD (tương đương hơn 1.766 tỷ đồng).

Các dự án nhà ở xã hội này được triển khai xây dựng dành cho lực lượng cảnh sát, quân đội và sinh viên của Trường ĐH Kỹ thuật tại Kenya. Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình sẽ là tổng thầu thiết kế, thi công các nhà ở và cơ sở hạ tầng cho các đơn bị, bao gồm: Trường đào tạo đơn vị dịch vụ tổng hợp Embakasi, Trụ sở cảnh sát Ruiru, Trụ sở chính của Trường đào tạo đơn vị dịch vụ tổng hợp Buruburu, Trường đào tạo cảnh sát quốc gia Kiganjo và Trường ĐH kỹ thuật Kenya.

Ngoài ra, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cũng nhận được thư mời vào vòng trong cho 2 dự án nhà ở xã hội khác ở Kenya, sau khi vượt qua vòng khảo sát về uy tín và năng lực của những nhà thầu được Chính phủ Kenya thực hiện.

Hai dự án này có quy mô khoảng 6.200 căn hộ, với giá trị tương đương là 91,6 triệu USD (hơn 2.247 tỷ đồng). Như vậy, nếu trúng thầu thêm 2 dự án này, tổng giá trị các hợp đồng xây dựng nhà ở xã hội của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình ở Kenya sẽ lên tới 163,6 triệu USD (tương đương với hơn 4.000 tỷ đồng).

Chủ tịch chưa thể “buông rèm nhiếp chính” của Tập đoàn vừa trúng gói thầu hơn 1.700 tỷ ở châu Phi, là ai?- Ảnh 1.

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình gây bất ngờ khi trúng thầu 5 dự án trị giá 72 triệu USD tại châu Phi. Ảnh: HB

Trước đó, vào tháng 10/2023, tại đại hội đồng cổ đông bất thường, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình tuyên bố sẽ quay lại chiến lược ra nước ngoài, với mục tiêu doanh thu sau 5 năm là 1 tỷ USD, bằng với mục tiêu của doanh thu trong nước. Trong đó, lãnh đạo của tập đoàn cho rằng châu Phi là thị trường nhiều tiềm năng, vì việc thi công quản lý xây dựng vẫn còn kém phát triển. Đặc biệt, Kenya được xác định chính là thị trường mục tiêu đầu tiên của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình ở châu Phi.

Vậy, ai là người đứng sau Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vừa trúng thầu lớn ở châu Phi?

Doanh nhân đứng sau thành công của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

Chủ tịch chưa thể “buông rèm nhiếp chính” của Tập đoàn vừa trúng gói thầu hơn 1.700 tỷ ở châu Phi, là ai?- Ảnh 3.

Ông Lê Viết Hải hiện là Chủ tịch của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Ảnh: T.N

Chủ tịch của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình chính là ông Lê Viết Hải (SN 1958). Ông Hải sinh ra trong một gia đình tri thức có 11 anh chị em ở làng Phú Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1967, khi mới 9 tuổi, ông Hải cùng với gia đình chuyển vào TP HCM. Khi còn nhỏ, ông Hải thường phụ cha mẹ làm nhiều nghề như mua bán thuốc tây, điện máy, sản xuất bánh mứt…

Đến năm 1985, ông Lê Viết Hải tốt nghiệp trường ĐH Kiến trúc TP HCM với tấm bằng kiến trúc sư. Sau đó, ông chuyển sang làm kỹ sư xây dựng và đầu quân cho Công ty Quản lý Nhà, thuộc Sở Nhà đất TP HCM với công việc là thiết kế thị công cho một số công trình nhà ở tư nhân.

Sau 2 năm tích lũy kinh nghiệm và có số vốn nhất định, năm 1987, ông Lê Viết Hải quyết định thành lập và làm Giám đốc điều hành của Văn phòng Xây dựng Hòa Bình, với 5 kỹ sư và 20 người thợ. Văn phòng này chủ yếu nhận thiết kế và thi công các công trình nhà ở tư nhân cho một số Việt kiều. Năm 1989, văn phòng bắt đầu tiếp xúc với giới đầu tư nước ngoài. Từ năm 1993 – 1997, văn phòng này thành lập 2 xưởng Mộc Hòa Bình và Sơn Hòa Bình.

Ngày 1/2/2000, Văn phòng Xây dựng Hòa Bình đổi tên thành CTCP Tập đoàn Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình, với số vốn điều lệ là 11 tỷ đồng. Khi đó, ông Lê Viết Hải lên là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Đến ngày 27/12/2006, cổ phiếu của Hòa Bình (mã HBC) chính thức được niêm yết trên sàn Giao dịch Chứng khoán TP HCM. Trong thời gian từ năm 2006 – 2007, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình trong thời kỳ thăng hoa khi trúng thầu hàng loạt dự án quy mô lớn.

Năm 2011, tập đoàn của ông Lê Viết Hải lần đầu vượt biên giới với dự án tại Malaysia mang tên Le Yuan.

Năm 2017, tập đoàn được đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì và sau đó đổi tên thành CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Ông Lê Viết Hải đảm nhận vài trò Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc từ đó tới năm 2020 thì trao lại chức vụ Tổng giám đốc cho con trai.

Hiện nay, vốn điều lệ của Tập đoàn Hòa Bình đang ở mức 2,741 tỷ đồng, cao gấp gần 250 lần so với số vốn ban đầu.

Đến năm 2017, Công ty CP Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình được đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình. Ông Hải đã đảm nhận vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc từ đó đến năm 2020 rồi trao lại chức vụ Tổng Giám đốc cho con trai.

Từ năm 1988 – 2018, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình thực hiện hóa kết quả kinh doanh với sự tăng trưởng đều theo chu kỳ 5 năm và có doanh thu tăng đều đặn mỗi năm gấp 5 lần. Đặc biệt, trong năm 2018, tập đoàn này ghi nhận doanh thu ở mức "khủng" lên tới 18.299 tỷ đồng.

Chủ tịch chưa thể “buông rèm nhiếp chính” của Tập đoàn vừa trúng gói thầu hơn 1.700 tỷ ở châu Phi, là ai?- Ảnh 5.

Ông Lê Viết Hải từng chia sẻ, doanh nghiệp của ông chấp nhận đóng "vai phụ" để có thời gian học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, nhưng luôn xác định đến một lúc nào đó mình sẽ đóng "vai chính". Ảnh: T.N

Sau hơn 36 năm hình thành và phát triển, dưới sự lãnh đão của "kiến trúc sư trưởng" Lê Viết Hải, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã hoàn thiện được hàng trăm công trình lớn nhỏ, trải dài từ Bắc vào Nam. Trong thời gian đầu, với một số công trình lớn như tháp truyền hình Bình Dương 252 m, tòa nhà Keangnam…, Tập đoàn của ông Hải chỉ đóng vai trò là nhà thầu phụ. Bản thân ông Hải cũng từng bộc bạch rằng, doanh nghiệp của ông chấp nhận đóng "vai phụ" để có thời gian học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, nhưng luôn xác định đến một lúc nào đó mình sẽ đóng "vai chính".

Tại phiên họp cổ đông bất thường vào tháng 8/2022, ông Lê Viết Hải chia sẻ: "Tập đoàn Hòa Bình như một con cá voi nhưng được nuôi trong ao tù, quá chật chội nên không đủ không gian lớn lên và vùng vẫy. Chính vì vậy, phải nhanh chóng tìm đường ra biển lớn thì cá voi mới tiếp tục tăng trưởng và sống được". Ông Hải khẳng định tiến ra nước ngoài là con đường sống suy nhất.

Theo kế hoạch đề ra, Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình sẽ tập trung vào 4 thị trường chính là Australia, Canada, Texas (Mỹ) và châu Âu. Tập đoàn này kỳ vọng đến năm 2032, tổng doanh thu sẽ đạt xấp xỉ 20 tỷ USD và lợi nhuận lên tới gần 1 tỷ USD.

Theo báo cáo tài chính quý 4/2023 được Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình công bố, doanh thu của doanh nghiệp này đạt 2.190 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ. Nhưng nhờ giá vốn giảm mạnh đã giúp công ty lãi gộp 53 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ lỗ hơn 462 tỷ đồng.

Tinh cả năm 2023, doanh thu thuần của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình trong năm 2023 giảm 47% so với năm 2022, còn 7.546 tỷ đồng. Sau khi tiến hành trừ giá vốn, doanh nghiệp xây dựng này chỉ lãi gộp 281 tỷ đồng.

Do những khó khăn của thị trường xây dựng cùng một số lý do khác nên ông Lê Viết Hải vẫn chưa thể "buông rèm nhiếp chính" và vẫn đang nắm giữ vị trí quan trọng tại tập đoàn xây dựng nổi tiếng này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại