Có một công ty nọ tổ chức buổi tuyển dụng, người phụ trách tuyển dụng là ông Lý. Sau khi đăng tin tuyển dụng, công ty nhận được rất nhiều đơn ứng tuyển. Trải qua vòng phỏng vấn của bộ phận nhân sự, cuối cùng chỉ còn lại 3 ứng viên.
Về lí lịch cá nhân của cả ba ứng viên, ông Lý đều rất vừa ý, nhưng phải tuyển ai, thì lại là câu hỏi khó với ông. Ông bèn gọi cả ba người đến phòng họp nhỏ, cùng lúc phỏng vấn cả ba người.
Ông Lý nhìn ba vị ứng viên, mỉm cười nói: "Rất vui được gặp các bạn trong buổi phỏng vấn ngày hôm nay, ai sẽ là người được chọn, thì phải xem kết quả của lượt phỏng vấn lần này."
"Nếu đưa cho các bạn 20 nhân dân tệ (70.000 đồng), làm thế nào mời Sếp ăn một bữa thật ngon?"
Sau khi đưa ra câu hỏi, ông Lý lần lượt quan sát ba ứng viên, tỉ mỉ đánh giá biểu hiện cảm xúc của cả ba. Bởi vì, ngoài việc đưa ra đáp án, cách ứng viên phản ứng với câu hỏi được đặt ra cũng rất quan trọng.
1. Cho rằng chỗ tiền ấy không đủ
Người đầu tiên đưa ra đáp án là một chàng trai mới tốt nghiệp đại học. Sau khi nghe xong câu hỏi, trong mắt cậu ta lóe lên vẻ kinh ngạc, cau mày, sau khi suy nghĩ một lúc, anh ta liền đưa ra câu trả lời.
"Thưa nhà tuyển dụng, tôi cho rằng số tiền này không đủ. Bây giờ, đi ăn ở quán ăn nhanh cũng tốn gần 20 nhân dân tệ rồi, cho dù là gọi thức ăn ở ngoài, nếu chỉ với 20 nhân dân tệ cũng sẽ chỉ đặt được một hai món. Nếu để mời sếp ăn một bữa ngon thì với số tiền ấy, chắc chắn là không đủ, một người ăn thì còn có thể được."
Chỉ với 20 nhân dân tệ thì không thể đủ cho một bữa ăn thịnh soạn. Ảnh minh họa.
Lời nam sinh nói hoàn toàn đúng với thực tế, 20 nhân dân tệ thực sự là quá ít, nếu để hai người ăn, dù chỉ là một bữa cơm đơn giản thì cũng vẫn không đủ chứ đừng nói đến ăn một bữa ngon.
Ông Lý nghe xong câu trả lời, chầm chậm lắc đầu, nói: "Cách thì vẫn có, chỉ là cậu vẫn chưa nghĩ ra được thôi."
Vì vậy câu trả lời của chàng trai không được ông Lý chấp thuận.
2. Hay là thử "ăn chùa"?
Người trả lời tiếp theo là một nữ sinh cũng mới tốt nghiệp, sau khi nghe xong câu hỏi, cô cũng có vẻ ngạc nhiên, trong mắt lóe lên tia nghi ngờ. Sau khi chàng trai kia trả lời xong, cô liền đưa ra câu trả lời của mình.
"Chỉ với 20 tệ mà muốn ăn bữa ăn ngon, quả thực là rất khó. Cho dù là đến một quán ăn bình dân, cũng chỉ có thể gọi món rau, chứ đừng nói đến món thịt. Hoặc là tôi có thể đưa sếp đi "ăn chùa" hoặc là vay tiền của bạn?"
Nữ sinh vừa nói ra ý tưởng của mình, người phỏng vấn nhìn cô với ánh mắt kỳ lạ.
Chẳng thể ngờ được, một cô gái như thế này mà có thể nghĩ ra được ý tưởng như vậy.
"Ăn chùa" tức là đi ăn nhưng cố tình không trả tiền, hay còn gọi là "ăn quỵt", vậy mà cô ấy có thể nghĩ ra được việc đưa Sếp đi "ăn chùa".
Ảnh minh họa.
Ông Lý nhìn nữ sinh viên, đáp: "Ý tưởng của bạn không tệ, có thể sẽ khiến Sếp của bạn có một ấn tượng sâu sắc đấy. Chỉ là, tôi e rằng sau khi ăn xong bữa cơm này, Sếp bạn sẽ sa thải bạn mất thôi."
Ông Lý cũng không đồng tình với câu trả lời của cô gái trẻ.
3. Có thể ăn trước bù tiền sau
Người trả lời cuối cùng là một sinh viên sắp tốt nghiệp, cũng là ứng viên nhỏ tuổi nhất trong ba người. Sau khi nghe xong câu hỏi, trên mặt cậu ta vẫn giữ nguyên vẻ bình tĩnh, giống như là từng nghe câu hỏi như này trước đó rồi. Cậu ta cũng là người trả lời sau cùng.
"Tôi sẽ đưa Sếp mình đến quán ăn tôi quen biết. Cho dù chỉ mang 20 nhân dân tệ nhưng chỉ cần tôi giải thích rõ ràng với chủ quán, chắc chắn vẫn có thể gọi được nhiều món, vì dù sao cả hai cũng đã quen biết nhau rồi, chỗ tiền còn lại sau này trả nốt là được."
Ông Lý nghe xong thì gật gật đầu, tán thành với cách làm này.
Quả thực đây là một câu trả lời có lí lẽ rõ ràng, còn đề cập đến các mối quan hệ xung quanh, có thể xem là câu trả lời tốt nhất trong cả ba đáp án. Hơn thế, trong lức đưa ra câu trả lời, cậu vẫn luôn giữ vẻ bình tĩnh, chắc chắn.
Giải quyết việc rõ ràng, gặp vấn đề không hoang mang, đây chẳng lẽ còn không phải người mà công ty đang cần hay sao? Cuối cùng, công ty tất nhiên là chọn tuyển cậu sinh viên sắp tốt nghiệp.
Nếu như bạn cũng tham gia ứng tuyển như vậy, liệu bạn có câu trả lời hay hơn để cùng chia sẻ với mọi người không?