Châu Âu tìm ra "kho báu" khổng lồ giữa bãi phế liệu

Duy Anh |

Rio Tinto, Glencore và những công ty khác tìm cách nâng cao thông tin về môi trường, đạt được lợi thế cạnh tranh khi quá trình chuyển đổi năng lượng thúc đẩy nhu cầu về hàng hóa.

Wall Street Journal (WSJ) đưa tin, một số công ty khai thác mỏ trên toàn cầu đang săn lùng các vật liệu có thể cung cấp năng lượng từ các bãi phế liệu của thành phố cho quá trình chuyển đổi năng lượng.

Rio Tinto và Glencore đã ký các thỏa thuận trong năm nay để mở rộng hoạt động tái chế kim loại quan trọng, bắt nguồn từ các khoản đầu tư trong thập kỷ qua liên quan đến việc vận hành các mỏ khổng lồ ở quốc gia như Mỹ, Úc và Congo.

Các công ty này đang đặt cược rằng các nhà sản xuất ô tô và điện tử tiêu dùng sẽ ngày càng yêu cầu nguyên liệu là những kim loại bền vững cho các sản phẩm của mình. Họ cũng đang tìm kiếm các cơ hội tiềm năng từ bãi phế liệu kim loại.

Rio Tinto tháng trước đã đồng ý mua 50% cổ phần của Matalco, nhà cung cấp nhôm tái chế thuộc sở hữu của Tập đoàn Giampaolo của Canada, với giá 700 triệu USD. Rio Tinto là công ty khai thác mỏ lớn thứ hai thế giới tính theo giá trị thị trường và là nhà sản xuất nhôm sử dụng để sản xuất xe điện, tấm pin mặt trời và tua-bin gió.

Glencore vào hồi tháng 5 đã đồng ý với Li-Cycle Holdings trong việc nghiên cứu và thành lập một trung tâm tái chế ở châu Âu. Trung tâm này có thể sản xuất đủ vật liệu tái chế cho công suất lên tới 36 gigawatt pin lithium-ion hàng năm.Theo các công ty, đây sẽ là nguồn cung cấp lithium, coban và niken tái chế dùng trong sản xuất pin lớn nhất châu Âu.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh ngành tài nguyên đang nỗ lực thay đổi nhận thức của các nhà đầu tư rằng việc khai thác sẽ tác động tiêu cực đến môi trường, góp phần gây ra biến đổi khí hậu. Kỷ lục về khí thải, chất thải và nạn phá rừng của ngành này đang thách thức nỗ lực của một số công ty trong việc cấp phép cho các dự án mới và thu hút lao động lành nghề.

Châu Âu tìm ra kho báu khổng lồ giữa bãi phế liệu - Ảnh 2.

Phôi nhôm tại trung tâm đúc Rio Tinto ở Canada. Ảnh: CHRISTINNE MUSCHI/BLOOMBERG

Mục tiêu tham vọng

Quá trình công nghiệp hóa kéo dài vài thập kỷ ở Trung Quốc dự kiến sẽ khiến ngày càng có nhiều kim loại đã qua sử dụng được thải ra môi trường. Các công ty hy vọng có thể tái chế và bán lại các kim loại này.

Wood Mackenzie - một công ty tư vấn có trụ sở tại Anh - cho biết, chi phí để thiết lập các cơ sở xử lý phế liệu nhôm trường chỉ bằng 1/10 chi phí cần thiết để xây dựng các nhà máy sản xuất hàng hóa mới.

Các nhà hoạch định chính sách ở một số nơi trên thế giới đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng cho việc tái chế. Cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu năm nay đã đề xuất mục tiêu nhận được ít nhất 15% một số nguyên liệu thô quan trọng từ nguồn tái chế của mình.

Toàn cầu, 42% nhôm sẽ có nguồn gốc từ phế liệu vào năm 2050 (so với 26% vào năm 2022), Wood Mackenzie ước tính. Đối với lithium, tỷ lệ kim loại tái chế có thể chiếm 39% vào năm 2050 (vào năm ngoái, con số này đang là 2%).

Nhiều khách hàng vẫn cần kim loại mới. Nhôm làm từ phế liệu có thể có tạp chất đáng kể, nghĩa là nó không đáp ứng các tiêu chuẩn cho một số sản phẩm hàng không vũ trụ, điện tử và quốc phòng.

Châu Âu tìm ra kho báu khổng lồ giữa bãi phế liệu - Ảnh 4.

Giám đốc điều hành Rio Tinto Jakob Stausholm. Ảnh: CARLA GOTTGENS/BLOOMBERG

Kho báu "xanh"

Một báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế về chuỗi cung ứng pin EV năm ngoái ước tính đến năm 2030 sẽ cần thêm 50 mỏ lithium cỡ trung bình, 60 mỏ niken và 17 mỏ coban để đáp ứng các cam kết về khí hậu. Nhưng việc phát triển một mỏ cần có thời gian - trung bình là 16 năm, theo IEA - và kim loại tái chế có lượng khí thải carbon ít hơn đáng kể.

Theo Wood Mackenzie, sản xuất nhôm tái chế thường có lượng khí thải carbon thấp hơn từ 5 đến 25 lần so với kim loại mới.

Một số công ty khai thác đã có chỗ đứng trong ngành. Đối với Glencore, một công ty lớn đã tái chế kim loại trong nhiều thập kỷ, thỏa thuận gần đây với Li-Cycle cho thấy công ty đang dần xác định vị trí của mình cho quá trình chuyển đổi năng lượng.

Các nhà điều hành mong đợi lợi nhuận từ hoạt động tái chế kim loại sẽ tăng lên nhiều lần trong vòng 5 năm tới. Kunal Sinha, người đứng đầu bộ phận tái chế toàn cầu của Glencore, chia sẻ: "Chúng tôi nhìn thấy tất cả những cơ hội đang đến".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại