Chàng trai đáp xuống đây bằng đầu và câu chuyện làm 1 năm không được trả lương

Pha Lê |

Thay vì đặt chân đến vùng đất này theo cách thông thường, chàng thanh niên trẻ đã phải "đáp xuống đây bằng đầu".

Diyono Santoso là một người nhập cư Indonesia đến Malaysia. Anh cho biết: "Đa phần mọi người đến đây đều là khách du lịch, đi máy bay và đặt chân lên mảnh đất này trước tiên. Còn tôi đến đây bằng tàu như một người nhập cư bất hợp pháp và tôi "đáp xuống đây bằng đầu".

- "Tại sao lại vây?", tôi kinh ngạc hỏi

- "Tôi đã phải lặng dưới biển để bơi vào bờ khi tài gần cập bến. Các tàu này thường đến gần bờ trước khi bình minh và chúng tôi được lệnh phải nhảy xuống biển và tự bơi. Ai nấy đều rét run bởi nước biển buổi sáng rất lạnh. Tôi đến đây như thế đấy.

Đầu tiên, tôi làm việc tại một cánh đồng dầu cọ tại Perak. Sau 1 năm tôi vẫn không được trả lương, và vì quá tuyệt vọng, nên tôi tới Kuala Lumpur với một vài người bạn.

Tôi nghĩ đến mẹ, người đã bán hết đất đai của bà để trang trải cho chuyến đi của tôi đến đây để vực dậy tinh thần. Tôi tự hứa với lòng mình sẽ không trở lại cho đến khi gây dựng được cơ đồ và chăm lo được cho mẹ", Diyono tiếp tục kể sau 1 chút ngập ngừng.

Giọng của anh trở nên phấn khích hơn, "Tôi đã lang thang khắp Kuala Lumpur trong gần 1 tháng để tìm việc nhưng lại sợ bị lừa một lần nữa. Tôi quyết định dành thời gian để đánh giá tình hình trước khi đi bước tiếp theo...

Tôi khởi đầu với ý tưởng bán sữa đậu nành và red cendol (một loại đồ uống lạnh với thành phần gồm sữa dừa, siro và thạch đỏ".

- "Ồ vậy anh đã bán ở đâu"?, tôi hào hứng hỏi.

- "Ban đầu, tôi thuê 1 điểm bán nhỏ ở gần khu ẩm thực và chỉ bán vào buổi tối. Dù ngày đầu tiên, tôi còn ế khá nhiều hàng nhưng cũng thu về khoảng 100 RM.

Tôi bắt đầu tự tin hơn và số lượng hàng bán được cũng tăng dần, nhờ đó tôi thuê điểm bán hàng rộng hơn, bán cả ngày với nhiều loại đồ uống giải khát bình dân hơn, sau 2 năm, tôi có tổng cộng 7 gian hàng. Lúc đó, tôi đã thuê nhân công để quản lý các gian hàng", Diyono thuật lại kinh nghiệm của anh với giọng điệu rất tự hào.

Vậy với mỗi gian hàng, anh kiếm được 100 RM và 7 gian hàng, số tiền anh kiếm được là 700 RM mỗi ngày. 21.000 RM mỗi tháng? Thật ấn tượng!

Chàng trai đáp xuống đây bằng đầu và câu chuyện làm 1 năm không được trả lương - Ảnh 1.

Chàng thanh niên khởi đầu với ý tưởng bán sữa đậu nành và red cendol (hình minh họa)

- "Tin tôi đi, anh có thể dễ đang mua được cả cơ ngơi mới dù chỉ bán đồ giải khát ở vỉa hè tại Malay!", anh kết luận.

Đó là câu chuyện của Diyono Santono, một người Indonesia di cư đến Malay bằng tàu biển lần đầu tiên. Nhưng chỉ trong vòng 3 -4 năm, anh đã có thể mua được một cơ ngơi nhờ sức lao động chân chính của bản thân. 

Sau này, anh đã chuyển nhượng công việc kinh doanh cho một người Indonesia di cư khác với giá 100.000 RM trước khi quay lại quê hương.

Với những gì tích lũy được cộng với tiền nhượng quyền kinh doanh, anh đã trở về nhà với 400.000 RM. Với số vốn này, anh đã thành lập một công ty nhỏ ở Indonesia và trở thành một doanh nhân thành đạt.

Nội dung được trích trong cuốn: "Những triệu phú thầm lặng" do Vũ Ngọc Ánh dịch, Alphabooks phát hành toàn quốc.

Từ xưa tới nay, định nghĩa "triệu phú" trong mắt mọi người là những người sở hữu những ngôi biệt thự, nhà cao cửa rộng, những người có chức vị và có chỗ đứng trong xã hội, được mọi người biết tới và kính nể.

Tuy nhiên, Rusly Abdulla, sau một thời gian dài nghiên cứu về những "triệu phú thầm lặng" đã cho chúng ta biết tới một khái niệm khác với từ "triệu phú" qua cuốn sách Những triệu phú thầm lặng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại