Dưới đây cũng là một câu đố về loài vật nằm trong chương trình “Nhanh như chớp” từng khiến nhiều người phải vò đầu suy nghĩ đáp án. Thử xem bạn có đoán ra được đáp án hay không nhé:
"Mình bằng hạt gạo, mỏ bằng hạt kê
Thế mà đục đẽo, kéo cưa cả ngày", đố là con gì?
Ảnh minh họa.
Không hiểu con vật gì bé xíu xiu mà lại có thể "đục đẽo, kéo cưa" nhỉ? Nghe câu đố hết sức vô lý! Để tìm ra đáp án, bạn cần có trí tưởng tượng cực phong phú cùng khả năng kết nối các thông tin.
Gợi ý cho bạn một chút nhé! "đục đẽo" và "kéo cưa" khiến ta liên tưởng đến gỗ phải không nào? Vậy thì con gì thường ăn gỗ, gây nguy hại cho đồ vật? Đến đây, chắc bạn có câu trả lời rồi đúng không? Đó chính là con mọt – tuy nhỏ bé nhưng có thể tàn phá đồ gỗ.
Cho những ai chưa biết thì con mọt là loài động vật tuy không gây hại cho sức khỏe con người nhưng lại gây hại đến các sản phẩm như gỗ hay lương thực của con người. Mọt được chia thành nhiều loại, trong đó phổ biến là các loại mọt: mọt gạo, mọt lạc, mọt gỗ,...
Trong đó, mọt gỗ là côn trùng phá hoại gỗ, xâm nhập và phá hủy kết cấu nhà cũng như bàn ghế trong nhà dựa trên độ ẩm và loại gỗ mà bạn sử dụng. Những loại vật dụng được làm bằng gỗ thiên nhiên đều có nguy cơ bị mọt gỗ tấn công. Loại mọt này đào sâu vào gỗ để chúng ăn và trong quá trình này chúng làm một mê cung hang trong vài năm.
Mọt trưởng thành đẻ trứng trong các khe nứt của gỗ. Chúng tấn công ván sàn, bàn ghế, xà gỗ và bất kỳ đồ vật bằng gỗ nào trong nhà bạn. Nếu không xử lý sự tấn công này, gỗ trong tòa nhà có thể bị yếu và có thể dẫn đến hư hỏng hoàn toàn gỗ.
Ánh sáng Mặt trời chính là kẻ thù của mối mọt (do chúng chỉ sống được trong bóng tối). Vì vậy, bạn hãy phơi những vật dụng bị chúng ăn ra ngoài nắng khoảng 2 – 3 ngày, mối mọt sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt. Bạn cũng có thể rút ngắn thời gian tiêu diệt mối gỗ bằng cách đặt các miếng gỗ bị mọt ăn dưới ánh sáng Mặt trời vào lúc có tia cực tím mạnh nhất (10h – 16h).