Cảnh báo lạnh người về thảm họa hạt nhân toàn cầu

SƠN NGUYỄN |

Giáo sư Học viện Không quân vũ trụ mang tên A.F. Mozhaysky, ông N.A. Petruk cho rằng, chính sách quân sự hóa của Mỹ có thể dẫn tới thảm họa ở mức toàn cầu.

Petruk cho rằng, trong thế giới hiện đại, lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược đóng vai trò đặc biệt quan trọng, ngăn chặn các quốc gia gây xung đột chống lại các nước bằng vũ khí nguyên tử, cũng như đảm bảo giảm thiểu được các mối đe dọa hủy diệt.

Khả năng răn đe được bảo đảm do sự vững chắc của lực lượng hạt nhân chiến lược, tức là có khả năng tấn công và đưa đầu đạn hạt nhân tới kẻ thù. Chính vì vậy, việc ngăn chặn xung đột giữa các cường quốc có vũ khí nguyên tử chỉ có thể khả thi trong trường hợp lực lượng răn đe hạt nhân không bị vô hiệu hóa.

Nói cách khác, không nên tấn công, bởi bên phòng thủ sẽ có khả năng gây ra những tổn thất đáp trả một cách chắc chắn.

Để ngăn chặn chiến tranh sử dụng vũ khí hạt nhân có thể thực hiện bằng 2 cách.

Thứ nhất, chiếm ưu thế về vũ khí tên lửa hạt nhân và có một phần của kho vũ khí hạt nhân có thể buộc đối phương giải giáp. Tuy nhiên, trong điều kiện tồn tại nhiều thỏa thuận khác nhau thì điều này thực tế khó xảy ra.

Thứ hai, xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả. Trong đó, nguyên tắc kiềm chế răn đe cơ bản sẽ thay đổi, bởi một bên không thể tiêu diệt được các mục tiêu chủ yếu của đối phương.

Trong các biện pháp chống lại đòn tấn công hạt nhân, Petruk đặc biệt nhấn mạnh tới chính sách quân sự hóa của Mỹ. Hiện Washington đang xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa bằng cách nỗ lực vượt qua được lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga và Trung Quốc, làm giảm hiệu quả các đòn tấn công phủ đầu hay đáp trả của Nga và Trung Quốc.

Ngoài ra, Mỹ và NATO sẽ tạo ra các điều kiện để được hung hăng hơn, thậm chí xuất hiện khả năng sử dụng sức mạnh quân sự mà không lo ngại bị đáp trả.

Kết quả là đã xuất hiện những đặc điểm của một xu hướng có tính đe dọa, trong đó Mỹ có thể gây ra xung đột ở khắp nơi, cũng như tiến hành tấn công hạt nhân và sử dụng lưới phòng thủ tên lửa để bảo vệ khỏi các đòn đáp trả.

Chuyên gia quân sự Petruk cũng không loại trừ rằng, sau khi triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa rộng khắp, thì việc kiểm soát vũ khí sẽ hoàn toàn được loại bỏ.

Theo ông Petruk, Mỹ mong muốn thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa xuất phát từ 2 nguyên nhân.

Thứ nhất, Mỹ muốn bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang mới, nhưng đặc trưng chủ yếu của nó là sản xuất các loại vũ khí phi hạt nhân, vũ khí có độ chính xác cao thông thường hoặc vũ khí công nghệ thông tin. Trong trường hợp đó, nước mạnh càng trở nên mạnh hơn, còn nước yếu thì luôn ở lại phía sau.

Thứ hai, Mỹ đang nỗ lực cắt giảm số lượng vũ khí hạt nhân của đối phương nhờ vào tiến trình kiểm soát vũ khí.

Tuy nhiên, phương án này sẽ dẫn tới một tiến trình khác. Việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đầy tai tiếng đang kích thích các nước sản xuất những phương tiện tấn công hiện đại hơn và ảnh hưởng xấu tới tiến trình cắt giảm tiềm năng chiến lược của các cường quốc hạt nhân.

Kết luận, Petruk cho rằng, chính sách quân sự hóa hung hăng của Mỹ có thể dẫn tới việc “dồn đối phương vào chân tường”, khiến họ không chống nổi cám dỗ sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc bất kỳ phương tiên hủy diệt lớn khác.

Nỗi sợ hãi mất đi tiềm năng hạt nhân – tên lửa hay các tiềm năng khác sẽ chế ngự những nước này. Nếu tình hình phát triển như vậy thì đặc biệt nguy hiểm, bởi nó sẽ dẫn đến thảm họa trên phương diện toàn cầu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại