Cảnh báo lạnh người nếu xung đột Mỹ - Nga nổ ra

Hà Thu |

Hơn 5 tỷ người, tương đương khoảng 63% dân số thế giới hiện nay, sẽ chết vì đói nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân toàn diện giữa hai cường quốc là Mỹ và Nga.

Một vụ thử bom hạt nhân ở đảo san hô Mururoa, Polynesia thuộc Pháp, năm 1971

Một vụ thử bom hạt nhân ở đảo san hô Mururoa, Polynesia thuộc Pháp, năm 1971

Theo các nhà nghiên cứu, cuộc xung đột sẽ gây nên những đám cháy lan rộng, thải ra tới 165 triệu tấn muội than vào bầu khí quyển của Trái đất, dẫn đến sự sụt giảm mùa màng ở hai nước xuất khẩu lương thực chính là Mỹ và Nga, khiến lượng calo sản xuất trên toàn cầu giảm đến 90%.

Nghiên cứu này được công bố ngày 15/8 trên tạp chí Nature Food, cố gắng phác họa mối đe dọa của một cuộc chiến tranh hạt nhân .

Trong số khoảng 12.705 đầu đạn hạt nhân trên thế giới, Nga ở hữu 5.977 và Mỹ có 5.428, theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm. Quốc gia đứng thứ ba là Trung Quốc với 350, Ấn Độ và Pakistan lần lượt có 160 và 165 đầu đạn hạt nhân.

Đồng tác giả nghiên cứu Alan Robock - giáo sư khoa học khí hậu tại Đại học Rutgers ở New Jersey, Mỹ cho biết một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ tạo ra biến đổi khí hậu chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Theo ông, nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân toàn diện giữa Mỹ và Nga, chỉ riêng ở Ấn Độ và Pakistan sẽ có nhiều người chết (vì nạn đói) hơn các quốc gia thực sự tham chiến.

Hậu quả của chiến tranh hạt nhân đã được biết đến sau khi Mỹ thả quả bom nguyên tử "Little Boy" xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào ngày 6/8/1945. Chỉ riêng quả bom này ước tính đã giết chết khoảng 140.000 người trong vòng 5 tháng kể từ khi nó phát nổ và phá hủy hoặc làm hư hại nghiêm trọng hơn 60.000 trong số khoảng 90.000 ngôi nhà của thành phố.

Nhà báo John Hersey, tác giả biên soạn và xuất bản cuốn sách năm 1946, kể về sức tàn phá tức thời của cuộc tấn công và hậu quả ngay lập tức của nó. Đầu tiên, ánh sáng của quả bom xuất hiện như một tia chớp chói mắt, rồi sóng xung kích ập đến, quăng quật những cơ thể dưới tòa nhà đang đổ.

Các nghiên cứu đã xuất hiện ngay sau năm 1947 ghi lại những đau khổ sau cuộc tấn công, mà đối với nhiều người sẽ kéo dài suốt đời. Bụi phóng xạ, một sản phẩm phụ của phản ứng phân hạch hạt nhân tạo ra sức mạnh đại hồng thủy của quả bom nguyên tử “Little Boy” đã bao phủ khu vực này. Ở Hiroshima và Nagasaki, tỷ lệ ung thư, đục thủy tinh thể và các tình trạng sức khỏe khác đã tăng lên trong nhiều năm ở những người sống sót ở gần tâm chấn của bom.

Tuy vậy, dự kiến phải mất 4 thập kỷ nữa sau cuộc xung đột Nga - Mỹ (nếu xảy ra), các nhà khoa học sẽ bắt đầu hiểu hơn về kết quả đáng sợ của một cuộc chiến tranh hạt nhân . Khi đó, khói bụi phóng xạ sẽ chặn một phần đáng kể ánh sáng của Mặt trời. Với nhiệt độ giảm xuống, nhiều loại cây trồng trên thế giới chết trong bóng tối, gây ra nạn đói toàn cầu và tiếp tục xóa sổ hàng tỷ người.

Theo Live Science

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại