Trên thế giới có rất nhiều đập thủy điện công suất khổng lồ, nhưng khi nói về đập thủy điện lớn nhất với cảnh quan hùng vĩ thì đó chính là đập Tam Hiệp.
Đập Tam Hiệp bắc ngang qua sông Trường Giang (hay còn gọi là Dương Tử, con sông dài thứ 3 trên thế giới) ở Nghi Xương thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, với tổng công suất lắp đặt 22.500 MW.
Đập Tam Hiệp được xây dựng với quy mô rất lơn. Ảnh: AmusingPlanet
Đập Tam Hiệp được xây dựng bắt đầu vào năm 1994 và chính thức đi vào hoạt động vào năm 2003. Đập thủy điện lớn nhất thế giới này chiếm toàn bộ vị trí hiện tại của khu vực Tam Hiệp, nơi nằm giữa thành phố Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc) và Bôi Lăng (thành phố Trùng Khánh).
Tam Hiệp là đập thủy điện có khả năng xả lũ rất tốt sau các trận bão lớn. Ảnh: Getty
Con đập khổng lồ được thiết kế để nhằm giảm nguy cơ lũ lụt trong các mùa mưa bão, đồng thời tích trữ và điều hòa nước trong mùa khô.
Dự án hàng tỷ USD, mạnh ngang 15 lò phản ứng hạt nhân
Đập Tam Hiệp cao 181m và hồ chứa trải dài tới 660km, rộng 1,12km.
Cụ thể, hơn 102,6 triệu m3 đất đã được di chuyển để mở đường cho khoảng 27,2 triệu m3 bê tông và 463.000 tấn thép (chủ yếu cho thành đập). Để dễ hình dung, số lượng thép này đủ để xây dựng 63 tòa tháp Eiffel.
Chi phí xây dựng con đập lớn nhất thế giới này lên tới 22,5 tỷ USD.
Mực nước trong đập Tam Hiệp cao tối đa 175m so với mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn là 110m. Vùng hồ chứa có thể tích lên tới 39,3km3 và tổng diện tích bề mặt nước hồ chứa là 1045km2.
Tính đến ngày 31/7/2012, máy phát cuối cùng trong tổng số 32 máy phát điện của đập Tam Hiệp đã chính thức đi vào hoạt động, đưa Tam Hiệp trở thành dự án thủy điện quy mô và lớn nhất trên thế giới.
Đập thủy điện Tam Hiệp được cho là có công suất mạnh ngang với 15 lò phản ứng hạt nhân. Ảnh: Reddit
Con đập này còn được thiết kế nhiều tuabin lớn, tân tiến với nhiều hứa hẹn cung cấp năng lượng sạch và hạn chế việc phát thải khí nhà kính.
Global Times cho hay, với công suất điện lên tới 22.500 MW, đập Tam Hiệp mạnh ngang với 15 lò phản ứng hạt nhân.
Xem video về cảnh tượng xả lũ ấn tượng ở đập Tam Hiệp:
Cảnh tượng xả lũ ở đập Tam Hiệp. Nguồn: Dailymail
Đây được coi là một trong những dự án đập thủy điện lớn nhất, mang tính bước ngoặt của Trung Quốc. Theo đó, đập Tam Hiệp được cho là giúp ích rất lớn trong việc xả lũ sau các trận bão lớn. Cụ thể, mỗi giây sẽ có khoảng 70.000 m3 nước từ sông Dương Tử ồ ạt đổ vào khu vực trữ nước của đập.
Đập Tam Hiệp có khả năng xả ra 43.000 m3 nước trong mỗi giây. Ảnh: Getty
Theo tờ Global Times, đập Tam Hiệp sẽ giữ lại ít nhất 26.000 m3 nước mỗi giây và xả ra 43,000 m3 nước còn lại. Việc này giúp giảm tác động của lũ lụt lên các lưu vực hạ lưu sông, đồng thời trữ nước hiệu quả cho mùa khô để phòng tránh hạn hán.
Ngoài Tam Hiệp, Trung Quốc còn xây dựng rất nhiều đập thủy điện quy mô thuộc hàng lớn nhất nhì trong khu vực châu Á như đập Longtan và mới đây nhất là đập Bạch Hạc Than, dự án đập thủy điện lớn thứ hai trên thế giới đang được tiến hành.
Theo đó, đập Longtan nằm trên sông Hành Thủy thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Đây được coi là đập "bê tông đầm lăn đập trọng lực" cao nhất thế giới với chiều cao 849 m và dài 216,2 m.
Còn Bạch Hạc Than là đập thủy điện được xây dựng trên sông Kim Sa, một nhánh thượng nguồn của sông Dương Tử, nằm ở khu vực giữa tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam.
Dự án Bạch Hạc Than dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2022. Ảnh: China Daily
Xét về tổng công suất lắp đặt với 16 triệu kW, Bạch Hạc Than được cho là dự án đập thủy điện lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau đập Tam Hiệp. Dự án này dự kiến sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2021 và chính thức hoạt động đầy đủ vào cuối năm 2022.
"Góc khuất" của đập Tam Hiệp và tranh cãi "bài toán" môi trường
Dù luôn được tôn vinh là biểu tượng xây dựng của Trung Quốc, mang lại nhiều giá trị to lớn về kinh tế và xã hội cho quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới, nhưng đạp Tam Hiệp cũng vấp phải sự chỉ trích quyết liệt của các chuyên gia thủy điện toàn cầu và những cư dân ở các khu vực lân cận.
Cụ thể, dự án đập thủy điện Tam Hiệp đã gây ra nhiều vấn đề "nan giải", trong đó nổi cộm là gặp nhiều khó khăn trong việc tái định cư cho người dân và gây tác động xấu đến môi trường sinh thái. Để xây dựng đập, khoảng 1,4 triệu người dân buộc phải di dời.
Điều này đã khiến nhiều chuyên gia bức xúc và chỉ trích quyết liệt. Không những thế, việc xây dựng đập thủy điện quy mô quá lớn còn gây nhiều ảnh hưởng tới địa chất của khu vực, gia tăng nguy cơ động đất, sạt lở đất và hư hại đến nhiều địa điểm có giá trị khảo cổ học cao.
Xây dựng đập thủy điện có thể làm gia tăng sạt lở đất. Ảnh: Boston.com
Vào tháng 5/2011, giới chức và những nhà xây dựng Trung Quốc cũng đã phải thừa nhận rằng đạp Tam Hiệp đnag làm phát sinh nhiều vấn đề.
Các nhà khoa học trước đó từng cảnh báo về việc trọng lượng "quá tải" của khu vực trữ nước có thể gây biến đổi địa chất ở vùng trung tâm Trung Quốc với nhiều ảnh hưởng khó lường.
Môi trường và hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ảnh: DeMilked
Ngoài ra, việc xây dựng đập Tam Hiệp trên quy mô quá lớn còn có thể gây đầu độc nguồn nước làm gia tăng nguy cơ bệnh tật, phá hủy môi trường sinh thái xung quanh và suy giảm sự đa dạng sinh học.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn, nhưng đập thủy điện Tam Hiệp cũng tiềm ẩn là "con dao hai lưỡi", kéo theo nhiều thảm họa lớn về môi trường mà Trung Quốc đang phải đối mặt.
Nguồn: China Daily, Dailymail, power-technology.com, Amusingplanet, Scienctificamerican