Cám cảnh cá sấu khổng lồ bị đối thủ "nhẹ ký" quật chết

Trang Ly |

Chỉ nặng chưa đến 20kg, đối thủ vô cùng "nhẹ ký" này đã quật chết cá sấu khổng lồ vùng Amazon trong nháy mắt.

Sở hữu cơ thể dài đến 2,5 mét nhưng chỉ nặng 20 kg, loài cá có vũ khí đến con người cũng phải kinh hãi này, là một trong những quái vật đáng sợ sống ở lưu vực sông Amazon.

Nếu không nhìn gần, chúng dễ bị nhầm với loài trăn khổng lồ Nam Mỹ Anaconda. Nhưng, khác với loài trăn có khả năng siết chết con mồi, loài cá này bắt mồi bằng vũ khí phóng điện.

Cám cảnh cá sấu khổng lồ bị đối thủ nhẹ ký quật chết - Ảnh 1.

Cơ thể dài hơn 2 mét của "quái vật" vùng Amazon. Ảnh cắt từ video của BillChannel.

Chúng có cái tên: CÁ CHÌNH ĐIỆN.

Fast Facts

CÁ CHÌNH ĐIỆN

Tên khoa học: Electrophorus electricus

Tên khác: Lươn điện

Họ: Cá dao lưng trần (Gymnotidae)

Nơi sống: Phía bắc lục địa Nam Mỹ: Cụ thể là lưu vực sông Amazon và sông Orinoco


Cám cảnh cá sấu khổng lồ bị đối thủ nhẹ ký quật chết - Ảnh 3.

Cá chình điện.

Vũ khí "quật" chết người và động vật của cá chình điện

Trước khi xem màn tấn công khủng khiếp của cá chình điện dành cho "quái thú" nước mặn (cá sấu vùng Amazon) hãy xem cơ chế hoạt động của loại "vũ khí hủy diệt" mà loài cá này sở hữu.

Đúng như cái tên của loài động vật này, vũ khí lợi hại nhất mà chúng có chính là khả năng phóng điện gây chết người.

Khả năng này giúp chúng định vị con mồi, hủy diệt con mồiđe dọa kẻ thù.

Tạo hóa ban cho chúng cơ thể hoàn hảo, gồm 3 phần: tích điện, phát điện săn mồi (hai phần này ở thân cá) và phần đuôi phát ra xung điện yếu để định vị con mồi.

Toàn khối cơ thể dài gần 3 mét của chúng hoạt động như một chiếc ắc quy sống. Ba phần cơ quan này giúp chúng tạo dòng điện sinh học vô cùng đáng sợ.

Bên trong thân cá có hàng loạt các tế bào phẳng có tên là điện cực, mang dòng điện sinh học. Để phát ra dòng điện gây chết người, chúng cần chất dẫn điện lý tưởng từ môi trường. Chất dẫn điện lý tưởng đó không đâu khác chính là muối.

Cám cảnh cá sấu khổng lồ bị đối thủ nhẹ ký quật chết - Ảnh 4.

Cơ thể Cá chình điện hoạt động như một ắc quy sống. Ảnh cắt từ video của Animal World.

Bằng cách kiểm soát mức độ muối qua cơ, chúng có thể phóng điện bất cứ khi nào chúng cần khi săn mồi, định vị hay tránh kẻ thù.

Loài "sát thủ" này có thể phóng liên tục 10 đến 30 cú điện có điện thế cực lớn, lên tới 1.000 vôn. Số lần phóng điện kỷ lục của chúng là 150 lần trong một giờ!

Màn quật chết cá sấu khổng lồ vùng Amazon của cá chình điện

Dòng điện phóng ra mạnh hay yếu tỉ lệ thuận với khối cơ thể của cá chình điện: Một con cá chình điện trung bình có thể phóng ra điện áp là 550 vôn; con trưởng thành có thể phóng từ 750 vôn đến 1.000 vôn.

Cám cảnh cá sấu khổng lồ bị đối thủ nhẹ ký quật chết - Ảnh 5.

Cá xấu nhanh chóng "há mồm" vì dính phải dòng điện lên đến hàng nghìn vôn của cá chình điện. Ảnh cắt từ video của Animal World.

Với điện áp này, cá sấu sẽ khó mà tránh khỏi "lưỡi hái tử thần". Loài động vật "vua nước mặn" này phải khiếp sợ trước một đối thủ "nhẹ ký" hơn rất nhiều là cá chình điện.

Ngoài tấn công kẻ thù to lớn là cá sấu, thì các món ăn khoái khẩu mà chúng có thể nuốt chửng là cá, động vật lương cư, chim và các sinh vật nhỏ có vú khác.

Xem thêm video:

Cá chình điện giật chết cá sấu khổng lồ. Video: Youtube.

*Bài viết tham khảo nhiều nguồn

Truy cập tuyến Thế giới động vật (Click) để thưởng thức những bài viết về hồ sơ các loài động vật và cuộc chiến kinh hoàng giữa những kẻ thù "không đội trời chung".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại