Sinh vật nào ở đại dương có độc tố gấp 100 lần rắn hổ mang?

Trang Ly |

Sở hữu nọc độc gấp 100 lần rắn hổ mang và 1.000 lần nhện đen sát thủ, "quái vật đại dương" này có khả năng giết người rất khủng khiếp!

Đó chính là sứa độc!

Đừng vội khinh thường sinh vật biển không xương này. Chúng lướt nhẹ nhàng dưới làn nước vậy thôi, nhưng có khả năng "tiễn" bạn về "nơi xa" đấy!

Theo thống kê của các nhà khoa học, mỗi năm, có khoảng 150 triệu người trên thế giới bị sứa độc tấn công khi xuống biển.

Trong số 70 loài sứa độc nhất thế giới thì sứa hộp (Box Jellyfish) sở hữu loại nọc độc mạnh nhất, nguy hiểm nhất. Chúng thuộc danh sách những loài sinh vật dưới biển có nọc độc chết người nhất.

Sinh vật nào ở đại dương có độc tố gấp 100 lần rắn hổ mang? - Ảnh 1.

Vẻ đẹp thiên thần ẩn chứa sự chết chóc khủng khiếp!

Không ai có thể ngờ, sinh vật có hình dáng trong suốt, tuyệt đẹp như "thiên thần" này lại là "kẻ sát nhân" máu lạnh, sẵn sàng chích nọc độc vào cơ thể nạn nhân mà chúng gặp trên đường đi.

Với 60 xúc tu dài gần 5 mét chứa đến 5.000 tế bào chứa độc tố, sứa hộp đủ khả năng giết chết 60 người cùng một lúc.

Một khi bị tiêm nọc độc vào cơ thể người, loài sinh vật đến từ miền bắc Australia này sẽ khiến tim nạn nhân ngừng đập và ngừng hô hấp nhanh chóng.

Sinh vật nào ở đại dương có độc tố gấp 100 lần rắn hổ mang? - Ảnh 2.

Hình dáng ma quái của sứa hộp.

Thế nhưng... đó chưa phải là câu chuyện kinh hoàng nhất trong thế giới đại đương!

"Cơn ác mộng" thực sự của đại dương đến từ sinh vật chỉ nhỏ bằng... hạt đậu!

"Chị em" của sứa hộp có nọc độc khủng khiếp nhưng lại cực nhỏ và cực khó phát hiện này chính là sứa độc Irukandji.

Sinh vật nào ở đại dương có độc tố gấp 100 lần rắn hổ mang? - Ảnh 3.

Sứa độc Irukandji

Sinh vật nào ở đại dương có độc tố gấp 100 lần rắn hổ mang? - Ảnh 4.

Những cái gai chứa độc trên xúc tu.

Sinh vật nào ở đại dương có độc tố gấp 100 lần rắn hổ mang? - Ảnh 5.

Đây là cách gai sứa bơm chất độc lên nạn nhân.

Kích thước cơ thể chúng chỉ bằng hạt đậu, nhưng bạn biết không, nọc độc của chúng kinh khủng hơn bao giờ hết: Gấp 100 lần nọc độc rắn hổ mang và 1.000 lần nọc độc của loài nhện đen sát thủ Tarantula đính tua.

Sinh vật nào ở đại dương có độc tố gấp 100 lần rắn hổ mang? - Ảnh 6.

Nọc độc của nhện đen sát thủ Tarantula đính tua và rắn hổ mang chẳng là gì so với "quái vật" Irukandji.

Loài sinh vật "máu lạnh" lạnh này thường sinh sống chủ yếu tại các vùng biển Queensland và Tây Úc. Ngoài ra, chúng sinh sống rải rác tại các vùng biển Trung Mỹ, Tây Âu, Nam Phi.

Sinh vật nào ở đại dương có độc tố gấp 100 lần rắn hổ mang? - Ảnh 7.

Chúng siêu nhỏ nhưng gây chết người siêu khủng khiếp.

Cơ chế tấn công của sứa độc Irukandji

Vũ khí giết người của sứa độc Irukandji nằm ở những xúc tu dài tới 2,5 mét. Dưới kính hiển vi, nhưng xúc tua này có vô số gai độc để tấn công con mồi.

Sinh vật nào ở đại dương có độc tố gấp 100 lần rắn hổ mang? - Ảnh 8.

Cơ chế phun nọc độc bằng xúc tua có gai độc của sứa.

Đặc điểm đáng sợ mà "quái vật" tí hon này sở hữu đó là, vết cắn của chúng không hề gây đau đớn.

Dó đó, nạn nhân không hề nhận ra mình đã bị tiêm nọc độc như thế nào. Nhưng chỉ 30 phút sau, nạn nhân sẽ cảm nhận được nỗi đau đớn tột cùng:

Độc tố tấn công thẳng lên hệ thần kinh và gây ra loạt triệu chứng mà các nhà khoa học gọi với tên riêng là "triệu chứng Irukandji".

Nhịp tim của nạn nhân sẽ đập nhanh bất thường, phổi bị phù, đau đầu dữ dội, nôn mửa, toát mồ hôi lạnh, đau vùng dưới của lưng.

Nếu nạn nhân không được đưa đi cấp cứu kịp thời thì có thể chết vì suy tim sau vài giờ.

Sinh vật nào ở đại dương có độc tố gấp 100 lần rắn hổ mang? - Ảnh 9.

Hậu quả của người bị sứa độc tấn công may mắn sống sót.

Lời khuyên của các chuyên gia là, bạn hạn chế tắm biển đêm và tuyệt đối không tắm tại các vùng biển cảnh báo có sứa độc, sứa gây ngứa...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại