Bước ngoặt cho cuộc chiến Yemen sau bạo lực đẫm máu đẩy liên minh Arab vào thế đổ vỡ?

Phương Đỗ |

Liên minh giữa Arab Saudi và UAE nhằm đối phó với lực lượng Houthis tại Yemen đang đứng trước xung đột nội bộ.

Arab Saudi và UAE có thể là những đối tác thân cận với cùng một mục tiêu chung là đánh bại lực lượng đối lập tại Yemen. Tuy nhiên, những lợi ích trái ngược nhau lại là nguyên nhân dẫn tới những đụng độ giữa các đồng minh của mỗi bên ngay tại quốc gia đang bị tàn phá bởi chiến tranh.

Bạo lực bùng phát giữa những người ủng hộ (được Saudi "chống lưng) cho Tổng thống lưu vong Abed Rabbo Mansour Hadi và lực lượng li khai (nhận hỗ trợ từ UAE) Hội đồng Quá độ Miền nam – đã bước sang ngày thứ hai tại thành phố cảng Aden. Cả hai nhóm đều chống lại lực lượng Houthis (được cho là có Iran ở phía sau); tuy nhiên, những người li khai muốn có được một Nam Yemen độc lập, như đã từng tồn tại từ năm 1967 – 1990.

Chính quyền Hadi cáo buộc UAE ủng hộ cho tuyên bố li khai của miền nam. Vụ đụng độ mới nhất diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Abu Dhabi và Riyadh đang phải đối mặt với nhiều căng thẳng.

Bạo lực bắt đầu khi một quả tên lửa được cho là của Houthis tấn công vào một cuộc diễu hành bán quân sự của lực lượng miền nam tại Aden tuần trước, khiến hàng chục người thiệt mạng. Hội đồng Quá đội Miền nam đổ lỗi cho một nhóm hồi giáo thân chính phủ là Islah, đồng thời cho rằng, vụ tấn công được dàn dựng nhằm làm yếu đi phong trào li khai tại thành phố chiến lược, cũng là nơi ông Hadi tái định vị chính phủ.

Nổ súng bùng phát tại đám tang của những tay súng miền nam bị thiệt mạng. Hội đồng Quá độ đưa ra thông cáo, "kêu gọi lực lượng miền nam và các tay súng tới Lâu đài Maashiq để lật đổ chính phủ khủng bố và tham nhũng có liên hệ với tổ chức khủng bố Islah…"

Tuyên bố trên tái khẳng định việc hội đồng công nhận ông Hadi là Tổng thống cũng như lời cam kết tiếp tục cuộc chiến được Saudi và UAE ủng hộ, chống lại Houthis. Mặc dù vậy, những người cận vệ của ông Hadi lại được trao nhiệm vụ bảo vệ lâu đài khi các vụ nổ súng không ngừng gia tăng.

"Chúng tôi phản đối các hành động thiếu trách nhiệm của Hội đồng Quá độ, đã dẫn tới việc sử dụng vũ khí hạng nặng và những nỗ lực tấn công cơ quan chính phủ", Bộ trưởng Nội vụ Yemen Ahmed al-Maysari viết trên Twitter. "Chúng tôi cam kết bảo vệ các thiết chế quốc gia và sự an toàn cho người dân, cũng như chống lại mọi cố gắng phân biệt đối xử đối với các thể chế và cá nhân".

Cuộc chiến Yemen được châm ngòi từ một loạt các cuộc biểu tình thuộc phong trào Mùa xuân Arab lan rộng trên khắp Trung Đông và Bắc Phi vào năm 2011. Nhà lãnh đạo Yemen Ali Abdullah Saleh bị lật đổ vào năm 2012 và thay thế bởi Tổng thống Hadi – người cũng phải đối mặt với nhiều sự phản đối khi phong trào li khai, nổi dậy từ các lực lượng như Houthis và Al-Qaeda khiến Yemen rơi vào tình trạng rối loạn.

Đầu năm 2015, Houthis chiếm được thủ đô Sanaa, buộc ông Hadi phải chuyển tới Aden, trong khi Arab Saudi huy động các đồng minh Arab thành lập một liên minh và bắt đầu không kích quân nổi dậy vào tháng 3 cùng năm. Những gì tiếp diễn sau đó được miêu tả là một thế bế tắc với bệnh tật, nạn đói và dân thường thiệt mạng diễn ra thường xuyên đến nỗi Liên Hợp Quốc phải gọi đó là "cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất của thế giới".

Mỹ cũng trợ giúp đáng kể cho liên minh do Saudi dẫn đầu khi Tổng thống Donald Trump "đảo ngược" lá phiếu buộc Lầu Năm góc phải tránh xa khỏi cuộc xung đột vì những cáo buộc vi phạm nhân quyền và quan hệ giữa liên minh Saudi, Al-Qaeda và các nhóm hồi giáo khác.

Washington coi Riyadh đóng vai trò quan trọng trong những nỗ lực cô lập Tehran và cuộc chiến Yemen là một chiến trường phục vụ cho điều đó, bất chấp cả Houthi và Iran đều phủ nhận quan hệ giữa hai bên.

UAE cũng được coi là một đồng minh quan trọng chống lại Iran, mặc dù quan hệ Abu Dhabi không hoàn toàn bị cắt đứt quan hệ với Tehran vào năm 2016 như Riyadh. Tuy nhiên, khi căng thẳng Mỹ-Iran gia tăng, UAE đã thể hiện một lập trường khác.

Đầu tiên, Ngoại trưởng UAE Abdullah bin Zayed Al Nahyan hồi tháng sáu đi ngược lại thái độ chung của Mỹ và Saudi, khi từ chối đổ lỗi cho Iran liên quan tới các vụ tấn công tàu chở dầu tại Vịnh Oman. Hồi tháng bảy, UAE cũng xác nhận đang lên kế hoạch rút quân khỏi Yemen. Mặc dù vậy, tuần trước, Quốc vụ khanh phụ trách đối ngoại UAE Anwar Gargash còn tuyên bố, Abu Dhabi muốn đảo ngược việc rút quân – như một n ỗ lực làm giảm ý nghĩa của việc "rời xa" Arab. Trước diễn biến tại Aden, ông Gargash kêu gọi trên Twitter rằng, "leo thang không thể là một lựa chọn được chấp nhận sau chiến dịch khủng bố đáng khinh" tại đây; và cần phải có một khung làm việc chính trị, liên lạc cũng như đối thoại vì vấn đề không thể được giải quyết bằng bạo lực.

Về phần mình, Houthis tỏ ra "hài lòng" với sự rạn nứt trong liên minh Saudi-UAE. Lực lượng này gần như ngay lập tức đã tăng cường các cuộc tấn công dọc theo biên giới. Hôm thứ năm (8/8), Houthis tuyên bố chịu trách nhiệm cho hai cuộc tấn công vào sân bay quốc tế Abha sử dụng máy bay không người lái Qasef 2K, với lý do "đáp trả lại tội ác hiếu chiến và sự giam cầm đối với người dân Yemen".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại