Bước chân Nga “rộn rã”: Moscow thấy tương lai tại Trung Quốc và lục địa Á-Âu?

Hồng Nhung |

Tờ National Interest đưa ra đánh giá rằng, Nga đang nhìn thấy tương lai tại Trung Quốc và lục địa Á-Âu

Các định hướng của Tổng thống Putin vượt ra ngoài Nga và khẳng định tầm ảnh hưởng nhất định trong vai trò quốc tế nhằm tìm kiếm vị trí giống như một siêu cường thế giới.

Chiến lược Nga trong bước chân toàn cầu?

Tờ National Interest cho biết, một trong số các câu hỏi quan trọng nhất xung quanh chính sách ngoại giao của Nga và quan hệ Nga-Mỹ là liệu có phải Tổng thống Nga Vladimir Putin đang có một chiến lược bao quát hay chỉ là phản ứng với các sự kiện quốc tế nhằm tạo ảnh hưởng.

Nếu mọi người có thể quan sát các hành động và động thái của Tổng thống Putin thì chiến lược có thể phân biệt rõ. Trong khi Tổng thống Putin có thể phản ứng tìm kiếm các cơ hội cho Nga ngay khi có thể thì các nỗ lực này kết hợp với chương trình chính sách ngoại giao toàn cầu được xem là nỗ lực của Nga nhằm tăng cường vị thế siêu cường trên trường quốc tế.

Theo National Interest, tầm nhìn định hướng của Moscow trở thành một trong số trung tâm quyền lực trong bối cảnh "vương quyền" của Mỹ có lẽ sắp phải nhường chỗ cho một trật tự thế giới đa cực hoặc thậm chí là trung tâm thuộc về Trung Quốc.

Nga dường như giữ khoảng cách giá trị với châu Âu nhưng không để mọi thứ đẩy đi quá xa trong các lĩnh vực như kinh tế và chính trị của châu Âu trong bối cảnh cảnh Đông Âu và Tây Âu đều đang có quan hệ tốt đẹp với Nga trong lĩnh vực năng lượng và quyền lực quân sự-chính trị. Điều tương tự đang được làm với Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc.

Thêm vào đó, theo tờ báo này, Nga không hề sao chép mô hình phát triển kinh tế và chính trị của Trung Quốc mà nỗ lực kiếm vai trò thúc đẩy liên minh mềm giữa hai nước. Moscow có thể duy trì vị trí chủ quyền và độc lập ở sườn phía đông để trở thành nơi có nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhà nước đông dân nhất và có lẽ là bá chủ toàn cầu tiếp theo.

Điều gì khiến Nga vẫn trong tương quan với Mỹ? Tờ National Interest vạch ra các yếu tố bao gồm việc Nga dường như muốn đối phó với Mỹ mặc dù phải đối mặt với cái giá có thể chấp nhận. Moscow sẽ tìm cách tương quan trong quan hệ với Mỹ bởi vì chính sách "bá chủ" của Washington vấn ảnh hưởng toàn cầu. Nga có thể làm như vậy bởi vì Washington có thể cản trở các nỗ lực của Moscow trong quá trình gia tăng ảnh hưởng quốc tế.

Phản ứng của Nga trước việc Moscow được gọi tên trong Chiến lược quốc phòng quốc gia năm 2018 của Lầu Năm Góc, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, ông thấy tiếc nuối rằng, thay vì đối thoại bình thường thì Mỹ lại tìm cách chứng minh quyền lực thông qua các giải pháp đối đầu, tuy nhiên, ông Sergei Lavrov vẫn khẳng định Nga vẫn sẵn sàng đối thoại.

Tổng thống Putin cho hướng đi của Nga?

Các nhà quan sát của Nga luôn theo dõi các động thái của Moscow. Nhà nghiên cứu Eric Posner đã chỉ ra những gì mà Tổng thống Putin đang vạch ra là định hướng chiến thuật trước bối cảnh cơ hội ngắn hạn chưa có tầm nhìn chiến lược.

Theo tờ National Interest, chiến lược của Tổng thống Vladimir Putin hiện tại nhằm duy trì quyền lực Nga.

Các sự kiện liên quan đến Gruzia vào năm 2008 hay vấn đề sáp nhận Crimea năm 2014 đã tạo nên diễn biến căng thẳng của thế giới với Nga. Dưới thời Tổng thống Putin, chính sách đối nội và đối ngoại đều nhằm mục tiêu theo đuổi mục tiêu chiến lược.

Giới quan sát cho rằng, tham vọng của Tổng thống Putin vượt ra ngoài Nga và ảnh hưởng tới hệ thống quốc tế nhằm tìm kiếm lợi ích nhất định cho Moscow. Nga và châu Âu cũng liên tục tồn tại các căng thẳng trong thời gian gần đây.

Thêm vào đó, Moscow theo đuổi vai trò siêu cường thế giới thông qua việc hỗ trợ các chính quyền Cuba hay Syria hiện tại.

Quan hệ Nga-Trung Quốc?

Nga và Trung Quốc đều có tên trong Chiến lược Quốc phòng quốc gia năm 2018 của Mỹ và được xem như là các siêu cường cạnh tranh với Washington. Cả Nga và Trung Quốc đều thúc đẩy quan hệ gia tăng trong những năm gần đây giống như là một trong các liên minh song phương mạnh nhất trên hành tinh. Hai nước thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thương vụ vũ khí trong quá trình hợp tác hiện đại hóa quân sự.

Trong khi Nga vẫn đi trước Trung Quốc một bước trong các lĩnh vực như hàng hải, hàng không, hệ thống vũ khí thì điện Kremlin vẫn hiểu được rằng, sự lớn mạnh dần của Trung Quốc trong khoảng 10-20 năm tới và khó có đối thủ nào có thể vượt qua. Kremlin cho rằng, sức mạnh trỗi dậy của Trng Quốc sẽ tiếp tục tăng cường trong tương lai.

Ông Moe Thuzar, nhà nghiên cứu hàng đầu tại trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á cho rằng, ảnh hưởng kinh tế Trung Quốc trong khu vực liên tục mở rộng đồng thời cảnh báo về mức độ gia tăng ảnh hưởng trong khu vực và thế giới. Tôi không nghĩ rằng, mọi người có thể chọn cả Mỹ và Trung Quốc là siêu cường khu vực. Tôi không cho rằng có sự phân biệt. Tuy nhiên, điều rõ ràng, lợi ích của Mỹ và Trung Quốc trong khu vực được cho là nhiều va chạm hơn là mang tính cạnh tranh.

Cùng với đó, ảnh hưởng của Nga từ các nước láng giềng thời Xô viết cũng như quan hệ liên minh chiến lược với Bắc Kinh đang thúc đẩy thế giới đa cực dựa trên hai trụ cột. Tất cả các khía cạnh trong chính sách ngoại giao có thể tiếp tục thay đổi trong thời gian tới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại