Các chuyên gia và luật sư nhận định, nếu thị trường càng có nhiều nhà cung cấp sản phẩm thì người tiêu dùng càng có nhiều lựa chọn và tránh được tình trạng độc quyền, ép giá.
Tuy nhiên, đối với Thông tư 20 , chỉ các đơn vị được ủy quyền của các hãng sản xuất ô tô chính hãng mới được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Điều này là phi thị trường và việc cố tình duy trì một thông tư đã hết hiệu lực là không phù hợp với Luật Đầu tư 2014.
Trước những ý kiến của dư luận xung quanh Thông tư 20, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT sớm ban hành các quy định mới có nội dung tương tự Thông tư 20.
Đá bóng trách nhiệm từ ngành này sang ngành kia để cố tình níu giữ những qui định không hợp hiến sẽ tiếp tục gây cản trở cho môi trường đầu tư của các doanh nghiệp và dễ tạo ra các lợi ích nhóm để trục lợi.
Câu chuyện của Thông tư 20 cho thấy, việc bãi bỏ một loạt giấy phép con của các bộ ngành không hề đơn giản. Thị trường ô tô hãy để quy luật thị trường quyết định và các cơ quan quản lý Nhà nước giám sát thị trường này có vận hành đúng luật hay không, để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Việc níu giữ Thông tư 20 sẽ tạo ra những tiền lệ xấu và làm giảm những nỗ lực của Chính phủ trong việc loại bỏ các loại giấy phép con, cũng như chưa xem xét kỹ tính hợp lý, hợp pháp khi ban hành văn bản pháp quy.
Bộ Công Thương cố níu Thông tư 20: Vì lợi ích của ai?