*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tình hình thời sự ngày 11/12 có nhiều điểm đáng chú ý.
Giấc mơ gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Ukraine rõ ràng không thể trở thành hiện thực ít nhất là trong tương lai gần.
Theo các nguồn tin của AP, Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói với chính quyền Kiev rằng, nước này khó có thể gia nhập NATO trong 10 năm tới. Đồng thời, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng tuyên bố dứt khoát, Lầu Năm Góc sẽ không chiến đấu vì Ukraine.
Nga yêu cầu Ukraine tuân thủ nghiêm túc thoả thuận Minsk và cảnh báo sẽ hành động cứng rắn nếu Kiev tấn công phe ly khai miền Đông. (Ảnh: AP)
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Giới chức y tế New Zealand đã mở cuộc điều tra về vụ một người đàn ông tiêm 10 mũi vaccine ngừa COVID-19 chỉ trong một ngày. Theo Astrid Koornneef – người quản lý chương trình tiêm chủng và vaccine COVID-19 tại Bộ Y tế New Zealand, cơ quan chức năng coi đây là vụ việc nghiêm trọng. Thông tin ban đầu cho biết người này nhận tiền để đi tiêm thay cho nhiều người khác.
"Chúng tôi rất quan ngại về tình huống này và đang phối hợp với các đơn vị liên quan để làm rõ. Việc tiêm vaccine không đúng tiêu chuẩn, giả danh tính để thay cho người khác không chỉ gây nguy cơ gây ra nhiều rủi ro cho bản thân người tiêm, mà còn gây rủi ro cho bạn bè, người thân và cộng đồng và khiến đội ngũ y bác sĩ điều trị cho họ trong tương lai", bà Koornneef nói.
Tại New Zealand, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ sử dụng chứng nhận tiêm chủng nội địa trong các hoạt động hàng ngày. Chỉ những người tiêm đủ liều mới được đến những địa điểm này. Hiện tại, có khoảng 89% dân số New Zealand đã hoàn tất tiêm chủng. Với dân số khoảng 5 triệu người, New Zealand ghi nhận 12.500 ca nhiễm và 49 ca tử vong vì COVID-19 kể từ khi dịch bùng phát.
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, các biện pháp trả đũa của Canada có thể nhắm mục tiêu không chỉ vào lĩnh vực ô tô của Mỹ, mà còn chặn đường vào thị trường sữa được bảo vệ nghiêm ngặt của Canada và đình chỉ các biện pháp bảo vệ bản quyền mà Mỹ đã tìm kiếm trong thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada (USMCA). Tờ Globe and Mail dẫn nguồn từ một quan chức chính phủ Canada cho biết giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ được đề cập trong khuôn khổ các hành động trả đũa thương mại có thể lên tới hàng chục tỷ CAD.
Lắp ráp ô tô điện Chevrolet Bolt EV tại Orion Township, bang Michigan. Ảnh: AP/TTXVN
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Là một trợ lý giám đốc tại Bệnh viện Sparrow ở Lansing, bang Michigan (Mỹ), Sefton cho biết: "Tôi thực sự hy vọng rằng tất cả chúng tôi đã được tiêm phòng và mọi thứ trở lại bình thường".
Nhưng tuần này, bang Michigan có nhiều bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 hơn bao giờ hết. Theo Hiệp hội Y tế & Bệnh viện Michigan, số ca nhập viện do COVID-19 đã tăng 88% trong tháng qua.
Ông Jim Dover, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của hệ thống bệnh viện Sparrow (Sparrow Health System), cho hay: "Chúng tôi có nhiều bệnh nhân hơn bất kỳ thời điểm nào [từ đầu dịch] và chúng tôi đang chứng kiến nhiều người chết hơn với tốc độ chưa từng thấy trước đây".
Ông Dover nói thêm: "Kể từ tháng 1, chúng tôi đã có 289 ca tử vong; 75% trong đó là những người chưa tiêm chủng. Và một số rất ít những người đã tiêm tử vong sau hơn 6 tháng kể từ khi họ tiêm. Chúng tôi chưa có một người nào đã tiêm mũi nhắc lại chết vì COVID".
Trong số các nạn nhân mới của COVID-19, Sefton cho biết cô nhận thấy một xu hướng đáng lo ngại.
Nữ y tá 20 năm kinh nghiệm cho biết: "Chúng tôi đang thấy rất nhiều người trẻ hơn tử vong". Cô nhớ lại lần giúp gia đình của một thanh niên nói lời tạm biệt với người thân. "Đó là một đêm kinh hoàng, một trong những ngày tôi về nhà và chỉ khóc", Sefton vẫn xúc động.
Katie Sefton cho biết hiện cô đang chứng kiến nhiều bệnh nhân trẻ hơn chết vì COVID-19. Ảnh: CNN
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
AFP đưa tin, hôm thứ Sáu, các quan chức thành phố Hội An (Quảng Nam) - một thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam, cho biết, thành phố thương cảng lịch sử và Di sản Thế giới này đã ký một thỏa thuận với nhóm bảo vệ quyền động vật Four Paws International, hứa hẹn sẽ loại bỏ việc mua bán và tiêu thụ thịt chó mèo.
"Đây là quyết định đầu tiên về việc loại bỏ thịt chó, mèo ở một quốc gia nơi một số người coi đó là món "khoái khẩu", AFP nhận xét.
Phó Chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Hùng cho biết: "Chúng tôi muốn giúp thúc đẩy phúc lợi động vật thông qua việc xóa sổ bệnh dại, xóa bỏ buôn bán thịt chó và mèo, và đưa thành phố trở thành điểm đến du lịch hàng đầu".
Đánh giá về thỏa thuận của Hội An, Julie Sanders từ Four Paws International cho biết, đây là một điểm khởi đầu có thể làm gương cho những nơi khác ở Việt Nam.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Bắc Kinh chỉ trích Washington cố làm hoen ố quan hệ Trung Quốc - Campuchia thông qua lệnh cấm vận vũ khí với Phnom Penh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm 9/12 nói rằng Mỹ gần đây đã "bôi nhọ" mối quan hệ và hợp tác giữa Trung Quốc - Campuchia, đồng thời đe dọa, gây áp lực và áp cấm vận vũ khí với Campuchia.
Ông Uông cho biết Trung Quốc - Campuchia là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, là những người bạn thân thiết, thêm rằng nỗ lực tồi tệ của Mỹ nhằm phá vỡ mối quan hệ hai nước là "vô ích".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm nước này phản đối các hành động gây áp lực, vi phạm những chuẩn mực cơ bản trong quan hệ quốc tế, khẳng định Bắc Kinh sẽ kiên định ủng hộ Campuchia và sát cánh cùng nhân dân nước này.
Các nhà sản xuất dược phẩm đã nhắm mục tiêu vào thị trường Mỹ để có được những khoản lợi nhuận không hề nhỏ từ các loại thuốc xưa cũ - đó là kết luận được đưa ra trong một báo cáo do Ủy ban Giám sát Hạ viện Mỹ công bố ngày 10/12.
Bút tiêm insulin được sản xuất tại công ty dược của Mỹ ở Fegersheim, miền đông Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Được đưa ra sau một cuộc điều tra kéo dài gần 3 năm, báo cáo tập trung làm rõ khẳng định của ngành công nghiệp dược phẩm rằng giá thuốc cao là cần thiết để tạo nguồn kinh phí cho những nghiên cứu đổi mới và các chương trình phát triển trong ngành này. Báo cáo nêu rõ: "Cuộc điều tra của ủy ban cũng cho thấy rằng các công ty đã dành một phần kinh phí đáng kể cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của họ nhằm mở rộng thị trường độc quyền, hỗ trợ chiến lược tiếp thị của công ty và ngăn chặn cạnh tranh".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Reuters
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 10/12 cho biết ông không loại trừ khả năng tiến hành trưng cầu dân ý về quy chế đối đối với hai khu vực ly khai ở Donbass cũng như việc mở đàm phán trực tiếp với Nga.
Bình luận này được ông Zelensky đưa ra trong bài phát biểu trên kênh truyền hình Kiev's 1+1 TV, sau khi ông kết thúc cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Hai khu vực ly khai mà ông nói đến là Cộng hòa Donetsk và Cộng hòa Lugansk tự xưng ở miền Đông Ukraine.
"Tôi không loại trừ một cuộc trưng cầu dân ý tổng thể về Donbass. Nó không bỏ hẹp trong vấn đề quy chế. Nó có thể là về Donbass, Crimea và về cách thức giúp chấm dứt xung đột", ông Zelensky nói. Tổng thống Ukraine cũng cho biết ông để ngỏ khả năng đối thoại trực tiếp với đồng cấp người Nga Vladimir Putin, bày tỏ mong muốn nhận được sự ủng hộ từ Mỹ và châu Âu đối với Ukraine.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
20 triệu liều vaccine của Moderna sẽ được cung cấp vào quý 2 và số còn lại vào giữa năm 2022. Thông báo của Moderna được đưa ra sau khi Giám đốc điều hành của Liên minh vaccine Gavi, Seth Berkley kêu gọi các nhà sản xuất minh bạch hơn trong việc cung cấp vaccine để các nước có thể lên kế hoạch tiếp nhận quy mô lớn ở cấp quốc gia. Aurelia Nguyen - Giám đốc điều hành COVAX cũng hoan nghênh thỏa thuận với Moderna đồng thời kêu gọi các nhà sản xuất vaccine ưu tiên nguồn cung minh bạch, ổn định và có thể dự báo trước cho COVAX.
Sáng kiến COVAX do Liên minh vaccine Gavi, Tổ chức Y tế Thế giới và Liên minh Đổi mới Chuẩn bị Dịch tễ học đứng đầu tới nay đã chuyển hơn 600 triệu liều vaccine tới 144 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần nhỏ của tổng số 8 tỷ liều vaccine được phân phối trên toàn thế giới và phần lớn được tập trung ở các nước giàu có./.
Quỹ Đầu tư trực tiếp LB Nga (RDIF) và Tập đoàn Binnopharm - nhà sản xuất dược phẩm lớn nhất, đồng thời là một trong những doanh nghiệp chủ lực sản xuất vaccine Sputnik V, vừa ký thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T về việc chuyển giao công nghệ sản xuất, thiết lập mới một cơ sở sản xuất "chu trình đầy đủ" vaccine Sputnik V phòng COVID-19 tại Việt Nam, đồng thời chuyển giao công nghệ sản xuất, cùng thiết lập trung tâm nghiên cứu và cơ sở sản xuất "chu trình đầy đủ" tại Việt Nam để sản xuất các loại dược phẩm phòng, chống COVID-19 và các loại dược phẩm khác.
Phóng viên TTXVN tại LB Nga đã có cuộc trao đổi với ông Dmitry Zubov, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Binnopharm về triển vọng Việt Nam tự chủ vaccine.
Theo ông Zubov, dự kiến trong vòng một năm, một nhà máy sản xuất theo "chu trình đầy đủ" vaccine Sputnik V sẽ được xây dựng xong. Đây là nhà máy theo chu trình khép kín, hoàn toàn đa năng, sử dụng thiết bị tiên tiến của Đức. Nhà máy đa năng này cũng có thể sản xuất các loại vaccine mới khác. Ông Zubov coi đây là cơ sở quan trọng để Nga tăng cường hợp tác với Việt Nam về dược phẩm, để từ đó tiến vào thị trường Đông Nam Á.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo Khmer Times, Thủ tướng Campuchia Hun Sen trong chiều ngày hôm nay (10/12) vừa có chỉ thị nóng đối với tất cả các lực lượng vũ trang của nước này sau khi Mỹ tuyên bố áp đặt lệnh cấm vận và hạn chế xuất khẩu vũ khí đối với Campuchia.
Theo đó, nhà lãnh đạo Campuchia đã chỉ đạo tất cả các lực lượng tiến hành rà soát ngay các vũ khí và trang thiết bị quân sự mà Campuchia hiện có, thu hồi tất cả các loại vũ khí, trang thiết bị của Mỹ và đem đi phá hủy hoặc cất giữ, tùy trường hợp.
Thủ tướng Hun Sen cho biết:
"Gần đây, Mỹ đã quyết định hạn chế bán vũ khí và thiết bị quân sự cho Campuchia.
Nhân cơ hội này, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Mỹ vì đã quyết định cấm bán vũ khí và thiết bị quân sự cho Campuchia ngày nay, vì điều này đã cho thấy tính hợp pháp của quyết định tôi đưa ra vào năm 1994, khi tôi quyết định không thay đổi hệ thống vũ khí của Campuchia thành hệ thống sử dụng vũ khí nhập khẩu từ Mỹ.
Tôi yêu cầu tất cả các đơn vị vũ trang Campuchia rà soát ngay các loại vũ khí, khí tài mà Campuchia hiện có, và tiến hành thu hồi toàn bộ vũ khí, trang thiết bị quân sự của Mỹ nếu có, sau đó đưa đi cất giữ hoặc phá hủy..."
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm chuyên gia kỹ thuật về COVID-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mới đây đã đặc biệt nhấn mạnh đến mức độ nghiêm trọng của biến thể Omicron. Bà nói: "Chúng ta sẽ chết vì nó nếu xem nhẹ".
Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm chuyên gia kỹ thuật của Tổ chúc Y tế thế giới (WHO) - Ảnh: CBS NEWS
Khả năng lây truyền của Omicron
Bà Kerkhove cho biết: "Chúng tôi sẽ có câu trả lời về mức độ lây truyền của nó trong vài ngày tới. Tuy nhiên, chúng tôi chưa có câu trả lời về việc liệu Omicron có xóa được biến thể Delta hay không".
Liệu mức độ bệnh có nghiêm trọng?
Trả lời câu hỏi trên, bà Kerkhove nói: "Chúng tôi đang có được bức tranh rõ ràng hơn ở đây. Nhiều bệnh nhân biểu hiện bệnh nhẹ và nếu so với các đợt khác, Omicron có vẻ nhẹ hơn. Chúng tôi sẽ sớm có thêm dữ liệu về điều đó".
Tuy nhiên, bà Kerkhove đặc biệt nhấn mạnh: "Chúng tôi đã thấy toàn bộ mức độ nghiêm trọng của biến thể Omicron và mọi người sẽ chết vì nó. Nói "nó chỉ nhẹ" là rất nguy hiểm. Nếu Omicron lây lan nhiều hơn Delta thì sẽ có nhiều ca mắc hơn, nhập viện nhiều hơn và tử vong nhiều hơn".