Cập nhật lúc

Tin vui: Vaccine đổ về Việt Nam liên tục 6 tuần; Điều tra nguồn gốc COVID: Trung Quốc nóng mặt vì bị dồn ép

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 12/8 (giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 205,74 triệu ca mắc COVID-19 và 4,34 triệu ca tử vong. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đến nay biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh đã có mặt tại 142 quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực.

Tin vui: Vaccine đổ về Việt Nam liên tục 6 tuần; Điều tra nguồn gốc COVID: Trung Quốc nóng mặt vì bị dồn ép
25
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Nga có số người tử vong cao nhất châu Âu vì COVID-19

    Tin vui: Vaccine đổ về Việt Nam liên tục 6 tuần; Điều tra nguồn gốc COVID: Trung Quốc nóng mặt vì bị dồn ép - Ảnh 1.

    Với hơn 168.000 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm này, Nga hiện là nước có số ca tử vong cao nhất ở châu Âu.

    Nga đang đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 được coi là nghiêm trọng nhất, với số ca tử vong đang tăng cao mỗi ngày. Trong ngày hôm nay, Nga đã ghi nhận thêm 815 ca tử vong vì COVID-19, mức theo ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại Nga đã vượt quá 6,5 triệu người - cao thứ tư trên thế giới.

    Đáng lo ngại, tổng số ca tử vong trong hơn 40 ngày qua bằng hơn nửa tổng số ca tử vong ghi nhận trong thời gian từ tháng 4/2020 đến tháng 6 năm nay. Làn sóng dịch bệnh mới tại Nga được cho là do sự lây lan nhanh và nguy hiểm của biến thể Delta.

    Nga có số người tử vong cao nhất châu Âu vì COVID-19vtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ bị Đức đưa vào danh sách nguy cơ cao về dịch Covid-19

    Tin vui: Vaccine đổ về Việt Nam liên tục 6 tuần; Điều tra nguồn gốc COVID: Trung Quốc nóng mặt vì bị dồn ép - Ảnh 1.

    Truyền thông Đức đưa tin Chính phủ nước này đã đưa Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel vào danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về dịch COVID-19.

    Tập đoàn truyền thông Funke ngày 13/8 dẫn các nguồn tin chính phủ cho biết Montenegro và Việt Nam cũng bị đưa vào danh sách này, trong khi Bồ Đào Nha được đưa ra khỏi danh sách, ngoại trừ thủ đô Lisbon và thành phố Algarve.

    Việc điều chỉnh này sẽ có hiệu lực vào ngày 15/8, ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có hiệu lực vào tối 17/8 do có một lượng lớn người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ đang sinh sống tại Đức.

    Hành khách đến từ các quốc gia có nguy cơ cao phải cách ly trong 10 ngày trừ khi họ có thể xuất trình chứng nhận tiêm chủng hoặc đã bình phục sau khi mắc COVID-19. Việc cách ly có thể kết thúc sớm nhất là sau 5 ngày nếu hành khách có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.

    Đức đưa Mỹ và một số nước vào danh sách nguy cơ caobaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản lần đầu ghi nhận trên 20.000 ca mắc mới một ngày

    Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 13/8, số ca mắc mới COVID-19 tại Nhật Bản đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 20.000 ca/ngày. 

    Đây là ngày thứ 3 liên tiếp, số ca mắc mới ở nước này tăng cao kỷ lục.

    Riêng thủ đô Tokyo ghi nhận thêm 5.773 ca mắc COVID-19, vượt qua mốc 5.042 ca mắc mới hôm 5/8. Trong tuần từ 7 - 13/8, số ca mắc mới bình quân ở thành phố này là 4.155,7 ca/ngày, tăng 8,8% so với một tuần trước đó.

    Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đợt bùng phát lần này là do biến thể Delta. Tỷ lệ biến thể Delta trong tổng số ca nhiễm ở hầu hết các địa phương đang tăng khá nhanh.

    Nhật Bản lần đầu ghi nhận trên 20.000 ca mắc mới một ngàybaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc phản ứng mạnh trước kêu gọi điều tra nguồn gốc Covid-19 của WHO

    Tin vui: Vaccine đổ về Việt Nam liên tục 6 tuần; Điều tra nguồn gốc COVID: Trung Quốc nóng mặt vì bị dồn ép - Ảnh 1.

    Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc (Ảnh: China Daily)

    RT ngày 13/8 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc cho biết, Bắc Kinh phản đối cuộc điều tra mới về nguồn gốc của Covid-19 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xướng vì nó được thực hiện dựa trên cơ sở "mưu đồ chính trị" thay vì khoa học.

    "Tôi muốn nói rõ rằng những gì chúng tôi phản đối là điều tra vì mục đích chính trị. Chúng tôi phản đối việc bác bỏ báo cáo nghiên cứu chung Trung Quốc-WHO", Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói trong cuộc họp báo hôm 13/8. "Chúng tôi ủng hộ điều tra khoa học."

    Trong một tuyên bố ngày 12/8, WHO kêu gọi các quốc gia thành viên "hợp tác để đẩy nhanh các nghiên cứu về nguồn gốc Covid-19, nhấn mạnh rằng việc tiếp cận dữ liệu là cực kỳ quan trọng để nâng cao hiểu biết của chúng ta về khoa học."

    Lời kêu gọi dường như nhằm phản ứng trước việc Bắc Kinh từ chối tiết lộ dữ liệu từ Viện Virus học Vũ Hán (WIV), việc này khiến một số nước phương Tây suy đoán rằng virus này có thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm.

    WHO tuyên bố: "Việc cho phép xét nghiệm lại các bằng chứng ban đầu... phản ánh sự đoàn kết về mặt khoa học và không khác những gì chúng tôi khuyến khích tất cả các quốc gia - bao gồm cả Trung Quốc - ủng hộ". WHO cũng nhắc tới những lo ngại mà Trung Quốc và một số quốc gia thành viên khác có liên quan đến "giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: Số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng tăng 19 ngày liên tiếp

    Tin vui: Hơn 1,13 triệu liều AstraZeneca đã đến TP.HCM - Vaccine về Việt Nam liên tục 6 tuần! - Ảnh 1.

    (Ảnh: Liang Zidong / Xinhua News Agency)

    Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) ngày 13/8 cho biết nước này đã ghi nhận số ca mắc trong cộng đồng tăng liên tiếp 19 ngày, liên quan đến 16 tỉnh. Hiện có 156 địa điểm được xếp vào nhóm nguy cơ lây nhiễm SARS-Cov-2 ở mức vừa và cao.

    "Trung Quốc đang đối mặt với tình thế bùng phát dịch bệnh ở nhiều nơi, từ nhiều nguồn, trong thời gian ngắn," NHC cho hay, nhấn mạnh các địa phương của nước này phải "thực thi nghiêm khắc và chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch".

    NHC cũng nhắc nhở người dân Trung Quốc "tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh, tích cực phối hợp với công tác phòng chống dịch", nhằm sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam: Thêm hơn 1,13 triệu liều vaccine Covid-19 AstraZeneca đã về đến TP.HCM

    Sáng 13/8, 1.130.400 liều vaccine Covid-19 AstraZeneca đã về TP.HCM. Đây là lô thứ 8 do Việt Nam đặt mua thông qua công ty VNVC trong hợp đồng cung ứng 30 triệu liều của AstraZeneca.

    Đây là lô thứ 8 do Việt Nam đặt mua thông qua Công ty VNVC trong hợp đồng cung ứng 30 triệu liều của AstraZeneca. Liên tục 6 tuần qua, từ 9/7 đến nay, mỗi tuần đều có một lô vaccine trong hợp đồng được nhập về Việt Nam. 

    Hiện VNVC đã tiếp nhận hơn 5,5 triệu liều vaccine AstraZeneca (gần 20% tổng lượng vaccine trong hợp đồng). Còn gần 24,5 triệu liều nữa, thuộc hợp đồng này, sẽ tiếp tục được AstraZeneca bàn giao sắp tới. 

    Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng khoảng 19 triệu liều vaccine phòng Covid-19 các loại, được cung ứng từ ba nguồn là hợp đồng của VNVC, Cơ chế Covax và viện trợ giữa chính phủ các nước.

    Mời độc giả theo dõi thông tin gốc tại đây

    https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: 777 triệu người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine

    Hoàn tất tiêm đủ 2 liều vaccine cho 777 triệu dân, Trung Quốc nhận tin vui - Thái Lan thừa nhận khó kiểm soát dịch - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Reuters

    Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC), tính đến ngày 12/8, nước này đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 cho hơn 777 triệu dân.

    Người phát ngôn của NHC Mi Feng phát biểu trong một cuộc họp báo rằng tính đến ngày 12/8, Trung Quốc đã hoàn tất tiêm 1,832 tỷ liều vaccine cho người dân. Trong số 7 loại vaccine hiện có ở nước này, có 5 loại yêu cầu tiêm 2 liều, 1 loại đơn liều và 1 loại khác yêu cầu tiêm 3 liều.

    Một thống tin tích cực khác là trong ngày 12/8, Trung Quốc chỉ ghi nhận 47 ca nhiễm mới - con số thấp nhất được báo cáo kể từ 30/7 trong bối cảnh đợt bùng phát mới./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chính phủ Thái Lan thừa nhận khó kiểm soát dịch Covid-19

    Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương Mại Thái Lan, ông Jurin Laksanawisit thừa nhận chính phủ nước này nhận thấy đại dịch Covid-19 rất khó xử lý do suy thoái kinh tế và bất ổn chính trị.

    Theo Phó Thủ tướng Thái Lan, chính phủ nước này đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề không chỉ là Covid-19 mà còn cả kinh tế cũng như chính trị. Đây là những vấn đề mà người Thái đang rất quan tâm và không phải dễ dàng để giải quyết song nhiệm vụ của chính phủ là phải vượt qua những thách thức đó.

    Ông Jurin Laksanawisit là người đứng đầu đảng Dân chủ, một thành viên của liên minh cầm quyền do Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đứng đầu. Ông cũng phủ nhận việc các thành viên chính phủ đã cung cấp thông tin cho phe đối lập để sử dụng trong cuộc tranh luận bất tín nhiệm dự kiến sắp diễn ra.

    Hiện tại, Thái Lan đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức lớn như dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành với số ca mắc mới ghi nhận ngày 13/8 là 23.418 ca. Ngoài ra, tình trạng biểu tình phản đối chính phủ cũng diễn ra liên tục những ngày gần đây tại thủ đô Bangkok, cùng với đó là những báo cáo kinh tế ảm đạm.

    Chính phủ Thái Lan hiện tại cũng đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía đối lập. Tổng thư ký Đảng Pheu Thai Prasert Chantharuangthong cho biết, phe đối lập sẽ đệ đơn lên Chủ tịch Hạ viện để đề nghị chỉ trích một số thành viên chính phủ bao gồm cả Thủ tướng Prayut Chan-o-cha và Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul về việc xử lý dịch bệnh Covid-19.

    Ngoài ra, các đảng đối lập cũng sẽ bàn thảo để chất vấn một số thành viên khác của chính phủ. Cuộc chất vấn dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 8. Hạ viện Thái Lan sẽ dành không quá 1 tuần để xem xét các đơn đề nghị của đảng đối lập, nếu thuận lợi, Hạ viện sẽ tổ chức phiên chất vấn để thành viên chính phủ giải trình trước các nghị sỹ đối lập./.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc kỷ luật 70 quan chức quản lý yếu kém trong đợt dịch mới

    Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, hôm 12/8, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc đã kỷ luật 20 quan chức vì chưa làm tròn trách nhiệm đối phó với đợt bùng phát dịch COVID-19 ở địa phương hồi tháng 5 và tháng 6 vừa qua.

    Đây là tỉnh mới nhất trừng phạt các quan chức vì năng lực quản lý yếu kém trong việc đối phó với dịch COVID-19, được coi là một một phần quan trọng trong chiến lược phòng chống và kiểm soát dịch bệnh linh hoạt và năng động của Trung Quốc, điều đã được chứng minh là hiệu quả trong cuộc chiến chống COVID-19 của nước này.

    Ngoài Quảng Đông, khoảng 50 quan chức ở những địa phương khác - những nơi đã ghi nhận các ca nhiễm biến thể Delta, bao gồm Nam Kinh, Dương Châu và Trịnh Châu - cũng bị kỷ luật ở mức cao nhất và bị xử lý nghiêm khắc nhất kể từ sau đợt dịch bùng phát ở tỉnh Hồ Bắc hồi năm 2020.

    Cũng trong ngày 12/8, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) đã thúc đẩy một cuộc thanh tra và kỷ luật nghiêm khắc đối với các quan chức lơ là nhiệm vụ ngăn chặn dịch bệnh. CCDI cho rằng các quan chức phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nghiêm trọng, điều này nhằm nâng cao trách nhiệm của họ trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

    Các nhà quan sát Trung Quốc tin rằng hình thức kỷ luật hợp lý đối với tất cả các quan chức lơ là nhiệm vụ có ý nghĩa cảnh báo tất cả các thành phố không được mất cảnh giác, vì ngay cả việc chủ quan nhỏ cũng có thể khiến tất cả những thành tựu trước đây của Trung Quốc trong việc phòng chống dịch bệnh trở nên vô ích.

    Việc kỷ luật nhanh chóng và kịp thời các quan chức quản lý yếu kém công tác phòng dịch cũng làm cho nhân dân cảm thấy an toàn và mối quan tâm của họ được coi trọng.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ “bật đèn xanh” tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ ba cho người có hệ miễn dịch yếu

    Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã mở rộng việc sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer-BioNTech và Moderna khi thông qua mũi tiêm tăng cường đối với một số bệnh nhân không thể phát triển phản ứng miễn dịch thông thường.

    Hiện các bệnh nhân bị ung thư, hoặc nhiễm HIV, hay những người ghép tạng hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch chiếm khoảng 2,7% dân số trưởng thành Mỹ. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các bệnh nhân này không có phản ứng miễn dịch bảo vệ cần thiết thậm chí sau khi được tiêm 2 liều vaccine ngừa Covid-19.

    Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa New England ngày 11/8 với 120 người được ghép tạng nhận được mũi vaccine thứ ba của Moderna cho thấy, ở những người này có sự gia tăng đáng kể các kháng thể vô hiệu hóa virus và các tế bào T, so với nhóm được tiêm giả dược.

    Thông báo của FDA công bố tối 12/8 (giờ Mỹ) khẳng định, những người cần được tiêm mũi vaccine tăng cường là những người được ghép tạng hoặc những người được chẩn đoán không thể phát triển phản ứng miễn dịch thông thường với mức độ tương đương. Trong khi đó, những người đã được tiêm vaccine đầy đủ khác hiện chưa cần mũi tiêm tăng cường.

    "Động thái này nhằm đảm bảo những người dễ tổn thương nhất được bảo vệ tốt hơn trước đại dịch Covid-19", Rochelle Walensky, giám đốc Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ cho hay./.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "Khát" nhân lực trong dịch Covid-19

    Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nhận được sự ca ngợi toàn cầu nhờ khống chế tình hình lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng ở New Zealand thông qua phong tỏa nghiêm ngặt và đóng cửa biên giới từ tháng 3-2020. Tính đến nay, nước này ghi nhận khoảng 2.500 ca mắc, 26 người tử vong và trường hợp lây nhiễm cộng đồng gần nhất là vào tháng 2 năm nay.

    Tuy nhiên, chiến lược này đang gây sức ép ngược lên nền kinh tế vốn phụ thuộc nặng nề vào lao động nhập cư của New Zealand, từ đó đẩy chi phí lên cao và kéo giảm sản lượng. Các ngành công nghiệp sữa, nông nghiệp, khách sạn, nhà hàng… cùng các lĩnh vực nhà ở, dịch vụ, y tế… đều kêu cứu vì thiếu nhân lực trầm trọng. Lạm phát hằng năm của New Zealand đã đạt kỷ lục 3,3% trong quý II/2021, cao hơn nhiều so với dự báo của ngân hàng trung ương.

    13 tấn thiết bị y tế đang bay từ Thụy Sĩ tới TP Hồ Chí Minh; WHO nghiên cứu điều ít ai biết về Covid-19 - Ảnh 1.

    Bảo vệ kiểm tra y tế bên ngoài một trung tâm mua sắm ở Thượng Hải - Trung Quốc vào ngày 10-8 Ảnh: REUTERS

    "Khát" nhân lực cũng là thực trạng của Anh, khiến con đường hồi phục kinh tế mới mở ra đã lộ cảnh gập ghềnh. Dù hơn 70% dân số trưởng thành của Anh (khoảng 36 triệu người) đã được tiêm phòng đầy đủ song việc nước này dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch có thể làm gia tăng số ca mắc cũng như tình trạng tự cách ly hàng loạt mà báo chí Anh mô tả là "pingdemic" (tạm dịch: đại dịch "ping").

    Trong khi đó, đợt bùng phát dịch mới do biến thể Delta cũng gây nhiều khó khăn cho Trung Quốc. Theo hãng tin Bloomberg, 1 năm sau khi hoạt động bình thường trở lại, thủ đô Bắc Kinh và trung tâm tài chính Thượng Hải lại quay về với khẩu trang, kiểm tra nhiệt độ và truy vết.

    Xu hướng tìm việc và tuyển dụng ở Trung Quốc cũng thay đổi, theo CGTN, chuyển từ phỏng vấn trực tiếp sang trực tuyến. Cách "tuyển dụng đám mây" này được đánh giá là hiệu quả, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và dễ tiếp cận với nhiều người hơn. Một giải pháp khác cũng được các doanh nghiệp Trung Quốc hướng đến là số hóa và tự động hóa để có thể kết hợp làm việc trực tuyến và trực tiếp tùy theo diễn biến dịch bệnh, đồng thời bù đắp sự thiếu hụt nhân lực.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Malaysia khuyến khích phụ nữ có thai tiêm chủng sau khi số ca Covid-19 tăng kỷ lục

    Bộ Y tế Malaysia hôm qua (12/8) kêu gọi tất cả phụ nữ mang thai nhanh chóng đi tiêm vaccine ngừa Covid-19 để giảm nguy cơ biến chứng nếu nhiễm virus, trong bối cảnh nước này vừa ghi nhận số ca mắc mới tăng kỷ lục trong 24h qua.

    Trong bài đăng trên trang Facebook cá nhân, giới chức cấp cao thuộc Bộ Y tế Malaysia – ông Noor Hisham Abdullah cho biết, tính đến hết ngày 9/8, đã có 70 ca tử vong do các biến chứng của Covid-19 liên quan đến phụ nữ mang thai. Trong đó, ông bày tỏ lo ngại khi tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc Covid-19 phải điều trị đặc biệt (ICU) cũng tăng từ 3% lên 5,3% trong vòng 1 tháng gần đây.

    13 tấn thiết bị y tế đang bay từ Thụy Sĩ tới TP Hồ Chí Minh; WHO nghiên cứu điều ít ai biết về Covid-19 - Ảnh 1.

    Malaysia vừa ghi nhận số ca mắc mới tăng kỷ lục trong ngày hôm qua (12/8) với hơn 21.600 ca. Ảnh: Reuters

    Theo thống kê của Bộ Y tế Malaysia, tính đến nay, nước này đã ghi nhận gần 4.000 phụ nữ mang theo mắc Covid-19. Chính quyền Malaysia đã triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 cho đối tượng phụ nữ mang thai kể từ tháng 6 với gần 150.000 phụ nữ mang thai đã đăng ký tiêm chủng. Trong số này, 57% phụ nữ mang thai đã được tiêm ít nhất 1 liều và hơn 20% đã được tiêm chủng đầy đủ cả 2 liều.

    Khuyến cáo của Bộ Y tế Malaysia được đưa ra trong bối cảnh quốc gia này vừa ghi nhận số ca mắc mới tăng kỷ lục trong ngày hôm qua (12/8) với hơn 21.600 ca./.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thụy Sĩ gửi tặng Việt Nam 13 tấn trang thiết bị y tế

    Máy bay chở 13 tấn trang thiết bị y tế, gồm 30 máy thở, 500.000 bộ xét nghiệm và 280.000 khẩu trang, đã cất cánh từ thành phố Zurich tới TP.HCM. Đây là lô hàng Chính phủ Thụy Sĩ gửi tặng Việt Nam.

    13 tấn thiết bị y tế đang bay từ Thụy Sĩ tới TP Hồ Chí Minh; WHO nghiên cứu điều ít ai biết về Covid-19 - Ảnh 1.

    Phó tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sĩ Ignazio Cassis viết trên Twitter về 13 tấn trang thiết bị y tế mà Thụy Sĩ gửi tặng Việt Nam - Ảnh chụp màn hình Twitter

    Ngày 12-8, trên Twitter, Phó tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sĩ Ignazio Cassis chia sẻ thông điệp bày tỏ tinh thần "đoàn kết với Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19".

    Ông Ignazio Cassis cho biết một máy bay chở hàng viện trợ vừa cất cánh từ thành phố Zurich (Thụy Sĩ) tới TP.HCM.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO, ISARIC bắt đầu dự án thu thập dữ liệu về di chứng kéo dài hậu COVID-19

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội các bệnh truyền nhiễm mới nổi và hội chứng suy hô hấp cấp nặng (ISARIC) thông báo sẽ tiến hành một dự án thu thập dữ liệu được tiêu chuẩn hoá về những người mắc di chứng kéo dài hậu COVID-19 (Long COVID) để đưa ra một bức tranh toàn cảnh về vấn đề này.

    670.080 liều vaccine Astra Zeneca sắp tới Việt Nam; Indonesia xóa dữ liệu số ca tử vong do Covid-19 - Ảnh 1.

    Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nước Pháp tặng 670 080 liều vắc-xin AstraZeneca cho Việt Nam

    Chính phủ Pháp tặng cho Việt Nam 670 080 liều vắc-xin AstraZeneca thông qua cơ chế COVAX. Lô vắc-xin sẽ được chuyển đến Việt Nam ngay trong thời gian tới. 

    Sự hỗ trợ cho chiến dịch tiêm chủng toàn dân đang được các cơ quan chức trách Việt Nam tiến hành nằm trong khuôn khổ quan hệ chiến lược song phương giữa Pháp và Việt Nam. Sự đóng góp này thể hiện tình đoàn kết của nước Pháp đối với Việt Nam, đồng thời cũng đáp ứng các đề nghị được đưa ra trong các cuộc hội đàm cấp cao giữa các nhà lãnh đạo Pháp và Việt Nam. 

    Được Tổ chức Y tế thế giới khởi xướng vào tháng tư năm 2020 và được Liên minh Châu Âu ủng hộ ngay từ ngày thành lập, cơ chế COVAX nhằm tạo điều kiện cho việc tiếp cận vắc-xin phòng COVID một cách công bằng. Hơn 156 triệu liều vắc-xin đã được chuyển đến các nước thụ hưởng trong khuôn khổ chương trình này, trong đó có Việt Nam từ tháng 4 năm 2021. 

    Nhằm tăng tốc các chiến dịch tiêm chủng COVAX tại các nước dễ bị tổn thương nhất, nước Pháp đã cam kết chia sẻ 60 triệu liều vắc-xin vào năm 2021, bên cạnh những đóng góp tài chính cho chương trình. Ban đầu những hỗ trợ của Pháp tập trung chủ yếu vào các nước châu Phi, từ nay những hỗ trợ này được mở rộng tới trên 92 quốc gia thuộc khuôn khổ các nước thụ hưởng AMC của cơ chế COVAX.

    Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 12/8 tuyên bố chia sẻ 670.000 liều vaccine COVID-19 với Việt Nam trên Twitter.

    "Để giành chiến thắng trong cuộc chiến với đại dịch, quyền tiếp cận vaccine phải mang tính toàn cầu và bình đẳng. Đây là lý do Pháp vừa chia sẻ 670.000 liều vaccine cho Việt Nam, trong khuôn khổ chương trình COVAX", Tổng thống Pháp viết trên Twitter.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàng triệu liều vắc-xin Covid-19 bị lãng phí

    Tuy vắc-xin Covid-19 đã được sản xuất và phân phối với tốc độ chưa từng có nhưng một số yếu tố, gồm sự do dự và thông tin sai lệch, mà hàng triệu liều sẽ hết hạn sử dụng trong những tuần tới trong khi phần lớn thế giới vẫn chưa có đủ nguồn cung.

    Ông Prashant Yadav, chuyên gia về chuỗi cung ứng chăm sóc sức khỏe tại Trung tâm Phát triển toàn cầu (Mỹ), nói với tờ The Washington Post rằng không có bất kỳ bên nào theo dõi số liều hết hạn một cách có hệ thống, gây khó khăn trong việc kiểm tra.

    Các bác sĩ Hà Lan ước tính lên đến 200.000 liều AstraZeneca bị vứt bỏ ở nước này vì hết hạn sử dụng. Chính phủ Hà Lan viện dẫn lý do pháp lý và vấn đề hậu cần khiến họ không thể xuất khẩu số vắc-xin nói trên bất chấp sự chỉ trích từ các bác sĩ trong nước.

    Khoảng 80.000 liều Pfizer-BioNTech hết hạn bị vứt bỏ hồi cuối tháng 7 tại Israel, khoảng 73.000 liều vắc-xin từ nhiều nhà sản xuất bị xử lý tại Ba Lan và Slovakia trả lại 160.000 liều Sputnik V sắp hết hạn cho Nga...

    Theo dữ liệu do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổng hợp, khoảng 469.868 liều vắc-xin từ nhiều nhà sản xuất đã hết hạn sử dụng ở châu Phi tính đến ngày 9-8. Ông Richard Mihigo, điều phối viên về tiêm chủng và phát triển vắc-xin của WHO tại châu Phi, cho biết: "Hầu hết vắc-xin được gửi đến đều cận hạn sử dụng".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tranh cãi về việc Indonesia xóa bỏ dữ liệu tử vong do Covid-19

    Không chính xác trong việc thu thập dữ liệu liên quan đến Covid-19, chính phủ Indonesia quyết định xóa bỏ dữ liệu về số ca tử vong do Covid-19 như một chỉ số để đánh giá các chính sách hạn chế xã hội. Quyết định này đã gây ra nhiều tranh cãi.

    Theo Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia, ông Luhut Binsar Panjaitan, chính phủ đã quyết định không công bố số người chết do Covid-19 do luồng dữ liệu này không chính xác. Các ca tử vong được công bố hàng ngày không phải là những trường hợp cộng dồn trong cùng một ngày, mà là từ nhiều ngày trước đó gây ra sự sai lệch trong đánh giá các giới hạn xã hội tại nhiều khu vực. Không chỉ có chỉ số tử vong, các dữ liệu khác cũng được cho là không chính xác.

    Tranh cãi vì Indonesia xóa dữ liệu số ca tử vong do Covid-19; Đoàn điều tra WHO đưa giả thuyết mới khá biệt với kết quả ban đầu ở Vũ Hán - Ảnh 1.

    Chôn cất nạn nhân Covid-19 tại tỉnh Maluku, Indonesia (Nguồn : CNN Indonesia)

    Trong bảy ngày qua, số người chết do Covid-19 ở Indonesia là cao nhất thế giới với 12.054 trường hợp. Tuy nhiên theo dữ liệu của Cơ quan giám sát độc lập Covid-19 ở Indonesia, con số này thực tế phải là 19.000 trường hợp tử vong.

    Quyết định xóa dữ liệu tử vong của chính phủ vấp phải nhiều sự phản đối. Nhà dịch tễ học từ Đại học Airlangga, Windhu Purnomo cho rằng, những quyết định không phù hợp với quy tắc học thuật có thể khiến đại dịch ở Indonesia không thể kết thúc vì chính sách kiểm soát Covid-19 sẽ dựa trên những dữ liệu sai lầm.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Tranh cãi về việc Indonesia xóa bỏ dữ liệu tử vong do Covid-19vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tokyo "không thể kiểm soát sự lây lan"

    Một thành viên ban cố vấn về virus corona tại thủ đô Tokyo - Nhật Bản cho biết hiện không thể kiểm soát sự lây lan của Covid-19 ở địa phương này.

    Tại cuộc họp với Thống đốc Tokyo Yuriko Koike ngày 12-8, TS Norio Omagari cho biết: "Dịch Covid-19 đang lan rộng với tốc độ chưa từng thấy và số ca nhiễm mới đang tăng lên nhanh chóng. Hiện tại không thể kiểm soát được tình hình".

    TS Norio Omagari nói như thế giữa lúc chính quyền đang cân nhắc xem có nên gia hạn tình trạng khẩn cấp ở Tokyo hay không. Thời gian áp dụng tình trạng khẩn cấp ở Tokyo tạm kéo dài đến cuối tháng 8.

    Thủ đô Tokyo đang trải qua làn sóng nhiễm dịch Covid-19 nặng nề nhất từ trước đến nay. Tờ Sankei đưa tin chính phủ Nhật Bản đang xem xét gia hạn tình trạng khẩn cấp ở Tokyo sang tháng 9 và mở rộng ra nhiều khu vực hơn.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Covid-19 ở Nhật: Tokyo không thể kiểm soát sự lây lannld.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tiêm 3 mũi vaccine của CNBG và Sinopharm tạo phản ứng miễn dịch mạnh hơn

    Loại vaccine bất hoạt phòng COVID-19 do Tập đoàn Công nghệ sinh học quốc gia Trung quốc (CNBG) liên kết với Tập đoàn dược phẩm quốc gia Sinopharm phát triển được chứng minh an toàn và hiệu quả trong thử nghiệm lâm sàng liệu trình tiêm 3 mũi ở nhóm từ 3 tuổi trở lên.

    Đoàn điều tra WHO đưa giả thuyết mới về cuộc điều tra phòng thí nghiệm Vũ Hán; Nga bị cuốn vào làn sóng Covid-19 thứ 3 - Ảnh 1.

    Tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: IRNA/TTXVN

    Thông báo trên mạng xã hội Weibo ngày 12/8, CNBG cho biết các dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng  giai đoạn I và II cho thấy việc áp dụng liệu trình 3 mũi vaccine phòng COVID-19 sẽ giúp tạo ra những phản ứng miễn dịch mạnh hơn trong nhóm các tình nguyện viên so với liệu trình tiêm 2 mũi, đặc biệt là ở nhóm trên 18 tuổi.

    Cũng theo CNBG, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ các phản ứng sau tiêm ở nhóm trên 18 tuổi sau khi tiêm mũi 2 và mũi 3. Những phản ứng sau tiêm thường thấy nhất là đau, tiếp đến là nổi ban đỏ, sưng và ngứa ở chỗ tiêm. 

    Trong khi đó, tỷ lệ gặp phản ứng toàn thân nhìn chung thấp và không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm sử dụng vaccine và nhóm dùng giả dược. Các phản ứng thường thấy gồm sốt, mệt mỏi và đi ngoài và đều ở mức độ nhẹ. Với các tình nguyện viên từ 3 đến 17 tuổi, các phản ứng sau tiêm mũi 3 là sốt và đau ở vết tiêm.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Tiêm 3 mũi vaccine của CNBG và Sinopharm tạo phản ứng miễn dịch mạnh hơnbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một loạt báo Trung Quốc phải âm thầm gỡ bài vì dính tin giả liên quan đến Covid-19

    Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ hôm 11/8 cho biết, một số tờ báo và trang tin điện tử của Trung Quốc mới đây đã xóa một số bình luận cáo buộc Mỹ chính trị hóa các cuộc điều tra về nguồn gốc đại dịch COVID-19 của nhân vật "nhà sinh vật học Thụy Sĩ" được cho là không tồn tại.

    Cụ thể, theo The Guardian, hôm 24/7 vừa qua, một bài đăng của tài khoản có tên Wilson Edwards trên Facebook đã cáo buộc Mỹ nỗ lực chính trị hóa các cuộc điều tra về COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ trong nội bộ.

    Tài khoản có tên Edwards này đã trích dẫn các nguồn giấu tên của WHO và "các nhà nghiên cứu" nói rằng họ phải "chịu áp lực rất lớn và thậm chí là lời đe dọa từ Mỹ và các phương tiện truyền thông".

    "Các nguồn tin của WHO nói với tôi rằng Mỹ đã quá ám ảnh với việc công kích Trung Quốc về vấn đề truy tìm nguồn gốc đại dịch đến mức họ không thèm nhìn đến các nghiên cứu và dữ liệu", tài khoản này viết.

    Nội dung bài đăng nói trên đã được nhiều phương tiện truyền thông của Trung Quốc - bao gồm các báo lớn như Thời báo Hoàn cầu, Nhân dân Nhật báo, Trung Hoa Nhật báo, CGTN - trích dẫn và đăng tải bằng nhiều ngôn ngữ.

    Sự nổi tiếng ngày càng tăng của nhân vật "Edwards" này đã thu hút sự chú ý của Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Trung Quốc. Các nhân viên Đại sứ quán Thụy Sĩ đã tìm kiếm hồ sơ công dân và các ấn phẩm học thuật để tìm hiểu về nhân vật này, tuy nhiên họ không tìm thấy thông tin mình cần.

    Đến ngày 10/8, Đại sứ quán Thụy Sĩ đã đăng thông báo lên Twitter: "Chúng tôi đang tìm kiếm Wilson Edwards, nhà sinh vật học [người Thụy Sĩ], được báo chí và phương tiện truyền thông Trung Quốc dẫn lời trong vài ngày qua. Nếu anh thực sự tồn tại, thì chúng tôi muốn gặp anh!"

    "Tuy nhiên, nhiều khả năng đây là tin giả [nguyên văn]. Mặc dù chúng tôi hiểu rằng thông tin này được lan truyền một cách thiện chí, nhưng chúng tôi đề nghị báo chí và cư dân mạng hãy gỡ các bài đăng có liên quan đến nhân vật này", theo dòng tweet của cơ quan đại diện ngoại giao Thụy Sĩ tại Trung Quốc.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trưởng đoàn điều tra WHO thừa nhận "bệnh nhân số 0" có thể là nhân viên phòng thí nghiệm Vũ Hán

    Tiến sĩ Peter Ben Embarek, trưởng phái đoàn điều tra của WHO từng đến Trung Quốc đầu năm nay, vừa đưa ra thông tin chấn động trong một cuộc phỏng vấn với đài TV2 (Đan Mạch).

    Đoàn điều tra WHO đưa giả thuyết mới về cuộc điều tra phòng thí nghiệm Vũ Hán; Nga bị cuốn vào làn sóng Covid-19 thứ 3 - Ảnh 1.

    Tiến sĩ Peter Ben Embarek.

    Cụ thể, bình luận về giả thiết virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể lây từ dơi sang người, Tiến sĩ Peter Ben Embarek cho biết bệnh nhân số 0 có thể là nhà khoa học hoặc nhân viên nghiên cứu về dơi tại phòng thí nghiệm tại Vũ Hán.

    "Một nhân viên bị nhiễm bệnh ngoài thực địa trong quá trình lấy mẫu là một trong các khả năng. Đó là khi virus nhảy từ dơi sang người. Trong trường hợp đó, khả năng có thể rơi vào một nhân viên phòng thí nghiệm hơn là một người dân làng ngẫu nhiên, hay một người thường xuyên tiếp xúc với dơi nào đó", ông Embarek nói.

    Tuy nhiên, vị tiến sĩ này cũng bổ sung thêm rằng các chuyên gia của WHO đã không tìm thấy bằng chứng trực tiếp nào chứng minh cho giả thuyết này.

    Tuyên bố mới nhất của ông Embarek có nhiều khác biệt so với kết luận trước đó của đoàn chuyên gia WHO được cử tới Vũ Hán, trong đó nói rằng giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là "cực kỳ khó xảy ra".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga bị cuốn vào làn sóng Covid-19 thứ ba

    Tại châu Âu, biến thể Delta cũng đang cuốn nước Nga vào làn sóng lây lan dịch COVID-19 thứ ba kể từ giữa tháng 6 vừa qua, bất chấp tiến độ tiêm chủng đạt được. Ngày 12/8, Nga ghi nhận thêm 808 ca tử vong vì COVID-19, mức theo ngày cao nhất kể từ đầu dịch, đưa tổng số ca tử vong ở nước này lên 168.049 ca - cao nhất ở châu Âu.

    Đáng lo ngại, tổng số ca tử vong trong hơn 40 ngày qua bằng hơn nửa tổng số ca tử vong ghi nhận trong thời gian từ tháng 4/2020 đến tháng 6 năm nay. Cũng trong 24 giờ qua, số ca mắc mới ở Nga tăng 21.932 ca, đưa tổng số ca mắc lên 6,43 triệu ca - cao thứ 4 trên thế giới.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc đóng cửa một nhà ga vì phát hiện ca nhiễm Covid-19

    Trung Quốc vừa ghi nhận một trường hợp mắc COVID-19 tại cảng biển Ninh Ba-Chu San - cảng lưu thông hàng hóa nhộn nhịp thứ ba trên thế giới. Nhà chức trách đã phải tạm thời đóng cửa nhà ga Meishan của cảng sau khi một nhân viên tại đây có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Người này đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ và hiện vẫn chưa xác định được nguồn lây. Gần 2.000 nhân viên tuyến đầu tại cảng Ninh Ba-Chu San đã được yêu cầu tạm thời không rời khỏi cảng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lào xem xét sử dụng dược liệu cổ truyền hỗ trợ điều trị Covid-19

    Chính quyền tỉnh Champasak (Nam Lào) đang xem xét sử dụng các loại thảo dược truyền thống của Lào vào hỗ trợ phác đồ điều trị cho người mắc Covid-19.

    Trong bối cảnh thiếu nguồn cung dược phẩm điều trị cho người bệnh mắc Covid-19, các quan chức y tế tỉnh Champasak đang xem xét, thảo luận về tác dụng của các loại thuốc dược liệu cổ truyền để thay thế. Theo đó, các nhân viên y tế sẽ được phép thay thế và dùng thử thuốc trong quá trình điều trị Covid-19 để đánh giá mức độ, hiệu quả so với các loại thuốc hiện đang điều trị cho bệnh nhân Covid của tỉnh này.

    Trung Quốc quyết không để vỡ trận; Lào xem xét phương pháp chữa Covid-19 bằng y học cổ truyền - Ảnh 1.

    Chính quyền tỉnh Champasak xem xét sử dụng thảo dược vào hỗ trợ điều trị cho người mắc Covid-19. Nguồn: Đài phát thanh tỉnh Champasak

    Trong cuộc họp gần đây, Tỉnh trưởng tỉnh Champasak Vilayvong Bouddakham đã hối thúc cơ quan y tế địa phương sớm triển khai việc sử dụng dược liệu y tế cổ truyền vào hỗ trợ điều trị cho người mắc Covid-19. Theo nội dung từ cuộc họp, tinh chất một loại thảo dược họ gừng có các thành phần dùng để chữa bệnh cảm cúm theo y học cổ truyền, có thể sử dụng để điều trị Covid-19.

    Ngoài ra, tỉnh Champasak yêu cầu cơ quan y tế lưu giữ các thông tin có liên quan, bao gồm dữ liệu lâm sàng và các phân tích, để phát triển việc điều trị bằng dược liệu cổ truyền trong tương lai.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc huy động nguồn lực để dập dịch ở Giang Tô

    Chính quyền Bắc Kinh đang triển khai các nguồn lực để kiểm soát đợt bùng phát dịch COVID-19 tại thành phố Dương Châu thuộc tỉnh Giang Tô. Dương Châu đang là điểm nóng về số ca mắc mới.

     - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho một em nhỏ tại Dương Châu ngày 5-8 - Ảnh: AFP

    Thành phố Dương Châu đang trải qua đợt bùng phát vì chuỗi lây nhiễm liên quan một điểm xét nghiệm COVID-19 được phát hiện vào cuối tháng 7.

    Theo Tân Hoa xã, Dương Châu tiếp tục ghi nhận thêm 37 ca mắc mới trong ngày 12-8, nâng tổng số ca trong đợt bùng phát từ cuối tháng 7 lên 485 ca.

    Mặc dù số ca nhiễm tại Trung Quốc hiện tại thấp hơn nhiều so với các nước khác, sự xuất hiện của biến thể Delta với đặc tính dễ lây lan khiến giới chức phải vào cuộc quyết liệt để tránh vỡ trận.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại