Cập nhật lúc

Bộ Ngoại giao TQ chỉ trích Mỹ gay gắt; sổ người tử vong do virus corona nhiều hơn 3 lần số nạn nhân ngày 11/9

Tính đến 7h sáng ngày hôm nay (9/4), đã có tổng cộng 1.510.333 ca nhiễm và 88.345 ca tủ vong do COVID-19 được xác nhận trên toàn thế giới, theo worldometers.info.

Bộ Ngoại giao TQ chỉ trích Mỹ gay gắt; sổ người tử vong do virus corona nhiều hơn 3 lần số nạn nhân ngày 11/9 - Ảnh 1.

Thống đốc New York Andrew Cuomo nói "rất đau đớn" khi chứng kiến số người tử vong do viurs corona.

"Ngày 11/9 đã từng là ngày đen tối nhất ở New York. Chúng ta mất 2.753 người vào ngày 11/9. Chúng ta mất hơn 7.000 người vì đại dịch lần này. Đây là điều thật kinh hoàng, đau đớn. Tôi không có từ nào để diễn tả cảm xúc đó."

Ông Cuomo cho biết mặc dù không thể thấy virus corona bằng mắt thường, nhưng ảnh hưởng của nó hiện hữu rất rõ nét và bi thảm.

"Không có một vụ nổ nào, nhưng nó là một vụ nổ thầm lặng lan truyền khắp xã hội, điều tương tự mà chúng ta chứng kiến trong ngày 11/9".

48
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Thống đốc New York cho biết số người tử vong vì virus corona nhiều hơn 4.000 người so với số nạn nhân trong ngày 11/9

    Bộ Ngoại giao TQ chỉ trích Mỹ gay gắt; sổ người tử vong do virus corona nhiều hơn 3 lần số nạn nhân ngày 11/9 - Ảnh 1.

    Thống đốc New York Andrew Cuomo nói "rất đau đớn" khi chứng kiến số người tử vong do viurs corona.

    "Ngày 11/9 đã từng là ngày đen tối nhất ở New York. Chúng ta mất 2.753 người vào ngày 11/9. Chúng ta mất hơn 7.000 người vì đại dịch lần này. Đây là điều thật kinh hoàng, đau đớn. Tôi không có từ nào để diễn tả cảm xúc đó."

    Ông Cuomo cho biết mặc dù không thể thấy virus corona bằng mắt thường, nhưng ảnh hưởng của nó hiện hữu rất rõ nét và bi thảm.

    "Không có một vụ nổ nào, nhưng nó là một vụ nổ thầm lặng lan truyền khắp xã hội, điều tương tự mà chúng ta chứng kiến trong ngày 11/9".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Trump kêu gọi người Mỹ tiếp tục giãn cách xã hội

    Trong tweet đầu tiên đăng tải này 9/4 (giờ Mỹ), tổng thống Trump kêu gọi người dân Mỹ tiếp tục giãn cách xã hội trong khi những mô hình dự báo mới cho thấy số người tử vong vì COVID-19 ở Mỹ sẽ thấp hơn nhiều so với dự đoán trước đây.

    Theo dự báo mới, Mỹ có thể sẽ có 60.000 ca tử vong do dịch bệnh tính tới hết tháng 8. Dữ liệu mới về hậu quả của đại dịch được thu thập tại Mỹ và trên thế giới liên tục được cập nhật cho mô hình này. Ngoài ra, giãn cách xã hội cũng được cho là đem lại hiệu quả tốt ở nhiều nơi.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha sẽ kéo dài tình trạng khẩn cấp quốc gia tới tháng 5

    Bộ Ngoại giao TQ: Đổ lỗi và bôi nhọ hình ảnh Trung Quốc sẽ không giúp Mỹ đánh bại virus - Ảnh 1.

    Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết sẽ kéo dài tình trạng khẩn cấp quốc gia tới tháng 5 để kiểm soát sự lây lan của virus corona.

    "Tôi nghĩ trong vòng 15 ngày tới chúng ta phải làm như vậy bởi chúng ta vẫn chưa thắng đại dịch," ông nói.

    Ông Sanchez đã đưa ra ý kiến này khi đề xuất với các nhà lập pháp về việc kéo dài tình trạng khẩn cấp quốc gia cho tới cuối tháng 4.

    Thủ tướng Tây Ban Nha cho biết ông tin rằng chính phủ sẽ không thể thuyết phục phe đối lập đồng thuận với ý kiến kéo dài tình trạng khẩn cấp trong 1 tháng. Do đó, ông đề xuất kéo dài tình trạng này thêm 2 tuần.

    Hiện tại, Tây Ban Nha có hơn 152.000 ca nhiễm virus corona.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia Mỹ: TQ đang lợi dụng lúc quân đội Mỹ gặp khó khăn vì COVID-19 để tăng cường hoạt động trái phép ở Biển Đông

    Bộ Ngoại giao TQ: Đổ lỗi và bôi nhọ hình ảnh Trung Quốc sẽ không giúp Mỹ đánh bại virus - Ảnh 1.

    Ảnh: Smith Collection/Gado/Getty Images

    Theo một bài viết đăng trên CNN ngày hôm qua, giữa lúc quân đội Mỹ vướng vào những rắc rối xoay quanh vấn đề phòng chống dịch COVID-19 trên một trong những tàu sân bay của nước này ở vùng Thái Bình Dương, Trung Quốc lại tiếp tục những hoạt động phi pháp tại Biển Đông.

    Trong tuần qua, trang web phiên bản tiếng Anh của quân đội Trung Quốc đã đăng tải thông tin về các cuộc tập trận hải quân quy mô lớn của nước này và vụ việc tàu hải cảnh của họ đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang tái khởi động các ngành công nghiệp vũ khí ở Vũ Hán, nơi từng là tâm dịch trong đại dịch COVID-19.

    Theo CNN, Trung Quốc đã tổ chức tập trận ở biển Đông sau khi tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ đi qua vùng biển này trên đường tới Guam. Hiện tại, tàu sân bay này đang có hơn 170 trường hợp dương tính với virus corona.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Từ ngày 10/4, người dân Sài Gòn bị giám sát cộng đồng

    Bộ Ngoại giao TQ: Đổ lỗi và bôi nhọ hình ảnh Trung Quốc sẽ không giúp Mỹ đánh bại virus - Ảnh 1.

    Chỉ ra tâm lý chủ quan của người dân khi tình hình dịch Covid-19 ở TP HCM chuyển biến tích cực, Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết từ ngày mai (10/4) sẽ triển khai giám sát cộng đồng trên địa bàn.

    Tại buổi họp trực tuyến Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 chiều 9/4, Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, bắt đầu từ ngày mai (10/4), TP sẽ triển khai giám sát trong cộng đồng, thông qua khai báo y tế và xét nghiệm tầm soát mở rộng bằng test nhanh.

    Theo ông Bỉnh, hiện tất cả các ổ dịch đều được hoàn tất khoanh vùng, đã kết thúc thời gian theo dõi và không phát hiện thêm trường hợp nào.

    Bộ Ngoại giao TQ: Đổ lỗi và bôi nhọ hình ảnh Trung Quốc sẽ không giúp Mỹ đánh bại virus - Ảnh 2.

    Một số người dân chủ quan khi tình hình dịch Covid-19 ở TP HCM chuyển biến tích cực.

    Song, sau 6 ngày không có ca nhiễm mới, người dân TP HCM ở một số nơi đang có tâm lý lơ là, các tuyến đường, chợ dân sinh... bắt đầu đông người.

    Thời gian tới, TP tiếp tục rà soát xét nghiệm 913 trường hợp nhập cảnh từ ngày 8/3; cách ly 600 người đến ngày 14/4. Bên cạnh đó, TP tiếp tục giám sát hoạt động tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt tại Công ty PouYuen (quận Bình Tân) có 72.000 công nhân, mức độ rủi ro lây nhiễm lên tới 91%.

    Nhà chức trách cũng sẽ tăng cường kiểm tra giám sát, nhất là việc đeo khẩu trang và thực hiện đảm bảo khoảng cách của người dân. Đồng thời, tiếp tục duy trì hoạt động 62 chốt kiểm dịch, kiểm tra phòng chống lây nhiễm ở các cơ sở y tế; sắp xếp lại các khu cách ly để chuẩn bị sẵn sàng trong tình hình mới và từ ngày mai sẽ triển khai giám sát trong cộng đồng.

    "Từ ngày 10/4 chúng ta sẽ triển khai giám sát trong cộng đồng thông qua khai báo y tế và xét nghiệm tầm soát mở rộng bằng test nhanh, tức là test kháng thể. Sẽ xét nghiệm xác định những trường hợp nào dương tính bằng RT-PCA tại các Khu ký xá công nhân, các cơ sở sản xuất tập trung nhiều lao động, các khu vực cộng đồng dân cư và các đối tượng có nguy cơ cao", ông Bỉnh cho biết.

    Hiện, TP HCM có 54 ca nhiễm nCoV (37 người khỏi bệnh); khoảng 600 người theo dõi sức khỏe ở các khu cách ly tập trung.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    100 bác sĩ Italy tử vong vì nCoV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    16,8 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong 3 tuần qua

    Bộ Ngoại giao TQ: Đổ lỗi và bôi nhọ hình ảnh Trung Quốc sẽ không giúp Mỹ đánh bại virus - Ảnh 1.

    Cán bộ thành phố đưa mẫu đơn cho người thất nghiệp. Ảnh: Joe Raedle/Getty Images

    Trong 3 tuần qua, hơn 16 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp cho Bộ Lao động.

    Cụ thể, tới hết ngày 21/3, Mỹ có 3,3 triệu người nộp đơn; tới hết ngày 28/3 có thêm 6,8 triệu người và hết ngày 4/4, có thêm 6,6 triệu người.

    Tổng cộng, có 16,8 triệu người nộp đơn thất nghiệp.

    Mỹ có 155.8 triệu người lao động vào tháng 3, do đó 16,8 triệu người thất nghiệp tương đương 11% số người lao động nước này.

    Theo CNN, không phải ai cũng được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện kinh ngạc về nguồn gốc các ca lây nhiễm ở New York: Đa số không tới từ châu Á, mà từ 1 ổ dịch khác

    Bộ Ngoại giao TQ: Đổ lỗi và bôi nhọ hình ảnh Trung Quốc sẽ không giúp Mỹ đánh bại virus - Ảnh 1.

    Các nhà khoa học cho biết virus corona phát hiện trong các ca lây nhiễm đầu tiên ở New York ít liên quan tới virus trong những ca được phát hiện khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh.

    Theo New York Times, các nghiên cứu mới cho thấy virus corona đã bắt đầu lây lan ở New York từ giữa tháng 2, vài tuần trước khi Mỹ xác nhận những trường hợp dương tính đầu tiên. Cũng theo nghiên cứu này, phần lớn virus corona tại Mỹ do những hành khách từ châu Âu đem tới, chứ không phải từ châu Á.

    "Đa số rõ ràng có nguồn gốc từ châu Âu," Harm van Bakel - một nhà khoa học về gen tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai, đồng tác giả nghiên cứu - cho biết.

    Một nhóm nhà khoa học độc lập khác tại Trường Dược Grossman thuộc Đại học New York (NYU) cũng đưa ra kết luận tương tự mặc dù không nghiên cứu trên cùng một số lượng bệnh nhân nhất định. Cả hai nhóm nhà khoa học nói trên đã phân tích gen từ những người bệnh ở New York, bắt đầu từ giữa tháng 3.

    Ngày 31/1, tổng thống Mỹ Donald Trump đã cấm người nước ngoài nhập cảnh vào Mỹ nếu họ từng tới Trung Quốc trong 2 tuần trước đó.

    Tới cuối tháng 2, Italy mới bắt đầu phong tỏa các thành phố và thị trấn. Ngày 11/3, ông Trump mới tuyên bố sẽ cấm hành khách tới từ các quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, tới thời điểm này, rất nhiều người New York đã mang virus trở về nhà.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chính phủ Trung Quốc đáp trả chỉ trích của Mỹ

    Bộ Ngoại giao TQ: Đổ lỗi và bôi nhọ hình ảnh Trung Quốc sẽ không giúp Mỹ đánh bại virus - Ảnh 1.

    Ảnh: Greg Baker/AFP/Getty Images

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã có chỉ trích mới đối với những động thái của Mỹ trong thời gian gần đây.

    Tại cuộc họp báo ngày hôm nay tại Bắc Kinh, ông Triệu khẳng định: "Bôi nhọ và cáo buộc hình ảnh Trung Quốc sẽ [không giúp Mỹ] đánh bại được virus. Chúng tôi hi vọng người dân Mỹ sẽ chiến thắng cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 càng sớm càng tốt".

    Trước đó, ông Trump và một số thành viên chính phủ Mỹ, bao gồm Ngoại trưởng Mike Pompeo, đã gọi đại dịch này là hậu quả của "Virus Trung Quốc" và chỉ trích Bắc Kinh đã thất bại trong việc xác định, ngăn chặn và cảnh báo về virus này sớm hơn.

    Tuy nhiên, ông Triệu không nhắc tới ông Pompeo và ông Trump trong tuyên bố của mình, cho rằng: "Chúng tôi hi vọng người Mỹ sẽ không chấp nhận những hành động chính trị hóa đại dịch, bôi nhọ Trung Quốc, đánh lạc hướng sự chú ý của công chúng và né tránh sai làm của các chính trị gia".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha có hơn 15.000 ca tử vong

    Tây Ban Nha tuyên bố đã đạt đỉnh dịch và sớm nới lỏng phong tỏa; WHO xác nhận Triều Tiên chưa có ca mắc COVID-19 nào - Ảnh 1.

    Ảnh: Pablo Miranzo/SOPA Images/LightRocket

    Tới nay, Tây Ban Nha ghi nhận hơn 15.000 ca tử vong trong đợt đại dịch COVID-19 - theo thông tin Bộ Y tế Tây Ban Nha công bố ngày hôm nay (9/4).

    Tuy nhiên, số cả tử vong mới đã giảm dần so với 2 ngày trước. Trong 24h qua, chỉ có 683 ca tử vong, ít hơn 757 ca so với ngày 8/4.

    Số ca đang chữa trị tăng 929 trường hợp, mức thấp nhất trong gần 1 tháng trở lại đây. Đã có 52.165 bệnh nhân Tây Ban Nha được chữa khỏi, tăng 4.144 trường hợp so với hôm qua.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sức khỏe của Thủ tướng Anh Boris Johnson đang có tiến triển tốt

    Tây Ban Nha tuyên bố đã đạt đỉnh dịch và sớm nới lỏng phong tỏa; WHO xác nhận Triều Tiên chưa có ca mắc COVID-19 nào - Ảnh 1.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson đã được điều trị tích cực tại bệnh viện St Thomas ở London trong ngày thứ 3 liên tiếp. Theo phát ngôn viên chính phủ Anh, sức khỏe của thủ tướng Johnson đang dần được cải thiện. Ông Boris Johnson đã nhập viện sau 10 ngày dương tính và có triệu chứng của bệnh COVID-19.

    "Tinh thần của ông Johnson rất tốt," phát ngôn viên nói.

    Hiện tại, thủ tướng Anh tiếp tục được "hỗ trợ thở oxy" và được các bác sĩ bệnh viện theo dõi thường xuyên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh nhân mắc Covid-19 số 50 ở Quảng Ninh dương tính trở lại sau 2 lần âm tính

    Tây Ban Nha tuyên bố đã đạt đỉnh dịch và sớm nới lỏng phong tỏa; WHO xác nhận Triều Tiên chưa có ca mắc COVID-19 nào - Ảnh 1.

    Ảnh: Tiến Tuấn.

    Theo Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Quảng Ninh sau hai lần xét nghiệm âm tính vào ngày 26 và 28/3 đã dương tính trở lại vào các ngày 30/3, 2/4 và 5/4.

    Chiều 9/4, theo thông tin từ Sở Y tế Quảng Ninh, hiện Quảng Ninh đang điều trị cho hai bệnh nhân mắc Covid-19 là bệnh nhân số 50 (nữ, 24 tuổi, địa chỉ tại TP Hạ Long) và bệnh nhân số 149 (nam, 40 tuổi, địa chỉ tại thành phố Hà Nội).

    Sau thời gian cách ly, theo dõi điều trị tại Bệnh viện số 2 của tỉnh, hiện sức khoẻ của cả hai bệnh nhân đều ổn định.

    Tuy nhiên, thực tế kết quả xét nghiệm của bệnh nhân 50 cũng cho thấy diễn biến phức tạp, khó lường.

    Cụ thể, bệnh nhân 50 xét nghiệm phát hiện dương tính SARS-CoV-2 vào ngày 13/3, 18/3 và 23/3; đã có hai lần xét nghiệm âm tính vào ngày 26 và 28/3, nhưng dương tính trở lại vào các ngày 30/3, 2/4 và 5/4.

    Đại diện Sở Y tế Quảng Ninh cho hay, qua nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới, nhất là các công bố gần đây của các nhà khoa học Hàn Quốc, Trung Quốc cho thấy, có những trường hợp bệnh nhân Covid-19 điều trị thành công, xét nghiệm nhiều lần cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2 nhưng khi về cộng đồng một thời gian khi xét nghiệm sàng lọc lại "tái dương tính" với SARS-CoV-2.

    Trước các diễn biến rất khó lường của dịch bệnh và các nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn đang hiện hữu, để bảo vệ sức khỏe cho mình và cộng đồng..., ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh khuyến cáo mọi người dân thực hiện tốt cách ly toàn xã hội.

    Đặc biệt là tiếp tục nâng cao ý thức phòng chống dịch, không được lơ là chủ quan mất cảnh giác; thực hiện nghiêm túc và tự giác các quy định của Chính phủ, của tỉnh và của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

    Bên cạnh đó, luôn thực hiện vệ sinh, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân theo hướng dẫn của ngành Y tế.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lufthansa Group kêu cứu vì mất 1 triệu euro mỗi giờ

    Lufthansa, một trong số tập đoàn hàng không lớn nhất châu Âu, cho biết đang bị mất 1 triệu USD thanh khoản cứ mỗi giờ đồng hồ.

    CEO Carsten Spohr ngày 8/4 phát biểu trước đội ngũ nhân sự qua video, nói rằng đại dịch COVID-19 là "thách thức lớn nhất trong lịch sử của chúng ta" và Lufthansa đang "đấu tranh" vì tương lai.

    Thay vì vận chuyển 350.000 hành khách một ngày như mức thông thường, hãng này hiện chỉ chuyên chở không đến 3.000 khách/ngày.

    "Do đó, chúng ta đang thất thoát 1 triệu USD thanh khoản mỗi giờ - cả ngày và đêm, tuần này qua tuần khác và có khả năng là tháng này sang tháng khác," ông Spohr nói.



    Lufthansa Group sở hữu các hãng hàng không quốc gia tại Đức, Thụy Sĩ, Áo và Bỉ, dự đoán chỉ có thể "sống sót" qua cuộc khủng hoảng COVID-19 với sự giúp đỡ từ nhà nước - CEO Spohr cho hay.

    Theo ông này, 7.000 nhân viên của hãng sẽ bị ảnh hưởng bởi các biện pháp cắt giảm chi phí. Trong tuần này, Lufthansa đã thông báo cắt giảm dài hạn quy mô đội tàu bay và sẽ cho ngừng hoạt động ít nhất 43 máy bay - tương đương 6% đội tàu bay.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Fitch dự báo GDP Việt Nam năm 2020 tăng trưởng 3,3% do tác động của COVID-19

    Hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings vừa thông báo điều chỉnh triển vọng xếp hạng tín dụng cho nợ dài hạn bằng ngoại tệ xuống mức ổn định từ mức tích cực trước đó, Fitch xác nhận triển vọng này ở mức ‘BB’.

    Việc điều chỉnh triển vọng này phản ánh cho tác động ngày một lớn từ đại dịch COVID-19 lên kinh tế Việt Nam thông qua các lĩnh vực du lịch và xuất khẩu cũng như nhu cầu nội địa suy yếu.

    Triển vọng của Fitch như trên phản ánh cho triển vọng tăng trưởng tốt của kinh tế Việt Nam trong trung hạn, khoảng thời gian ổn định vĩ mô được kéo dài, mức nợ chính phủ thấp hơn và khả năng tài chính tốt hơn so với nhiều nước cùng trình độ phát triển.

    Yếu tố tích cực của Việt Nam, theo đánh giá của Fitch, chính là việc dự trữ ngoại hối được tích lũy trong những năm tăng trưởng thuận lợi trước đó.

    Fitch dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 sẽ chững lại còn 3,3% từ mức 7,0% của năm 2019 bởi chịu tác động từ đại dịch. Mức tăng trưởng này như vậy sẽ thấp nhất tính từ giữa thập niên 1980. Tăng trưởng GDP của quý 1/2020 giảm xuống còn 3,8% từ mức 7,0% của quý 4/2019.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Fitch dự báo GDP Việt Nam năm 2020 tăng trưởng 3,3% do tác động của COVID-19 bizlive.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kinh tế Đức sẽ ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1970 do dịch COVID-19

    Báo cáo mùa Xuân được 6 viện nghiên cứu kinh tế hàng đầu của Đức công bố sáng 8/4 cho biết, nền kinh tế Đức sẽ sụt giảm nghiêm trọng do đại dịch COVID-19 với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2020 sụt giảm 4,2%, trong đó riêng quý I/2020 giảm 1,9% và quý tiếp theo sụt giảm tới 9,8%.

    Đây là mức sụt giảm mạnh nhất tính theo quý kể từ năm 1970 ở Đức và giảm gấp đôi so với quý I/2009 khi khủng hoảng tài chính thế giới hoành hành. 

    Những đánh giá này cũng tương đồng với nhận định gần đây của Hội đồng chuyên gia kinh tế Đức cho rằng nền kinh tế đầu tàu châu Âu sẽ giảm từ 2,8-5,4% trong năm 2020.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Kinh tế Đức sẽ ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1970 do dịch COVID-19baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Tây Ban Nha: Dịch COVID-19 đã đạt đỉnh

    Tây Ban Nha sẽ sớm bắt đầu lộ trình nới lỏng các biện pháp phong tỏa đang được áp đặt để ngăn chặn dịch COVID-19 - thủ tướng Pedro Sanchez ngày 9/4 cho biết, khi ông đề nghị Quốc hội thông qua đề xuất kéo dài tình trạng khẩn cấp đến ngày 26/4.

    "Chúng ta đã đạt đỉnh [dịch COVID-19] và từ nay sẽ bắt đầu nới lỏng [biện pháp phong tỏa," ông Sanchez phát biểu trước Quốc hội gần như trống không, bởi hầu hết các nghị sĩ đã làm việc tại nhà.

    Thủ tướng Tây Ban Nha cảnh báo, việc khôi phục cuộc sống bình thường cần phải "dần dần" và phù hợp với mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng ytế.

    Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez

     

    Chúng ta đang đối mặt với mối đe dọa lớn nhất với sức khỏe cộng đồng của hành tinh kể từ dịch cúm năm 1918. Điều cuối cùng chúng ta cho phép là sự lùi bước, bởi điều đó sẽ không chỉ là một sự thất bại mà còn là sự phục hồi đối với virus.

    Ông Sanchez cũng cảnh báo Liên minh châu Âu (EU) cần đồng lòng chống lại đại dịch, và toàn thể khối này "gặp nguy hiểm" nếu như không đoàn kết.

    Thủ tướng Sanchez nói với các nhà lập pháp rằng chính phủ của ông đang "làm việc về một kế hoạch" để từng bước đưa đất nước trở lại một hình thái "bình thường", nhưng cảnh báo rằng "Chúng ta không thể biết được dạng hình thái bình thường nào mà chúng ta đang khôi phục".

    Tây Ban Nha là nước bị COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng thứ hai trên thế giới đến nay, chỉ sau Mỹ. Khoảng 150.000 ca nhiễm đã được xác nhận ở nước này, và số ca tử vong lên đến 14.792.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga: Số ca nhiễm COVID-19 trong một ngày tăng mạnh, tổng số vượt 10.000 ca

    Số ca nhiễm COVID-19 tại Nga đã tăng hơn 1.000 trường hợp trong vòng một ngày. Cơ quan giám sát tình hình COVID-19 nước này thông báo đã có tổng cộng 10.131 trường hợp lây nhiễm.

    Báo cáo vào sáng hôm qua, 8/4, chỉ mới ghi nhận 8.672 ca nhiễm tại Nga, và 63 người tử vong.

    Trước đó, tổng thống Vladimir Putin từng nói Nga đã hành động sớm và đưa dịch bệnh trong tầm kiểm soát, tuy nhiên nhà chức trách Nga đã tăng cường các biện pháp mạnh hơn để ngăn dịch lây lan, bao gồm đóng cửa biên giới và yêu cầu người dân ở nhà.

    COVID-19: WHO xác nhận Triều Tiên chưa phát hiện ca mắc nào; Trung Quốc tăng mạnh số ca nhiễm về từ Nga - Ảnh 2.

    Xe cấp cứu trên đường phố thủ đô Moskva, Nga, ngày 8/4/2020 (Ảnh: Vladimir Gerdo/TASS/Getty Images)

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ thương mại Trung Quốc: TQ dẫn dắt cuộc chiến toàn cầu chống COVID-19

    Bộ thương mại Trung Quốc ngày 9/4 cho hay, nước này đang dẫn dắt cuộc chiến toàn cầu chống lại dịch COVID-19.

    Theo đó, tính đến ngày 8/4, đã có 58 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng 4 tổ chức quốc tế ký hợp đồng mua vật tư y tế từ Trung Quốc, trong khi 71 nước khác đang đàm phán với Bắc Kinh để đạt được thỏa thuận.

    Viện khoa học Trung Quốc (CAS) mới đây đã phát triển bộ công cụ xét nghiệm axit nulceic mới cho phép xác định virus SARS-Cov-2 trong vòng 45 phút. Sau hơn 600 thử nghiệm lâm sàng, các nhà sản xuất khẳng định bộ kit mới có độ chính xác đến 99%, thiết kế nhỏ gọn và có thể vận chuyển trong điều kiện nhiệt độ thông thường.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO xác nhận Triều Tiên chưa phát hiện ca nhiễm COVID-19 nào

    Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Triều Tiên, tiến sĩ Edwin Salvador thông tin rằng Triều Tiên đã thực hiện xét nghiệm cho 709 người - gồm 698 công dân Triều Tiên và 11 người nước ngoài, tất cả đều cho kết quả âm tính với virus SARS-Cov-2.

    Hiện Triều Tiên đang cách ly bắt buộc đối với 509 người, gồm 507 công dân. Ông Salvador cho hay, nước này đã hoàn thành cách ly cho 24.842 người tính từ ngày 31/12 năm ngoái.

    Đại diện WHO cũng xác nhận được Bộ Y tế Triều Tiên thông báo hàng tuần liên quan đến tình hình dịch bệnh ở nước này. Ngoài ra, các phòng thí nghiệm của Triều Tiên cũng có đủ năng lực xét nghiệm COVID-19 sau khi được Trung Quốc viện trợ các vật tư cần thiết để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán PCR hồi tháng 1.

    WHO cũng đã gửi các thiết bị bảo hộ để hỗ trợ quốc gia bán đảo.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    ABC News: Tình báo Mỹ cảnh báo Trung Quốc về COVID-19 từ tháng 11/2019

    Tháng 11/2019, Trung tâm quốc gia về tình báo y tế (NCMI) của Mỹ đã soạn một báo cáo trong đó chứa "những phân tích để đi đến kết luận về nguy cơ xảy ra một sự kiện thảm khốc", một nguồn tin nói với ABC News.

    Nguồn tin này nói rằng báo cáo tình báo đó được nộp nhiều lần lên Cơ quan tình báo quốc phòng, Hội đồng tham mưu trưởng của Lầu Năm góc và Nhà Trắng.

    Nhiều cuộc họp được tổ chức trong chính phủ Mỹ vào tháng 12, bao gồm với Hội đồng an ninh quốc gia, được nêu trong báo cáo chi tiết về mối đe doạ này để gửi tới cuộc họp báo cáo tình hình hằng ngày cho Tổng thống vào đầu tháng 1, ABC News đưa tin.

    Báo cáo này bày tỏ lo ngại nguy cơ dịch bệnh đe doạ các lực lượng lượng Mỹ ở châu Á.

    Ngày 8/4, NCMI bác bỏ sự tồn tại của báo cáo đó, nói rằng "không tồn tại một sản phẩm nào như thế của NCMI". Cơ quan này cũng từ chối bình luận về các vấn đề tình báo cụ thể.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Indonesia: Tàu bị cấm cập cảng vì sợ COVID-19, hành khách nhảy xuống biển bơi vào bờ

    Video hành khách nhảy từ tàu xuống biển (nguồn: SCMP)

    Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), một vài hành khách trên tàu Lambelu đã lấy phao cứu hộ, nhảy xuống biển và bơi vào bờ trong khi giới chức đảo Flores còn đang tranh luận xem có cho phép tàu cập cảng Maumere hay không, do lo sợ các ca nghi nhiễm virus SAR-CoV-2 gây ra dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).

    Trước đó, trên tàu đã ghi nhận 3 ca dương tính với COVID-19. Cả 3 trường hợp là nhân viên thủy thủ đoàn.

    "Chúng tôi yêu cầu hành khách hợp tác theo quy định y tế trước khi rời khỏi tàu và nghiêm cấm mọi hành động có thể gây hại", Wisnu Handoko – quan chức thuộc Bộ Vận tải Indonesia – tuyên bố.

    Theo những đoạn video đăng trên mạng xã hội, các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm trên tàu, trước khi đưa hành khách đến khu cách ly tại đất liền. Các mẫu xét nghiệm của hành khách đã được gửi tới một phòng thí nghiệm trên đảo Java vào tối 7/4. Dự kiến một tuần sau mới có kết quả xét nghiệm.

    Tàu Lambelu chở tổng cộng 255 hành khách, phần lớn là người lao động nhập cư trở về từ Malaysia, sau khi quốc gia láng giếng này áp đặt lệnh phong tỏa.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Tàu bị cấm cập cảng vì sợ COVID-19, hành khách nhảy xuống biển bơi vào bờbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ý tưởng phát tiền mặt cho dân của ông Trump: Vừa khắc phục COVID-19, vừa giải bài toán khó về biến đổi khí hậu?

    Trong tháng Ba vừa qua, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất ý tưởng phát không tiền mặt cho người dân.

    Cụ thể, Tổng thống Donald Trump và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin hôm 17/3 đã đề xuất gửi các tấm séc trị giá 1.000 USD cho mỗi người trưởng thành tại Mỹ nhằm nhanh chóng bơm hàng trăm tỉ USD vào nền kinh tế.

    Trong bài viết đăng trên nhật báo Bangor, ông Mark Reynolds - Giám đốc điều hành tổ chức bảo vệ môi trường Citizens’ Climate Lobby (CCL) cùng bà Theresa Hainer, đồng lãnh đạo cơ sở của CCL tại Bangor (tây bắc Wales) tin rằng, việc chính phủ Mỹ phát tiền mặt cho người dân sẽ hỗ trợ hiệu quả cho nền kinh tế Mỹ trong đại dịch COVID-19.

    Thế nhưng, hiệu quả của giải pháp này không chỉ dừng lại ở đó. Với tư cách là các nhà bảo vệ môi trường, ông Reynolds và bà Hainer cho rằng, Mỹ hoàn toàn có thể áp dụng cách giải quyết tương tự khi phải đương đầu với cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu sắp xảy ra.

    Khi Quốc hội Mỹ hướng sự chú ý sang biến đổi khí hậu - một cuộc khủng hoảng khác đang dần hiện hữu - họ không nên quên đi bài học này: Đưa tiền mặt trực tiếp là một phương thức đơn giản, minh bạch và công bằng để hỗ trợ người dân Mỹ trước những biến động kinh tế - Hai tác giả viết.

     Để khắc phục biến đổi khí hậu, con người cần ngừng phát thải khí thải nhà kính. Nước Mỹ cần chuyển dịch từ nền kinh tế dựa trên nhiên liệu hóa thạch sang nền kinh tế sử dụng năng lượng sạch.

    Do đó, Quốc hội Mỹ có thể "định giá" cho lượng khí thải carbon để tác động nền kinh tế Mỹ chuyển hướng, sau đó hoàn lại số tiền này dưới dạng "cổ tức bằng tiền" cho tất cả người dân Mỹ mỗi tháng.

    Cụ thể, bất cứ công ty nào đang khai thác các loại nhiên liệu hóa thạch mới từ lòng đất hoặc nhập khẩu chúng vào Mỹ sẽ phải "mua" giấy phép tại một cuộc đấu giá do chính phủ tổ chức dành cho mỗi tấn CO2 mà những nhiên liệu hóa thạch này thải vào khí quyển.

    Xin mời độc giả xem toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản: Thủ đô Tokyo lại ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 cao kỷ lục

    Ít nhất 1.338 ca nhiễm COVID-19 đã được ghi nhận tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, sau khi nhà chức trách thành phố này xác nhận thêm 144 ca nhiễm mới vào ngày 8/4 - số ca nhiễm tăng trong vòng 1 ngày cao nhất từ khi dịch bùng phát.

    Ở phạm vi toàn quốc, ít nhất 5.787 người đã mắc COVID-19 ở Nhật, bao gồm 712 trường hợp là các thành viên trên du thuyền Diamond Princess. 

    Số ca tử vong do COVID-19 là 96, với 4 ca tử vong được ghi nhận ngày thứ Tư, 8/4.

    Phần lớn địa phương ở Nhật Bản đã được ban bố tình trạng khẩn cấp, trong khi chính phủ nỗ lực ngăn chặn đà lây lan của virus SARS-Cov-2.

    Thủ tướng Shinzo Abe hôm 7/4 thông báo tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài 1 tháng và áp dụng tại 7 tỉnh thành, gồm Tokyo và Osaka. Hệ thống giao thông công cộng và siêu thị vẫn hoạt động trong tình trạng khẩn cấp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đức: Số ca tử vong do COVID-19 vượt 2.000

    Tổng số 2.107 người đã tử vong tại Đức do dịch COVID-19, sau khi nước này xác nhận thêm 246 ca tử vong trong vòng 24 giờ - Viện Robert Koch, cơ quan kiểm soát và phòng chống dịch bệnh của CHLB Đức, ngày 9/4 báo cáo.

    Số ca nhiễm mới COVID-19 từ ngày thứ Tư sang ngày thứ Năm (8-9/4) cũng tăng 5%, tương đương 4.974 bệnh nhân, nâng tổng số ca nhiễm ở Đức lên 108.202 người.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    [Tin tốt] Việt Nam: Thêm 2 bệnh nhân khỏi bệnh Covid-19, nhiều bệnh nhân đã âm tính từ 1 - 2 lần

    Bộ Y tế thông tin hôm nay có thêm 2 trường hợp được công bố khỏi bệnh, nhiều bệnh nhân đã có xét nghiệm âm tính từ 1 - 2 lần với virus SARS-CoV-2.

    PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Phó trưởng Tiểu ban điều trị, Giám đốc Trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị người bệnh Covid-19 cho biết, hiện Trung tâm đang hàng ngày nỗ lực cùng với sự hỗ trợ của các giáo sư đầu ngành hội chẩn với các bệnh viện đang điều trị người bệnh, đặc biệt là với các người bệnh nặng.

    Tin vui là các bệnh nhân nặng đã có tiến triển tốt và nhiều bệnh nhân xét nghiệm đã có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 từ 1 đến 2 lần. Trong đó đến thời điểm này có 18 bệnh nhân được xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 từ 2 lần trở lên. 2 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh trong sáng nay.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tỷ lệ ủng hộ cách xử lý COVID-19 của Tổng thống Trump đang giảm dần

    Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần khen ngợi cách phản ứng của chính phủ liên bang với cuộc khủng hoảng Covid-19.

    "Mọi người đều kinh ngạc với những gì chúng ta đang làm. và công chúng đang bắt đầu nhận ra điều đó", Tổng thống Trump khẳng định trong một cuộc họp báo hôm 6/4 tại Nhà Trắng.

    Tuy nhiên, những bình luận tích cực của nhà lãnh đạo Mỹ dường như không đi cùng với tỷ lệ đồng tình của người dân Mỹ dành cho chính quyền của ông.

    Trong một cuộc khảo sát toàn quốc mới đây của Đại học Monmouth, 44% người Mỹ cho biết các biện pháp của chính phủ liên bang không đủ mạnh mẽ để làm chậm lại sự lây lan của dịch Covid-19. Tỷ lệ này tăng 9 điểm phần trăm so với cách đây 1 tháng. Chỉ 35% những người được hỏi cho biết các biện pháp của chính phủ liên bang là phù hợp, giảm bớt so với con số 47% hồi tháng 3/2020.

    Cuộc khảo sát được công bố hôm 8/4 cũng chỉ ra rằng 55% những người tham gia khảo sát nhận định, chính phủ liên bang đã không thực hiện các biện pháp cần thiết để hỗ trợ những bang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Chỉ 37% người Mỹ tán thành với những gì chính quyền Tổng thống Trump đang làm hiện nay nhằm hỗ trợ các bang.

    Một cuộc bỏ phiếu trên toàn quốc của CNN công bố hôm 8/4 cho thấy 41% những người được hỏi cho rằng chính phủ liên bang đang làm tốt trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Tỷ lệ này đã giảm 7 điểm phần trăm so với cuối tháng trước. 55% người dân Mỹ cho rằng cách phản ứng của chính phủ là yếu kém, tăng 8 điểm phần trăm so với kết quả trước đó.

    Một cuộc khảo sát thứ 3 trên toàn nước Mỹ được công bố hôm 8/4 cũng cho thấy phần lớn người dân Mỹ đều cảm thấy Tổng thống Trump không hành động đủ mạnh mẽ để đối phó với dịch Covid-19. 55% người tham gia cuộc khảo sát do Đại học Quinnipiac tiến hành nhận định, Tổng thống hành động không đủ quyết liệt để đối phó với khủng hoảng, trong khi 41% cho rằng ông Trump đang làm tốt và 2% nhận định Tổng thống đang hành động thái quá.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    Tỷ lệ ủng hộ cách xử lý Covid-19 của Tổng thống Trump đang giảm dầnvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: Toàn bộ khách sạn dùng để cách ly ở thành phố giáp biên giới Nga đã chật cứng

    Nguồn tin của tờ Thời báo Hoàn Cầu tiết lộ, toàn bộ khách sạn được sử dụng làm địa điểm cách ly trong dịch COVID-19 tại thành phố Tuy Phân Hà, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, đã hết chỗ.

    Nguồn tin cho hay, không chỉ các khách sạn được chỉ định làm nơi cách ly đã chật cứng và thiếu nguồn lực y tế, các khách sạn khác không đạt tiêu chuẩn thì hiện cũng đã trở thành nơi ở cho đội ngũ y tế từ các địa phương khác của Trung Quốc tới hỗ trợ.

    Tỉnh Hắc Long Giang - giáp biên giới với Nga - ngày hôm nay (9/4) đã báo cáo thêm 40 trường hợp nhiễm mới COVID-19 là các công dân Trung Quốc trở về từ Nga. 

    Tuy Phân Hà đang đẩy nhanh hết cỡ tiến độ xây dựng một bệnh viện dã chiến quy mô 600 giường nhằm ứng phó tình trạng ca nhiễm từ Nga tăng mạnh những ngày qua. Bệnh viện dự kiến đi vào hoạt động ngày 11/4.

    Trước đó, đại sứ quán Trung Quốc tại Nga ngày hôm qua, 8/4, thông báo toàn bộ tuyến lưu thông cho hành khách ở các cửa khẩu đường bộ giữa Nga và Trung Quốc đã tạm thời đóng cửa và chưa có kế hoạch mở lại.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gần 300 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu sân bay Mỹ dương tính với COVID-19

    Số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ tăng gấp đôi chỉ trong vòng 1 tuần, TQ ghi nhận số ca nhiễm mới tăng nhẹ trở lại - Ảnh 1.

    Ảnh: Nicholas V. Huynh/U.S. Navy

    CNN dẫn nguồn tin quốc phòng Mỹ cho hay, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 286 thủy thủ trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (hiện đang neo đậu tại Guam) cho kết quả dương tính với COVID-19. 

    Hơn 90% thủy thủ đoàn được xét nghiệm. Toàn bộ 2.329 thủy thủ đã được đưa lên bờ, trong đó 1.700 người nghỉ tại các khách sạn. 

    Trước đó, chỉ huy tàu sân bay USS Theodore Roosevelt Brett Crozier đã bị sa thải vì để rò rỉ bức thư cầu cứu gửi Lầu Năm Góc đề nghị hỗ trợ thủy thủ đoàn mắc COVID-19 cho truyền thông.

    Người đưa ra quyết định sa thải, quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ ở thời điểm ấy, ông Thomas Modly cũng vừa từ chức sau khi xuất hiện đoạn ghi âm cho thấy ông dùng lời lẽ khiếm nhã để nói về ông Crozier trước hàng nghìn thủy thủ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Châu Phi báo động giữa mùa Covid-19: 5 triệu dân chỉ có 3 máy thở, 11 triệu dân chỉ có 15 giường ICU

    Với sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh Covid-19 ở châu Phi, những điểm yếu của hệ thống y tế của nhiều quốc gia châu lục này đã bị bộc lộ, như thiếu hụt nghiêm trọng các thiết bị y tế cần thiết để chống dịch.

    Tờ Financial Times (FT - Anh) ngày 6/4 đưa tin, Giám đốc WHO khu vực châu Phi Matshidiso Moeti gần đây cảnh báo rằng, số lượng máy thở ở nhiều nước châu Phi đang thiếu hụt trầm trọng. "Hơn nữa, điều này đang xảy ra trong bối cảnh thiếu hụt toàn cầu và nhiều quốc gia phong tỏa do đó sẽ khiến việc vận chuyển máy thở trở thành một thách thức", ông nói.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bắc Kinh phong tỏa thành phố nằm sát Nga, đóng cửa biên giới đất liền Nga-Trung

    Thành phố 70.000 dân Tuy Phân Hà nằm ở sát biên giới với Nga đã bắt đầu được phong tỏa vào sáng nay, 9/4 trong một nỗ lực của Trung Quốc nhằm khống chế sự lây lan của virus corona chủng mới - hãng thông tấn CCTV đưa tin.

    Chính quyền thành phố cho biết, tất cả mọi người dân sẽ buộc phải ở trong nhà. Lối vào các khu dân cư và tòa nhà sẽ được canh gác nghiêm ngặt.

    Hiện biên giới đất liền giữa Nga và Trung Quốc cũng đã tạm thời đóng cửa cho tới ngày 13/4. Quyết định này được đưa ra sau khi lãnh đạo Hắc Long Giang họp khẩn với giới chức Vladivostok.

    Đây được xem là phản ứng của Bắc Kinh trước tình trạng số ca bệnh nhập khẩu gia tăng.

    Đọc thêm trong link dưới

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    500 người mắc COVID-19/ngày, Nhật Bản đối mặt nguy cơ khẩn cấp toàn quốc

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO: Triều Tiên cách ly hơn 500 người, không ghi nhận ca nhiễm bệnh

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, Triều Tiên đã tiến hành hơn 700 xét nghiệm virus corona chủng mới, và tính đến ngày 2/4 có khoảng hơn 500 người trong diện cách ly. 

    Tuy nhiên Bình Nhưỡng vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào mắc COVID-19 mặc dù nước này có đường biên với 2 quốc gia bùng dịch mạnh nhất châu Á: Trung Quốc và Hàn Quốc.

    Số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ tăng gấp đôi chỉ trong vòng 1 tuần, TQ ghi nhận số ca nhiễm mới tăng nhẹ trở lại - Ảnh 1.

    Công tác khử trùng tại Triều Tiên. Ảnh KCNA

    "Tính đến ngày 2/4, có 8709 người - 11 người nước ngoài và 698 công dân Triều Tiên - được xét nghiệm virus corona chủng mới. Không có ca dương tính nào được ghi nhận. Hiện có 509 người trong diện cách ly - 2 người nước ngoài và 507 công dân Triều Tiên", bác sĩ Edwin Salvador, đại diện của WHO ở Triều Tiên chia sẻ với CNN.

    "Kể từ ngày 31/12, đã có 24.842 người hết hạn cách ly, trong đó có 308 người nước ngoài", ông Salvador cho hay. 

    WHO được biết rằng Triều Tiên đã nhận một số thiết bị xét nghiệm từ Trung Quốc vào tháng 1. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số đám cưới tăng mạnh ở Vũ Hán sau khi dỡ phong tỏa

    Tại Vũ Hán, nơi COVID-19 được ghi nhận đầu tiên, người dân đang dần quay trở lại cuộc sống thường nhật sau nhiều tháng phong tỏa. 

    Đối với một số cặp đôi, cách hoàn hảo để ăn mừng sự hồi sinh của thành phố là kết hôn. 

    Số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ tăng gấp đôi chỉ trong vòng 1 tuần, TQ ghi nhận số ca nhiễm mới tăng nhẹ trở lại - Ảnh 1.

    Các cặp đôi đi đăng ký kết hôn ở Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

     "Hôm nay là một ngày đặc biệt, một khởi đầu mới cho tôi và cho Vũ Hán", Xu Lin, một cư dân Vũ Hán kết hôn hôm 8/2 - ngày thành phố dỡ phong tỏa - chia sẻ với Global Times. 

    Chính quyền Vũ Hán mới chính thức mở lại văn phòng đăng ký kết hôn từ cuối tuần trước nhưng các đám cưới đã bắt đầu ngay từ tuần này khi lệnh hạn chế phong tỏa được nới lỏng. 

    Theo Alipay, công ty vận hành một số ứng dụng của nhà nước cho Vũ Hán, lượng truy cập vào văn phòng đăng ký kết hôn đã tăng 300%. Một số người dùng mạng xã hội còn phàn nàn rằng họ không thể đăng nhập. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Anh đã "phản ứng tích cực" với các nhân viên y tế

    Phát biểu tại cuộc họp báo chiều thứ Tư (8/4), Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak cho hay, Thủ tướng Boris Johnson vẫn ở trong khu điều trị tích cực (ICU) nhưng tình trạng của ông đang cải thiện và ông đã có thể ngồi dậy trên giường.

    Theo ông Sunak, Thủ tướng Johnson đã "phản ứng tích cực" với các nhân viên y tế. Ông Johnson hiện đang nhận được "sự chăm sóc tuyệt vời".

    "Tin tức mới nhất từ bệnh viện là thủ tướng vẫn ở trong ICU và tình trạng đang được cải thiện", ông Sunak chia sẻ. "Tôi cũng có thể nói với các bạn rằng, ông ấy đã ngồi được trên giường và đang phản ứng tích cực với đội ngũ nhân viên y tế".

    "Thủ tướng không chỉ là đồng nghiệp và lãnh đạo mà còn là người bạn của tôi, và tôi luôn lo lắng cho ông ấy và gia đình", Bộ trưởng Sunak nhấn mạnh.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore ghi nhận ngày có nhiều ca nhiễm mới nhất giữa làn sóng thứ hai

    Ngày 8/4, Singapore ghi nhận 142 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, nâng tổng số ca nhiễm bệnh của nước này lên 1.623 trường hợp, theo thông tin từ Bộ Y tế Singapore.

    Số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ tăng gấp đôi chỉ trong vòng 1 tuần, TQ ghi nhận số ca nhiễm mới tăng nhẹ trở lại - Ảnh 1.

    Ảnh: Reuters

    Tính đến thời điểm hiện tại, đây là số ca nhiễm mới nhiều nhất được ghi nhận trong 1 ngày ở Singapore, quốc gia đang nỗ lực khống chế làn sóng lây nhiễm thứ hai từ châu Âu. 

    Bộ Y tế Singapore cho biết, đa phần các ca nhiễm mới đều từ các ổ dịch địa phương. Chỉ có 2 trường hợp là tới từ bên ngoài, còn 72 trường hợp đang chờ xác định đầu mối tiếp xúc để xem bị nhiễm bệnh từ đâu. 

    Hiện tại, Singapore đã cấm tất cả các hoạt động tụ tập đông người: Tình trạng số ca nhiễm gia tăng diễn ra trong bối cảnh nước này tuyên bố, tất cả các cuộc tụ họp tập thể hay riêng tư đều sẽ được hạn chế để chống dịch. Quy định này đã bắt đầu có hiệu lực và được áp dụng cho các gia đình và bạn bè không sống cùng nhau. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản chi hơn 2 tỷ USD để giúp các công ty "rời khỏi" Trung Quốc

    Nhật Bản đã dành riêng 2,2 tỷ USD trong gói kích thích kinh tế kỷ lục của mình để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc trong bối cảnh dịch COVID-19 khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn giữa các đối tác thương mại chính. 

    Số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ tăng gấp đôi chỉ trong vòng 1 tuần, TQ ghi nhận số ca nhiễm mới tăng nhẹ trở lại - Ảnh 1.

    Ảnh: Reuters

    Được thiết kế nhằm giảm thiểu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, khoản ngân sách bao gồm 220 tỷ yen (khoảng 2 tỷ USD) để trợ giúp các công ty chuyển dây chuyền sản xuất về lại Nhật Bản và 23,5 tỷ yen (hơn 200 triệu USD) dành cho những doanh nghiệp muốn chuyển dây chuyền sản xuất tới các nước khác. 

    Trung Quốc vốn là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, tuy nhiên số lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm xuống gần một nửa vào tháng 2 khi dịch bệnh khiến các nhà xưởng phải đóng cửa, đẩy các công ty Nhật Bản vào tình trạng "đói" vật tư cần thiết cho sản xuất. 

    Hiện chưa rõ chính sách của Nhật Bản sẽ ảnh hưởng như thế nào tới nỗ lực suốt nhiều năm nhằm khôi phục quan hệ với Trung Quốc của Thủ tướng Shinzo Abe. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TT Trump đăng tweet cảm ơn Việt Nam sau khi 450.000 bộ quần áo bảo hộ được chuyển đến Texas

    Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đăng tải lên trang Twitter cá nhân thông tin về 450.000 bộ quần áo bảo hộ được Việt Nam chuyển giao cho Mỹ để chống dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới, với nội dung như sau:

    "Sáng ngày hôm nay [8/4 - theo giờ địa phương], 450.000 bộ quần áo bảo hộ đã được chuyển đến Dallas, bang Texas, nhờ vào sự hợp tác của hai công ty tuyệt vời của chúng ta - DuPont và FedEx - cùng những người bạn của chúng ta ở Việt Nam. Xin cảm ơn các bạn!"

    Số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ tăng gấp đôi chỉ trong vòng 1 tuần, TQ ghi nhận số ca nhiễm mới tăng nhẹ trở lại - Ảnh 1.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo về "những khó khăn và thách thức mới" trước nguy cơ về làn sóng bùng phát dịch thứ 2

    Số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ tăng gấp đôi chỉ trong vòng 1 tuần, TQ ghi nhận số ca nhiễm mới tăng nhẹ trở lại - Ảnh 1.

    Ảnh: Tân Hoa Xã

    Tân Hoa Xã đưa tin, trong cuộc họp với Bộ Chính trị Trung Quốc ngày hôm qua (8/4), ông Tập đã đưa ra lời cảnh báo về "các yếu tố bất định và bất trắc" nói trên. 

    Mặc dù tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đang được kiểm soát khá tốt, tuy nhiên trong 2 ngày gần đây, số ca nhiễm mới được ghi nhận trong ngày đã tăng nhẹ trở lại do các trường hợp mới nhập cảnh từ nước ngoài.

    "Trung Quốc đang đối mặt với những khó khăn và thách thức mới sau khi các hoạt động phát triển kinh tế và xã hội bắt đầu được khôi phục", ông Tập cho biết.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ phát hiện một nhà tù tại Chicago là một trong những cụm lây nhiễm lớn nhất trên toàn quốc

    Theo CNN, có hơn 400 ca nhiễm COVID-19 được xác nhận có liên quan tới nhà tù tại hạt Cook, thành phố Chicago, khiến nơi này trở thành một trong những cụm lây nhiễm lớn nhất ngoài các cơ sở y tế tại Mỹ. 

    Cụ thể, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng hạt Cook, đã có 251 phạm nhân và 150 nhân viên nhà tù có kết quả dương tính với virus corona. Trong số 251 phạm nhân này, hiện có 22 người đang được điều trị tại bệnh viện và 31 người đã được chuyển tới cơ sở cách ly hậu hồi phục. 

    Một phạm nhân đã tử vong sau khi có các triệu chứng "rõ ràng" của bệnh COVID-19, tuy nhiên đây chỉ là nhận định ban đầu của cảnh sát trong khi chờ kết quả khám nghiệm tử thi.

    Nhà tù có hơn 4.700 phạm nhân này đã phải lập ra một nơi cách ly riêng cho những phạm nhân nhiễm COVID-19 để ngăn dịch bệnh lây lan.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: Số ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận trong ngày tăng nhẹ trở lại

    Số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ tăng gấp đôi chỉ trong vòng 1 tuần, TQ ghi nhận số ca nhiễm mới tăng nhẹ trở lại - Ảnh 1.

    Theo thông cáo từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NCC), tính đến cuối ngày 8/4 vừa qua, nước này đã ghi nhận thêm 63 ca nhiễm COVID-19 mới, tăng nhẹ so với 62 ca được ghi nhận vào 1 ngày trước đó. Con số này cũng đánh dấu ngày thứ 2 liên tiếp Trung Quốc chứng kiến số ca nhiễm mới trong ngày tăng trở lại, theo The Guardian.

    Được biết, trong số 63 ca nhiễm mới được ghi nhận, có 61 trường hợp là những người trở về từ nước ngoài.

    Hiện tại, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc đã tăng lên 81.865 người. 

    Mặc dù số ca nhiễm mới đã giảm mạnh kể từ sau đỉnh dịch hồi tháng 2 và một số thành phố đã được dỡ bỏ lệnh phong tỏa, nhưng giới chức nước này vẫn tiếp tục khuyến cáo người dân cảnh giác và thận trọng trước những lo ngại về làn sóng bùng phát dịch thứ 2, chủ yếu do nguy cơ từ các ca nhiễm "nhập khẩu".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ghi nhận thêm kỷ lục buồn về số ca tử vong trong 24h, New York treo cờ rủ toàn bang

    Số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ tăng gấp đôi chỉ trong vòng 1 tuần, TT Trump tiếp tục lên án WHO thiên vị TQ - Ảnh 1.

    Tại tiểu bang New York, tính đến cuối ngày 8/4 đã có thêm 779 ca tử vong mới được ghi nhận, theo số liệu được Thống đốc Andrew Cuomo công bố. Con số này đã trở thành "kỷ lục buồn" mới tại tâm dịch lớn nhất của nước Mỹ.

    Trước những tin xấu dồn dập trong những ngày qua, Thống đốc Cuomo đã chỉ đạo toàn bang treo cờ rủ để tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng do COVID-19.

    Theo dự báo của giới chức bang New York, số ca tử vong do dịch bệnh sẽ còn tiếp tục ở mức độ hiện tại hoặc tăng lên trong thời gian tới. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Trung Đông

    Tình hình dịch bệnh tại khu vực Trung Đông cũng có những diễn biến phức tạp khi số ca dương tính SARS-CoV-2 mới ở Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng nhanh chóng. Chỉ trong 24h, quốc gia này đã ghi nhận 4.117 số ca mắc Covid-19, cao hơn cả số ca dương tính với SARS-CoV-2 ở Italy. Thổ Nhĩ Kỳ cũng ghi nhận thêm 87 ca tử vong vì dịch bệnh, nâng tổng số người chết lên 812 trường hợp.

    Iran tiếp tục là ổ dịch lớn nhất Trung Đông với 64.586 ca mắc Covid-19 và gần 4.000 ca tử vong vì dịch bệnh này.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ vượt 430.000 người, tăng gấp đôi chỉ trong vòng 1 tuần

    Theo số liệu được cập nhật trên trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h20 sáng ngày hôm nay (9/4 - theo giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tại Mỹ đã vượt mốc 430.000 người trên toàn bộ 50 tiểu bang và các vùng lãnh thổ của nước này.

    Nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện là nơi có nhiều ca nhiễm COVID-19 nhất thế giới - tăng gấp đôi so với 1 tuần trước đó và nhiều hơn 5 lần so với số ca nhiễm được xác nhận tại Trung Quốc - nơi dịch bệnh khởi phát từ tháng 12 năm ngoái.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Những tín hiệu tích cực tại các "ổ dịch" lớn thứ 2, thứ 3 trên thế giới

    Số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ tăng gấp đôi chỉ trong vòng 1 tuần, TT Trump tiếp tục lên án WHO thiên vị TQ - Ảnh 1.

    Theo Bộ Y tế Tây Ban Nha, "ổ dịch" lớn thứ 2 thế giới này đã ghi nhận 757 ca tử vong mới do COVID-19 trong vòng 24h qua, tăng so với con số được ghi nhận của một ngày trước. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp nước này ghi nhận số ca tử vong trong ngày tăng trở lại.

    Mặc dù vậy, Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha khẳng định tỉ lệ tử vong do COVID-19 tại quốc gia này vẫn đang trên đà giảm dần - cụ thể là tỉ lệ này đã giảm một nửa so với thời điểm cuối tháng 3, còn khoảng 5%.

    Tính đến 7h sáng ngày hôm nay (9/4 - theo giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Tây Ban Nha đã tăng lên 148.220 trường hợp, tuy nhiên giới chức nước này khẳng định rằng các biện pháp phong tỏa, chống dịch đã bắt đầu phát huy tác dụng.

    Còn tại Italy, "ổ dịch" lớn thứ 3 thế giới, số ca tử vong được ghi nhận trong vòng 24h qua đã giảm so với 1 ngày trước đó (542 trường hợp so với 604 trường hợp), tuy nhiên số ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận lại tăng. Tuy vậy, số ca tử vong trong ngày giảm xuống cũng là một tín hiệu tích cực tại quốc gia châu Âu này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam chưa ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 sau 24 giờ

    6h ngày 9/4, Bộ Y tế thông tin số ca nhiễm Covid-19 là đến nay vẫn là 251 trường hợp, không thay đổi so với cùng thời điểm ngày hôm trước.

    Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, hiện có 5 bệnh nhân thở oxy.

    Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 25 ca. Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 17 ca.

    Dự kiến trong ngày 9/4, Bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ công bố 2 bệnh nhân 203, 234 được điều trị khỏi.

    Tính đến 18h00 ngày 8/4/2020, ghi nhận 251 trường hợp mắc tại 26 tỉnh, thành phố (Việt Nam đứng thứ 104 trong 210 quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch Covid-19); trong đó 126 bệnh nhân (50,2%) đã được công bố khỏi bệnh; 125 bệnh nhân đang được điều trị trong 16 cơ sở y tế.

    Tổng số trường hợp nghi ngờ đã loại trừ: 23.349; Tổng số trường hợp nghi ngờ đang theo dõi, cách ly: 2.537 (trong đó: số mới trong ngày: 182, số cũ đang theo dõi: 2.355).

    Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 77.298 (trong đó: cách ly tập trung tại bệnh viện: 642; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 27.790; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 48.866). Tổng số mẫu bệnh phẩm đã xét nghiệm cộng dồn: 110.124(số mẫu dương tính: 251, số mẫu âm tính: 109.873).

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tình hình dịch COVID-19 tại ASEAN: Cuối ngày 8/4, tổng cộng 15.478 ca mắc COVID-19 được ghi nhận, trong đó có 7.019 ca tử vong

    Tính tới hết ngày 8/4, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận 15.478 ca mắc COVID-19, trong đó có 7.019 ca tử vong. Nhiều nước có số ca nhiễm mới tăng cao.

    Thái Lan

    Nhằm ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19, chính quyền Thái Lan thông báo Pattaya - thành phố du lịch ven biển miền Đông nước này - sẽ áp đặt lệnh phong tỏa tạm thời, qua đó đóng cửa đối với toàn bộ du khách trong và ngoài nước.

    Trong khi đó, chính quyền vùng đô thị Bangkok (BMA) đang mở chiến dịch xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại nhà dành cho những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này tính đến ngày 8/4 đã ghi nhận tới 2.369 ca mắc bệnh.

    Indonesia 

    Người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia Achmad Yurianto cho biết nước này ngày 8/4 đã ghi nhận thêm 218 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh trên toàn quốc lên thành 2.956 người.

    Ông Yurianto cũng cho hay Indonesia đã có thêm 19 người tử vong do mắc COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên thành 240 người, trong khi có 222 bệnh nhân được chữa khỏi.

    COVID-19 đã lây lan ra 32 trên tổng số 34 tỉnh và thành phố ở Indonesia. Trong đó, thủ đô Jakarta tiếp tục là "điểm nóng" với 1.470 ca nhiễm.

    Trong bối cảnh đó, Jakarta sẽ thắt chặt các biện pháp nhằm hạn chế người dân đi lại sau khi được chính quyền trung ương cho phép áp đặt Các hạn chế xã hội quy mô lớn (PSBB) nhằm ngăn chặn virus SARS-CoV-2.

    Singapore

    Ngày 8/4, Bộ Y tế Singapore thông báo đã ghi nhận thêm 142 ca mắc COVID-19, mức tăng hàng ngày lớn nhất, nâng tổng số ca mắc bệnh dịch nguy hiểm này tại Đảo quốc Sư Tử lên 1.623 ca. Theo thông báo, trong số các ca mắc mới, có 40 ca liên quan tới các khu nhà tập thể dành cho công nhân nước ngoài.

    Cùng ngày, Chính phủ Singapore đã thông báo các biện pháp mới nhằm đẩy nhanh việc sản xuất thực phẩm trong nước trong bối cảnh dịch COVID-19 đang làm gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu. Singapore hiện chỉ sản xuất đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu thực phẩm trong nước.

    Malaysia

    Tính tới hết 8/4, Malaysia có thêm 156 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca lên 4.119 ca, trong đó có 65 ca tử vong.

    Do ảnh hưởng của Mệnh lệnh Kiểm soát di chuyển (MCO) được Chính phủ Malaysia áp đặt nhằm ngăn chặn virus SARS-CoV-2, nhiều lao động nước ngoài tại Malaysia đã bị sa thải và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

    Tình hình dịch COVID-19 tại các nước thành viên ASEAN khác như Lào, Brunei, Timor Leste trong 24h qua không có nhiều diễn biến mới đáng chú ý. Các nước tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực phòng và ngăn chặn dịch lan rộng.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích WHO

    Tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu vượt mốc 1,5 triệu người; TT Trump tiếp tục chỉ trích WHO - Ảnh 1.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ 4 (8/4) vừa qua đã tiếp tục chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau khi người đứng đầu tổ chức này đề nghị ông đừng "chính trị hóa virus corona".

    Cụ thể, trong một cuộc họp báo được tổ chức cùng ngày, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã lên tiếng về một lời chê trách trước đó của nhà lãnh đạo Mỹ về cách WHO phản ứng trước dịch bệnh COVID-19:

    "Làm ơn đừng chính trị hóa [virus corona]... Nếu ông không muốn thấy thêm nhiều túi đựng thi thể, thì xin ông hãy kiềm chế, đừng chính trị hóa dịch bệnh."

    Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng sau đó, Tổng thống Trump đã phản bác tuyên bố trên, và cho rằng chính ông Ghebreyesus mới là người đang chính trị hóa virus corona, đồng thời nhắc lại lời cáo buộc rằng tổ chức này thiên vị Trung Quốc.

    "Tôi không thể tin rằng ông ta lại đề cập tới chính trị... Mọi người có thể nhìn vào mối quan hệ giữa WHO và Trung Quốc. Trung Quốc chỉ chi ra 42 triệu USD, [Mỹ] chi tới 450 triệu USD nhưng mọi thứ dường như đều theo ý Trung Quốc. Điều đó không đúng đắn, và thật không công bằng với nước Mỹ nói riêng và cả thế giới nói chung" - ông Trump nói.

    Theo đó, nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định số ca tử vong do COVID-19 trên toàn cầu sẽ thấp hơn nhiều nếu WHO có thể đưa ra một "phân tích chính xác" về tình hình dịch bệnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu vượt mốc 1,5 triệu người

    Tính đến 7h sáng ngày hôm nay (9/4), đã có tổng cộng 1.510.333 ca nhiễm và 88.345 ca tử vong do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp (COVID-19) được xác nhận trên toàn thế giới, theo worldometers.info.

    Theo bảng số liệu chi tiết về số ca nhiễm/ca tử vong của từng nước trên thế giới dưới đây, có thể top 5 "điểm nóng" đáng lo ngại nhất trên thế giới hiện nay vẫn tập trung ở Mỹ và châu Âu. 

    Một số quốc gia châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Anh đều đã ghi nhận hơn 5.000 ca tử vong mới, khiến tổng số ca nhiễm bệnh tại các quốc gia này tiếp tục tăng nhanh và đã vượt Trung Quốc trong những ngày gần đây.

    Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã ghi nhận hơn 4.000 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 38.226 người. Trước đó đã có một số chuyên gia cảnh báo về nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành "Italy thứ 2" nếu tình hình không được nhanh chóng kiểm soát đúng cách.

    Tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu vượt mốc 1,5 triệu người; TT Trump tiếp tục chỉ trích WHO - Ảnh 1.

    Nguồn: worldometers.info

    Tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu vượt mốc 1,5 triệu người; TT Trump tiếp tục chỉ trích WHO - Ảnh 2.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại