Cập nhật lúc

400.000 liều AstraZeneca sẽ về Việt Nam trong tuần này; Phát hiện quan trọng về thời điểm virus lây mạnh nhất

Phần lớn các nước có số ca nhiễm mới cao nhất đang tập trung tại châu Á.

400.000 liều AstraZeneca sẽ về Việt Nam trong tuần này; Phát hiện quan trọng về thời điểm virus lây mạnh nhất
18
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Phát hiện quan trọng về thời điểm virus SARS-CoV-2 lây mạnh nhất

    Những người nhiễm virus SARS-CoV-2 dễ lây lan cho người khác nhất trong khoảng thời gian 2 ngày trước khi và 3 ngày sau khi phát hiện các triệu chứng của bệnh.

    Hãng tin PTI ngày 26-8 cho biết trên đây là kết luận đến từ một nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc. Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí JAMA Internal Medicine.

    Các nhà nghiên cứu đã tiến hành truy tìm và xác định khoảng 9.000 trường hợp có liên hệ chặt chẽ với các ca mắc Covid-19 tại tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc từ tháng 1-2020 đến tháng 8-2020. Họ bao gồm các cá nhân sống trong cùng một hộ gia đình hoặc những người ăn tối cùng nhau, đồng nghiệp, người ở chung bệnh viện hoặc cùng nhau lái xe.

    Trong số những trường hợp chính được theo dõi, 89% xuất hiện các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình. Chỉ có 11% là không có triệu chứng và không ai ghi nhận triệu chứng nghiêm trọng.

    Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người nhiễm virus SARS-CoV-2 dễ lây lan cho người khác nhất trong khoảng thời gian 2 ngày trước khi và 3 ngày sau khi ghi nhận các triệu chứng của bệnh.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Covid-19: Phát hiện quan trọng về thời điểm virus SARS-CoV-2 lây mạnh nhấtnld.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia sẽ chuyển cho Việt Nam 400.000 liều vaccine Covid-19 trong tuần này

    Trong thông cáo báo chí chung với Bộ trưởng Phát triển và Thái Bình Dương đưa ra vào tối nay, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payen cho biết, trong tuần này, Australia sẽ cung cấp cho Việt Nam hơn 400.000 liều vaccine. Số vaccine này nằm trong tổng số 1,5 triệu liều vaccine AstraZeneca mà Australia đã cam kết cung cấp cho Việt Nam trong năm nay.

    400.000 liều AstraZeneca sẽ về Việt Nam trong tuần này; Một vaccine được Việt Nam cấp phép sử dụng khẩn cấp sinh kháng thể gấp 9 lần sau mũi 2 - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne. Nguồn: ABC News

    Số vaccine này được Australia cam kết cung cấp cho Việt Nam bên cạnh khoản hỗ trợ 40 triệu AUD để cùng với UNICEF giúp Việt nam ứng phó với Covid-19. Số tiền này được dùng để mua ống tiêm, đào tạo nhân viên y tế, mua tủ lạnh để duy trì dây chuyền bảo quản lạnh và hỗ trợ đưa vaccine về các vùng sâu, vùng xa của Việt Nam.

    Bên cạnh đó, trong khoảng 100 triệu AUD mà Australia đóng góp vào Quỹ Đối tác vaccine của nhóm Bộ Tứ với các nước Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ, cũng sẽ có những hạng mục dành cho Việt Nam. Ngoài ra, Australia cũng hỗ trợ Việt Nam ứng phó với Covid-19 thông qua khoản đóng góp trị giá 130 triệu AUD vào chương trình COVAX giúp các quốc gia đang phát triển được tiếp cận vaccine một cách công bằng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia WHO cảnh báo sắp hết thời hạn tìm nguồn gốc Covid-19

    Các nhà khoa học quốc tế tham gia cuộc điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nguồn gốc của Covid-19 cho biết, không còn nhiều thời gian để tìm ra câu trả lời, ra tuyên bố chung đầu tiên kể từ khi công bố báo cáo gây nhiều tranh cãi của họ cách đây 5 tháng.

    Nhóm 11 nhà khoa học đã bình luận trên tạp chí Nature hôm 25/8: "Cơ hội thực hiện cuộc điều tra quan trọng đang nhanh chóng khép lại: bất cứ sự chậm trễ nào cũng sẽ khiến một số nghiên cứu không thể thực hiện được về mặt sinh học."

    Đầu năm nay, các chuyên gia đã tham gia một chuyến công tác thực địa kéo dài 4 tuần do WHO hỗ trợ để nghiên cứu ở Vũ Hán, Trung Quốc - nơi đầu tiên ghi nhận Covid-19. 11 nhà khoa học nhận định báo cáo của họ xuất bản hồi tháng 3 là bước đầu tiên trong quá trình đã bị đình trệ.

    Vào cuối tháng 5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh cho cơ quan tình báo Mỹ tăng gấp đôi nỗ lực điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19 - bao gồm cả giả thiết liệu đây có phải một tai nạn xuất phát từ phòng thí nghiệm hay không - và báo cáo lại với ông sau 90 ngày. Nhà Trắng đã nhận được báo cáo mật vào hôm 24/8 (giờ Mỹ). Nhưng điều bế tắc là nghiên cứu do WHO đứng đầu sẽ tiếp tục ở đâu và như thế nào. Trọng tâm của cuộc tranh cãi đó là giả thuyết virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

    Nhóm nghiên cứu cho biết họ không tìm thấy bằng chứng thuyết phục cho bất kỳ giả thuyết nào trong chuyến đi thực tế của mình. Tuy nhiên, họ đã nhận được những lời chỉ trích vì đã không kiểm tra kỹ lưỡng hơn giả thuyết này và đã kết luận trong báo cáo rằng nó "cực khó xảy ra".

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Chuyên gia WHO cảnh báo sắp hết thời hạn tìm nguồn gốc Covid-19soha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine Sputnik V giúp tăng khả năng vô hiệu hóa bất kỳ biến thể SARS-CoV-2 nào

    Theo một nghiên cứu, sau khi tiêm vaccine Sputnik V, các kháng thể trải qua một quá trình phát triển theo thời gian, giúp cải thiện khả năng ngăn chặn virus và ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2.

    Ngày 25/8, Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sản xuất Argentina dẫn kết quả một nghiên cứu cho biết, các kháng thể phát triển sau khi tiêm vaccine Covid-19 Sputnik V của Nga đã chứng tỏ khả năng vô hiệu hóa bất kỳ biến thể SARS-CoV-2 nào vẫn ở mức cao sau 6 tháng tiêm chủng.

    "Mặc dù số lượng kháng thể giảm, từ kết quả nghiên cứu này chúng tôi thấy rằng chất lượng của kháng thể và khả năng vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 và các biến thể tăng lên theo thời gian sau khi tiêm vaccine Sputnik V", bộ phận báo chí của Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sản xuất Argentina dẫn lời Andrea Gamarnik, người đứng đầu nhóm các nhà nghiên cứu, cho biết.

    Một loại vaccine được Việt Nam cấp phép sử dụng khẩn cấp sinh kháng thể gấp 9 lần sau mũi 2 - Ảnh 1.

    Vaccine Sputnik V của Nga. Ảnh: TASS

    “Các kháng thể trải qua một quá trình phát triển theo thời gian, giúp cải thiện khả năng ngăn chặn virus và ngăn ngừa lây nhiễm”, bà Andrea Gamarnik giải thích.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Vaccine Sputnik V giúp tăng khả năng vô hiệu hóa bất kỳ biến thể SARS-CoV-2 nàoVOV
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hiệu quả của vaccine COVID-19 giảm dần sau khi tiêm 6 tháng

    Hãng tin Reuters dẫn kết quả nghiên cứu của tổ chức có tên Zoe COVID của Anh cho thấy, sau 5-6 tháng tiêm đủ hai mũi, hiệu quả của vaccine Pfizer trong việc ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 giảm từ 88% xuống 74%. 

    Đối với vaccine AstraZeneca, hiệu quả chống lây nhiễm giảm từ 77% xuống 67% sau khi tiêm đủ 2 mũi 4-5 tháng.

    Cần lưu ý rằng những mức hiệu quả này vẫn cao hơn tiêu chuẩn 50% do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra cho vaccine COVID-19. Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh dựa trên hơn 1,2 triệu kết quả xét nghiệm.

    Theo các nhà khoa học này, kết quả nghiên cứu cho thấy chúng ta cần phải chuẩn bị hành động. Hiện một số nước đã triển khai hoặc đang lên kế hoạch triển khai tiêm liều tăng cường vaccine COVID-19 vào cuối năm nay.

    Hiệu quả của vaccine COVID-19 giảm dần sau khi tiêm 6 thángvtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Hun Sen: Tiêm bổ sung mũi 3 thì "người bạn" Trung Quốc vẫn là nguồn cung vaccine tốt nhất

    Một loại vaccine được Việt Nam cấp phép sử dụng khẩn cấp sinh kháng thể gấp 9 lần sau mũi 2 - Ảnh 1.

    Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: AFP

    Thủ tướng Campuchia Hun Sen mới đây cho biết nước này có thể sử dụng vaccine Sinovac và Sinopharm do Trung Quốc sản xuất cho chiến dịch tiêm tăng cường liều thứ 3 nhờ nguồn cung dồi dào.

    Vào ngày 25/8, Thủ tướng Hun Sen đã chính thức ban hành chỉ đạo về việc tiêm mũi tăng cường thứ 3 cho các công dân từ 12 tuổi trở lên. Theo Phnom Penh Post, Trung Quốc vẫn là "nhà cung cấp chiến lược" về vaccine COVID-19 cho Campuchia.

    Trong bối cảnh biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 dễ lây lan đang hoành hành trên thế giới, Campuchia vào đầu tháng này đã triển khai chiến dịch tiêm liều vaccine COVID-19 thứ 3 cho những người tham gia chống dịch ở tuyến đầu - nhằm nâng cao sức đề kháng của hệ miễn dịch.

    Thủ tướng Hun Sen: Tiêm bổ sung mũi 3 thì 'người bạn' Trung Quốc vẫn là nguồn cung vaccine tốt nhấtsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine Pfizer Mỹ tặng thêm đã về đến Việt Nam

    Khoảng 770.000 liều vaccine Pfizer - nằm trong lo vaccine 1 triệu liều mà Phó Tổng thống Kamala Harris công bố Mỹ viện trợ thêm cho Việt Nam ngày 25/8 - đã được chuyển tới Hà Nội và TP. HCM.

    Trong đó, 500.000 liều vaccine Pfizer đã được Mỹ chuyển giao cho TP. HCM vào ngày 25, trong khi bà Harris sáng nay (26/8) có chuyến ghé thăm bất ngờ tới Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE) ở Hà Nội để chứng kiến ​​chuyến hàng vaccine của đợt viện trợ mới nhất này, gồm 270.000 liều.

    Số vaccine còn lại sẽ được chuyển tới Hà Nội vào ngày mai, 27/8.

    Phóng viên phụ trách Nhà Trắng của Bloomberg, Jenny Leonard, thông tin trên Twitter rằng bà Kamala Harris "đã ghé thăm nhanh" tại NIHE và đánh giá việc hỗ trợ vaccine cho Việt Nam phòng chống dịch Covid-19 là "điều đúng đắn phải làm".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhà khoa học giúp các nước mua vaccine AstraZeneca giá rẻ

    Mỗi liều vaccine Covid-19 do Oxford/AstraZeneca phát triển hiện chỉ có giá khoảng 3 USD. Điều này là nhờ vào bà Sarah Gilbert, nhà khoa học tại Đại học Oxford và mẹ đẻ của loại vaccine trên.

    Theo BBC, ngày 23/11/2020, Đại học Oxford và đối tác AstraZeneca công bố thông tin quan trọng với thế giới: vaccine ngừa Covid-19 do họ hợp tác sản xuất có hiệu quả từ 70-90%. Trước đó, hai hãng dược Pfizer và Moderna đã công bố hiệu quả của loại vaccine họ đang phát triển lần lượt là 95% và 94,5%.

    Thông báo của Oxford/AstraZeneca đã đặt bước đệm cho quá trình phê duyệt loại vaccine tiếp theo giúp thế giới đối phó với đại dịch Covid-19. Gần 8 tháng sau, tính đến ngày 16/8, vaccine của Oxford/AstraZeneca đã được 121 quốc gia và vùng lãnh thổ cho phép sử dụng, theo thống kê của Wego Travel Blog.

    Tin vui: Một vaccine ngừa COVID-19 được Việt Nam cấp phép sử dụng khẩn cấp sinh kháng thể gấp 9 lần ở liều 2 - Ảnh 1.

    Sarah Gilbert, giáo sư về vaccine tại Viện Jenner của Đại học Oxford. Ảnh chụp màn hình NPR

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vừa nhậm chức, tân Thống đốc New York công bố số ca tử vong thực vì Covid-19

    Tin vui: Một vaccine ngừa COVID-19 được Việt Nam cấp phép sử dụng khẩn cấp sinh kháng thể gấp 9 lần ở liều 2 - Ảnh 1.

    Số liệu mới cho thấy tổng số ca tử vong vì Covid-19 ở bang New York tính tới 24/8 là 55.395 người. Ảnh: AFP

    Tổng số người New York tử vong vì Covid-19 là hơn 55.000, cơ quan y tế của bang xác nhận ngày 24/8 (giờ địa phương), nhiều hơn con số 43.000 người mà cựu Thống đốc Andrew Cuomo từng báo cáo.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản ngừng sử dụng 1,63 triệu liều Moderna vì phát hiện chất lạ

    Nhật Bản sẽ ngừng sử dụng 1,63 triệu liều vắc-xin COVID-19 của Moderna sau khi có báo cáo về tình trạng nhiễm chất lạ ở một số lô.

    Tin vui: Một vaccine ngừa COVID-19 được Việt Nam cấp phép sử dụng khẩn cấp sinh kháng thể gấp 9 lần ở liều 2 - Ảnh 1.

    Ảnh minh hoạ: Reuters

    Công ty dược Takeda - đơn vị phụ trách kinh doanh và phân phối vắc-xin Moderna ở Nhật Bản - cho biết đã "nhận được báo cáo từ một số trung tâm tiêm chủng rằng chất lạ đã được tìm thấy bên trong các lọ vắc-xin chưa mở từ một số lô cụ thể".

    "Sau khi tham khảo ý kiến của Bộ Y tế, chúng tôi quyết định tạm dừng sử dụng lô vắc-xin này, với tổng số 1,63 triệu liều, từ ngày 26/8", Takeda thông báo.

    Công ty này cho biết đã thông báo với Moderna và "yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra khẩn cấp".

    Moderna hiện chưa trả lời yêu cầu bình luận.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO vạch ra hai kịch bản Covid-19 tương lai

    Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương, tiến sĩ Takeshi Kasai, nhận định virus sẽ không biến mất trong tương lai gần, dù các nước áp dụng biện pháp mạnh mẽ nhất. Ông đã đưa ra hai kịch bản Covid-19 trong tương lai.

    Kịch bản đầu tiên: sống chung với virus, nếu bối cảnh cho phép.

    "Chúng ta giảm thiểu rủi ro bằng cách triển khai hiệu quả chương trình tiêm chủng và những cách phòng ngừa khác, đồng thời ứng phó với các đợt bùng phát bằng biện pháp ngắn hạn, có mục tiêu", ông Kasai nói.

    Điều này không đồng nghĩa với từ bỏ chống dịch. Thay vào đó, các nước xử lý Covid-19 như cúm mùa và những mầm bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine khác. Chính phủ tập trung hạn chế lây lan, bảo vệ những người dễ tổn thương, giảm thiểu tác động về sức khỏe và xã hội của các đợt bùng phát.

    Tin vui: Một vaccine ngừa COVID-19 được Việt Nam cấp phép sử dụng khẩn cấp sinh kháng thể gấp 9 lần ở liều 2 - Ảnh 1.

    Tiến sĩ Takeshi Kasai, giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương. Ảnh: WHO

    Kịch bản thứ hai là khi biến thể nguy hiểm hơn phát triển - các biến thể lây lan nhanh hoặc gây triệu chứng nặng, làm giảm hiệu quả vaccine. Ông Kasai gọi đây là viễn cảnh mà "tất cả chúng ta đều muốn tránh nếu có thể". Cách đối phó hiệu quả nhất là nỗ lực hạn chế virus lây truyền ngay lúc này. Giống với những mầm bệnh khác, càng nhiều ca nhiễm, virus càng phát triển mạnh, ông nhận định.

    Tiến sĩ Kasai cho rằng "diễn biến dịch bệnh tương lai phụ thuộc và hành động của mỗi cá nhân, tập thể trong những tuần và tháng tới".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Moderna đề nghị FDA cấp phép chính thức cho vaccine của hãng

    Hãng dược phẩm Moderna của Mỹ ngày 25/8 cho biết đã hoàn tất các thủ tục đề nghị Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng chính thức đối với vaccine ngừa COVID-19 của hãng này.

    Tin vui: Một vaccine ngừa COVID-19 được Việt Nam cấp phép sử dụng khẩn cấp sinh kháng thể gấp 9 lần ở liều 2 - Ảnh 1.

    Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna tại một trung tâm phân phối ở bang Mississippi, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

    Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn thông cáo báo chí của Moderna nêu rõ: "Moderna, công ty công nghệ sinh học tiên phong trong liệu pháp bào chế vaccine dựa trên công nghệ mRNA, thông báo rằng công ty đã hoàn thành quy trình đề nghị FDA cấp phép sử dụng chính thức đối với vaccine ngừa COVID-19 của hãng".

    Giám đốc điều hành của Moderna, ông Stéphane Bancel nhấn mạnh, hãng rất phấn khởi với việc vaccine ngừa COVID-19 của Moderna cho thấy hiệu quả bền vững ở mức 93% trong 6 tháng qua sau liều tiêm chủng thứ 2.

    Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna đã được FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Mỹ từ ngày 18/12/2020 đối với những người từ 18 tuổi trở lên. Đến nay, hãng Moderna đã cung cấp hơn 300 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho Chính phủ Mỹ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giáo Hoàng Francis hỗ trợ Việt Nam 100.000 Euro chống dịch

    Tin vui: Một vaccine ngừa COVID-19 được Việt Nam cấp phép sử dụng khẩn cấp sinh kháng thể gấp 9 lần ở liều 2 - Ảnh 1.

    Giáo Hoàng Francis

    Theo thông cáo hôm 24/8 của Tòa thánh Vatican, Giáo hoàng Francis đã chuyển cho Việt Nam khoản viện trợ chống dịch COVID-19 trị giá 100.000 euro (117.406 USD).

    Thông cáo nêu rõ: Số tiền này nhằm mục đích hỗ trợ những người dân Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do hậu quả kinh tế xã hội của đại dịch.

    Số tiền viện trợ này được trích từ một quỹ từ thiện theo mệnh lệnh của Đức Giáo hoàng.

    Ngoài Việt Nam, Haiti và Bangladesh cũng sẽ được nhận khoản viện trợ từ Giáo hoàng Francis do 2 quốc gia này vừa hứng chịu động đất và lũ lụt nghiêm trọng. Được biết, đây chỉ là số tiền hỗ trợ ban đầu và sẽ được chuyển cho các cơ quan đại diện ngoại giao của 3 quốc gia nêu trên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 500 người cần tiêm lại vaccine Covid-19 vì sự cố ở Canada

    Tin vui: Một vaccine ngừa COVID-19 được Việt Nam cấp phép sử dụng khẩn cấp sinh kháng thể gấp 9 lần ở liều 2 - Ảnh 1.

    Hàng trăm người ở Canada sẽ phải tiêm lại vaccine Covid-19.

    Theo Global News, trong tuyên bố ngày 24.8, cơ quan Y tế Canada cho biết, có "hàng trăm liều vaccine Covid-19 được bảo quản sai cách trong ngăn lạnh và được coi như vaccine không hợp lệ để sử dụng".

    Những liều vaccine này được dùng để tiêm mũi đầu tiên cho 15 người và mũi thứ hai cho 501 người ở thành phố Revelstoke, tỉnh British Columbia.

    Cơ quan Y tế Canada nói những liều vaccine không hợp lệ vẫn cung cấp hiệu quả ngăn ngừa Covid-19, nhưng khuyến cáo những người bị ảnh hưởng cần liên lạc ngay với nhà chức trách địa phương để được sắp lịch tiêm lại.

    Cơ quan Y tế Canada cũng khẳng định rằng những người đã tiêm liều vaccine không hợp lệ "không có nguy cơ mắc Covid-19". Cho đến nay, chưa có trường hợp nào tiêm phải liều vaccine không hợp lệ và nhiễm Covid-19 ở Canada.

    "Chúng tôi đảm bảo với mọi người rằng vaccine Covid-19 sẽ bảo vệ gia đình bạn khỏi dịch bệnh", một quan chức y tế Canada cho biết.

    "Sự việc này, tuy không mong muốn, đã chứng minh rằng hệ thống theo dõi và giám sát của chúng tôi đang hoạt động hiệu quả. Chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp cẩn trọng hơn để ngăn các sự cố như vậy tái diễn", Cơ quan Y tế Canada cho biết. "Chúng tôi thành thật xin lỗi vì bất tiện này".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO lo lắng trước vấn đề bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine ngừa Covid-19

    Tin vui: Một vaccine ngừa COVID-19 được Việt Nam cấp phép sử dụng khẩn cấp sinh kháng thể gấp 9 lần ở liều 2 - Ảnh 1.

    WHO tỏ ra lo lắng về sự bất bình đẳng trong việc phân chia vaccine ngừa Covid-19. Ảnh: Sputniknews

    Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với các phóng viên tại Budapest hôm 23/8 rằng: "Sự bất công về vaccine và chủ nghĩa dân tộc về vaccine đang cho phép các biến thể Covid-19 mới xuất hiện, gây ra nhiều ca tử vong hơn và kéo dài đại dịch trên toàn hành tinh."

    "Một số quốc gia đang tiêm liều tăng cường cho những người đã được tiêm chủng đầy đủ, trong khi nhiều người ở các nước nghèo nhất vẫn chưa được tiêm một liều nào, bao gồm cả nhân viên y tế, người lớn tuổi và các nhóm dễ bị tổn thương khác", người đứng đầu WHO cho biết.

    "Đó là lý do tại sao tôi kêu gọi ngừng sử dụng vaccine tăng cường trên toàn cầu cho đến ít nhất là cuối tháng 9, để cho phép những quốc gia nghèo có thể bắt kịp."

    Ông nói thêm rằng công bằng vaccine không chỉ đúng về mặt đạo đức hay thông minh về mặt kinh tế, "nó là lợi ích tốt nhất của mỗi quốc gia."

    Ông cho biết thêm: "Tình trạng bất bình đẳng về vaccine càng kéo dài, virus càng có nhiều cơ hội lây lan và phát triển thành các biến thể nguy hiểm hơn, kéo dài đại dịch và gây gián đoạn kinh tế, xã hội".

    Tedros kêu gọi "các quốc gia có tiềm lực về tài chính và địa chính trị" đẩy mạnh và thu hẹp khoảng cách tiêm vaccine, thay vì tập trung vào việc tiêm chủng cho công dân của họ trước tiên.

    Ông lưu ý rằng trong số 4,8 tỷ liều vaccine được sử dụng trên toàn cầu, 75% đã được sử dụng chỉ bởi 10 quốc gia.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản phát kit xét nghiệm Covid-19 cho trường học

    Trước tình hình lây nhiễm Covid-19 ngày càng tăng tại tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc, chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ mở rộng việc áp dụng tình trạng khẩn cấp thêm một số địa phương. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, đã đến lúc Nhật Bản cần áp dụng tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc.

    Về tình trạng lây nhiễm, nhiều chuyên gia Nhật Bản cho rằng với cục diện hiện tại, việc giảm số ca lây nhiễm rất khó khăn. Tỷ lệ dương tính với Covid-19 đã tăng lên hơn 20% trong số ca xét nghiệm. Nếu tình hình y tế không được cải thiện, thì việc giảm số ca nhiễm mới cũng không thể.

    Việc ra ngoài nhiều, về quê trong dịp lễ là nguyên chính dẫn đến số ca nhiễm tăng nhanh. Hệ thống y tế của các địa phương đã quá tải, việc chi viện, giúp đỡ lẫn nhau cũng trở nên khó khăn khi các địa phương cũng phải đang gồng mình chữa trị cho bệnh nhân sở tại. Do đó, hạn chế tiếp xúc là biện pháp có hiệu quả cao trong lúc này.

    Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản cũng đang xem xét việc phát kit xét nghiệm nhanh Covid-19 trực tiếp tới các trường mẫu giáo, tiểu học với qui mô lớn từ đầu tháng 9/2021.

    Theo đó, chính phủ dự kiến sẽ phát khoảng 80.000 kit xét nghiệm nhanh cho các đối tượng là giáo viên các trường mẫu giáo, tiểu học, học sinh lớp 4 trở lên. Trong trường hợp những đối tượng này có các triệu chứng của bệnh như sốt mà chưa thể khám tại các cơ sở y tế, hay đang nghỉ tại nhà, sẽ được phát kít và kiểm tra nhanh ngay tại nhà.

    Ngoài ra, để thúc đẩy kế hoạch tiêm chủng, chính phủ chỉ đạo các trường học, Phòng giáo dục các địa phương tăng cường hợp tác với các trung tâm tiêm chủng để xúc tiến nhanh tiêm vaccine cho những giáo viên có nguyện vọng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Liều hai Johnson & Johnson sản sinh kháng thể gấp 9 lần

    Công ty Johnson & Johnson cho biết nghiên cứu lâm sàng chỉ ra liều tăng cường giúp mức độ kháng thể ở người tiêm tăng 9 lần.

    Tin vui: Một vaccine được Việt Nam cấp phép sử dụng khẩn cấp sinh kháng thể gấp 9 lần ở liều 2 - Ảnh 1.

    Một lọ vaccine Johnson & Johnson tại điểm tiêm chủng ở New York hồi tháng 4. Ảnh: AP.

    Dữ liệu tạm thời từ hai thử nghiệm giai đoạn đầu về tiêm liều tăng cường cho thấy mũi vaccine Johnson & Johnson (J&J) thứ hai giúp tăng gấp 9 lần lượng kháng thể liên kết sản sinh so với sau 28 ngày tiêm mũi đầu tiên. Bản tóm tắt nghiên cứu sẽ được đến trang MedRxiv để bình duyệt.

    Không giống như kháng thể trung hòa giúp tiêu diệt virus, kháng thể liên kết sẽ gắn vào virus nhưng không tiêu diệt hoặc ngăn ngừa nhiễm. Thay vào đó, chúng cảnh báo hệ miễn dịch về sự hiện diện của virus để các tế bào bạch cầu được gửi đến và tiêu diệt kẻ tấn công.

    Tuy J&J là vaccine một liều, nhiều nhà khoa học đã nêu ý kiến rằng những người đã tiêm J&J cần liều tăng cường. Một nghiên cứu của nhóm khoa học tại Đại học New York cho thấy "phần lớn" mẫu máu từ người tiêm J&J có kháng thể trung hòa chống biến chủng nCoV thấp.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     Hiện vaccine Janssen của J&J là 1 trong 6 loại vaccine được Việt Nam cấp phép sử dụng khẩn cấp để phòng chống Covid-19, theo thông tin của Bộ Y tế. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Toàn thế giới đã ghi nhận 214,34 triệu ca mắc COVID-19; châu Á vẫn là điểm nóng

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 0h00 ngày 26/8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 214,34 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 4,47 triệu người không thể qua khỏi do COVID-19 mà virus này gây ra. Số bệnh nhân bình phục hiện đã lên tới 191,83 triệu người.

    Tin vui: Một vaccine được Việt Nam cấp phép sử dụng khẩn cấp sinh kháng thể gấp 9 lần ở liều 2 - Ảnh 1.

    Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Tehran, Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN

    Châu Á đang là điểm nóng của dịch COVID-19 khi những nước có số ca nhiễm mới cao nhất trong ngày 25/8, tập trung phần lớn tại đây. Cụ thể, Iran có 39.983 ca nhiễm mới, Malaysia có 22.642 ca, Nhật Bản có 21.570 ca, Indonesia có 18.671 ca, Thái Lan có 18.417 ca,... Đến nay, khu vực châu Á ghi nhận tổng cộng 68,48 triệu ca nhiễm - cao nhất thế giới, sau khi ghi nhận trên 178.000 ca mắc mới trong ngày 25/8.

    Tại "điểm nóng" Nhật Bản - nơi đang diễn ra Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympic Tokyo 2020, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định đưa thêm 8 tỉnh vào danh sách áp dụng tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh nước này phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm lớn nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát đầu năm 2020.

    Đây là lần thứ 3 Chính phủ Nhật Bản mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp kể từ đầu tháng 7.

    Điều đáng lo ngại là Lambda, một biến thể nguy hiểm khác của virus SARS-CoV-2, đã xuất hiện ở Nhật Bản. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW), tính tới ngày 24/8, nước này đã phát hiện 3 ca nhiễm biến thể Lambda, trong đó 2 ca mới nhất được phát hiện vào giữa tháng này đến từ Peru. Cả hai đều nhập cảnh vào Nhật Bản vào ngày 12/8 tại sân bay Haneda và không có bất cứ triệu chứng nào.

    Trong khi đó, sự lây lan của biến thể Delta đang là mối đe dọa với nhiều nước thế giới khi số ca nhiễm mới vẫn không ngừng gia tăng. Hiện hầu hết các nước đều mong muốn đẩy nhanh chương trình tiêm chủng để sớm đạt được miễn dịch cộng đồng, trước khi các biến thể mới có khả năng xuất hiện và gây ra làn sóng dịch bệnh mới, trong nỗ lực khôi phục trạng thái bình thường mới.

    Ngoài việc tìm kiếm các nguồn cung vaccine, các nước cũng đang chạy đua với thời gian tiến hành thử nghiệm và phát triển các loại vaccine mới đạt hiệu quả cao phòng ngừa COVID-19. Hãng dược Pfizer thông báo công ty đang phát triển một loại vaccine ngừa COVID-19 được nghiên cứu đặc biệt để đối phó với biến thể Delta.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại