*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp trên khắp thế giới.
Theo Bangkok Post, trong 24 giờ qua, Thái Lan ghi nhận 191 trường hợp tử vong do COVID-19 và 21.379 ca bệnh mới, trong đó bao gồm 20.895 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 484 trường hợp mắc bệnh là các tù nhân.
Kể từ khi làn sóng COVID-19 lần thứ ba tấn công Thái Lan hồi đầu tháng 4 vừa qua, quốc gia này đã ghi nhận tới hơn 685.000 ca lây nhiễm bệnh, với 5.760 ca tử vong chỉ tính trong đợt bùng phát dịch này.
Trong khi đó, theo Apisamai Srirangson, trợ lý phát ngôn Trung tâm Quản lý Tình huống COVID-19 Thái Lan (CCSA), số lượng bệnh nhân được cách ly tại nhà ở thủ đô Bangkok đã lên tới gần 100.000 người tính đến ngày 5/8.
Các tài xế xe buýt, nhân viên thu vé và nhân viên Cơ quan Vận tải Bangkok được xét nghiệm COVID-19. Ảnh: Bangkok Post
Việc cách ly tại nhà là phương án nhằm đối phó với tình trạng thiếu giường cho các bệnh nhân COVID-19 tại các bệnh viện ở Thái Lan. Thủ đô Bangkok đã thành lập 232 trung tâm để theo dõi số bệnh nhân này, đồng thời điều động nhóm vận chuyển thuốc, trang thiết bị đến tận nhà cho các bệnh nhân.
Bộ Y tế Thái Lan cũng xác nhận, các bệnh viện cấp tỉnh hiện đang chăm sóc gần 100.000 bệnh nhân COVID-19 được chuyển về từ tâm dịch Bangkok, nhằm giảm áp lực cho hệ thống y tế thủ đô, vốn đang đối diện tình trạng quá tải vì số bệnh nhân tăng quá nhanh.
Đại diện Bộ Y tế Thái Lan Thongchai Lertwilairattanapong cho biết: "Do số ca chuyển về tuyến tỉnh ngày càng tăng, tỷ lệ lấp đầy giường bệnh tại các bệnh viện ở miền Trung và Đông Thái Lan đang là 80%".
Song theo ông, tình hình đang được kiểm soát do số lượng giường bệnh trống vẫn đang ở mức trên 41.000 giường, với đủ nhân viên y tế và trang thiết bị. Các bệnh viện tỉnh đang nỗ lực để tăng số giường, chuyển đổi mô hình bệnh viện cộng đồng thành các cơ sở chuyên biệt để hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19 từ Bangkok chuyển về.
Hiện, Cục Hỗ trợ Dịch vụ Y tế thuộc Bộ Y tế Thái Lan đã cho phép người dân mua các bộ xét nghiệm COVID-19 (ATK) qua các đơn vị được Bộ Y tế ủy quyền để tự xét nghiệm. Theo Bangkok Post, tính từ 20/7, khoảng 20% số người sử dụng ATK để xét nghiệm đã cho kết quả dương tính với COVID-19.
"Nếu kết quả dương tính, đừng hoảng loạn!", trợ lý phát ngôn CCSA Apisamai Srirangson trấn an, đồng thời khuyến nghị người dân nếu có kết quả dương tính nên gọi đường dây nóng của Bộ Y tế hoặc liên hệ cơ sở y tế nơi mình sinh sống để được hỗ trợ kịp thời.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Reuters ngày 6-8 cho biết cô Candy, 28 tuổi, đã tổ chức biểu tình trên đường phố để phản đối lệnh hạn chế đi lại vì dịch Covid-19. Nữ DJ nóng bỏng này không đeo khẩu trang và mặc một bộ bikini hai mảnh đứng cạnh xe hơi trên đường phố ở thủ đô Jakarta.
Ông Azis Andriansyah, cảnh sát trưởng các quận phía Nam thủ đô Jakarta, nói trên đài truyền hình Kompas ngày 5-8: "Hành động của cô ấy không phù hợp với chuẩn mực văn hóa và tôn giáo".
Mặc dù bị buộc tội vi phạm luật về nội dung khiêu dâm nhưng cô Candy chưa bị bắt giữ. Cả cảnh sát khu vực phía Nam Jakarta lẫn cô Candy đều không bình luận khi được phóng viên liên lạc.
Cô Candy không đeo khẩu trang và mặc đồ gợi cảm đứng cạnh xe hơi trên đường phố ở thủ đô Jakarta. Ảnh: Instagram
Luật khiêu dâm gây tranh cãi của Indonesia có khung hình phạt tối đa là 10 năm tù hoặc 5 tỉ rupiah (gần 350.000 USD) đối với ai vi phạm.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 6/8, giới chức y tế Hàn Quốc đã đưa ra cảnh báo rằng phải mất nhiều thời gian nữa làn sóng lây nhiễm thứ 4 ở nước này mới lên tới đỉnh điểm và các đơn vị chăm sóc đặc biệt đang phải nỗ lực để xử lý số bệnh nhân nặng ngày một tăng.
Không giống các làn sóng lây nhiễm trước đây, những bệnh nhân COVID-19 trong tình trạng nguy kịch lần này ở Hàn Quốc chủ yếu ở độ tuổi dưới 60.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, phát biểu tại một cuộc họp ngắn diễn ra cùng ngày, Phó giám đốc Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) Kwon Jun-wook đã nhấn mạnh rằng Hàn Quốc đang phải đối mặt với sự gia tăng số ca nhiễm mới hàng ngày lớn nhất, có thể là lâu nhất và hiện vẫn chưa phải là đỉnh dịch. Ông cho rằng vẫn còn "một chặng đường dài trước khi đạt đỉnh và hiện chúng ta vẫn đang ở quỹ đạo đi lên".
Sau một tháng áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt nhất (Cấp độ 4) nhưng vẫn không kiềm chế được sự lây lan của virus SARS-CoV-2, Chính phủ Hàn Quốc cùng ngày đã quyết định kéo dài biện pháp hiện tại thêm 2 tuần (đến hết ngày 22/8 tới). Ông Kwon Jun-wook cho rằng những biện pháp hạn chế này là "cần thiết để ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng ở các bệnh viện do quá tải".
Ông bày tỏ quan ngại các bệnh nhân có thể không được chăm sóc kịp thời khi hệ thống chăm sóc sức khỏe trở nên quá tải, đồng thời nhấn mạnh người dân không có cách nào khác để xoay chuyển tình thế này ngoài việc tuân thủ các quy tắc y tế công cộng và tiêm chủng nhanh chóng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, chiều 6/8, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Lào ở thủ đô Viêng Chăn đã diễn ra lễ trao số tiền 40.000 USD - quà của Chính phủ Việt Nam hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Lào gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19.
Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng (bên phải) trao bảng tượng trưng số tiền Chính phủ Việt Nam hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Lào. Ảnh: PV TTXVN tại Lào
Tham dự buổi lễ có Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng, Ban Chấp hành Tổng hội người Việt Nam tại Lào và các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Lào.
Phát biểu tại lễ trao tặng, Đại sứ Nguyễn Bá Hùng khẳng định, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn chăm lo, quan tâm đến cộng đồng, bà con Việt Nam tại nước ngoài nói chung và tại Lào nói riêng. Đây là món quà hỗ trợ bà con kiều bào tại Lào gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19. Đại sứ quán đã thông báo tới Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại ba khu vực của Lào để phối hợp cũng như dành sự hỗ trợ kịp thời tới bà con, đặc biệt là bà con tại những tỉnh xa và chịu nhiều ảnh hưởng.
Đại sứ Nguyễn Bá Hùng cũng đánh giá cao đề xuất của Tổng hội người Việt Nam tại Lào về việc lên kế hoạch triển khai sử dụng hiệu quả quà hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam. Đại sứ đồng thời bày tỏ tin tưởng trong thời gian tới, cộng đồng người Việt Nam tại Lào tiếp tục thực hiện tốt các quy định phòng, chống dịch COVID-19 của Chính phủ Lào, tiếp tục đoàn kết và giúp đỡ nhau ổn định cuộc sống.
Thay mặt bà con Việt Nam tại Lào, ông Nguyễn Duy Trung, Chủ tịch Tổng hội người Việt Nam tại Lào, đã bày tỏ cảm ơn chân thành đến Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam cũng như người dân trong nước quan tâm tới cộng đồng người Việt Nam tại Lào. Ông khẳng định sẽ tổ chức phân bổ, hỗ trợ cho cộng đồng người Việt Nam tại Lào đảm bảo đúng người, đúng mục đích một cách nhanh nhất.
Chủ tịch Tổng hội người Việt Nam tại Lào cũng báo cáo tình hình kiều bào tại Lào, những khó khăn đang gặp phải và khẳng định, trong thời gian qua, Ban Chấp hành tổng hội đã thường xuyên liên lạc, giúp đỡ bà con kiều bào và dành sự hỗ trợ cao nhất đối với các trường hợp khó khăn.
Trước đó, Chính phủ Việt Nam đã trao tặng cộng đồng người Việt Nam tại Lào hai đợt khẩu trang y tế với số lượng 95.000 khẩu trang nhằm hỗ trợ kiều bào tại Lào trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Thông tin đăng trên tài khoản WeChat chính thức của Sinopharm cho biết, mới đây, nhóm nghiên cứu dưới sự dẫn dắt của nhà nghiên cứu Dương Hiểu Minh (Yang Xiaoming), cũng là Chủ tịch Công ty công nghệ sinh học (CNBG) của Sinopharm, đã phát hiện ra một loại kháng thể đơn dòng có tên 2B11, chống lại biến thể Delta của virus SARS-CoV-2.
Theo đó, kháng thể đơn dòng này có hiệu quả chống lại chủng đột biến Delta, với hoạt tính trung hòa IC50 là 5ng/ml. Giá trị này càng thấp càng tốt, tương đương với việc thuốc có thể ức chế một nửa số lượng virus ở nồng độ chỉ 5ng/ml.)
Loại kháng thể này có thể ngăn chặn hiệu quả SARS-CoV-2 liên kết với ACE-2 (Enzyme chuyển đổi angiotensin 2) trên bề mặt tế bào, trong đó ACE-2 hoạt động như một thụ thể (cá thể có khả năng hấp thụ) đối với virus SARS-CoV-2 và cho phép nó lây nhiễm vào tế bào, do đó giúp ngăn không cho nó lây nhiễm sang tế bào.
Nghiên cứu đã sử dụng công nghệ hiển thị phage để thiết lập một thư viện dữ liệu miễn dịch sử dụng các tế bào đơn nhân trong máu ngoại vi (PBMC) từ 8 bệnh nhân đã khỏi bệnh sau nhiễm SARS-CoV-2. Kết quả, một số kháng thể đơn dòng có hoạt tính trung hòa cao chống lại virus SARS-CoV-2 đã được sàng lọc thành công.
Dữ liệu phân tích cấu trúc tinh thể cho thấy, biểu mô RBD được nhận biết bởi kháng thể hoạt động mạnh nhất 2B11, chồng chéo nhiều với vị trí liên kết của ACE2, ngăn chặn hiệu quả virus SARS-CoV-2 liên kết với ACE-2 trên bề mặt tế bào, do đó ngăn không cho nó lây nhiễm sang tế bào.)
Nghiên cứu còn cho thấy, việc sử dụng kháng thể 2B11 có thể làm giảm đáng kể tình trạng suy giảm trọng lượng và tải lượng virus trong phổi, cũng như tình trạng viêm phổi do nhiễm virus SARS-CoV-2.
Biến thể Delta được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ, nay đã trở thành biến thể chính trong sự lây lan Covid-19 toàn cầu. Các kết quả nghiên cứu bổ sung gần đây cho thấy, 2B11 có hoạt tính trung hòa đối với chủng Delta tương tự như với chủng hoang dã. Điều này chỉ ra rằng, 2B11 có giá trị ứng dụng cao trong việc phòng ngừa ngắn hạn và điều trị sớm Covid-19 do biến thể Delta gây ra.
Công ty CNBG cho biết, việc ứng dụng lâm sàng của kháng thể 2B11 đang từng bước được triển khai với hy vọng rằng nó sẽ sớm được sử dụng trong việc phòng ngừa và kiểm soát Covid-19 ở Trung Quốc. Nghiên cứu này được kỳ vọng là một vũ khí đắc lực để đối phó với các biến thể của virus.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Công ty sản xuất đồ chơi trẻ em hàng đầu thế giới Mattel cho biết đã cho ra đời phiên bản búp bê Barbie được tạo hình giống với nhà khoa học Sarah Gilbert, nhằm tôn vinh người đồng sáng chế vaccine ngừa COVID-19 của hãng Oxford/AstraZeneca này.
Sarah Gilbert hy vọng búp bê Barbie của cô sẽ truyền cảm hứng cho các bé gái học các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học Stem. Ảnh: thetimes.co.uk
Quan chức cấp cao của Mattel cho rằng công ty đã nhận thấy vai trò quan trọng và sự hy sinh của nhân viên tuyến đầu trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Để lan tỏa những nỗ lực của họ, Mattel đã tận dụng dòng búp bê Barbie vốn làm nên tên tuổi của hãng trong nhiều thập kỷ qua để chia sẻ những câu chuyện của họ, đồng thời "truyền cảm hứng" cho thế hệ tiếp theo.
Về phần mình, nhà khoa học Sarah Gilbert bày tỏ hy vọng mẫu búp bê Barbie này sẽ khơi dậy niềm đam mê khoa học cho trẻ em và giúp thế hệ mầm non nhận thức được tầm quan trọng của khoa học đối với thế giới xung quanh. Bà cũng mong muốn mẫu đồ chơi này sẽ giúp trẻ em hiểu thêm về những ngành nghề mà có thể chúng chưa biết đến như nghiên cứu vaccine.
Thế giới đã bước vào thời kỳ đặc biệt nguy hiểm và nhiều tiến bộ trong cuộc chiến chống lại Covid-19 đang bị thách thức. Đây là khẳng định của Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adanom Ghebreyesus vào hôm 5/8 trong cuộc họp với đại diện của các quốc gia thành viên WHO.
Theo ông Ghebreyesus, sự lây lan nhanh chóng của Covid-19 trên thế giới là do sự gia tăng tiếp xúc xã hội, các biện pháp kiểm soát dịch không nhất quán, cũng như việc bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine, với hơn 80% vaccine được chuyển đến các nước có thu nhập cao và trung bình.
Tổng Giám đốc WHO Tedros. Ảnh: AFP.
Những thành quả trong cuộc chiến chống lại đại dịch đang dần bị mất đi, hệ thống y tế ở nhiều nước quá tải do sự gia tăng nhanh chóng số lượng các ca mắc Covid-19. Điều đó khiến việc cứu sống các các ca bệnh nặng trở nên ngày càng khó khăn.
Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh, nhu cầu về kinh phí để chống lại đại dịch vượt xa các nguồn lực sẵn có. Do đó, người đứng đầu WHO kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế tài trợ thêm để thực hiện kế hoạch ứng phó với đại dịch trong năm 2021.
Tính đến ngày 6/8, thế giới đã ghi nhận hơn 200,7 triệu 700 ca mắc Covid-19, gần 4,26 triệu ca tử vong vì đại dịch. Trong 24 giờ qua, đã có hơn 573.000 ca mắc và hơn 9.000 ca tử vong vì Covid-19./.
CNN ngày 6/8 đưa tin, các cơ quan tình báo Mỹ đang tìm hiểu "kho tàng" dữ liệu gien có khả năng là chìa khóa để khám phá ra nguồn gốc của virus SARS-Cov-2 gây dịch Covid-19.
Theo các nguồn tin của CNN, danh mục thông tin khổng lồ này bao gồm các bản thiết kế gien được lấy từ những mẫu virus nghiên cứu ở phòng thí nghiệm tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc - mà một số quan chức Mỹ tin rằng có thể liên quan đến nguồn gốc dịch Covid-19.
Các cơ quan tình báo Mỹ đang ráo riết thúc đẩy cuộc điều tra trong vòng 90 ngày để báo cáo theo yêu cầu của Tổng thống Joe Biden về nguồn gốc Covid-19 (Ảnh: AP)
Tình báo Mỹ điều tra dữ liệu gien từ phòng thí nghiệm Vũ Hán
Hiện chưa rõ các cơ quan tình báo Mỹ thu được nguồn dữ liệu này bằng cách nào hay từ khi nào, song các thiết bị máy móc liên quan đến việc tạo và xử lý dữ liệu di truyền từ virus thường được kết nối với các máy chủ bên ngoài dựa trên công nghệ đám mây, từ đó để ngỏ khả năng dữ liệu bị tấn công tin tặc - các nguồn tin cho hay.
Dù vậy, việc diễn giải "núi dữ liệu thô" này thành thông tin khả dụng còn nhiều thách thức, và đây mới chỉ là một phần trong công việc mà cộng đồng tình báo Mỹ phải thực hiện trong thời hạn 90 ngày nhằm điều tra nguồn gốc SARS-Cov-2, theo yêu cầu của Tổng thống Joe Biden.
Đọc bài viết gốc đầy đủ tại đây:
Ngày 6/8, Bộ Y tế Campuchia (MoH) thông báo nước này ghi nhận thêm 588 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, mức cao nhất tính theo ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 2/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo bộ trên, các ca mắc mới gồm 423 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 165 ca nhập cảnh. Campuchia cũng ghi nhận thêm 19 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 1.526 ca trong tổng số 80.813 ca mắc COVID-19. Hiện, 74.045 bệnh nhân đã phục hồi.
Quốc gia Đông Nam Á này đã bắt đầu chương trình tiêm chủng cho người trưởng thành từ ngày 10/2 và cho nhóm đối tượng thanh thiếu niên (từ 12-17 tuổi) vào ngày 1/8 vừa qua, với mục tiêu tiêm chủng cho 12 triệu người (gồm 10 triệu người trưởng thành và 2 triệu thanh thiếu niên) cho đến tháng 11 tới, chiếm 75% trong tổng số 16 triệu dân của nước này.
Theo người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Or Vandine, tính đến ngày 5/8, khoảng 7,81 triệu người Campuchia (gồm 7,61 triệu người trưởng thành và 197.806 thanh thiếu niên) đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, chiếm 48,8% dân số nước này.
*Cùng ngày, thủ đô Manila của Philippines đã bị áp đặt phong tỏa trở lại trong bối cảnh giới chức thành phố đang nỗ lực làm giảm tốc độ lây lan của biến thể Delta và nới lỏng áp lực đối với các bệnh viện, đồng thời tránh gây tác động tiêu cực tới hoạt động kinh tế.
Cụ thể, trong 2 tuần tới, chỉ có các cơ sở kinh doanh thiết yếu mới được phép hoạt động và người lao động trong lĩnh vực chủ chốt mới được phép ra ngoài. Việc tập thể dục bên ngoài được phép, song lệnh giới nghiêm ban đêm kéo dài 8 giờ vẫn có hiệu lực.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Remdesivir là thuốc kháng virus đang được trên 50 nước trên thế giới dùng để chữa trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19 nên rất khan hàng. Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu đã kể lại hành trình vô cùng khó khăn để tìm mua được 1 triệu liều Remdesivir về Việt Nam.
Ngày 5/8, Việt Nam đã tiếp nhận một triệu lọ thuốc kháng virus Remdesivir từ Ấn Độ, được chuyển về nước qua đường hàng không đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
Lô thuốc Remdesivir này về đến Việt Nam nhanh hơn dự kiến, là thành quả đạt được sau quá trình làm việc tích cực của "nhóm phản ứng nhanh về thuốc và vaccine" của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ với các tập đoàn dược phẩm lớn tại đây.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Đại sứ Phạm Sanh Châu và hành trình tìm mua thuốc trị Covid-19 cho Việt Nam
Kênh CNN ngày 5/8 thông báo vừa sa thải ba nhân viên vi phạm quy tắc an toàn chống dịch COVID-19 khi đến trụ sở làm việc mà chưa tiêm vaccine.
Biểu tượng của kênh CNN. Ảnh: AFP
Theo tờ Straits Times, đây là ví dụ mới nhất liên quan đến chính sách bắt buộc nhân viên tiêm chủng của các tập đoàn lớn tại Mỹ.
Trước đó, CNN ra tuyên bố rằng các nhân viên của hãng cần tiêm vaccine chống lại virus SARS-CoV-2 mới được đến các trụ sở văn phòng tại Mỹ. Kênh truyền hình này hiện để nhân viên tự giác chấp hành chứ không kiểm tra giấy chứng nhận tiêm chủng.
"Trong tuần qua, chúng tôi phát hiện ba nhân viên đi làm dù chưa tiêm chủng. Cả ba đều đã bị sa thải. Tôi muốn nói rõ rằng chúng tôi không khoan nhượng đối với vấn đề này", Chủ tịch CNN Jeff Zucker nhấn mạnh.
Ông Zucker không nêu rõ nơi ba người trên làm việc, vị trí công việc cũng như cách vi phạm bị phát hiện. Tuy nhiên, ông cho biết trong những tuần tới, việc xuất trình bằng chứng tiêm chủng có thể trở thành một quy định chính thức để được vào nơi làm việc của CNN.
Nhiều tập đoàn lớn khác của Mỹ, trong đó có Facebook và Google, cũng sẽ yêu cầu toàn bộ nhân viên phải tiêm vaccine COVID-19 trước khi quay trở lại văn phòng.
Trong thông báo ngày 5/8, Chủ tịch CNN tuyên bố hãng này sẽ hủy bỏ lịch dự kiến trở lại văn phòng làm việc tại Mỹ vào ngày 7/9 tới đây. Mặc dù không đưa ra ngày cụ thể, song ông Zucker cho hay họ có thể đi làm lại trong tháng 10. Hiện chỉ có dưới 1/3 nhân viên phòng tin tức của CNN tại Mỹ được phép đến nơi làm việc, phần còn lại xử lý công việc từ xa.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo phóng viên TTXVN tại New York, hãng dược Moderna ngày 5/8 đề xuất những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng nên tiêm mũi bổ trợ thứ 3 vào mùa Thu tới để đảm bảo chống được các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN.
Hãng nhấn mạnh vaccine Moderna hiện vẫn duy trì tính hiệu quả ngừa COVID-19 lên tới 90% trong ít nhất 6 tháng nhưng sau 6 tháng mức độ kháng thể của vaccine sẽ yếu đi, nhất là trong việc đối phó với các biến thể mới, bao gồm biến thể Delta hiện đang lây lan nhanh. Theo kết quả nghiên cứu giai đoạn 2 của hãng Moderna, mũi bổ trợ thứ 3 sẽ giúp người tiêm có được kháng thể mạnh để chống lại các loại biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Vaccine Moderna ngừa COVID-19 được cấp phép sử dụng khẩn cấp hồi tháng 12/2020 và hãng cho biết sẽ sớm hoàn tất thủ tục trong tháng 8 này để được Cục quản lý Thực phẩm Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép đầy đủ. Pfizer, hãng sản xuất vaccine ngừa COVID-19 đồng thời là đối thủ lớn hơn của Moderna đã nộp xong hồ sơ xin FDA cấp phép đầy đủ cho vaccine của họ trong tháng 7 vừa qua và theo dự kiến sẽ chính thức được FDA cấp phép đầy đủ vào tháng 9/2021.
Nhà virus học hàng đầu Trung Quốc Shi Zhengli đã kêu gọi mọi người đi tiêm vaccine ngừa Covid-19, đồng thời cho rằng virus sẽ tiếp tục đột biến và thế giới cần chuẩn bị sống chung với nó.
"Khi số ca mắc trở nên quá lớn, điều đó sẽ cho phép virus có nhiều cơ hội hơn để đột biến và chọn lọc. Các biến thể mới sẽ tiếp tục xuất hiện", bà Shi cho hay.
Khi virus SARS-CoV-2 lan rộng ra toàn thế giới, các biến thể đã xuất hiện và lây lan. Biến thể Delta lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ hồi tháng 10 đã trở thành biến thể dễ lây nhiễm nhất, lây lan mạnh hơn bất kỳ biến thể nào trước đó do chứa tải lượng virus cao. Biến thể này đã gây ra sự gia tăng số ca mắc trên toàn cầu, bao gồm cả Trung Quốc, nơi nhiều thành phố đang tiến hành xét nghiệm hàng loạt để kiểm soát sự lây nhiễm.
Bấm link để đọc bài viết gốc tại đây
Virus SARS-CoV-2 đã bị đánh giá thấp. Ngay từ đầu đại dịch, nhiều người cho rằng các phiên bản đột biến của virus SARS-CoV-2 sẽ không gây ra vấn đề lớn, cho tới khi biến thể Alpha dễ lây nhiễm hơn xuất hiện, gây ra sự tăng vọt số ca mắc vào mùa thu năm ngoái.
Sau đó, biến thể Beta ra đời, khiến những người trẻ mắc bệnh nặng hơn, biến thể Gamma xuất hiện khiến những người đã hồi phục sau khi mắc Covid-19 vẫn tái dương tính. Dù vậy, vào tháng 3, khi sự gia tăng số Covid-19 ở Mỹ giảm, một số nhà dịch tễ học đã lạc quan thận trọng cho rằng, chiến dịch tiêm vaccine nhanh chóng sẽ sớm khống chế được các biến thể và làm chậm sự lây lan của đại dịch.
Tuy nhiên, khi biến thể Delta xuất hiện, nó đã phá hủy sự lạc quan đó. Biến thể lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ vào tháng 12 năm ngoái này, đã lây lan nhanh hơn bất kỳ biến thể nào của virus SARS-CoV-2 cũng như chủng virus ban đầu. Biến thể Delta dẫn đến sự tăng vọt số ca mắc ở các bang của Mỹ, khiến Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) một lần nữa phải khuyến cáo đeo khẩu trang ở nơi công cộng, kể cả khi đã tiêm đủ liều vaccine.
Sự lây lan của biến thể Delta cũng có thể làm chệch hướng những dự đoán trước đó về ngưỡng miễn dịch cộng đồng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện vẫn đang chú ý đến một vài biến thể, trong đó có Eta, biến thể hiện đang xuất hiện ở một số quốc gia, Kappa - biến thể xuất hiện ở Ấn Độ, Iota - biến thể lần đầu tiên xuất hiện ở thành phố New York và đặc biệt là Lambda - biến thể hoành hành khắp Peru và có những dấu hiệu cho thấy nó có khả năng bất thường trong việc lây nhiễm ở những người đã được tiêm vaccine đầy đủ. Biến thể Lambda hiện đang lan rộng sang Argentina, Chile, Ecuador cũng như bang Texas và Nam Carolina của Mỹ.
Hiện còn quá sớm để khẳng định liệu biến thể Lambda có gây ra một biến cố lớn tồi tệ với chúng ta như những gì biến thể Delta đang làm hay không. Tuy nhiên, hiện nay là thời điểm phù hợp để đặt câu hỏi: Các biến thể này có thể gây ra mức độ phá hủy đến đâu?
Bài viết được tham khảo từ https://vov.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Mỗi căn bệnh có một ngưỡng miễn dịch cộng đồng khác nhau. Ví dụ ngưỡng miễn dịch cộng đồng của bệnh sởi phải đạt từ 92%-94%.
Đối với dịch COVID-19, tại cuộc họp báo hôm 3-8 (giờ địa phương) của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ, các chuyên gia giải thích do biến thể Delta, tỉ lệ tiêm vắc xin COVID-19 phải lên đến 80% hoặc hơn nữa mới đạt được miễn dịch cộng đồng.
Cùng thời gian này ở Pháp, GS Alain Fischer - chủ tịch Hội đồng Định hướng chiến lược vắc xin - đánh giá Pháp sẽ đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng 90% vào mùa thu này.
Tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động như khả năng bảo vệ của các loại vắc xin khác nhau, nhiều biến thể mới xuất hiện, độ bao phủ tiêm chủng vắc xin… khiến khó xác định tỉ lệ tiêm cần thiết để đạt miễn dịch cộng đồng.
Một khi ngưỡng miễn dịch cộng đồng đạt được, người chưa tiêm sẽ được hưởng lợi - Ảnh: ccandh.com
Trong bài phân tích đăng trên trang The Conversation, GS Julie Leak tại Đại học Sydney và TS James Wood tại Đại học New South Wales (Úc) đưa ra ba lý do giải thích vì sao khó xác định ngưỡng miễn dịch cộng đồng.
1. Vắc xin khác nhau, virus cũng biến hóa khôn lường
2. Toàn dân vẫn chưa được tiêm vắc xin
3. Mức bảo vệ thay đổi theo thời gian và không gian
------------------------------------------
Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ:
Theo phóng viên TTXVN tại New York, hãng dược Moderna ngày 5/8 đề xuất những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng nên tiêm mũi bổ trợ thứ 3 vào mùa Thu tới để đảm bảo chống được các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Hãng nhấn mạnh vaccine Moderna hiện vẫn duy trì tính hiệu quả ngừa COVID-19 lên tới 90% trong ít nhất 6 tháng nhưng sau 6 tháng mức độ kháng thể của vaccine sẽ yếu đi, nhất là trong việc đối phó với các biến thể mới, bao gồm biến thể Delta hiện đang lây lan nhanh. Theo kết quả nghiên cứu giai đoạn 2 của hãng Moderna, mũi bổ trợ thứ 3 sẽ giúp người tiêm có được kháng thể mạnh để chống lại các loại biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Vaccine Moderna ngừa COVID-19 được cấp phép sử dụng khẩn cấp hồi tháng 12/2020 và hãng cho biết sẽ sớm hoàn tất thủ tục trong tháng 8 này để được Cục quản lý Thực phẩm Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép đầy đủ. Pfizer, hãng sản xuất vaccine ngừa COVID-19 đồng thời là đối thủ lớn hơn của Moderna đã nộp xong hồ sơ xin FDA cấp phép đầy đủ cho vaccine của họ trong tháng 7 vừa qua và theo dự kiến sẽ chính thức được FDA cấp phép đầy đủ vào tháng 9/2021.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Đối với một số người Ấn Độ, cuộc sống đã thực sự trở lại bình thường sau đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng vừa qua. Tại New Delhi và nhiều thành phố khác, người dân một lần nữa đổ về những địa điểm mua sắm, nhà hàng, quán bar. Nhiều người đã phớt lờ các biện pháp an toàn như giãn cách hay đeo khẩu trang.
Dù chiến dịch tiêm chủng được triển khai chậm chạp, số ca nhiễm mới ở Ấn Độ giảm dần thời gian gần đây, sau khi đạt đỉnh hơn 400.000 ca mỗi ngày hồi đầu tháng 5. Trong nhiều tuần, số ca nhiễm hàng ngày duy trì ở mức 40.000 người. Chưa đến 8% trong số gần 1,4 tỷ người Ấn Độ tiêm đủ liều vaccine.
Các chuyên gia y tế cho rằng số ca nhiễm giảm một phần nhờ các biện pháp phong tỏa khu vực trong tháng 4 và tháng 5, buộc doanh nghiệp phải đóng cửa và người dân phải ở nhà. Ngoài ra, sau khi Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ, một phần lớn dân số nước này đã đạt mức độ miễn dịch nhất định. Khoảng 2/3 người dân nước này có kháng thể, theo nghiên cứu được Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ công bố tháng trước.
Người dân xếp hàng lấy hàng tạp hóa tại thành phố Amritsar, bang Punjab hồi cuối tháng 5. Ảnh: AFP.
Hoạt động trở lại là cứu cánh với nhiều doanh nghiệp sau đợt đóng cửa kéo dài tháng 4-5, dù doanh số bán lẻ vẫn thấp hơn rất nhiều so với trước đại dịch. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học và chuyên gia y tế cộng đồng lo ngại đợt mở cửa nhanh chóng này ở Ấn Độ sẽ châm ngòi cho làn sóng bùng phát mới vào cuối năm nay.
"Hành vi của con người luôn đóng vai trò quan trọng đối với đại dịch", tiến sĩ Lalit Kant, chuyên gia bệnh truyền nhiễm, nguyên trưởng phòng dịch tễ học và bệnh truyền nhiễm tại Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ, nói.
"Hành vi của con người luôn đóng vai trò quan trọng đối với đại dịch".
Bài viết dẫn nguồn từ Vnexpress.net.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Công ty dược phẩm Moderna của Mỹ cho biết vaccine Covid-19 của họ đạt hiệu quả 93% từ 4 đến 6 tháng sau mũi thứ hai.
Vaccine Covid-19 của Moderna tại một điểm tiêm chủng ở Mỹ. Ảnh: AFP.
"Chúng tôi rất vui vì vaccine Covid-19 của chúng tôi đang cho thấy hiệu quả ổn định 93% trong 6 tháng, nhưng biến chủng Delta là mối đe dọa mới đáng kể nên chúng ta phải luôn cảnh giác", Stéphane Bancel, giám đốc điều hành Moderna, hôm nay cho hay. Kết quả này hầu như không thay đổi so với tỷ lệ 94% được báo cáo trong các thử nghiệm lâm sàng.
Các đối thủ của Moderna là Pfizer và BioNTech tuần trước công bố hiệu quả vaccine Covid-19 của họ giảm khoảng 6% sau mỗi hai tháng, xuống còn khoảng 84% trong 4-6 tháng sau khi tiêm mũi thứ hai. Cả vaccine Moderna và Pfizer/BioNTech đều dựa trên công nghệ RNA thông tin (mRNA).
"Khoảng thời gian vaccine phát huy hiệu quả kéo dài sẽ mang lại lợi ích cho hàng trăm triệu người đã được tiêm vaccine Moderna", Bnacel nói thêm.
------------------------------------------
Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ:
Hôm 5/8, công ty sinh học Khang Thái Thâm Quyến (Shenzhen Kangtai Biological Products Co.) cho biết, công ty này đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng trong dự án nghiên cứu và phát triển vaccine nhằm đối phó với biến chủng của virus SARS-Cov-2, khi đã phân lập thành công nhiều chủng đơn dòng của biến chủng Delta.
Trong khi đó, ông Doãn Vệ Đông, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn y dược Sinovac cho biết, thời gian tới hãng này sẽ đệ trình lên cơ quan quản lý dược phẩm các nước về kết quả nghiên cứu lâm sàng và đơn xin cấp phép sử dụng vaccine trong trường hợp khẩn cấp nhằm đối phó với biến chủng Delta và biến chủng Gamma.
Ngoài vaccine dạng bất hoạt thì Công ty công nghệ sinh học Trung Quốc (CNBG) thuộc Tập đoàn Sinopharm cũng đang nghiên cứu vaccine protein tái tổ hợp và vaccine mRNA nhằm đối phó với các biến chủng, ngoài ra công ty này cũng đang tiến hành thử nghiệm trên động vật vaccine dạng bất hoạt đối phó với biến chủng Beta.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 22h00 ngày 5/8, thế giới đã ghi nhận 201.238.115 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 4.274.914 ca tử vong. Có 181.190.437 người đã khỏi bệnh trong khi vẫn còn 94.565 người trong tình trạng bệnh nặng và nguy kịch.
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại một bệnh viện ở California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ là nước bị ảnh hưởng nhất thế giới, với hơn 36 triệu ca nhiễm và 631.338 ca tử vong. Ngày 5/8, nước này đã ghi nhận số ca mắc mới cao nhất trong 6 tháng qua (hơn 100.000 ca), trong bối cảnh biến thể Delta hoành hành những khu vực có nhiều người chưa tiêm vaccine phòng bệnh. Số ca mắc trung bình trong 7 ngày trên toàn nước Mỹ là hơn 94.819, tăng gấp 5 lần chỉ trong chưa đầy một tháng. Giám đốc Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, Tiến sỹ Anthony Fauci cảnh báo số ca mắc mới có thể tăng gấp đôi, lên 200.000 ca/ngày trong những tuần tới do biến thể Delta lây lan mạnh trong khi số người chưa tiêm vaccine vẫn ở mức cao. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, số ca nhiễm biến thể Delta chiếm 83% trong tổng số ca mắc mới tại nước này.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Châu Á hiện là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất, với 62.834.127 ca, trong đó, riêng Ấn Độ đã ghi nhận 31.815.756 ca. Chính phủ Ấn Độ thông báo thêm 42.982 ca mới, cao hơn so với số ca ghi nhận một ngày trước đó (42.625 ca). Số ca tử vong tại Ấn Độ cũng tăng lên 426.434 ca sau khi có thêm 533 người không qua khỏi. Trước bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chính phủ nước này đã yêu cầu các bang và vùng lãnh thổ cân nhắc áp đặt các biện pháp hạn chế ở mỗi địa phương nhằm kiềm chế dịch bệnh.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trung Quốc sẽ nỗ lực cung cấp 2 tỷ liều vaccine COVID-19 cho các quốc gia khác trên thế giới và tặng 100 triệu USD cho cơ chế phân phối vaccine toàn cầu COVAX.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: THX/TTXVN
Đây là cam kết mới được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra trong thông điệp gửi tới một diễn đàn trực tuyến về hợp tác vaccine ngày 5/8. Chủ tịch Trung Quốc đưa ra cam kết trên trong bối cảnh nước này cũng đang đương đầu với làn sóng dịch bệnh mới nguy hiểm nhất kể từ mùa Xuân năm 2020, chủ yếu do sự xuất hiện của biến thể Delta của virus SARS-CoV-2. Biến thể này đã xuất hiện tại nhiều vùng ở Trung Quốc, buộc giới chức các địa phương phải thực hiện chiến dịch xét nghiệm trên diện rộng và phát hiện số lượng ca mắc mới mỗi ngày ở mức cao nhất trong nhiều tháng.
Kênh truyền hình CCTV dẫn thông điệp của ông Tập Cận Bình nêu rõ cam kết của Bắc Kinh là sẽ cung cấp 2 tỷ liều vaccine cho thế giới trong năm 2021, đồng thời nhắc lại cam kết quyên góp 100 triệu USD cho cơ chế COVAX, hỗ trợ phân bổ vaccine tới các nước đang phát triển.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đại sứ Việt Nam tại Đức Nguyễn Minh Vũ, Bệnh viện St. Georg tại thành phố Leipzig (bang Sachsen) đã thực hiện hỗ trợ khẩn cấp số thiết bị bảo hộ và bộ xét nghiệm nhanh trị giá 60.000 euro cho Việt Nam nhằm hỗ trợ cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Đây lần thứ hai bệnh viện St. Georg quyên góp thiết bị y tế cho Việt Nam.
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, trong chuyến công tác mới đây tại thành phố Leipzig, Đại sứ Nguyễn Minh Vũ đã cập nhật về tình hình dịch bệnh ở Việt Nam, trong đó mỗi ngày có hàng nghìn ca nhiễm mới và Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đang chịu tác động nặng nề nhất, đồng thời đề nghị chính quyền thành phố cũng như các cơ quan, tổ chức sở tại xem xét hỗ trợ nỗ lực chống dịch ở Việt Nam.
Tiến sĩ Iris Minde, Giám đốc Bệnh viện St. Georg nhấn mạnh, chỉ có hợp tác cùng nhau mới có thể đối phó thành công với đại dịch hiện nay, do vậy, Bệnh viện St. Georg vốn năm ngoái cũng nhận được sự hỗ trợ từ Việt Nam, đã nhanh chóng và dễ dàng đi đến quyết định hỗ trợ Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố kết nghĩa của thành phố Leipzig. Số hàng viện trợ quyên góp được từ các cơ sở, bệnh viện và tổ chức, gồm nhiều thùng khẩu trang, đồ bảo hộ và các bộ kit xét nghiệm nhanh trị giá 60.000 euro (hơn 71.000 USD).
Việc quyên góp được thực hiện nhanh chóng nhờ sự hợp tác của Cơ quan xúc tiến kinh tế thành phố Leipzig và Phòng Hợp tác quốc tế thành phố, và sẽ được chuyển về Việt Nam vào cuối tháng 8 này. Bên cạnh đó, thành phố Leipzig cũng hỗ trợ việc kết nối để Việt Nam có thể mua trực tiếp các thiết bị y tế cần thiết từ nhà sản xuất.
Leipzig là thành phố kết nghĩa với Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian qua, hai bên đã thiết lập và phát triển mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhau trên nhiều lĩnh vực. Bệnh viện St. Georg và Bệnh viện Quân y 175 ở Thành phố Hồ Chí Minh là đối tác trong nhiều năm qua và đã thực hiện hiệu quả các chương trình đào tạo ngắn hạn, trao đổi chuyên môn, chuyên gia tại Việt Nam và CHLB Đức… Thị trưởng thành phố Leipzig, ông Burkhard Jung đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa hai thành phố, đồng thời cam kết tiếp tục đồng hành cùng hai bệnh viện trong các dự án hợp tác sắp tới.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây