Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
Lô thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 vừa về tới TP HCM
Tối 5-8, 10.000 lọ thuốc kháng virus Remdesivir từ Ấn Độ đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất vào cùng ngày 5-8. Đây là lô đầu tiên trong tổng số 1 triệu liều Remdesivir mà doanh nghiệp dược Ấn Độ cam kết cung cấp cho Việt Nam. Đây là kết quả làm việc của nhóm phản ứng nhanh về thuốc và vắc-xin thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ với các công ty dược phẩm lớn của Ấn Độ những ngày qua.
Được biết trong đêm nay sẽ có thêm 40.000 liều Remdesivir từ Ấn Độ đến Việt Nam. Số thuốc còn lại trong 1 triệu liều sẽ về Việt Nam trong tháng 8.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết số thuốc Remdesivir nói trên sẽ được phân bổ cho TP HCM, Hà Nội và các tỉnh đang có dịch Covid-19 . Dự kiến, ngày mai (6-8), Cục Quản lý Khám chữa bệnh sẽ bổ sung thuốc Remdesivir vào phác đồ điều trị Covid-19 và đưa ra hướng dẫn sử dụng.
Trước đó ông Sơn cho biết thuốc Remdesivir đã được thế giới công nhận và sử dụng để điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 từ lâu. Thông qua nguồn tặng, viện trợ, thời gian qua Việt Nam cũng đã sử dụng thuốc Remdesivir cho một số bệnh nhân Covid-19 tại một số cơ sở y tế. Kết quả cho thấy thuốc Remdesivir giúp bệnh nhân giảm lượng virus nhanh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn
Lô thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 vừa về tới TP HCMnld.com.vn
Trung Quốc cam kết cung cấp hơn 2 tỷ liều vaccine phòng COVID-19 cho thế giới
Trung Quốc sẽ nỗ lực cung cấp 2 tỷ liều vaccine COVID-19 cho các quốc gia khác trên thế giới và tặng 100 triệu USD cho cơ chế phân phối vaccine toàn cầu COVAX.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: THX/TTXVN
Đây là cam kết mới được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra trong thông điệp gửi tới một diễn đàn trực tuyến về hợp tác vaccine ngày 5/8. Chủ tịch Trung Quốc đưa ra cam kết trên trong bối cảnh nước này cũng đang đương đầu với làn sóng dịch bệnh mới nguy hiểm nhất kể từ mùa Xuân năm 2020, chủ yếu do sự xuất hiện của biến thể Delta của virus SARS-CoV-2. Biến thể này đã xuất hiện tại nhiều vùng ở Trung Quốc, buộc giới chức các địa phương phải thực hiện chiến dịch xét nghiệm trên diện rộng và phát hiện số lượng ca mắc mới mỗi ngày ở mức cao nhất trong nhiều tháng.
Kênh truyền hình CCTV dẫn thông điệp của ông Tập Cận Bình nêu rõ cam kết của Bắc Kinh là sẽ cung cấp 2 tỷ liều vaccine cho thế giới trong năm 2021, đồng thời nhắc lại cam kết quyên góp 100 triệu USD cho cơ chế COVAX, hỗ trợ phân bổ vaccine tới các nước đang phát triển.
Bệnh viện Đức quyên góp ủng hộ Việt Nam chống dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, trong chuyến công tác mới đây tại thành phố Leipzig, Đại sứ Nguyễn Minh Vũ đã cập nhật về tình hình dịch bệnh ở Việt Nam, trong đó mỗi ngày có hàng nghìn ca nhiễm mới và Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đang chịu tác động nặng nề nhất, đồng thời đề nghị chính quyền thành phố cũng như các cơ quan, tổ chức sở tại xem xét hỗ trợ nỗ lực chống dịch ở Việt Nam.
Tiến sĩ Iris Minde, Giám đốc Bệnh viện St. Georg nhấn mạnh, chỉ có hợp tác cùng nhau mới có thể đối phó thành công với đại dịch hiện nay, do vậy, Bệnh viện St. Georg vốn năm ngoái cũng nhận được sự hỗ trợ từ Việt Nam, đã nhanh chóng và dễ dàng đi đến quyết định hỗ trợ Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố kết nghĩa của thành phố Leipzig. Số hàng viện trợ quyên góp được từ các cơ sở, bệnh viện và tổ chức, gồm nhiều thùng khẩu trang, đồ bảo hộ và các bộ kit xét nghiệm nhanh trị giá 60.000 euro (hơn 71.000 USD). Việc quyên góp được thực hiện nhanh chóng nhờ sự hợp tác của Cơ quan xúc tiến kinh tế thành phố Leipzig và Phòng Hợp tác quốc tế thành phố, và sẽ được chuyển về Việt Nam vào cuối tháng 8 này. Bên cạnh đó, thành phố Leipzig cũng hỗ trợ việc kết nối để Việt Nam có thể mua trực tiếp các thiết bị y tế cần thiết từ nhà sản xuất.
Leipzig là thành phố kết nghĩa với Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian qua, hai bên đã thiết lập và phát triển mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhau trên nhiều lĩnh vực. Bệnh viện St. Georg và Bệnh viện Quân y 175 ở Thành phố Hồ Chí Minh là đối tác trong nhiều năm qua và đã thực hiện hiệu quả các chương trình đào tạo ngắn hạn, trao đổi chuyên môn, chuyên gia tại Việt Nam và CHLB Đức… Thị trưởng thành phố Leipzig, ông Burkhard Jung đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa hai thành phố, đồng thời cam kết tiếp tục đồng hành cùng hai bệnh viện trong các dự án hợp tác sắp tới.
Quốc gia hiện có ít ca tử vong do COVID-19 hơn cúm mùa
Đài Sputnik đưa tin số người nhập viện và tử vong do mắc COVID-19 đã giảm tại Na Uy trong mùa hè qua. Trong tháng 7, trên khắp đất nước này chỉ có 5 người tử vong và hiện chỉ có 14 người phải nhập viện điều trị.
Ông Preben Aavitsland, Viện trưởng Viện Y tế Cộng đồng Quốc gia (FHI), ước tính tỷ lệ tỷ vong sau lây nhiễm (IFR) đối với COVID-19 ở quốc gia này là gần 0,05% trong giai đoạn từ tháng 5 – 7 năm nay. Cụ thể, trong ba tháng đó, Na Uy ghi nhận 23.877 ca dương tính và trong đó có 25 người tử vong.
Để so sánh, IFR trong mùa cúm bình thường là 0,1%, theo tính toán của nhà nghiên cứu dịch bệnh Svenn-Erik Mamelund tại Đại học Oslo. Viện dẫn một số ca có thể bị bỏ sót, ông Aavitsland thay vào đó đã đưa ra tỷ lệ này nằm trong khoảng giữa 0,05 - 0,2%. Đồng nghĩa với việc tổng tỷ lệ tử vong do COVID-19 hiện nay là thấp hơn so với mùa cúm thông thường.
Dù vậy, cần phải nhấn mạnh rằng khái niệm IFR nhằm tính toán tổng tỷ lệ tử vong trong xã hội, chứ không phải cho từng cá nhân. So với bệnh cúm, COVID-19 gây nguy hiểm hơn, đặc biệt đối với người già, người có bệnh lý cũng như những người bị suy giảm miễn dịch.
Nga khuyến nghị tiêm chủng ngừa Covid-19 sáu tháng một lần
Trước sự nguy hiểm của biến thể Delta, cơ quan giám sát, bảo vệ quyền lợi và sức khoẻ người tiêu dùng Nga (Rospotrebnadzor) khuyến nghị tái tiêm chủng ngừa Covid-19 6 tháng một lần.
Rospotrebnadzor cho biết tác dụng bảo vệ của vaccine chống lại Covid-19 có thể bị giảm đối với biến thể Delta, do đó, việc tái tiêm chủng sau mỗi 6 tháng là cần thiết để có đủ khả năng bảo vệ.
"Các kết quả nghiên cứu và quan sát đến thời điểm này chỉ ra rằng tác dụng bảo vệ của vaccine chống lại Covid-19 đối với biến thể Delta có thể bị giảm. Do đó, các hướng dẫn y tế khuyến nghị tiêm chủng lại cứ sáu tháng một lần để cung cấp đủ khả năng bảo vệ chống lại các chủng mới". – theo thông báo của Rospotrebnadzor.
Cơ quan này lưu ý rằng, các loại vaccine hiện có vẫn có các đặc tính phòng ngừa và bảo vệ tốt đối với chủng Delta, cũng như bảo vệ chống lại các dạng bệnh Covid-19 nghiêm trọng.
Người dân Pakistan đổ đi tiêm vaccine COVID-19 sau cảnh báo của chính phủ
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết người dân đã xếp hàng dài hơn 1km tại một số địa điểm tiêm chủng trong tuần đầu tháng 8 này.
Chính phủ Pakistan vào cuối tháng 7 tuyên bố sẽ cấm người không có chứng chỉ tiêm vaccine đến trường học, nhà hàng, trung tâm mua sắm, phương tiện công cộng… Đây là động thái nhằm hạn chế nguy cơ lây lan của biến thể Delta và hỗ trợ giảm gánh nặng với hệ thống y tế tại quốc gia này.
Ngay sau thông báo, tỷ lệ tiêm vaccine tại Pakistan tăng mạnh khi tuần trước ghi nhận mức 1 triệu liều/ngày.
Tỉnh miền Nam Sindh còn cương quyết hơn khi cảnh báo có thể giữ lương của nhân viên chính phủ và chặn SIM điện thoại của những cá nhân từ chối tiêm vaccine COVID-19.
Nhân viên ngân hàng Abdul Rauf tại Karachi chia sẻ với Reuters: "Cá nhân tôi không sợ COVID-19. Nhưng chúng tôi có thể không được nhận lương, SIM điện thoại bị chặn, do vậy tôi đi tiêm mũi vaccine thứ hai".
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Người dân Pakistan đổ đi tiêm vaccine COVID-19 sau cảnh báo của chính phủbaotintuc.vn
Việt Nam tiếp tục đàm phán với các nhà sản xuất vắc-xin, bao gồm Trung Quốc
Để đa dạng hoá nguồn vắc-xin, hướng tới có đủ số lượng vắc-xin cần thiết để sớm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng, Việt Nam đang đàm phán với các nước, các nhà sản xuất và cung ứng vắc-xin trên thế giới, trong đó có Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết như vậy trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 5/8.
Trả lời câu hỏi về việc tiếp nhận vắc-xin từ các nước, bà Hằng cho biết, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn ra phức tạp với nhiều biến chủng nguy hiểm trên thế giới và ngay tại khu vực của chúng ta, việc chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực, vắc-xin và quy trình sản xuất vắc-xin cho các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển, là hết sức quan trọng và cần thiết, góp phần quan trọng vào việc khống chế dịch bệnh ở khu vực và trên toàn cầu.
"Mọi sự giúp đỡ của các nước và các đối tác trong công cuộc phòng chống dịch bệnh đều đáng quý và đáng trân trọng. Việt Nam cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các nước, các đối tác và các tổ chức quốc tế trong việc phòng chống đại dịch COVID-19", bà Hằng nói.
Nhà Trắng công bố số liệu cho thấy Việt Nam đứng trong top 7 nước nhận hỗ trợ vắc-xin nhiều nhất từ Mỹ.
Bà Hằng cho biết, đến nay Việt Nam đã nhận được 18 triệu liều vắc-xin từ nhiều nước đối tác và tổ chức quốc tế.
Ả-rập Xê-út tặng Việt Nam vật tư y tế trị giá hơn 11 tỷ đồng để đối phó COVID-19
Chiều 5/8, Đại biện Đại sứ quán Ả-rập Xê-út trao tượng trưng số vật tư y tế trị giá 500.000 USD để hỗ trợ Việt Nam phòng chống dịch COVID-19.
Tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu dự buổi lễ tiếp nhận tượng trưng vật tư y tế trị giá 500.000 USD do Đại sứ quán Ả-rập Xê-út tại Việt Nam, thay mặt Trung tâm Cứu trợ và Nhân đạo Quốc vương Salman, trao tặng nhằm hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại biện Đại sứ quán Ả-rập Xê-út Wibar Abdullah I. Al-Baseer bày tỏ hy vọng khoản hỗ trợ sẽ góp phần giúp Việt Nam phòng chống COVID-19 hiệu quả, đồng thời mong muốn Việt Nam sẽ sớm khống chế được Covid-19 và từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cảm ơn sự ủng hộ thiết thực của Ả-rập Xê-út, cho biết các vật tư y tế do Ả-rập Xê-út hỗ trợ đã và đang được phân bổ đến các đơn vị y tế chống dịch trên cả nước, góp phần giúp Việt Nam từng bước kiểm soát và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Trung Quốc trừng phạt 20 quan chức liên quan đến ổ dịch Trương Gia Giới
Chính quyền Trung Quốc hôm nay (5/8) đã công bố danh sách trừng phạt 20 quan chức liên quan đến đợt bùng phát nguy hiểm tại thành phố Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
Danh sách những người bị trừng phạt bao gồm: các quan chức cấp quận, nhân viên quản lý bệnh viện và các nhân sự liên quan buổi biểu diễn phục vụ khách du lịch tại thành phố Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam. Trong đó, tính riêng tại quận Vĩnh Định – nơi ghi nhận 15 ca mắc mới, 6 quan chức quận đã bị trừng phạt, bao gồm cách chức Trưởng phòng y tế công cộng Hoàng Húc Hùng (Xu Xionghui) do không đủ năng lực giám sát việc thực hiện công tác phòng chống dịch và thiếu quản lý kịp thời.
Ngoài ra, ông Đặng Hoa Bân (Deng Huabin) - Trưởng khoa Cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân Trương Gia Giới, cũng bị cách chức vì quản lý lỏng lẻo, dẫn đến đám đông hỗn loạn tại điểm xét nghiệm và gây nguy cơ lây nhiễm chéo nghiêm trọng trong bệnh viện.
Đợt bùng phát bắt nguồn từ một buổi biểu diễn ca nhạc tại thành phố Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam đến nay đã lây lan ra ít nhất 8 tỉnh thành và khu vực trên khắp Trung Quốc. Tỉnh Hồ Nam hôm nay cũng báo cáo thêm 15 ca nhiễm, gồm 3 ca ở Trương Gia Giới, trong đó nhiều ca không triệu chứng. Chính quyền thành phố đã yêu cầu toàn bộ người dân và du khách không rời khỏi thành phố, nhằm kiểm soát dịch bệnh trong đợt bùng phát mới nhất. Chính quyền đã thực hiện xét nghiệm trên toàn thành phố từ ngày 29/07 và các nhóm nguy cơ cao được xét nghiệm 3 lần./.
Chuyên gia Australia: Biến thể Delta làm nhiều người bệnh ốm nặng hơn
Ngay từ khi mới xuất hiện, biến thể Delta được xác định là nhân tố thay đổi cuộc chơi khi khiến nhiều quốc gia từng ứng phó tốt với dịch bệnh vào năm 2020 thì nay đang phải vật lộn với biến thể này, trong đó Australia là một ví dụ điển hình. Nguyên nhân chính khiến biến thể Delta trở nên khó kiểm soát là biến thể nay rất dễ lây lan và tốc độ lây lan rất nhanh. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề duy nhất khi ứng phó với biến thể này.
Giáo sư Nancy Baxter, Trưởng khoa Dân số và sức khỏe toàn cầu thuộc trường Đại học Melbourne cho biết, bằng chứng ở một số quốc gia cho thấy, biến thể Delta còn nguy hiểm bởi nó làm cho người bệnh ốm nặng hơn: "Chúng tôi có kết quả nghiên cứu từ 3 quốc gia khác là Canada, Singapore và Scotland và đều đi đến 1 kết luận chung đó là nếu bị nhiễm biến thể Delta thì khả năng phải nhập viện hay phải điều trị tích cực hay thậm chí là tử vong sẽ lớn gấp ít nhất 2 lần so với các biến thể khác của Covid-19".
Vì biến thể Delta có độc lực rất mạnh nên có thể tấn công cả những người trẻ tuổi. Số liệu thống kê tại Australia cho thấy, những người trong độ tuổi 20 đến 30 là đối tượng bị Covid-19 nhiều nhất, tiếp đó là đến đối tượng trong độ tuổi từ 30 đến 39. Đáng chú ý là trẻ em, đối tượng ít mắc Covid-19 vào năm 2020 thì năm nay số lượng lại tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê của bang New South Wales, trong khoảng 2 tuần, bang này ghi nhận khoảng 200 ca mắc Coivd-19 ở trẻ em dưới 9 tuổi. Đặc biệt, tại nước này đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong vì Covid-19 ở độ tuổi 20 và 30 và diễn biến của các ca bệnh này đều rất nhanh khiến các chuyên gia y tế không kịp trở tay.
Vì độc lực của biến thể Delta rất mạnh nên giáo sư Nancy Baxter cũng cho biết, không chỉ nhiều người trẻ tuổi bị Covid-19 tại Australia hiện nay mà nhiều người trong độ tuổi này cũng đang được điều trị tích cực trong bệnh viện vì Covid-19.
Trung Quốc lùi thời gian nhập học, hạn chế xuất cảnh chống Covid-19
Trước bối cảnh các khu vực có nguy cơ lây nhiễm vừa và cao do Covid-19 ở Trung Quốc đang ở mức kỷ lục sau dịch ở Vũ Hán, nước này đã quyết định hạn chế công dân xuất cảnh, đồng thời lùi thời gian khai giảng của nhiều trường đại học, nhằm ngăn chặn đà lây lay của biến thể Delta.
Trung Quốc vừa ra thông báo hạn chế người dân ra nước ngoài nhằm ngăn số ca Covid-19 tăng mạnh trong nửa tháng qua, bắt nguồn từ ổ dịch Nam Kinh.
Ngày 4/8, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Trung Quốc thông báo ngừng cấp hộ chiếu phổ thông và các giấy tờ xuất cảnh cần thiết khác trong trường hợp "không cần thiết và không khẩn cấp".
Tuy nhiên, công dân nước này không bị cấm ra nước ngoài hoàn toàn. Theo ông Lưu Hải Đào, quan chức Cục Quản lý xuất nhập cảnh Trung Quốc, những người "có nhu cầu thực sự như du học, làm việc hay kinh doanh", những người "tham gia phòng chống dịch quốc tế và xuất nhập cảnh do nhu cầu khôi phục sản xuất của doanh nghiệp" vẫn được cấp các giấy tờ cần thiết.
Cùng với đó, Trung Quốc cũng siết chặt quản lý đi lại cả trên đường hàng không, đường bộ và đường thủy. Nhiều thủy thủ nước ngoài trên các con tàu đã được yêu cầu không rời tàu và đổi ca tại các cảng của Trung Quốc. Chính quyền trung ương cũng đề nghị các địa phương dừng giao thông công cộng và taxi ra vào khu vực bùng phát dịch.
Trong một nỗ lực khác nhằm ngăn chặn dịch lây lan, hàng loạt các trường đại học của Trung Quốc đã ra thông báo lùi thời gian khai giảng hoặc yêu cầu sinh viên tạm thời không quay trở lại trường.
Đại học Thanh Hoa, Đại học Ngôn ngữ ở thủ đô Bắc Kinh đã thông báo cho tất cả sinh viên ở các khu vực có nguy cơ vừa và cao hoặc hiện không ở trong trường, "nếu không cần thiết" không đến trường cho đến khi có thông báo mới. Học sinh đang ở trong trường phải chịu sự quản lý nghiêm ngặt và phải xin phép mỗi khi ra vào.
Đại học Phúc Đán Thượng Hải yêu cầu tất cả nhân viên, giáo viên và sinh viên phải đăng ký nếu rời khỏi thành phố và theo dõi sức khỏe trong thời gian 14 ngày trước khi trở lại trường. Không chỉ ở các khu vực có nguy cơ vừa và cao, tất cả các đối tượng di chuyển qua các khu vực này cũng được yêu cầu tạm thời chưa quay lại trường. Nếu quay lại phải thực hiện các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, như cách ly tập trung 14 ngày và làm 2 lần xét nghiệm với những người ở hoặc đi qua vùng nguy cơ cao.
Trong khi đó, Đại học Thiên Tân lùi thời gian nhập học đối với sinh viên mới khoảng 1 tuần và cũng khuyến cáo sinh viên tạm thời chưa quay trở lại trường nếu đang ở hoặc phải đi qua các vùng nguy cơ vừa và cao.
Trung Quốc đang đối mặt đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng, bắt nguồn từ ổ dịch tại sân bay Lộc Khẩu ở Nam Kinh. Nước này hôm nay (5/8) báo thêm 62 ca Covid-19 bản địa và 32 trường hợp không triệu chứng ở 8 tỉnh, thành.
Đợt bùng phát mới nhất này đã khiến số khu vực có nguy cơ vừa và cao ở Trung Quốc tăng lên hơn 160 khu, nhiều nhất kể từ sau dịch ở Vũ Hán. Hàng loạt địa phương ở Trung Quốc đã phải xét nghiệm toàn thành phố và phong tỏa hàng triệu người vì biến thể Delta.
Trong đó, Vũ Hán phải phong tỏa 16 khu dân cư, 11 công trường xây dựng và xét nghiệm toàn dân sau khi xuất hiện các ca bệnh sau hơn 1 năm. Thành phố này cũng đã chuẩn bị tổng cộng 31.300 phòng để cách ly. Hiện 26.100 phòng đã được sử dụng. Vũ Hán hiện có 19 trường hợp dương tính.
Thành phố Trịnh Châu, nơi vừa gánh chịu đợt mưa lũ thảm khốc với gần 300 người thiệt mạng, cũng có hơn 100 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2. Gần 785.000 người tại đây bị phong tỏa. Sau khi xét nghiệm cho gần 11,2 triệu người, thành phố này quyết định tiếp tục tiến hành vòng xét nghiệm thứ 2 từ sáng 5/8. Trong khi đó, thành phố Nam Kinh sẽ tiến hành xét nghiệm lần thứ 5 tại một số khu vực trọng điểm sau 3 lần xét nghiệm đại trà./.
Kêu gọi tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người thu gom rác tại Thái Lan
Tại Thái Lan, đã có nhiều lời kêu gọi tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho những người thu gom rác và người dân phân loại rác để giúp giảm sự lây lan của Covid-19.
Hiện rác nơi công cộng và rác thải sinh hoạt gia đình tại Thái Lan chưa được phân loại triệt để, chưa nhiều nơi để riêng rác thải có thể mang virus, người dân phải vứt bỏ khẩu trang cùng với những loại rác thông thường trong gia đình. Người thu gom rác ở Thái Lan phải làm việc nhiều giờ đồng hồ để xử lý rác sinh hoạt, trong đó thường chứa khẩu trang đã qua sử dụng mà không được xử lý đúng cách, khiến những người này có nguy cơ bị lây nhiễm Covid-19.
Cục Sức khỏe, Bộ Y tế công cộng Thái Lan đã khuyến cáo những người thu gom rác và buôn bán phế liệu nên đề phòng, đeo khẩu trang, găng tay và quần áo bảo hộ khi làm việc, vì virus có thể tồn tại trên bề mặt của các vật dụng trong nhiều giờ đến vài ngày tùy thuộc vào môi trường và khí hậu. Đã xảy ra hiện tượng người thu gom rác bị mắc Covid-19 do tiếp xúc với rác thải mang virus.
Ông Theerawong Sanpipat, Chủ tịch công ty Prabkaya, một trong những công ty xử lý rác lớn Thái Lan cho rằng, những người thu gom rác có nguy cơ cao mắc Covid-19 khi tiếp xúc với rác thải có thể mang virus SARS-CoV-2. Ông đề nghị chính phủ tiêm vaccine Pfizer hoặc một loại vaccine theo công nghệ mRNA khác cho những người thu gom rác trên toàn quốc, vì ông cho rằng các loại vaccine này có hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn Covid-19. Ông Theerawong Sanpipat đề nghị chính phủ nên cung cấp vaccine, bộ dụng cụ xét nghiệm và khẩu trang cho những người thu gom rác, đồng thời kêu gọi mọi người phân loại rác và bỏ rác thải có thể mang virus SARS-CoV-2vào túi được chỉ định đặc biệt khi đổ rác.
Theo Bộ Y tế Thái Lan, ở nước này, tuổi thọ của virus trong môi trường ngoài trời có thể ngắn hơn do nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp. Tuy nhiên, người thu gom rác nên mặc trang phục bảo hộ, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn. Giới chức y tế Thái Lan cũng khuyến cáo người dân phân loại rác thải sinh hoạt để có thể xử lý hiệu quả trước nguy cơ lây nhiễm Covid-19./.
Cảnh báo số ca mắc mới COVID-19 tại Mỹ có thể lên mức 200.000 ca/ngày
Ngày 4/8, Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci cảnh báo số ca mắc mới COVID-19 ở nước này có thể tăng gấp đôi lên 200.000 ca/ngày vào mùa thu tới trong bối cảnh số người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 vẫn ở mức cao.
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Savannah, bang Georgia, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, ông Fauci cho biết chỉ một vài tháng trước, Mỹ duy trì khoảng 10.000 ca mắc/ngày. Tuy nhiên, con số này có thể sẽ tăng lên từ 100.000 - 200.000 ca/ngày.
Ông Fauci nhấn mạnh số ca mắc COVID-19 do biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây nên đang tăng mạnh trên toàn nước Mỹ và quốc gia này có thể "gặp khó khăn" vào mùa thu này nếu một bộ phận không nhỏ người chưa tiêm vaccine không đi tiêm chủng.
Ông Fauci nêu rõ việc nhiều người không tiêm vaccine làm tăng nguy cơ họ bị mắc bệnh và lây nhiễm cho người khác. Hiện Mỹ có khoảng 93 triệu người đủ điều kiện tiêm chủng nhưng lại từ chối tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm này cũng bày tỏ lo ngại về số người không tiêm vaccine cao có thể khiến virus tiếp tục lây lan hết mùa thu và sang mùa đông, tạo cơ hội cho virus biến đổi, đe dọa tới các nỗ lực phòng dịch sau này.
Lễ hội âm nhạc Lollapalooza ở Chicago đã thu hút được lượng người tham dự vô cùng lớn. Đây được cho là một trong những sự kiện tụ tập đông người nhất ở Mỹ kể từ sự xuất hiện của đại dịch Covid-19.
Lễ hội âm nhạc được tổ chức vào cuối tuần trước tại Chicago, ước tính có khoảng 100.000 người đổ về Công viên Grant của thành phố cho một lễ hội kéo dài 4 ngày. Lễ hội trước đó đã bị hủy vào năm ngoái do Covid-19. Sự kiện vẫn diễn ra bất chấp số ca nhiễm tăng liên tục do biến thể Delta xuất hiện ở Chicago và trên toàn nước Mỹ.
Lễ hội hôm 31/7/2021 chụp từ trên cao. Ảnh: Colin Hinkle / Soaring Badger Productions
Người tham dự. Ảnh: Getty
Khung cảnh vào ngày biểu diễn cuối cùng hôm 1/8/2021. Ảnh: Gary Miller / FilmMagic
Sau một thời gian, vào ngày 5/8, Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới, với gần 100.000 trường hợp trong 24 giờ qua.
Điều phối viên Covid-19 của Nhà Trắng Jeff Zients cho biết trong tuần qua, số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 ở Mỹ tăng, tất cả đều liên quan đến biến thể Delta.
Theo Hãng tin Reuters, các ca bệnh mới vẫn tập trung ở những cộng đồng có tỉ lệ tiêm vắc xin Covid-19 thấp. Ông Jeff Zients thừa nhận: "Chúng tôi vẫn lo ngại về sự gia tăng liên tục của các ca bệnh, do biến thể Delta".
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) tính đến ngày 31-7, số ca nhiễm mới tăng 44%, số ca nhập viện tăng 41%, số ca tử vong tăng 25% (khoảng 300 người) trên toàn quốc.
Sau khi phát hiện 7 ca Covid-19, chính quyền Vũ Hán ráo riết siết hạn chế, trong khi người dân tin rằng họ đã có nhiều kinh nghiệm đối phó.
Vài giờ sau khi ghi nhận 7 ca Covid-19 cộng đồng hôm 2/8, chính quyền Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc công bố xét nghiệm toàn thành phố, dừng các lớp học trực tiếp và giảm du khách tới thăm các thắng cảnh.
Ứng dụng mã y tế địa phương bị quá tải do quá nhiều người truy cập để kiểm tra liệu họ có tiếp xúc gần với ca nhiễm hay không. "Tôi sợ hãi vô cùng trước khi thấy hệ thống báo tôi an toàn", Luo Ning, cư dân Vũ Hán, cho biết. Tuy nhiên, cô vẫn xin làm việc ở nhà hôm 3/8 vì "tốt hơn là bây giờ không nên ra ngoài, ở ngoài rất nguy hiểm".
Đợt bùng phát mới này như quả bom dội xuống Vũ Hán, thành phố vốn đã bị tổn thương nghiêm trọng trong làn sóng dịch đầu năm ngoái, dù không ghi nhận bất kỳ ca nhiễm mới nào suốt một năm qua. Tàu điện ngầm và xe buýt vốn đông đúc bỗng vắng bóng người trong hai ngày qua. Tại các trung tâm mua sắm, người bán nhiều hơn khách mua và một số nhà hàng đã tạm thời đóng cửa.
"Thành phố đột nhiên trống trải, khiến tôi có cảm giác quay lại những ngày đầu tiên Covid-19 bùng phát", Luo nói
Mỹ-WHO 'lời qua tiếng lại' về việc tiêm nhắc lại vắc xin COVID-19
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các nước tạm hoãn tiêm nhắc lại vắc xin cho đến ít nhất là cuối tháng Chín. Tuy nhiên, Nhà Trắng lại cho rằng đây là sự lựa chọn sai lầm.
Khuyến cáo của WHO
"WHO đang kêu gọi các quốc gia ngừng tiêm mũi nhắc lại (cho những người đã tiêm đủ liều - PV) ít nhất là đến cuối tháng Chín, để tạo điều kiện cho việc tiêm chủng ít nhất 10% dân số của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Muốn đạt được mục tiêu này, chúng tôi cần sự hợp tác của tất cả mọi người, đặc biệt là một số quốc gia và công ty kiểm soát nguồn cung cấp vắc xin trên toàn cầu", ông Tedros nói trong cuộc họp báo tại Geneva hôm thứ Tư.
Nhà Trắng nói "sai lầm"
"Chúng tôi cảm thấy đó là một lựa chọn sai lầm, và chúng tôi có thể làm cả hai việc", Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói hôm thứ Tư, sau phát ngôn của ông Tedros.
"Tại Mỹ, chúng tôi có đủ nguồn cung để đảm bảo mọi người dân đều có thể tiếp cận với vắc xin," bà nói thêm. "Chúng tôi tin rằng mình có thể làm cả hai việc, và không cần phải lựa chọn ưu tiên việc nào hơn."
Cũng theo bà Psaki, mặc dù Mỹ có khả năng tiêm liều tăng cường cho các công dân của mình, nhưng việc đó hiện chưa phải là một phần của kế hoạch.
Bộ trưởng Kế hoạch nhà nước Papua New Guinea (giữa), ông Rainbo Paita, và Đại sứ Trung Quốc Zeng Fanhua (phải) tại buổi bàn giao vaccine từ Trung Quốc cho PNG ngày 24/6/2021 (Ảnh: Chinese Embassy in Papua New Guinea)
Giống với nhiều nước vùng Thái Bình Dương, PNG từ lâu đã phải đi trên "sợi dây ngoại giao" trong khu vực một cách thận trọng và tránh được những tình huống khó xử.
Bộ trưởng Y tế PNG Jelta Wong nói nước này "không chọn bên".
"Chúng tôi biết ơn Úc vì đã trao vaccine cho chúng tôi và chúng tôi cũng cảm ơn Trung Quốc cung cấp vaccine," ông nói. "Cả hai nước đã giúp chúng tôi ở nhiều phương diện, và chúng tôi sẽ luôn luôn mắc nợ họ vì họ đã đến hỗ trợ trong những thời điểm khó khăn với PNG."
Úc đã có lịch sử dài viện trợ PNG từ khi nước này giành độc lập, và đến nay vẫn là đối tác viện trợ lớn nhất của đảo quốc. PNG cũng nhận được sự quan tâm gia tăng bởi chương trình "Pacific Step Up" (Tăng cường Thái Bình Dương) của Úc, sáng kiến được coi là nhằm đối trọng với tầm ảnh hưởng đi lên của Trung Quốc trong khu vực.
Logo AusPNG Partnership đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây, tương tự với các logo China Aid xuất hiện rộng rãi tại PNG khi nước này tổ chức hội nghị APEC vào năm 2018.
Theo ABC, vấn đề vaccine chỉ là điểm nóng mới nhất trong cuộc cạnh tranh địa chính trị ở Thái Bình Dương. Vấn đề này nổi lên sau những tranh luận rằng có hay không việc Trung Quốc tạo ra một "thách thức" an ninh cho PNG.
Bộ Y tế Việt Nam: Mũi 1 tiêm vaccine Pfizer, Moderna, Sinopharm thì mũi 2 phải tiêm cùng loại
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố và đơn vị trực thuộc về hướng dẫn tiêm 2 liều vaccine phòng COVID-19.
Văn bản của Bộ Y tế cho biết từ tháng 3/2021 đến nay, Bộ Y tế đã tiếp nhận nhiều loại vaccine có công nghệ sản xuất khác nhau như AstraZeneca, Pfizer/BioNtech, Moderna, Sinopharm, Sputnik V...
Qua nghiên cứu bước đầu tại một số quốc gia, đến nay, cơ quan y tế đã có bằng chứng về việc tiêm phối hợp mũi 1 là vaccine AstraZeneca và mũi 2 là vaccine Pfizer đáp ứng miễn dịch tốt. Tuy nhiên, việc tiêm trộn này có thể tăng nhẹ phản ứng thông thường sau tiêm chủng.
Để việc triển khai tiêm chủng an toàn, tăng diện bao phủ và đạt hiệu quả sử dụng tối đa vaccine từ các nguồn khác nhau, theo kinh nghiệm sử dụng vaccine của một số quốc gia, khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế hướng dẫn những người đã tiêm mũi 1 vaccine nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng loại đó.
"Trong trường hợp nguồn vaccine hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vaccine Pfizer/BioNtech cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca, nếu người được tiêm chủng đồng ý ( khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8-12 tuần)"- văn bản của Bộ Y tế nêu rõ.
Bộ Y tế cũng yêu cầu không sử dụng vaccine do Moderna sản xuất hoặc các vaccine khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca.
Đồng thời Bộ Y tế nêu rõ, những người đã tiêm vaccine do Sinopharm, Pfizer, Moderna sản xuất mũi thứ 1 thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vaccine cùng loại. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Chile xây dựng nhà máy sản xuất vaccine Coronavac của Trung Quốc
Ngày 4/8, chính phủ Chile thông báo nước này sẽ xây dựng hai nhà máy sản xuất và đóng gói vaccine ngừa COVID-19 có tên Coronavac do hãng dược phẩm Sinovac của Trung Quốc bào chế và phát triển.
Sản xuất vaccine ngừa COVID-19 tại nhà máy của Tập đoàn công nghệ sinh học Sinovac ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thông báo, Bộ trưởng Bộ Y tế Chile Enrique Paris cho biết, nhà máy nghiên cứu và sản xuất vaccine Coronavac sẽ được xây dựng tại thành phố Antofagasta phía Bắc nước này. Ngoài ra, phía Chile sẽ lắp đặt cở sở chiết xuất và đóng gói loại vaccine này tại khu vực ngoại ô thủ đô Santiago de Chile.
Với tổng vốn đầu tư khoảng 60 triệu USD, hai cơ sở trên dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động vào quý 1/2022 với công suất khoảng 60 triệu liều vaccine mỗi năm. Phần lớn số vaccine được sản xuất ra sẽ được sử dụng trong chương trình tiêm chủng tại Chile. Trong khi đó, Chính phủ Chile cũng lên kế hoạch xuất khẩu vaccine Coronavac sản xuất trong nước sang các quốc gia Mỹ Latinh khác.
Đến nay, Chile đã tiếp nhận được tổng cộng hơn 29.299.500 liều vaccine ngừa COVID-19. Trong số này, gần 20 triệu liều do hãng Sinovac cung cấp và 6.889.350 liều khác do hãng Pfizer (Mỹ) sản xuất. Số vaccine còn lại được phía Chile đặt hàng từ hãng CanSino (Trung Quốc) và AstraZeneca (Anh).
Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 5/8 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 200.896.710 ca, trong đó có 4.268.356 người tử vong.
Số ca mắc bệnh trong ngày sau một thời gian thuyên giảm nay đang có dấu hiệu tăng trở lại trên phạm vi toàn cầu, với những vùng dịch "nóng nhất" ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong vẫn ở mức đáng quan ngại.
Một số nước Á-Âu tình hình đang leo thang trở lại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Anh, Indonesia và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Sau một thời gian, Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới, với gần 100.000 trường hợp trong 24 giờ qua.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 2/8/2021. Ảnh: Kyodo/ TTXVN
Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 180.882.368 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 15.745.754 ca và 93.435 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 4/8, thế giới có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 90 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.
Tính theo tỷ lệ dân số, Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 596 người tử vong. Tiếp đến là Hungary với 311 người và Bosnia-Herzegovina với 295 người/100.000 dân. Xét theo khu vực, Mỹ Latinh và Caribe hiện có hơn 1,37 triệu ca tử vong trong hơn 41 triệu ca nhiễm. Tiếp đến là châu Âu, có hơn 60 triệu người mắc COVID-19, trong đó có hơn 1,2 triệu ca tử vong.
Châu Á ghi nhận hơn 683.700 ca tử vong trong hơn 45,3 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ có hơn 640.900 ca tử vong trong hơn 36,6 triệu ca nhiễm. Châu Phi ghi nhận hơn 172.900 ca tử vong, Trung Đông có hơn 161.900 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại Dương là hơn 1.400 người.
Phó Thủ tướng Trung Quốc: Chúng ta không thể lơ là dù chỉ một giây
Các quan chức trên khắp các tỉnh thành của Trung Quốc đã nhận được chỉ thị đặt ưu tiên hàng đầu là ngăn chặn biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 lây lan.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan phát biểu tại một cuộc họp về phòng chống và kiểm soát COVID-19 ở Bắc Kinh hôm 4/8 rằng tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và sự lây lan của virus vẫn chưa được kiểm soát.
Ảnh minh họa: AFP
Theo đó, bà Tôn cho biết đã có "nhiều đợt bùng phát ở các địa điểm khác nhau của đất nước và tình hình vẫn chưa chắc chắn", theo hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã.
Đáng chú ý, phát biểu mới nhất của bà Tôn có phần thận trọng hơn một tuyên bố trước đó của bà vào cuối tuần trước ở Nam Kinh - tâm điểm của đợt bùng phát mới nhất - khi nữ phó thủ tướng Trung Quốc nói rằng tình hình "có thể kiểm soát".
"Tất cả các địa phương phải đặt ưu tiên hàng đầu cho việc ngăn chặn và kiểm soát đại dịch, và đảm bảo rằng các hệ thống chỉ huy có thể duy trì hoạt động suốt ngày đêm", bà Tôn nhấn mạnh. "[Các quan chức] phải duy trì công tác phòng ngừa chặt chẽ ở nơi chưa bùng phát dịch, và hành động dứt khoát khi đã phát hiện ra các ca bệnh. [Chúng ta] không thể lơ là dù chỉ một giây."
Số ca mắc Covid-19 ở trẻ em và thanh thiếu niên tại Mỹ tăng tới 84% trong một tuần
Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) thống kê được hơn 71.700 trường hợp trẻ em và thanh thiếu niên mắc Covid-19 mới từ ngày 22-29/7. Đây là mức tăng "đáng kể" so với gần 39.000 trường hợp được báo cáo một tuần trước đó và cao gấp 5 lần số trẻ em mắc bệnh vào cuối tháng 6 vừa qua.
Ảnh minh họa: News Medical
Sau khi giảm trong vài tháng, số trẻ em mắc Covid-19 bắt đầu có xu hướng tăng trở lại từ tháng trước, khi biến thể Delta với khả năng lây truyền cao đã trở thành chủng vượt trội ở Mỹ.
Tiến sĩ Yvonne Maldonado tại Đại học Y Stanford và là Chủ tịch Ủy ban về các bệnh truyền nhiễm của Học viện Nhi khoa Mỹ cho biết, đó là mức lây nhiễm cao và xét trên thực tế là nhiều thanh thiếu niên hiện đã được tiêm phòng Covid-19.
Tại bang Louisiana, tỷ lệ dương tính với Covid-19 ở trẻ em cũng tăng đáng kể trong vòng sáu tuần qua.
Trả lời phỏng vấn Truyền hình CNN ngày 4/8, Tiến sĩ - Bác sĩ Katherine Baumgarten, Giám đốc phụ trách kiểm soát và ngăn ngừa nhiễm trùng tại Trung tâm Y tế Ochsner Health cho biết: "Tỷ lệ dương tính với Covid-19 ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 0-19 tuổi đã tăng đáng kể, từ chưa đến 2% cách đây 6 tuần lên khoảng 23% ở thời điểm này.
Trong trung tâm của chúng tôi chỉ ghi nhận mức tăng nhẹ số trẻ em tại các khoa, nhưng trên toàn bang đang chứng kiến sự gia tăng số trẻ mắc Covid-19 trong bệnh viện. Một thanh niên 19 tuổi tử vong vì Covid-19 cách đây hai tuần, bất chấp mọi thứ mà chúng tôi đã thực hiện. Điều đó thật thất vọng và đau lòng. Không ai nên chết do Covid-19 vào thời điểm này, đặc biệt là trẻ em".
Theo thống kê, gần 4.200.000 trẻ em Mỹ đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 kể từ khi bắt đầu đại dịch. Trẻ em và thanh thiếu niên chiếm 19% các trường hợp mắc Covid-19 trong báo cáo dữ liệu hàng tuần mới nhất./.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 4/8 đã kêu gọi các nước tạm ngừng triển khai việc tiêm liều tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho những người đã tiêm đủ hai liều, ít nhất là đến cuối tháng 9 tới.
Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, việc trì hoãn này nhằm đảm bảo rằng các quốc gia trên thế giới sẽ có ít nhất 10% dân số được tiêm chủng ngừa COVID-19.
Tổng Giám đốc WHO nêu rõ:
Tôi hiểu mối quan tâm của tất cả các chính phủ là nhằm bảo vệ người dân trước biến thể Delta. Nhưng chúng tôi không thể chấp nhận rằng có những quốc gia sử dụng hầu hết nguồn cung (vaccine) trên toàn cầu.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus
Trong khi đó, phát biểu với báo giới, Giám đốc phụ trách vấn đề miễn dịch, vaccine và sinh học của WHO - bà Katherine O'Brien nêu rõ: "Chúng ta cần tập trung vào những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, những người có nguy cơ mắc bệnh và tử vong vì căn bệnh này, để họ có thể có được liều vaccine đầu tiên và thứ hai".
------------------
Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ tại nguồn:
Phnom Penh (Campuchia) mạnh tay với những người vi phạm lệnh giới nghiêm
"Không cần phải hướng dẫn! Không cần phải giáo dục nữa! Những người vi phạm lệnh giới nghiêm, những người tụ tập ăn nhậu trái phép thì phải bắt giữ ngay lập tức vì đây là nguyên tắc, và tất cả các đơn vị cần phải thực hiện nghiêm."
Đây là khẳng định của ông San Sok Seiha, phát ngôn viên thành phố Phnom Penh về việc chính quyền sẽ áp dụng các biện pháp mạnh đối với những cá nhân vi phạm quy định về lệnh giới nghiêm của thành phố từ 21h hôm trước tới 3h sáng ngày hôm sau.
Đường phố Phnom Penh trong giờ giới nghiêm.
Phát biểu với báo giới ngày hôm nay (4/8), ông San Sok Seiha, phát ngôn viên thành phố Phnom Penh cho biết, sau 6 ngày thực hiện lệnh giới nghiêm toàn thành phố (áp dụng từ 21h ngày hôm trước đến 3h sáng ngày hôm sau từ ngày 29/7/2021), lực lượng chức năng đã tiến hành phổ biến, giáo dục và tạm giữ hơn 1.200 phương tiện vi phạm.
------------------
Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ tại nguồn:
Ngoại trưởng Nga chỉ trích châu Âu ‘bài xích vô cớ’ vaccine Sputnik V
Moskva lên tiếng chỉ trích các nước phương Tây có hành động "bài xích vô cớ" vaccine phòng dịch COVID-19 của Nga.
Đó là thông điệp được Ngoại trưởng Sergey Lavrov đưa ra trong buổi trả lời phỏng vấn tờ nhật báo Komsomolskaya Pravda. Theo ông Lavrov, Moskva nhận thấy nhiều nước phương Tây bài xích vô cớ các loại vaccine do Nga nghiên cứu phát triển.
Trong khi đó các đầu mối như Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) cùng các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ, Vi sinh Quốc gia Gamaleya – hai đơn vị đứng đầu dự án phát triển, bào chế vaccine Sputnik V, luôn phản hồi chi tiết và tức thời trước các câu hỏi phía nước ngoài đưa ra.
------------------
Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ tại nguồn:
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 00h00 ngày 5/8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 200.614.942 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.265.109 ca tử vong.
Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 180.791.302 người. Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 630.532 ca tử vong trong tổng số 36.055.915 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 425.985 ca tử vong trong số 31.780.198 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 558.597 ca tử vong trong số 19.986.073 bệnh nhân.
Tính theo tỷ lệ dân số, Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 596 người tử vong. Tiếp đến là Hungary với 311 người và Bosnia-Herzegovina với 295 người/100.000 dân.
Tại châu Âu, Guadeloupe - vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp sẽ được áp dụng đợt phong toả mới kéo dài ít nhất ba tuần để kiểm soát làn sóng dịch COVID-19. Khu vực này đang ghi nhận hơn 3.000 ca mắc mới mỗi tuần, tăng gấp 10 lần so với ba tuần trước đó.
Tại châu Á, chính quyền thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) tuyên bố sẽ xét nghiệm toàn dân để sàng lọc những người mắc COVID-19 sau khi ghi nhận các ca nhiễm mới đầu tiên trong hơn một năm.
Ngày 4/8, Indonesia - quốc gia đông dân nhất khu vực Đông Nam Á - ghi nhận 1.474 ca tử vong mới do bệnh COVID-19, nâng tổng số ca tử vong do căn bệnh này lên 100.636 ca kể từ đầu dịch đến nay.
Trong khi đó, Nhật Bản đe doạ sẽ công khai lên án những người không tuân thủ các biện pháp phòng dịch sau nhập cảnh.