Cập nhật lúc

Xoay chuyển tài tình, Việt Nam vào top về bao phủ vaccine; Việt Nam hạ cờ, kết thúc nhiệm kỳ ở LHQ

Người dân khắp thế giới hân hoan chào đón năm mới 2022 dù nhiều nơi áp quy định nghiêm ngặt để chống dịch Covid-19.

Xoay chuyển tài tình, Việt Nam vào top về bao phủ vaccine; Việt Nam hạ cờ, kết thúc nhiệm kỳ ở LHQ
21
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Nga có thể đăng ký thêm một vaccine mới ngừa COVID

    Theo Người đứng đầu Cơ quan Y sinh Liên bang Nga Veronika Skvortsova, trong quý đầu tiên của năm 2022, một loại vaccine mới chống lại sự lây nhiễm COVID-19 có thể được đăng ký tại Liên bang Nga.

    Xoay chuyển tài tình, Việt Nam vào top về bao phủ vaccine; Việt Nam hạ cờ, kết thúc nhiệm kỳ ở LHQ - Ảnh 1.

    Nga có thể đăng ký thêm một vaccine mới ngừa COVID-19 (Ảnh: Reuters)

    Vaccine mới có tên gọi "Konvasel", do Viện Nghiên cứu vaccine và huyết thanh Saint-Petersburg, thuộc Cơ quan Y sinh Liên bang Nga nghiên cứu và phát triển.

    Các nghiên cứu tiền lâm sàng đã kết thúc vào tháng 6/2021, cho thấy tính an toàn, khả năng sinh miễn dịch và tiềm năng bảo vệ của vaccine.

    Bà Veronika Skvortsova lưu ý rằng, trong số những người đã được tiêm vaccine "Konvasel" như một phần của các cuộc thử nghiệm, chưa có trường hợp nào được ghi nhận bị nhiễm COVID-19.

    Bà Veronika Skvortsova cho biết, địa điểm để sản xuất công nghiệp vaccine "Konvasel" đã sẵn sàng. Theo đó, Viện vaccine và huyết thanh Saint-Petersburg có thể sản xuất lên đến 30 triệu liều vaccine mỗi năm và cũng có khả năng mở rộng quy mô nếu cần thiết.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Nga có thể đăng ký thêm một vaccine mới ngừa COVIDsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc nghiên cứu lắp thêm cánh cho tàu cao tốc

    Đi 1.500 km chỉ còn 3 tiếng

    Trung Quốc muốn tăng tốc độ cho các tàu cao tốc, và một nhóm các nhà khoa học ở tây nam nước này đã đề xuất một phương án mới: gắn thêm cánh.

    Xoay chuyển tài tình, Việt Nam vào top về bao phủ vaccine; Chiêm tinh học: 2022 có sự kiện lớn! - Ảnh 1.

    Theo đó, các nhà khoa học cho rằng việc lắp thêm năm bộ cánh nhỏ vào mỗi toa tàu sẽ làm tăng tốc độ lên tới 450km/h. Kết quả nghiên cứu là một phần trong dự án được Bắc Kinh triển khai vào đầu năm mang tên CR450, trong đó đặt mục tiêu phát triển các tàu cao tốc thế hệ mới với tốc độ di chuyển lên tới 450km/h.

    Hiện tại, các tàu cao tốc Trung Quốc có thể đạt vận tốc khoảng 350km/h. Dự án CR450 đặt mục tiêu cho phép các tàu chạy với tốc độ cao hơn khoảng 30%, có nghĩa là thời gian di chuyển từ Bắc Kinh tới Thượng Hải (gần 1.500km) sẽ giảm chỉ còn 3 tiếng đồng hồ, hay khoảng 5 tiếng từ Bắc Kinh tới Quảng Châu.

    Tàu của Trung Quốc sẽ giống như tên lửa

    Thực chất, ý tưởng lắp thêm cánh cho các tàu cao tốc không phải là mới - các kĩ sư Nhật Bản đã đưa ra đề xuất này vào những năm 80 cho các con tàu có cánh giống như máy bay, và sau đó đã phát triển một mô hình 2 thập kỉ sau đó.

    Trong khi nếu cánh ở phía quá cao, nó có thể trái lại trở thành trở lực khi tàu di chuyển. Các chuyên gia cho rằng khoảng cách lý tưởng cho cánh sẽ là khoảng 1,5 - 2m trên nóc tàu.

    Sự khác biệt lớn nhất giữa đề xuất của các chuyên gia và đồng nghiệp từ Nhật Bản là các con tàu của Trung Quốc sẽ hoạt động giống như một tên lửa thay vì máy bay, Zhang nhận định, ông cũng là người đang tham gia các chương trình nghiên cứu phát triển vũ khí của Trung Quốc, bao gồm các vũ khí siêu thanh.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Trung Quốc nghiên cứu lắp thêm cánh cho tàu cao tốc: Sẽ hoạt động như tên lửasoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lý giải nguyên nhân Omicron gây bệnh nhẹ hơn Delta

    Trong các thí nghiệm trên chuột và hamster, Omicron gây bệnh ít nghiêm trọng hơn, thường chỉ giới hạn phần lớn ở đường hô hấp trên: mũi, cổ họng và khí quản. Biến thể này ít gây hại cho phổi hơn trong khi những biến thể trước thường gây ra tổn thương cho phổi và chứng khó thở nghiêm trọng.

    Xoay chuyển tài tình, Việt Nam vào top về bao phủ vaccine; Chiêm tinh học: 2022 có sự kiện lớn! - Ảnh 1.

    Omicron khiến phổi bị tổn thương ít hơn những biến thể khác. Ảnh: AP

    Hồi tháng 11, khi báo cáo đầu tiên về biến thể Omicron được công bố ở Nam Phi, các nhà khoa học chỉ có thể dự đoán sự khác biệt trong cách hoạt động của nó với các biến thể khác. Tất cả những gì họ biết là Omicron là sự kết hợp đặc biệt và đáng báo động của hơn 50 đột biến gien.

    Trong tháng qua, hàng chục nhóm nghiên cứu đã quan sát mầm bệnh mới trong phòng thí nghiệm, đưa Omicron vào các tế bào trong đĩa petri và phun virus vào mũi động vật. Trong khi số ca nhiễm tăng đột biến, các ca nhập viện chỉ tăng nhẹ.

    Các nghiên cứu ban đầu trên bệnh nhân cho thấy Omicron ít gây bệnh nặng hơn các biến thể khác, đặc biệt là ở những người được tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, những phát hiện đó đi kèm với rất nhiều cảnh báo.

    Các thí nghiệm trên động vật có thể giúp làm sáng tỏ những mơ hồ này vì các nhà khoa học có cơ hội kiểm tra biến thể Omicron trên những động vật giống hệt nhau sống trong điều kiện giống hệt nhau.

    Hơn nửa tá thí nghiệm được công bố trong những ngày gần đây đều chỉ ra cùng một kết luận: Omicron gây bệnh nhẹ hơn Delta và các biến thể trước đó của virus.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Lý giải nguyên nhân Omicron gây bệnh nhẹ hơn Deltasoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "2022 tôi chỉ hy vọng sẽ không bị bệnh"

    Buồn thương cho những người đã mất và cả những người đang trút hơi thở cuối cùng, sợ hãi trước viễn cảnh có thêm nhiều ca nhiễm và niềm hy vọng đại dịch sớm kết thúc - lại một lần nữa - là ly cocktail vừa ngọt vừa đắng mà thế giới mang theo khi tiễn biệt 2021, chào đón 2022.

    Xoay chuyển tài tình, Việt Nam vào top về bao phủ vaccine; Chiêm tinh học: 2022 có sự kiện lớn! - Ảnh 1.

    Pháp, Anh, Bồ Đào Nha và Australia nằm trong số các nước ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục khi 2021 sắp qua đi. Số ca nhiễm cao chưa từng thấy 232.200 ca mà Pháp ghi nhận hôm 31/12 đánh dấu ngày thứ 3 nước này vượt ngưỡng 200.000 ca/ngày. Anh bám đuổi ngay phía sau với 189.846 ca nhiễm mới - cũng là 1 kỷ lục.

    Tuy nhiên những con số ảm đạm này không thể ngăn trở niềm tin vào năm mới. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ hy vọng khi đưa ra thông điệp năm mới cuối cùng trong nhiệm kỳ.

    "Có lẽ 2022 sẽ là năm chúng ta thoát khỏi đại dịch - tôi muốn cùng bạn tin vào điều đó", ông Macron nói khi hối thúc những người chưa tiêm vaccine đi chủng ngừa.

    Tại Nga, Tổng thống Vladimir Putin dành thông điệp đầu năm để chúc tất cả người dân sức khỏe trong năm 2022. Ông nhấn mạnh đây là lời chúc chính, tiếp đến mới là thành công về mọi mặt.

    "Lời chúc dành cho tất cả mọi người, trên hết, tất nhiên là sức khỏe. Và tôi chắc rằng thành công trong công việc, học tập, các hoạt động sáng tạo và ngành nghề ưa thích sẽ đến sau đó", Tổng thống Nga nói trong bài phát biểu trên truyền hình.

    Tại Philippines, cơn bão mạnh cách đây 2 tuần đã cuốn trôi cả những đồ dùng thiết yếu của hàng chục nghìn người ngay trước đêm giao thừa. Bão Rai cướp đi sinh mạng của hơn 400 nghìn người Philippines và khiến ít nhất 82 người mất tích.

    Leahmer Singson, một người mẹ trẻ vừa mất nhà trong đám cháy hồi tháng trước lại tiếp tục bị bão Rai thổi bay nơi trú ẩn tạm thời ở thành phố Cebu. Singson đón năm mới 2022 cùng người chồng công nhân đang làm trong xưởng nhôm kính và đứa con 1 tuổi trong túp lều xập xệ.

    Thế nhưng khi được hỏi chị mong cầu điều gì trong năm mới, Singson chỉ có 1 ước mong giản dị: "Tôi chỉ hy vọng chúng tôi sẽ không bị bệnh".

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    '2022 tôi chỉ hy vọng sẽ không bị bệnh'soha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia lập kỷ lục số ca mắc mới COVID-19 trong ngày đầu năm mới

    Hai bang New South Wales (bang đông nhất Australia ) và Victoria đồng loạt lập kỷ lục số ca mắc mới COVID-19 trong ngày 1/1 với lần lượt 22.577 và 7.442 ca.

    Xoay chuyển tài tình, Việt Nam vào top về bao phủ vaccine; Chiêm tinh học: 2022 có sự kiện lớn! - Ảnh 1.

    Một cụ ông đeo khẩu trang xem pháo hoa ở Sydney (Australia). Ảnh: Getty.

    Thêm 13 người qua đời vì COVID-19, nâng tổng số ca tử vong do đại dịch trên toàn quốc lên hơn 2.250 người.

    Chỉ sau một tuần tính từ Giáng sinh (25/12), số ca mắc mới COVID-19 ở New South Wales đã tăng hơn gấp 3 lần từ 6.288 ca lên hơn 22.500 ca. Số bệnh nhân phải nhập viện đã tăng gấp đôi từ 388 người lên 901 người. Trong khi số bệnh nhân ở các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) tăng 50% lên 79 người.

    Mới đây, chính quyền bang New South Wales đã thay đổi quy tắc tự cách ly đối với những F1 là nhân viên y tế không có triệu chứng. Những người này có thể cắt giảm thời gian cách ly nếu được chứng minh là có vai trò quan trọng với hoạt động của cơ sở y tế. Các bác sĩ cho biết việc thay đổi quy định có thể khiến bệnh nhân tăng nguy cơ lây COVID-19, nhưng đó là cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân sự của các bệnh viện. Gần như tất cả các bang của Australia đều đã chuyển sang trạng thái sống chung với dịch khi đạt tỷ lệ tiêm chủng cao. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến của số ca bệnh đã khiến hệ thống y tế quá tải.

    Theo The Guardian, các nhân viên y tế ở New South Wales đã trải qua một đêm giao thừa bận rộn. Quản lý đội xe cứu thương Kay Armstrong cho biết: "Đêm qua là một đêm bận vô cùng. Chúng tôi đã nhận được số cuộc gọi cao kỷ lục. Đây là lần đầu tiên chúng tôi có nhiều cuộc gọi như vậy sau 126 năm."

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Australia lập kỷ lục số ca mắc mới COVID-19 trong ngày đầu năm mớisoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Israel báo cáo ca mắc Covid-19 đặc biệt

    Báo Yedioth Ahronoth ( Israel ) đưa tin một phụ nữ được xác định mắc "Florona", tức vừa nhiễm virus SARS-CoV-2 vừa nhiễm virus gây bệnh cúm. Bệnh nhân đã đến trung tâm y tế Rabin để sinh con vào tuần này.

    Xoay chuyển tài tình, Việt Nam vào top về bao phủ vaccine; Chiêm tinh học: 2022 có sự kiện lớn! - Ảnh 1.

    Israel đang bước vào "làn sóng Covid-19 thứ năm". Ảnh: The Free Press Journal.

    Theo báo Người lao động, các bác sĩ cho biết cô chưa tiêm phòng vắc-xin Covid-19 nhưng sức khoẻ vẫn ổn định và đã xuất viện ngày 31-12.

    Bộ Y tế Israel bắt đầu nghiên cứu trường hợp này với các triệu chứng bệnh tương đối nhẹ để tìm hiểu hậu quả nếu 2 loại virus kết hợp và tác động của chúng đối với cơ thể người. Nhiều người có thể đã nhiễm 2 loại virus này mà chưa được chẩn đoán.

    Các bác sĩ cảnh báo "Florona" có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim và thậm chí tử vong nếu bệnh nhân không được chăm sóc y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hạ quốc kỳ kết thúc nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an của Việt Nam

    Đây là sự kiện lần đầu tiên được các nước Hội đồng Bảo an tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam. 

    Xoay chuyển tài tình, Việt Nam vào top về bao phủ vaccine; Chiêm tinh học: 2022 có sự kiện lớn! - Ảnh 1.

    Lễ hạ quốc kỳ 5 nước Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

    Trưa 31/12 (theo giờ Mỹ), tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở New York, đã diễn ra Lễ hạ quốc kỳ đánh dấu kết thúc 2 năm nhiệm kỳ của 5 nước Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc giai đoạn 2020-2021, bao gồm Estonia, Niger, Saint Vincents & Grenadines, Tunisia và Việt Nam .

    Tại buổi lễ, đại diện các nước đã thông tin những thành công và đóng góp nổi bật của mình đối với công việc của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong 2 năm nhiệm kỳ vừa qua, đồng thời, bày tỏ lời cảm ơn sự ủng hộ của các nước thành viên Liên Hợp Quốc và sự hợp tác, phối hợp của các nước trong Hội đồng Bảo an. Các nước cũng cảm ơn và đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam về việc tổ chức sự kiện này.

    Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nhấn mạnh, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là đại dịch COVID-19, việc tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là vinh dự lớn lao của Việt Nam.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Hạ quốc kỳ kết thúc nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an của Việt Namsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngoại giao vaccine: Sứ mệnh xoay chuyển tình thế

    Việt Nam từ chỗ tưởng chừng không thể có đủ vaccine để triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử cho nhân dân, nay đã tiếp nhận hơn 180 triệu liều vaccine phòng COVID-19 và trở thành một trong những quốc gia bao phủ vaccine cao nhất thế giới. Kết quả này đạt được chính là nhờ chiến lược vaccine, trong đó có hoạt động ngoại giao vaccine đúng đắn, linh hoạt, kịp thời, nhất quán, hiệu quả của Đảng và Nhà nước, theo baochinhphu.vn.

    Điều lạ trong thông điệp của ông Kim Jong-Un; Chiêm tinh học: 2022 phát sinh sự kiện lớn! - Ảnh 1.

    Tình thế "ngàn cân" và sứ mệnh khó khăn

    Cách đây chưa tới nửa năm, tờ The Straits Times (Singapore) đã đưa một dự báo rất kém lạc quan cho Việt Nam, rằng Việt Nam phải mất hơn 10 năm nữa mới có thể tiêm được vaccine cho 75% dân số.

    Tới đầu tháng 8 năm nay, tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam vẫn ở mức thấp trong khu vực Đông Nam Á (chỉ trước Myanmar) với hơn 8 triệu liều tiêm, đạt tỷ lệ bao phủ 1 liều cho 7,5% dân số  từ 18 tuổi trở lên.

    Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ tiêm chủng thấp là do nước ta không nhận được ưu tiên phân phối vaccine (vì vẫn kiểm soát tốt dịch bệnh từ đầu năm 2020) trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu khan hiếm.

    Trong khi đó, dịch bệnh diễn biến phức tạp do biến chủng mới Delta lây lan nhanh hơn nhiều, nguy hiểm hơn nhiều và khó kiểm soát hơn nhiều. Làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ tư từ tháng 4/2021 đã nhanh chóng lan sang 62/63 tỉnh thành trong cả nước và gây ra những hậu quả rất lớn đến mọi mặt đời sống xã hội.

    Đầu tháng 6, ngay sau bài phát biểu kêu gọi của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong buổi lễ ra mắt Quỹ vaccine, hàng nghìn tỷ đồng đã được đóng góp từ hàng chục triệu người dân Việt Nam đoàn kết, đồng lòng, sát cánh cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ.

    Vấn đề nguồn lực được giải quyết, Thủ tướng đã chỉ rõ những mũi nhọn trong chiến lược vaccine: Ngoại giao vaccine; nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine và chiến dịch tiêm chủng.

    Trong bối cảnh trong nước chưa sản xuất được vaccine ngừa COVID-19, yêu cầu phòng, chống dịch rất cấp bách trong khi nguồn vaccine trên thế giới khan hiếm, ngoại giao vaccine trở thành "ánh sáng cuối đường hầm", với sứ mệnh đưa nguồn vaccine quý giá về trong nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết. Ngoại giao vaccine trở thành một "mặt trận" rất quan trọng, khâu đầu tiên quyết định thực hiện thắng lợi của chiến lược vaccine.

    "Phải nhập khẩu được vaccine nhiều nhất, sớm nhất có thể. Khó khăn là khan hiếm trên toàn cầu, nhưng không vì khó khăn đó mà chúng ta ngồi im." – Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ trưởng, đặc biệt là Bộ trưởng Ngoại giao tận dụng mọi kênh để tiếp cận nguồn vaccine.

    Ngày 13/8, Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng.

    Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Y tế quán triệt và thông báo việc khuyến khích các địa phương, tổ chức tìm mua vaccine phòng COVID-19. Bộ Y tế quản lý việc cấp phép, kiểm tra chất lượng, bảo quản vaccine; tổ chức tiêm miễn phí cho nhân dân.

    Xoay chuyển tình thế, mở cửa trở lại

    Thông qua con đường ngoại giao, từ một nước tiếp cận vaccine COVID-19 chậm, tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất trong khu vực, Việt Nam đã xoay chuyển tình thế, trở thành một nước có số lượng tiêm và tốc độ tiêm chủng nhanh hàng đầu thế giới, cơ bản đạt miễn dịch cộng đồng sớm hơn kế hoạch. Quan trọng hơn, đây là tiền đề để một nền kinh tế có độ mở cao nhất nhì khu vực như Việt Nam dần mở cửa trở lại.

    Điều lạ trong thông điệp của ông Kim Jong-Un; Chiêm tinh học: 2022 phát sinh sự kiện lớn! - Ảnh 2.

    Theo số liệu của Bộ Y tế, từ tháng 3/2021 đến hết ngày 26/12/2021, Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 183 triệu liều vaccine phòng COVID-19, nhiều hơn mục tiêu 150 triệu liều mà Chính phủ đặt ra khi triển khai Chiến chiến lược tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử từ các nguồn cung ứng trên toàn cầu. Trong đó, chỉ trong hơn bốn tháng qua, khoảng 170 trăm triệu liều vaccine đã được đưa về Việt Nam.

    Trong tổng số 183 triệu liều vaccine, Việt Nam đã nhận được gần 89 triệu liều từ nguồn viện trợ đa phương qua Cơ chế COVAX (45,2 triệu liều), nguồn viện trợ song phương từ Chính phủ hơn 20 nước (hơn 20,5 triệu liều) và nguồn doanh nghiệp tài trợ (khoảng hơn 20 triệu liều).

    Ngoài ra, nỗ lực ngoại giao vaccine góp phần vận động công ty Pfizer và AstraZeneca chuyển giao vaccine cho Việt Nam đúng thời hạn theo hợp đồng đã ký kết, giúp Chính phủ nhập khoảng 90 triệu liều vaccine từ ngân sách Nhà nước để tiêm chủng cho nhân dân.

    Ngày 9/12, hơn 1,5 triệu liều vaccine AstraZeneca cuối cùng trong hợp đồng mua bán 30 triệu liều với Công ty cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC) do Chính phủ mua lại đã về đến TP Hồ Chí Minh.

    Chủ tịch Pfizer Albert Bourla cũng đã cam kết nỗ lực hết sức, tìm mọi phương án để đẩy nhanh tiến độ giao 31 triệu liều vaccine theo hợp đồng đã ký kết cho cho Việt Nam trong năm 2021.

    Cơ chế COVAX đã đẩy nhanh việc phân bổ và chuyển giao 45,2 triệu triệu liều vaccine cho nước ta, tăng thêm 9 triệu so với con số 38,9 triệu liều mà Cơ chế cam kết hỗ trợ cho Việt Nam trong năm 2021.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Ngoại giao vaccine: Sứ mệnh xoay chuyển tình thếbaochinhphu.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: Nổ súng ở trung tâm thương mại ngay trước giao thừa

    Ít nhất hai người đã bị thương trong vụ nổ súng tại một trung tâm thương mại ở Bloomington (bang Minnesota, Mỹ) vài giờ trước đêm giao thừa, Tiền phong đưa tin.

    Điều lạ trong thông điệp của ông Kim Jong-Un; Chiêm tinh học: 2022 phát sinh sự kiện lớn! - Ảnh 1.

    Cảnh sát Bloomington nhận được tin báo về vụ việc lúc 16h30’ ngày 31/12 (giờ Mỹ) khi trung tâm thương mại Mall of America vẫn đông nghịt khách mua sắm cuối năm .

    Video từ hiện trường cho thấy cảnh sát ập vào toà nhà và yêu cầu những người mua hàng tìm chỗ ẩn nấp. Trung tâm thương mại bị phong toả trong khoảng 45 phút.

    Vụ việc đang được điều tra, nhưng theo cảnh sát địa phương, nguyên nhân ban đầu được cho là do xô xát giữa hai người đàn ông. Chưa có ai bị bắt giữ vì nghi phạm đã bỏ trốn khỏi hiện trường.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giẫm đạp tại đền thờ Ấn Độ sau giao thừa, hơn 20 người thương vong

    Theo NDTV, vụ giẫm đạp xảy ra lúc 2h45’ ngày 1/1 tại đền Mata Vaishno Devi (Kashmir) - một trong những ngôi đền nổi tiếng nhất ở Ấn Độ.

    Điều lạ trong thông điệp của ông Kim Jong-Un; Chiêm tinh học: 2022 phát sinh sự kiện lớn! - Ảnh 1.

    Người dân chen chúc ở đền Mata Vaishno Devi. Ảnh: Inquirer

    Nguyên nhân sự cố được cho là do có quá nhiều người cùng đổ về đền Mata Vaishno Devi để cầu nguyện cho năm mới.

    Một quan chức chính phủ cấp cao cho biết ít nhất 12 người đã thiệt mạng và 13 người khác bị thương. "Con số có thể sẽ tiếp tục tăng vì hình ảnh cho thấy con đường dẫn đến ngôi đền trên đỉnh đồi chật cứng người", quan chức này tiết lộ.

    Nhiều xe cứu thương đã được điều đến hiện trường để đưa người bị thương đi cấp cứu.

    Bấm link để đọc toàn bộ bài viết tại đây 

    Giẫm đạp tại đền thờ Ấn Độ sau giao thừa, hơn 20 người thương vongsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tin vui đầu năm 2022: Omicron ít tấn công phổi nghiêm trọng như các biến thể khác

    Các cuộc nghiên cứu được thực hiện trên chuột và hamster mới đây cho thấy biến thể Omicron không gây tổn thương phổi ở mức độ như các biến thể khác của bệnh Covid-19, báo Thanh niên dẫn nguồn The New York Times đưa tin.

    Điều lạ trong thông điệp của ông Kim Jong-Un; Chiêm tinh học: 2022 phát sinh sự kiện lớn! - Ảnh 1.

    Theo các nhà nghiên cứu, Omicron chủ yếu bám ở mũi, họng và khí quản, vì thế ít gây các vấn đề như khó thở. Những biến thể trước đó chủ yếu tấn công vào phổi làm người bệnh vô cùng chật vật để thở.

    Chia sẻ với NYT, nhà sinh học máy tính của Viện Y tế Berlin (Đức) Roland Eils cho biết: "Có thể nói rằng chúng tôi đang thiên về quan điểm cho rằng Omicron chủ yếu tập trung "hỏa lực" vào hệ thống hô hấp trên".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới 2022 qua góc nhìn chiêm tinh học

    Giới chiêm tinh cho rằng năm 2022 mang năng lượng chữa lành. Đây là năm phát sinh sự kiện lớn thúc đẩy thế giới tái cấu trúc và cũng là thời điểm suy ngẫm về các mối quan hệ, Vnexpress dẫn nguồn LA Times cho hay.

    Điều lạ trong bài phát biểu mừng năm mới của ông Kim Jong-Un; Chiêm tinh học thấy gì ở năm 2022? - Ảnh 1.

    Theo nhà chiêm tinh học Kirah Tabourn ở Los Angeles, người đồng sáng lập ứng dụng Cusp Astrology, sao Mộc đã di chuyển vào cung Song Ngư hôm 28/12 mới đây và khi cả hành tinh khổng lồ chuyển hướng, năng lượng tươi vui, đầy sức lan tỏa của sao Mộc sẽ được giải phóng.

    Ngôi sao này gắn với sự mở rộng và cảm xúc phong phú, cũng như chữa lành và giải phóng theo chiêm tinh học phương Tây.

    Diana Rose Harper, nhà chiêm tinh học khác ở Los Angeles cũng nhận định: Nguồn năng lượng dồi dào, cởi mở này có thể giúp xoa dịu tâm trạng sau nhiều năm mà ai cũng cảm thấy "mọi điều thật tồi tệ". Tuy nhiên, cô cảnh báo nguồn năng lượng ấy có thể dễ dàng vượt tầm kiểm soát.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ thả Quả cầu Pha Lê, đón năm mới 2022

    Quảng trường Thời đại ở New York vốn được coi là giao lộ của thế giới và năm nay, chính quyền thành phố đã kiên quyết tổ chức sự kiện đón năm mới thường niên để thể hiện sự kiên cường trong bối cảnh dịch bệnh. 

    Sự kiện Quả cầu Pha lê diễn ra trước 15.000 quan khách sau 1 năm được tổ chức kín, không có khán giả được phép vào dự. 

    Giới chức thành phố cho hay, những người tham gia sự kiện phải tiêm phòng đầy đủ và đeo khẩu trang. Ban đầu, sự kiện dự kiến đón 50.000 người tham gia nhưng số lượng bị thu hẹp do tình trạng lây nhiễm gia tăng ở Mỹ.

    Thời điểm New York bước sang năm mới:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc mở lại đại sứ quán ở Nicaragua

    Ngày 31/12, Trung Quốc đã mở lại đại sứ quán tại Nicaragua, lần đầu tiên sau 31 năm. Động thái diễn ra chỉ hơn 3 tuần kể từ khi chính phủ Nicaragua cắt đứt quan hệ với Đài Loan, báo Tuổi trẻ đưa tin. 

    Hồi tháng trước, sau khi trở lại nắm quyền và củng cố quyền lực, Tổng thống Daniel Ortega đã quyết định chấm dứt quan hệ với Đài Loan và tái thiết lập quan hệ với Trung Quốc đại lục. Đây là một động thái được Bắc Kinh ca ngợi.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Biden cảnh báo Nga về các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc

    Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua (31/12) cho biết ông đã cảnh báo người đồng cấp Nga Vladimir Putin về "các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc" nếu Nga tấn công Ukraine.

    Phát biểu với các phóng viên tại thành phố Wilmington, bang quê nhà Delaware, Tổng thống Biden cho biết: "Tôi đã nói rõ với Tổng thống Putin rằng nếu ông ấy có thêm bất kỳ động thái nào, nếu ông ấy tiến vào Ukraine, chúng tôi sẽ có các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc. Chúng tôi sẽ tăng cường sự hiện diện ở châu Âu cùng với các đồng minh NATO. Nga sẽ phải trả một cái giá rất đắt cho điều đó".

    Láng giềng tố Trung Quốc sáng tác địa danh tranh chấp; Điều lạ ở thông điệp của ông Kim Jong-Un - Ảnh 1.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Điều bất ngờ trong bài phát biểu năm mới của ông Kim Jong Un

    Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã kết thúc năm 2021 bằng một bài phát biểu tập trung vào vấn đề kinh tế mà không nhắc đến các kế hoạch phát triển quân sự, báo Thanh niên dẫn nguồn truyền thông nhà nước CHDCND Triều Tiên đưa tin.

    Theo đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngày 31/12/2021 đã có bài phát biểu kết thúc Hội nghị toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên. 

    Trong bài phát biểu, ông Kim nhấn mạnh: Các mục tiêu chính của Triều Tiên trong năm 2022 là bắt đầu phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện cuộc sống của người dân trong"cuộc đấu tranh sinh tử vĩ đại". 

    Láng giềng tố Trung Quốc sáng tác địa danh ở vùng tranh chấp; Covid-19 sẽ kết thúc vào 2022? - Ảnh 1.

    Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un trong một hội nghị ở Bình Nhưỡng. Ảnh: KCNA

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ chỉ trích Trung Quốc 'sáng tác' địa danh ở vùng tranh chấp

    Mới đây, giới chức Ấn Độ đã lên tiếng chỉ trích Bộ Nội vụ Trung Quốc "sáng tác" tên gọi mới cho 15 địa điểm nằm trong khu vực biên giới tranh chấp giữa hai nước trên dãy Himalaya, Vnexpress dẫn nguồn AFP đưa tin.

    Chỉ cần làm 1 điều, dịch Covid-19 sẽ kết thúc năm 2022! - Ảnh 1.

    Binh lính Ấn Độ và Trung Quốc đối đầu tại khu vực biên giới tranh chấp hồi tháng 6/2020. Ảnh: AFP.

     Khẳng định trong tuyên bố ngày 30/12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi nhấn mạnh: "Arunachal Pradesh đã và sẽ luôn là một phần lãnh thổ của Ấn Độ. Gán những cái tên tự sáng tác cho các địa điểm thuộc Arunachal Pradesh không thể thay đổi thực tế này".

    Tuyên bố này được đưa ra sau khi Bộ Nội vụ Trung Quốc thông báo đã "chuẩn hóa" tên gọi bằng tiếng Hoa cho 15 địa danh thuộc khu vực "Tạng Nam" (Nam Tây Tạng), cách chính phủ nước này gọi khu vực tranh chấp mà Ấn Độ đặt tên là Arunachal Pradesh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng giám đốc WHO: 2022 có thể là điểm kết của đại dịch nếu thế giới làm 1 điều

    Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bày tỏ một niềm hy vọng về khả năng đánh bại đại dịch Covid-19 trong thông điệp mừng năm mới 2022.

     Ông Tedros khẳng định, thế giới có công cụ để chấm dứt cuộc khủng hoảng này kể cả khi số ca mắc mới mỗi ngày ở mức cao kỷ lục và cơ hội khiến đại dịch đảo chiều mãi mãi đang ở trong tầm tay. 

    Đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc năm 2022 nếu thế giới làm 1 điều! - Ảnh 1.

    Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: CNN

    Tuy nhiên, thông điệp được ông Tedros đưa ra kèm theo một lời cảnh báo: Bất bình đẳng càng kéo dài thì dịch bệnh càng diễn ra lâu hơn. 

    Đã hai năm kể từ khi thế giới có vaccine để chống dịch nhưng tình trạng phân bổ không đồng đều vẫn diễn ra khắp thế giới. Lỗ hổng này đã tạo cơ hội cho các biến thể mới xuất hiện và "khóa chặt chúng ta vào một chuỗi mất mát, khó khăn, hạn chế quay vòng". 

    "Nếu chúng ta chấm dứt bất bình đẳng, chúng ta sẽ chấm dứt được đại dịch và cơn ác mộng toàn cầu mà ta trải qua. Điều này là khả thi", ông Tedros nhấn mạnh. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thông điệp mừng năm mới của ông Putin dài kỷ lục

    Theo TASS, thông điệp mừng 2022 của Tổng thống Nga Vladimir Putin là dài nhất trong số những bài phát biểu chào năm mới của ông từ trước tới nay. Kéo dài 6 phút 22 giây, với khoảng 700 từ, bài phát biểu gửi gắm lời chúc của nhà lãnh đạo Nga tới toàn dân trong bối cảnh dịch bệnh.

    Dịch Covid-19 sẽ kết thúc năm 2022 nếu thế giới làm 1 điều!; Thông điệp của ông Putin dài kỷ lục  - Ảnh 1.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu mừng năm 2022. Ảnh: TASS

    Ông Putin chúc tất cả mọi người sức khỏe trong năm 2022. Ông nhấn mạnh đây là lời chúc chính, tiếp đến mới là thành công về mọi mặt. 

    "Tôi chân thành chúc mừng các bạn! Lời chúc dành cho tất cả mọi người, trên hết, tất nhiên là sức khỏe. Và tôi chắc rằng thành công trong công việc, học tập, các hoạt động sáng tạo và ngành nghề ưa thích sẽ đến sau đó", Tổng thống Nga nói trong bài phát biểu. 

    Ngoài ra, ông Putin cũng gửi lời chia sẻ động viên tới tất cả những ai đã không may mất người thân trong đại dịch. Ông khẳng định, niềm hy vọng vào những đổi thay tích cực sẽ giúp con người đoàn kết trong năm mới.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Châu Âu đón năm mới 2022, giao thừa ấm kỷ lục ở Anh

    Giống như nhiều thành phố lớn ở châu Âu như Athens, Paris, Rome, thủ đô London của Anh cũng buộc phải hủy nhiều hoạt động mừng năm mới để chống dịch. Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản được người dân đổ ra đường để đón năm mới 2022. 

    Năm nay, Anh ghi nhận giao thừa ấm kỷ lục với mức nhiệt cao hơn 15 độ C. Nhiều khu trượt băng buộc phải đóng cửa do băng tan, gồm cả địa điểm nổi tiếng bậc nhất London - Somerset House. Trong khi đó, ở Berkshire, nhiều người thưởng thức kem mừng năm mới.

    Đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc năm 2022 nếu thế giới làm 1 điều! - Ảnh 1.

    Pháo hoa rực sáng trên bầu trời London. Ảnh: Aaron Chown/PA

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới chào đón năm 2022

    Trong khi nhiều nơi trên thế giới vẫn đang chờ đón khoảnh khắc giao thừa thì đã có những khu vực bước sang năm mới 2022. Dưới đây là hình ảnh đón năm mới ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ.

    Với sự xuất hiện của biến chủng Omicron, nhiều quốc gia đón năm mới 2022 trong không khí thận trọng. Nhiều nơi quyết định áp đặt một số biện pháp chống dịch nhằm giảm thiểu sự lây lan. 

    Quảng trường Thời đại, New York, địa điểm thường đón 60.000 khách tới dự lễ mừng năm mới mỗi năm đã quy định, chỉ 15.000 người đã tiêm phòng đầy đủ được vào tham dự. Hoạt động mừng năm mới ở Anh, Australia cũng được thu hẹp. 

    Tuy nhiên, theo khảo sát mới đây của Ipsos, 77% người dân tại 33 quốc gia khắp thế giới tin rằng năm 2022 sẽ tốt đẹp hơn 2021. 

    Láng giềng tố Trung Quốc sáng tác địa danh ở vùng tranh chấp; Covid-19 sẽ kết thúc vào 2022? - Ảnh 1.

    Pháo hoa rực sáng phía trên nhà thờ St. Basil’s và tháp Spasskaya ở Quảng trường Đỏ, Moscow, Nga. Ảnh: Alexander Zemlianichenko Jr/AP

    Láng giềng tố Trung Quốc sáng tác địa danh ở vùng tranh chấp; Covid-19 sẽ kết thúc vào 2022? - Ảnh 2.

    Người dân mừng năm mới ở thủ đô Belgrade, Serbia. Ảnh: Darko Vojinović/AP

    Láng giềng tố Trung Quốc sáng tác địa danh ở vùng tranh chấp; Covid-19 sẽ kết thúc vào 2022? - Ảnh 3.

    Pháo hoa được bắn từ Tháp Đài Bắc 101, Đài Loan, Trung Quốc. Ảnh: Gene Wang/Getty Images

    Láng giềng tố Trung Quốc sáng tác địa danh ở vùng tranh chấp; Covid-19 sẽ kết thúc vào 2022? - Ảnh 4.

    Trẻ em Sri Lanka tạo hình số 2022 bằng pháo hoa trong lễ mừng năm mới ở Colombo. Ảnh: Chamila Karunarathne/EPA

    Láng giềng tố Trung Quốc sáng tác địa danh ở vùng tranh chấp; Covid-19 sẽ kết thúc vào 2022? - Ảnh 5.

    Pháo hoa rực sáng phía trước Ain Dubai ở Dubai. Ảnh: Giuseppe Cacace/AFP/Getty Images

    Láng giềng tố Trung Quốc sáng tác địa danh ở vùng tranh chấp; Covid-19 sẽ kết thúc vào 2022? - Ảnh 6.

    Màn pháo hoa trứ danh phía trên cầu cảng Sydney, Australia. Ảnh: David Gray/AFP/Getty Images

    Láng giềng tố Trung Quốc sáng tác địa danh ở vùng tranh chấp; Covid-19 sẽ kết thúc vào 2022? - Ảnh 7.

    Nghệ nhân làm diều ở Amritsar, Ấn Độ thả diều đón năm mới. Ảnh: Narinder Nanu/AFP/Getty Images

    Láng giềng tố Trung Quốc sáng tác địa danh ở vùng tranh chấp; Covid-19 sẽ kết thúc vào 2022? - Ảnh 8.

    Các tín đồ Thái Lan nằm trong quan tài ở Wat Takien với hy vọng thanh tẩy bản thân, cầu may mắn trong năm mới. Ảnh: Lauren DeCicca/Getty Images

    Láng giềng tố Trung Quốc sáng tác địa danh ở vùng tranh chấp; Covid-19 sẽ kết thúc vào 2022? - Ảnh 9.

    6.500 ngọn nến được thắp để cầu đại dịch chóng qua và may mắn trong năm mới tại chùa Hase-dera, Kamakura, Nhật Bản. Ảnh: Kim Kyung-Hoon/Reuters

    Láng giềng tố Trung Quốc sáng tác địa danh ở vùng tranh chấp; Covid-19 sẽ kết thúc vào 2022? - Ảnh 10.

    Người dân thưởng thức kem trong một ngày giao thừa ấm áp ở Anh. Ảnh: Maureen McLean/REX/Shutterstock

    Láng giềng tố Trung Quốc sáng tác địa danh ở vùng tranh chấp; Covid-19 sẽ kết thúc vào 2022? - Ảnh 11.

    Người dân ngắm mặt trời lặn lần cuối trong năm 2021 trên đài quan sát tháp Namsan, Hàn Quốc. Ảnh: Jung Yeon-Je/AFP/Getty Images

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại