Cập nhật lúc

Việt Nam lên tiếng về tài liệu Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông

Nhiều diễn biến nóng đã diễn ra trên thế giới trong 24 giờ qua.

Việt Nam lên tiếng về tài liệu Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông
22
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Nga cáo buộc phương Tây trì hoãn đảm bảo an ninh bằng văn bản

    Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 14/1, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố rằng Mỹ và NATO cần phải hiểu sự cần thiết thực hiện việc đảm bảo an ninh một cách nhanh chóng, cụ thể bằng văn bản, đồng thời nhấn mạnh Nga sẽ không chờ đợi vô thời hạn quá trình này và Nga đang chuẩn bị cho bất kỳ tình huống nào.

    Ngoại trưởng Lavrov đánh giá tình hình hiện nay không được cải thiện, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, cho rằng phương Tây là nhân tố chính dẫn đến thực trạng này.

    "Các đồng nghiệp phương Tây đang góp phần quyết định vào sự phát triển tiêu cực như vậy của các sự kiện. Họ đã thực hiện chính sách để phá hoại cấu trúc quan hệ quốc tế, vốn dựa trên Hiến chương Liên Hợp Quốc và đang theo đuổi đường lối thay thế luật pháp quốc tế bằng các quy tắc của riêng họ", ông Lavrov nhấn mạnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam lên tiếng về báo cáo của Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông

    Chiều nay 14/2, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời câu hỏi của phóng viên về việc cho biết phản ứng của Việt Nam liên quan đến việc Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bố Báo cáo số 150 về các ranh giới biển.

    "Việt Nam ghi nhận việc Bộ Ngoại giao Mỹ công bố Báo cáo số 150 về các ranh giới biển", bà Lê Thị Thu Hằng nói. "Liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam đã nhiều lần khẳng định quan điểm nhất quán và rõ ràng của mình, cả trong khuôn khổ song phương cũng như đa phương. Theo đó Việt Nam luôn phản đối và không chấp nhận mọi yêu sách liên quan không phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS)".

    Người phát ngôn Việt Nam nhấn mạnh: "Nhân dịp này, Việt Nam một lần nữa đề nghị các bên liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, đóng góp tích cực và thực chất nhằm duy trì hòa bình, ổn định, bảo vệ an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, tính toàn vẹn của UNCLOS và trật tự dựa trên luật lệ", bà Hằng cho biết.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một triệu người Ấn Độ đổ về sông Hằng làm lễ

    Khoảng 1 triệu người dân Ấn Độ sẽ tập trung trên bờ sông Hằng để tắm nước thiêng, bất chấp số ca mắc COVID-19 đã tăng gấp 30 lần trong tháng qua.

    Hãng Reuters đưa tin vào hai ngày 14-15/1, các tín đồ theo đạo Hindu ở Ấn Độ sẽ tổ chức lễ hội Makar Sankranti tại nhiều địa phương. Một lượng lớn người dân sẽ tham gia hành lễ tắm sông Hằng tại đoạn chảy qua bang Tây Bengal ở miền Đông nước này. Nơi đây hiện có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất cả nước sau bang Maharashtra ở miền Tây.

    Tại bang Uttar Pradesh đông dân nhất, hàng nghìn tín đồ cũng sẽ tập trung tại bờ sông Hằng ở thành phố linh thiêng Prayagraj.

    Sáng 14/1, các tín đồ không khẩu trang đã diễu hành về phía bờ sông Hằng, xung quanh hai bên đường tấp nập người bán hoa tươi và bình gốm.

    Năm ngoái, một sự kiện tôn giáo lớn ở miền Bắc Ấn Độ đã góp phần làm cho số ca nhiễm virus ở quốc gia này gia tăng kỷ lục.

    Ấn Độ hiện phải đối mặt với nguy cơ về một làn sóng bùng phát mới, chủ yếu là do biến thể Omicron có khả năng truyền nhiễm cao gây ra. Tuy nhiên, tỷ lệ nhập viện điều trị ở ngưỡng thấp và hầu hết người bệnh đều tự hồi phục tại nhà.

    Ngày 14/1, Bộ Y tế Ấn Độ đã ghi nhận thêm 264.202 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca bệnh của Ấn Độ lên 36,58 triệu người.

    Bộ trên cho biết số người tử vong vì COVID-19 đã tăng 315 người, với tổng số người chết hiện là 485.350 người.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Myanmar

    Chiều 14/1, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Noeleen Heyzer, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Myanmar theo hình thức trực tuyến.

    Trong trao đổi, hai bên chia sẻ quan ngại về tình hình bất ổn tại Myanmar, nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu và cấp bách hiện nay là chấm dứt bạo lực, tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho người dân Myanmar; đồng thời cần thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình, toàn diện và bền vững, phù hợp với lợi ích của nhân dân Myanmar.

    Bà Heyzer chúc mừng Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021, đánh giá cao những nỗ lực của ASEAN trong việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Myanmar, đặc biệt là việc thực hiện Đồng thuận 5 điểm, bày tỏ mong muốn phối hợp với ASEAN và Đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN trong tiến trình này.

    Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chúc mừng bà Heyzer trên cương vị mới; bày tỏ tin tưởng với kinh nghiệm cá nhân dày dặn và sự am hiểu khu vực, bà sẽ đóng góp hiệu quả cho nỗ lực giải quyết vấn đề Myanmar. Bộ trưởng khẳng định, Việt Nam và ASEAN luôn xem Myanmar là một thành viên trong gia đình ASEAN, do đó luôn theo dõi sát tình hình và hỗ trợ Myanmar trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước này. Bộ trưởng cũng chia sẻ những nỗ lực của ASEAN và Việt Nam thời gian qua, trong đó có việc hỗ trợ nhân đạo cho người dân và bổ nhiệm Đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN để thúc đẩy đối thoại, hòa giải giữa các bên.

    Hai láng giềng Việt Nam xây cầu vượt Mê Kông, kết nối với Trung Quốc - Ảnh 1.

    ộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm trực tuyến với bà Noeleen Hayzer, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về vấn đề Myanmar. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

    Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh cần có cách tiếp cận toàn diện và tiệm tiến, không nóng vội, mọi giải pháp cần phải đặt người dân ở vị trí trung tâm; đồng thời mong muốn cộng đồng quốc tế và Liên hợp quốc cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đối thoại và hòa giải ở Myanmar cũng như tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm và nỗ lực của ASEAN. Bộ trưởng đánh giá cao những hỗ trợ của Liên hợp quốc dành cho ASEAN và Myanmar; khẳng định ủng hộ sự hợp tác tích cực giữa bà Heyzer và Đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN trong thời gian tới.

    Hai bên nhất trí cùng phối hợp chặt chẽ để hỗ trợ Myanmar sớm trở lại bình thường, ổn định, vì lợi ích của người dân Myanmar cũng như hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển chung của khu vực.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghiên cứu: Omicron gây bệnh ít nghiêm trọng hơn ngay cả khi chưa được tiêm chủng

    Một nghiên cứu từ Western Cape, Nam Phi cho thấy biến thể Omicron gây bệnh ít nghiêm trọng hơn so với chủng Delta, ngay cả ở những người chưa được tiêm chủng hoặc chưa từng bị nhiễm Covid-19.

    Nghiên cứu cũng được thực hiện tại thủ đô Cape Town với 11.609 bệnh nhân từ ba đợt lây nhiễm đầu tiên, trong đó gần đây nhất là do biến thể Delta và 5.144 bệnh nhân từ đợt mới nhất do Omicron gây ra.

    Từ đó cho thấy, mặc dù dễ lây nhiễm hơn, nhưng Omicron ít gây nguy hiểm hơn so với các biến thể trước. Dữ liệu từ Nam Phi, quốc gia đầu tiên có đợt bùng phát lớn do biến thể Omicron, cho đến nay cho thấy, tỷ lệ nhập viện và tử vong do biến thể này gây ra thấp hơn.

    Tuy nhiên, do Nam Phi với hơn 1/4 dân số được tiêm chủng và tỷ lệ nhiễm trước đó là 70% đến 80% nên có lo ngại cho rằng, điều đó có thể che giấu mối nguy hiểm do Omicron gây ra.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện đàn cá 60 triệu con ở Nam Cực

    Một quần thể cá sinh sản khoảng 60 triệu con đã được phát hiện ở Biển Weddell băng giá ở Nam Cực. Đây là một hệ sinh thái độc đáo và chưa từng được biết đến trước đây.

    Theo CNN, phát hiện hấp dẫn này cho thấy con người còn biết rất ít về đại dương sâu thẳm.

    Đàn cá trên được tàu nghiên cứu địa cực Polarstern của Đức phát hiện vào tháng 2/2021 khi tàu đang khảo sát đáy biển. Tàu dùng hệ thống camera to bằng chiếc ô tô gắn vào đuôi để truyền hình ảnh lên boong tàu.

    2 láng giềng Việt Nam xây cầu vượt Mê Kông, kết nối với Trung Quốc; Phát hiện chưa từng có ở Nam Cực - Ảnh 1.

    Mỗi tổ có một con cá băng canh gác. Ảnh: CNN

    Cuộc khảo sát tập trung vào các dòng hải lưu và việc phát hiện ra nơi sinh sống của cá băng là điều bất ngờ. Nơi sinh sống của chúng có một vòng tròn đá khác biệt hẳn so với đáy biển đầy bùn.

    Ông Autun Purser, nhà nghiên cứu tại Viện Alfred Wegener ở Bremerhaven, Đức, cho biết: "Chúng tôi nhìn thấy hết tổ cá này tới tổ cá khác trong suốt 4 giờ liền. Trong thời gian đó, chúng tôi đã khảo sát được 6 km đáy biển".

    Ông là tác giả chính của nghiên cứu về đàn cá băng nói trên vừa được đăng trên tạp chí Current Biology ngày 13/1.

    Ông Purser nói: "Tôi chưa bao giờ thấy bất cứ thứ gì như vậy trong 15 năm làm nhà khoa học đại dương. Sau lần khảo sát đó, chúng tôi đã gửi thư điện tử cho các chuyên gia biết về loài cá này. Họ nói đây là điều khá độc đáo".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan muốn nhanh chóng kết nối với tuyến đường sắt cao tốc Trung Quốc - Lào

    Nội các Thái Lan đã yêu cầu Công ty Đường sắt Nhà nước Thái Lan (SRT) nhanh chóng thiết kế và xây dựng cây cầu thứ hai từ tỉnh Nong Khai sang Lào để kết nối với tuyến đường sắt cao tốc Trung Quốc-Lào mới được khai trương.

    Phó Thủ tướng Anutin Charnvirakul cho biết cuộc họp của Ủy ban Chính phủ về tuyến đường sắt Thái Lan-Lào-Trung Quốc do ông chủ trì hôm 13/1 đã yêu cầu SRT nhanh chóng hiện thực hóa cây cầu mới nói trên. Đại diện của nhiều cơ quan nhà nước, bao gồm Bộ Tài chính và Ủy ban Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia đã tham dự cuộc họp.

    Cây cầu sẽ vượt sông Mê Công từ Nong Khai đến Lào và tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa qua ba nước trên tuyến đường sắt xuyên quốc gia. Ủy ban đã bật đèn xanh cho SRT đề xuất ngân sách cho dự án.

    Đọc thêm toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc thông báo Triều Tiên phóng một vật thể bay không xác định về phía Đông

    Quân đội Hàn Quốc ngày 14/1 thông báo Triều Tiên cùng ngày đã phóng một vật thể bay không xác định ra vùng biển phía Đông nước này. Đây là vụ phóng thứ 2 của Bình Nhưỡng chỉ trong vòng hơn một tuần.

    Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) ra thông báo về vụ phóng, song không đưa thêm thông tin chi tiết.

    Động thái mới nhất này của Triều Tiên diễn ra chỉ vài ngày sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với 6 người Triều Tiên mà Washington cho là có liên quan đến các chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt (MWD) và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tranh cãi xung quanh người ghép tim lợn đầu tiên trên thế giới

    Một số tranh cãi đã nổ ra xung quanh bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được ghép thành công tim lợn, khi người này từng liên quan tới một vụ tấn công 34 năm trước. Cuộc phẫu thuật khiến dân TQ "nổi điên": Hot girl gửi cảnh báo sốc, phơi bày mặt tối của Bắc Kinh Vụ án trùm yakuza phẫu thuật dương vật rúng động Nhật Bản: Quyền lực vô hạn của những "bố già" Mốt phẫu thuật thẩm mỹ 'tai yêu tinh' bùng nổ ở Trung Quốc

    Mỹ lục đục, không trừng phạt nổi Nord Stream 2; TQ xét nghiệm thần tốc, lấy mẫu 583 người/giây - Ảnh 1.

    Các bác sĩ thực hiện ca ghép tim lợn cho bệnh nhân David Bennett tại Maryland hôm 7/1 (Ảnh: Reuters).

    Bệnh nhân David Bennett Sr, 57 tuổi, đang được theo dõi nghiêm ngặt tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland, Mỹ sau khi trải qua ca phẫu thuật ghép tim vào tuần trước. Đây cũng là người đầu tiên trên thế giới được ghép tim từ một con lợn đã biến đổi gene. Giới chức bệnh viện ngày 13/1 cho biết bệnh nhân vẫn tiến triển tốt sau ca phẫu thuật.

    Ngày 13/1, Washington Post là tờ báo đầu tiên đưa tin về quá khứ của Bennett, liên quan tới một vụ tấn công do ông gây ra cách đây 34 năm. Thông tin được tiết lộ đã làm dấy lên cuộc tranh luận về cách các bệnh nhân được lựa chọn để thực hiện các công nghệ tiên tiến về y học.

    Nạn nhân của vụ tấn công là Edward Shumaker. Theo Leslie Shumaker Downey, em gái của Shumaker ở Frederick, bang Maryland, người đàn ông này phải ngồi xe lăn gần 20 năm, bị liệt từ thắt lưng trở xuống và chịu nhiều biến chứng y học, bao gồm một cơn đột quỵ khiến ông bị suy giảm nhận thức, trước khi qua đời vào năm 2007 ở tuổi 40.

    Vụ tấn công xảy ra vào ngày 30/4/1988, khi Shumaker, 22 tuổi, đang uống rượu tại một quán bar và nói chuyện với vợ của Bennett. Chứng kiến cảnh tượng đó, Bennett đã nổi máu ghen và liên tục đâm vào lưng Shumaker.

    Downey cho biết vụ tấn công và hậu quả của nó đã gây sóng gió cho gia đình Shumaker. "Nó khiến cha mẹ tôi suy sụp. Mọi thứ như địa ngục", Downey nói thêm.

    Theo hồ sơ tòa án được New York Times tiếp cận, Bennett bị cáo buộc hành hung và cố ý giết người, nhưng cuối cùng chỉ bị kết án với tội danh nhẹ hơn là mang theo vũ khí và lĩnh án 10 năm tù. Bennett cũng phải trả cho Shumaker 29.824 USD tiền bồi thường, nhưng Downey nói rằng Bennett đã không chấp hành yêu cầu này.

    Trong một nỗ lực nhằm bù đắp chi phí điều trị đáng kể, Shumaker và gia đình đã kiện Bennett và được chấp thuận bồi thường thiệt hại 3,4 triệu USD. Tuy nhiên, Downey cho biết gia đình họ chưa bao giờ nhận được bất kỳ khoản tiền nào.

    Bấm link để đọc toàn bộ bài viết 

    Tranh cãi xung quanh người ghép tim lợn đầu tiên trên thế giớisoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lộ tình tiết gây sốc về bê bối tiệc tùng ở dinh thủ tướng Anh

    Nhân viên Dinh Thủ tướng Anh ở số 10 Phố Downing đã bị cáo buộc tổ chức hai bữa tiệc vào đêm trước đám tang của Hoàng thân Philip.

    Tờ Telegraph đưa tin trong các cuộc tụ tập, khoảng 30 người uống rượu và nhảy múa cho đến tận đầu giờ hôm sau. Các lệnh hạn chế phòng ngừa dịch Covid-19 vào thời điểm đó cấm việc tụ tập trong nhà giữa các hộ gia đình khác nhau. Dinh thủ tướng ở số 10 Phố Downing đã không phủ nhận các sự kiện diễn ra vào ngày 16-4 năm ngoái.

    Mỹ lục đục, không trừng phạt nổi Nord Stream 2; TQ xét nghiệm thần tốc, lấy mẫu 583 người/giây - Ảnh 1.

    Hình ảnh cho thấy Thủ tướng Boris Johnson cùng vợ Carrie ngồi cùng bàn với hai người khác. Ảnh: Twitter

    Một phát ngôn viên xác nhận cựu giám đốc truyền thông của Thủ tướng Boris Johnson, ông James Slack, đã có bài phát biểu chia tay để cảm ơn các đồng nghiệp trước khi đảm nhận vai trò mới là phó tổng biên tập của tờ The Sun. Cùng thời điểm đó, một cuộc tụ tập khác diễn ra ở tầng hầm dành cho một trong những nhiếp ảnh gia riêng của Thủ tướng Johnson.

    Mỹ lục đục, không trừng phạt nổi Nord Stream 2; TQ xét nghiệm thần tốc, lấy mẫu 583 người/giây - Ảnh 2.

    Vợ chồng Thủ tướng Boris Johnson cùng nhiều nhân viên được cho là đã tụ tập trong khuôn viên Phố Downing hồi tháng 5-2020. Ảnh: Guardian

    Trong cuộc tụ tập dưới tầng hầm, các nguồn tin cho hay một bầu không khí tiệc tùng diễn ra chỉ với một chiếc máy tính xách tay được đặt trên một máy photocopy có "tiếng nhạc chói tai".

    Hai bữa tiệc tại dinh thủ tướng sau đó gộp lại thành một tại khu vườn và tiếp tục kéo dài quá nửa đêm.

    Ông Johnson không có mặt ở cuộc tụ tập nào vào thời điểm đó bởi ông dành thời gian cuối tuần ở trang viên Checkers. Tuy nhiên, những tiết lộ mới này được công bố trong bối cảnh thủ tướng Anh đối mặt với sự phẫn nộ của dư luận về bữa tiệc khác có sự tham dự của ông trong vườn Dinh thủ tướng ở số 10 Phố Downing trong đợt phong toả đầu tiên

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tin vui mới cho cuộc chiến chống Covid-19

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt 2 loại thuốc điều trị Covid-19 mới trong bối cảnh số ca nhiễm gia tăng trên toàn cầu, theo Người lao động.

    Hãng tin Bloomberg ngày 14-1 cho biết thuốc viêm khớp Baricitinib của hãng dược Eli Lilly & Co. (Mỹ) và kháng thể đơn dòng của hãng dược Glaxosmithkline PLC (Anh) đã được WHO phê duyệt để điều trị Covid-19.

    Có bằng chứng cho thấy thuốc Baricitinib của hãng dược Eli Lilly & Co. có thể cải thiện tỉ lệ sống sót và giảm nhu cầu sử dụng máy thở ở những bệnh nhân Covid-19 trở nặng. Nó được khuyến cáo dùng kết hợp với corticosteroid nhằm cho hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, WHO lưu ý 2 loại thuốc tương tự - được gọi là thuốc ức chế JAK - không nên được sử dụng để điều trị Covid-19.

    Còn kháng thể đơn dòng của hãng dược Glaxosmithkline PLC đã chứng minh tính hiệu quả đối với những bệnh nhân Covid-19 không bị bệnh nặng nhưng được coi là có khả năng phải nhập viện. Mặc dù vậy, tác dụng của nó đối với biến thể Omicron "vẫn chưa chắc chắn".

    Mỹ lục đục, không trừng phạt nổi Nord Stream 2; TQ xét nghiệm thần tốc, lấy mẫu 583 người/giây - Ảnh 1.

    Có bằng chứng cho thấy thuốc Baricitinib của hãng dược Eli Lilly & Co. có thể cải thiện tỉ lệ sống sót của bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Bloomberg

    Bản hướng dẫn cập nhật của WHO được đưa ra sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) phê duyệt các loại thuốc viên điều trị Covid-19 của hai hãng dược Pfizer Inc. và Merck & Co. cách đây vài tháng.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Tin vui mới cho cuộc chiến chống Covid-19nld.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung - Ấn tranh cãi việc lính Trung Quốc chết cóng ở biên giới do thời tiết lạnh giá

    Thông báo trên tài khoản Twitter ngày 12/1, ông Shiv Aroor, Tổng biên tập của tờ India Today tiết lộ, một số binh sĩ Trung Quốc đã bị chết cóng do thời tiết lạnh giá khắc nghiệt ở khu vực biên giới Trung-Ấn từ ngày 2-3/1/2022.

    Tuy nhiên, vào ngày 13/1 ông Hồ Tích Tiến, nguyên Tổng biên tập Thời báo Hoàn (Trung Quốc) đã bác bỏ thông tin này bằng dòng tweet tiếng Anh trên tài khoản Twitter cá nhân.

    "Dựa vài những nguồn thông tin có thẩm quyền mà tôi có, từ ngày 2- 3/1, không có người lính nào của PLA thiệt mạng do thời tiết lạnh giá nghiêm trọng ở khu vực biên giới Trung-Ấn. Thông tin được lan truyền bởi nhóm của Tổng biên tập Shiv Aroor mấy ngày trước hoàn toàn là tin đồn", nhà báo Trung Quốc viết.

    Ngoài ra, ông này cũng chia sẻ trên tài khoản mạng xã hội Weibo cá nhân và khẳng định một lần nữa đó chỉ là tin đồn. Nhà báo Trung Quốc cho biết thêm: "Ngoài ra, tôi đã trả lời Tổng biên tập viên của India Today và hy vọng rằng ông ấy sẽ xác nhận thông tin và công bố trong tương lai. Tôi phải nói rằng tác phong cách làm việc của một số phương tiện truyền thông và người làm truyền thông Ấn Độ không nghiêm ngặt, tạo ra không ít tin đồn nhằm vào Trung Quốc, đây là một điều đáng tiếc".

    Đúng như yêu cầu từ nhà báo Trung Quốc, Tổng biên tập Ấn Độ đã chia sẻ lại dòng tweet phản bác của đối phương và nhắn nhủ rằng: "Xin hãy tôn trọng những người lính của các bạn. Những cái chết do thời tiết lạnh giá không phải là hiếm. Xin hãy quan tâm đến những gia đình đã mất người thân của họ vào ngày 2-3/1".

    Theo ông, có khoảng "5 người lính PLA" thiệt mạng trong tranh chấp ở Galwan.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc dập dịch thần tốc: Thiên Tân xét nghiệm 14 triệu dân trong 2 ngày

    Tiền phong đưa tin, thành phố Thiên Tân (Trung Quốc) đã hoàn thành nhiệm vụ vốn được coi là "bất khả thi" khi xét nghiệm COVID-19 cho 14 triệu dân trong vòng hai ngày để kiểm soát tốc độ lây lan của biến thể Omicron.

    Mỹ lục đục, không trừng phạt nổi Nord Stream 2; TQ xét nghiệm thần tốc, lấy mẫu 583 người/giây - Ảnh 1.

    Người dân xếp hàng lấy mẫu xét nghiệm ở Thiên Tân. Ảnh: Global Times

    Ngày 8/1, Thiên Tân phát hiện hai ca nhiễm Omicron trong cộng đồng. Sáng 9/1, thành phố này bắt đầu tiến hành đợt xét nghiệm sàng lọc đầu tiên. Trong 12 triệu mẫu được thu thập, có 77 mẫu dương tính.Thiên Tân - thành phố cửa ngõ dẫn đến Bắc Kinh - đã trở thành hình mẫu tiêu biểu của Trung Quốc về khả năng kiểm soát đại dịch trong "trận chiến" đầu tiên chống lại biến thể Omicron.

    12h trưa ngày 12/1, Thiên Tân tiến hành đợt xét nghiệm sàng lọc thứ hai. Đến 16h cùng ngày, hơn 2,23 triệu người đã được lấy mẫu.

    Tính đến 14h ngày 13/1, Thiên Tân báo cáo tổng cộng 126 ca mắc COVID-19 và 22 ca không có triệu chứng.

    Ngoài Thiên Tân, thành phố Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) cũng gây ấn tượng với chiến dịch xét nghiệm toàn dân trong thời gian ngắn. 12,6 triệu cư dân Trịnh Châu đã được lấy mẫu trong vòng 6 giờ, tương đương 2,1 triệu người/giờ hoặc 583 người/giây.

    Mỹ lục đục, không trừng phạt nổi Nord Stream 2; TQ xét nghiệm thần tốc, lấy mẫu 583 người/giây - Ảnh 2.

    Tình nguyện viên đóng gói rau củ để chuyển đến cư dân ở Thiên Tân. Ảnh: Global Times


    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Trung Quốc dập dịch thần tốc: Thiên Tân xét nghiệm 14 triệu dân trong 2 ngàytienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thượng viện Mỹ bác bỏ dự luật trừng phạt Dòng chảy phương Bắc 2

    Đề xuất của đảng Cộng hòa về việc áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga về dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 đã vấp phải sự phản đối.

    Các nghị sĩ đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ đã bác bỏ đề xuất của đảng Cộng hòa về các biện pháp trừng phạt đối với Nga về đường ống Dòng chảy phương Bắc 2, nói rằng điều này không giúp ích cho Ukraine, VOV đưa tin.

    Mỹ lục đục, không áp đặt nổi lệnh trừng phạt với Nord Stream 2; Đá thô ở Việt Nam hóa ra là kho báu - Ảnh 1.

    Dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2. Ảnh: rian.com.ua

    Được đề xuất bởi Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Ted Cruz, dự luật yêu cầu Tổng thống Mỹ phải áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Dòng chảy phương Bắc 2, bao gồm hạn chế đi lại, đóng băng tài sản, cấm hợp tác với các công ty Mỹ.

    Đảng Dân chủ phản bác rằng các lệnh trừng phạt sẽ không có tác dụng để ngăn chặn cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine, điều tình báo Mỹ và chính quyền Tổng thống Biden cho là sắp xảy ra. Tuy nhiên, Moscow đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc đó.

    Mặc dù một số thành viên đảng Dân chủ đã bỏ phiếu ủng hộ, dự luật của ông Ted Cruz vẫn không nhận được 60 phiếu cần thiết để được thông qua.

    Tổng thống Ukraine - Volodymyr Zelensky đã công khai thúc giục Thượng viện Mỹ thông qua dự luật của ông Cruz, cho rằng Dòng chảy phương Bắc 2 là mối đe dọa đối với đất nước của ông. Đảng Dân chủ cho rằng, các lệnh trừng phạt đã gây hại cho chính sách của ngoại giao của Mỹ ở châu Âu.

    Thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen cho rằng dự luật của ông Cruz sẽ "làm suy yếu tình hình ngoại giao hiện tại", điều hết sức quan trọng trong mối quan hệ với Nga.

    "Dự luật này sẽ không giúp ích cho Ukraine và sẽ gây tổn hại cho Mỹ", Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chris Murphy nói.

    Chính quyền ông Biden lập luận rằng việc trừng phạt đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ tước đi "sự ngăn cản" và "đòn bẩy đáng tin cậy" của Nhà Trắng trong việc đối phó với Nga. Chính quyền Tổng thống Biden cũng tuyên bố rằng các lệnh trừng phạt chống lại Đức sẽ làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của Mỹ đối với chính phủ mới của Berlin.

    Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, sự chậm trễ của Đức trong việc phê duyệt đường ống dẫn khí đã dẫn đến việc giá khí đốt tăng cao trong mùa đông ở châu Âu, và điều này chỉ có lợi cho xuất khẩu năng lượng của Nga.

    Đảng Dân chủ đã đưa ra một đề xuất sẽ trừng phạt Nga cũng như Dòng chảy phương Bắc 2, nhưng sẽ chỉ được ban hành nếu hành động tấn công Ukraine của Moscow thực sự xảy ra.

    Cuộc bỏ phiếu hôm 13/1 diễn ra sau cuộc đàm phán về đảm bảo an ninh giữa Mỹ - Nga ở Geneva. Các nhà ngoại giao Nga đã gặp các đại diện của Mỹ, NATO và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) trong tuần này để thảo luận về đề xuất của Moscow về an ninh ở châu Âu./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đàm phán với Nga “vào ngõ cụt”, Ba Lan cảnh báo nguy cơ chiến tranh

    "Các bên chưa ấn định ngày đàm phán tiếp theo. Chúng tôi phải tham vấn với đồng minh, đối tác trước" – Cố vấn An ninh Nhà Trắng Jake Sullivan khẳng định với phóng viên, sau cuộc đàm phán với Nga và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) hôm 13-1 ở Áo.

    Nga khẳng định đối thoại an ninh sẽ tiếp diễn nhưng mọi chuyện đang rơi vào bế tắc. Moscow thuyết phục phương Tây ngăn Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và cắt giảm quy mô mở rộng liên minh ở châu Âu - những yêu cầu mà Washington nhấn mạnh là không thể chấp nhận.

    "Ở thời điểm này, chúng tôi thực sự thất vọng" – Đại sứ Nga Alexander Lukashevich khẳng định sau vòng đàm phán hôm 13-1.

    Đá thô ở Việt Nam: Kho báu thế giới săn lùng; Mekong lập kỷ lục, Việt Nam cùng 5 nước phải làm ngay - Ảnh 1.

    Ông Alexander Lukashevich. Ảnh: Twitter

    Đại sứ Lukashevich đồng thời cảnh báo "hậu quả thảm khốc" nếu 2 phía không đạt được thỏa thuận liên quan đến "lằn ranh đỏ" an ninh của Nga.

    Dù vậy, ông Lukashevich khẳng định Moscow vẫn chưa từ bỏ con đường ngoại giao và sẽ đẩy mạnh ngoại giao trong thời gian tới, theo Reuters.

    Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Rau khẳng định rủi ro chiến tranh ở khu vực OSCE dường như đang ở mức cao nhất trong 30 năm trở lại đây. Bình luận này cho thấy mức độ bất an của châu Âu liên quan đến sự hiện diện quân sự của Nga ở biên giới Ukraine dù Moscow nhiều lần tuyên bố họ không có kế hoạch tấn công quốc gia này.

    Ông Rau cho biết không có bất kỳ bước đột phá nào trong cuộc đàm phán hôm 13-1 ở Áo, vốn được tiến hành sau vòng đàm phán Nga-Mỹ ở Thụy Sĩ hôm 10-1 và Nga-NATO ở Bỉ hôm 12-1.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Video băng đảng ma tuý khét tiếng Mexico dùng drone 'dội' bom vào căn cứ đối thủ

    Theo đài RT (Nga), đoạn video dường như được quay từ chính chiếc máy bay không người lái của một băng đảng ma tuý Mexico khi đang thả bom vào những chiếc lều lớn màu xanh trong một khu rừng rậm. Tờ El Pais của Tây Ban Nha đưa tin chiếc máy bay không người lái trong video được vận hành bởi băng đảng ma tuý khét tiếng Jalisco New Generation Cartel (CJNG).

    Vài giây sau, nhiều người trong những căn cứ này đã cố gắng thoát khỏi cuộc tấn công. Trong khi đó, chiếc máy bay không người lái liên tục thả nhiều bom hơn.

    Video băng đảng ma tuý khét tiếng Mexico dùng drone 'dội' bom vào căn cứ đối thủ

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Video băng đảng ma tuý khét tiếng Mexico dùng drone 'dội' bom vào căn cứ đối thủsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tuyên bố giúp Kazakhstan, vì sao Trung Quốc chỉ chìa tay khi sự việc đã được Nga vãn hồi?

    Theo tờ WSJ, cuộc hỗn loạn trong tháng này ở Kazakhstan, nền kinh tế lớn nhất Trung Á, đã tái khẳng định rằng, ưu thế an ninh của Moscow là điều không phải bàn cãi. Dù sức mạnh quân sự ở khu vực của Trung Quốc ngày càng tăng và những nỗ lực gần đây của Bắc Kinh nhằm mở rộng dấu ấn an ninh của riêng mình.

    Vì vậy, không có gì lạ khi ngay sau khi Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đề nghị Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), do Nga dẫn đầu đem quân đến trấn áp làn sóng biểu tình bạo loạn, chính quyền Tổng thống Putin đã không một chút suy nghĩ ngần ngại.

    Mekong lập kỷ lục, Việt Nam cùng 5 nước phải làm ngay; Thủ tướng đề nghị TQ nhanh mở cửa cho hoa quả - Ảnh 1.

    Các phương tiện quân sự của Nga tại sân bay Almaty của Kazakhstan ngày 9/1. Ảnh: Reuters

    Trên thực tế Moscow đã điều hàng nghìn binh sĩ đến Kazakhstan chỉ trong vòng vài giờ sau yêu cầu của Tổng thống Tokayev vào ngày 5/1.

    Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn im lặng cho đến ngày 10/1. Trong một cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị và nhà ngoại giao hàng đầu của Kazakhstan Mukhtar Tileuberdi, Trung Quốc đã đề nghị hỗ trợ an ninh.

    Tuy nhiên, mọi việc đã muộn. Tại thời điểm Bắc Kinh đưa ra lời đề nghị đó, làn sóng biểu tình bạo loạn ở Kazakhstan đã được dập tắt và đất nước Trung Á này đã không còn rơi vào tình trạng nguy hiểm.

    Theo các chuyên gia, lý do là hiện tại, ít nhất là Trung Quốc không có khả năng quân sự hoặc tình báo để bảo vệ các đồng minh trong khu vực trong thời điểm họ cần.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Tuyên bố giúp Kazakhstan, vì sao Trung Quốc chỉ chìa tay khi sự việc đã được Nga vãn hồi?soha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhận diện các siêu kim loại giá trị ở Việt Nam: Những "cục đá thô" mà cả thế giới săn lùng

    Mẫu vật khoáng sản ở Việt Nam

    Một số mẫu vật DATP đã sưu tập được gần như là duy nhất do các lý do khác nhau mà việc sưu tập chúng trong tương lai là rất khó khăn hoặc không thể thực hiện được.

    Việc nhận diện các loại khoáng sản sẽ giúp nâng cao nhận thức, giúp các chuyên gia và người dân phát hiện các mỏ khoáng sản có giá trị cao ngay tại Việt Nam, qua đó hiểu rõ và xây dựng phương án tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào tại đất nước.

    Dưới đây là một số mẫu vật đã được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đăng tải:

    Mekong lập kỷ lục, Việt Nam cùng 5 nước phải làm ngay; Thủ tướng đề nghị TQ nhanh mở cửa cho hoa quả - Ảnh 1.

    Niken là kim loại đặc biệt cần thiết để chế tạo các sản phẩm công nghệ sử dụng pin sạc. Niken màu trắng bạc, bề mặt bóng láng có đặc điểm chính là cứng, dễ dát mỏng, dễ uốn, dễ kéo sợi. Do có tính chất đặc biệt, nên niken hiếm khi được sử dụng ở dạng tinh khiết mà chủ yếu được sử dụng như một thành phần hợp kim, nhất là các hợp kim chống ăn mòn, hợp kim từ, hợp kim chịu nhiệt, hợp kim có tính chất đặc biệt.

    Mekong lập kỷ lục, Việt Nam cùng 5 nước phải làm ngay; Thủ tướng đề nghị TQ nhanh mở cửa cho hoa quả - Ảnh 2.

    Antimon được áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực công nghệ cao, đây là thành phần chính trong chất bán dẫn, bảng mạch, công tắc điện, ánh sáng huỳnh quang, kính trong suốt chất lượng cao và pin lithium-ion. Không có antimon, không có iPhone. Không có TV độ phân giải cao. Không có thiết bị nhà bếp hiện đại hay thậm chí cả ô tô. Tất cả đều sử dụng mạch kỹ thuật số.

    Mekong lập kỷ lục, Việt Nam cùng 5 nước phải làm ngay; Thủ tướng đề nghị TQ nhanh mở cửa cho hoa quả - Ảnh 3.

    Vonfram có khả năng chống chịu hơn cả kim cương và cứng hơn thép rất nhiều, có điểm nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại chịu lửa cùng một số đặc tính khác khiến nó trở nên lý tưởng cho nhiều ứng dụng trong thương mại và công nghiệp. Vonfram được dùng làm vật liệu chống mài mòn, sử dụng trong các ngành công nghiệp gia công kim loại, khai thác mỏ, dầu khí và xây dựng. Đây là loại kim loại gần như không thể thay thế trong một loạt các ứng dụng công nghiệp như sản xuất máy hiệu suất cao và các hợp kim thép.

    Mekong lập kỷ lục, Việt Nam cùng 5 nước phải làm ngay; Thủ tướng đề nghị TQ nhanh mở cửa cho hoa quả - Ảnh 4.

    Titani (hay titanium) là một kim loại màu trắng bạc, có độ bền đặc biệt cao. Titani không bị ăn mòn trong nước biển và có khả năng chịu nhiệt mạnh. Lithium là một kim loại đặc biệt. Không chỉ nhẹ, mềm, lithium còn là một trong những kim loại có điểm nóng chảy thấp nhất và điểm sôi cao.

    Mekong lập kỷ lục, Việt Nam cùng 5 nước phải làm ngay; Thủ tướng đề nghị TQ nhanh mở cửa cho hoa quả - Ảnh 5.

    Một số loại khoáng sản khác. Ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

    Được biết, bộ sưu tập mẫu sẽ là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam để trưng bày phục vụ công tác thăm quan, học tập của công chúng cũng như các nghiên cứu chuyên sâu của các chuyên gia trong lĩnh vực địa chất - khoáng sản và có thể trao đổi với các tổ chức bảo tàng khác.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Nhận diện các siêu kim loại giá trị ở Việt Nam: Những 'cục đá thô' mà cả thế giới săn lùngsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh nhân hồi sức cấp cứu quá tải tại 18 bang ở Mỹ

    Tại Mỹ, ít nhất 18 bang hiện còn lại ít hơn 15% công suất giường bệnh tại các phòng chăm sóc tích cực (ICU), trong bối cảnh các bang đang phải vật lộn với số ca mắc mới Covid-19 gia tăng, theo VOV.

    Dữ liệu của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) công bố ngày 13/1 (theo giờ Mỹ), cho thấy, số ca nhập viện vì Covid-19 ở Mỹ đạt mức cao kỷ lục mới, với gần 156.000 trường hợp vào ngày 13/1. Các cơ sở y tế của Mỹ đang rơi vào tình trạng quá tải còn do thiếu nhân viên, bởi nhiều người lo ngại bị phơi nhiễm và số ca mắc Covid-19 trong nhân viên y tế cũng gia tăng.

    Đáng chú ý, tại New Hampshire, Lực lượng Vệ binh Quốc gia và các đội cấp cứu liên bang đã được triển khai tới các bệnh viện và cơ sở chăm sóc dài hạn cần hỗ trợ.

    Theo thông báo của Nhà Trắng, các đội y tế liên bang khác ​​sẽ sớm được triển khai đến các bang Michigan, New Jersey, New Mexico, New York, Ohio… để trợ giúp hệ thống bệnh viện cũng đang trong tình trạng căng thẳng về nhân lực./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ mở căn cứ quân sự mới kiềm chế Nga, Trung Quốc

    Nhà tư vấn chính trị và nghiên cứu khoa học Lucas Leiroz tại Đại học Rio de Janeiro ngày 12/1 cho biết trên trang Globalresearch.ca rằng, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, một cựu nhân viên CIA thông báo rằng Mỹ đang mở một căn cứ quân sự ở Albania để kiềm chế Trung Quốc.

    Mekong lập kỷ lục, Việt Nam cùng 5 nước phải làm ngay; Thủ tướng đề nghị TQ nhanh mở cửa cho hoa quả - Ảnh 1.

    Binh sĩ Albania trong một cuộc tập trận. Ảnh: mod.gov.al.

    Cụ thể, Báo Tin tức dẫn lời ông Leiroz, một đơn vị lực lượng đặc biệt của Mỹ tại quốc gia Balkan này có nhiệm vụ chính là ngăn chặn bất kỳ hình thức quan hệ nào giữa Tirana và Bắc Kinh, biến Albania trở thành một vệ tinh trong khu vực phục vụ lợi ích của Washington.

    Cuối tuần trước, Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ (EUCOM) thông báo họ sẽ thành lập một trụ sở mới ở Balkan - một đơn vị hoạt động đặc biệt có trụ sở tại Albania, sẽ là một phần trong nỗ lực tổng thể của chính phủ Mỹ nhằm nâng cao năng lực của các lực lượng phương Tây để đảm bảo sự ổn định trong khu vực. Đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo khả năng tương tác giữa các lực lượng của Mỹ và Albania, cũng như khả năng tiếp cận chiến lược tới các trung tâm quân sự quan trọng ở Balkan.

    Tư lệnh Bộ Chỉ huy Các chiến dịch Đặc biệt Mỹ ở châu Âu (SOCEUR), Thiếu tướng David H. Tabor, được trích dẫn nói: "Khả năng cơ động và huấn luyện nhanh chóng trong vùng Balkan, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng đồng minh và đối tác khác, đã khiến Albania trở thành địa điểm tốt nhất cho quyết định này".

    Bình luận về vụ việc trong cuộc phỏng vấn với tờ Sputnik (Nga), cựu nhân viên CIA Ray McGovern tuyên bố rằng Chính phủ Mỹ quyết định mở một căn cứ quân sự trong khu vực "bởi vì Washington mới biết rằng Albania có mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc". Theo nghĩa này, mục đích của việc thành lập căn cứ mới này sẽ là làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và ngăn chặn mối quan hệ hợp tác giữa Tirana và Bắc Kinh.

    Là một quốc gia từng bị cô lập trong Chiến tranh Lạnh, Albania đã chuyển thành một quốc gia thân Mỹ và thân phương Tây. Nước này gia nhập NATO năm 2009, đã gửi quân tới hỗ trợ cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu ở Afghanistan và Iraq, qua đó củng cố quan điểm thân Mỹ của Albania.

    Thủ tướng Albania Edi Rama đã hoan nghênh thông báo này và gọi đó là "tin tuyệt vời". Trên thực tế, Albania đã đề nghị Mỹ thiết lập một căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình vào năm 2018.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mực nước sông Mekong thấp kỷ lục năm thứ 3 liên tiếp

    Theo phóng viên TTXVN tại Lào, ngày 13/1, Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong (MRC) tiếp tục kêu gọi 6 nước dọc sông Mekong khẩn trương giải quyết vấn đề dòng chảy thấp trong khu vực, sự thay đổi bất thường của mực nước và tình trạng hạn hán trong bối cảnh khu vực hạ lưu sông Mekong tiếp tục có dòng chảy thấp kỷ lục năm thứ 3 liên tiếp.

     - Ảnh 1.

    Mực nước sông Mekong tại tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan (ảnh tư liệu).

    Báo cáo mới có tên "Dòng chảy thấp và tình trạng hạn hán của sông Mekong giai đoạn 2019-2023" do Ban Thư ký MRC công bố ngày 13/1 cho thấy trong 3 năm qua, các dòng chảy chính của sông Mekong đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 60 năm, trong đó, năm 2020 là năm khô hạn nhất của lưu vực hạ lưu sông Mekong khi lượng mưa dưới mức bình thường hàng tháng trừ tháng 10.

    Báo cáo nhấn mạnh, kể từ năm 2015, chế độ thủy văn đã thay đổi, với dòng chảy mùa khô nhiều hơn và dòng chảy mùa mưa giảm do số lượng hồ chứa trong lưu vực tăng lên, điều mang lại những kết quả vừa tích cực vừa tiêu cực. Tuy nhiên, giai đoạn 2019-2021 rất khác thường do lượng mưa giảm nhiều và điều kiện khí hậu ngày càng xấu đi.

    Theo báo cáo, những yếu tố trên kết hợp với nhau có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng thủy sản và nông nghiệp, gây áp lực lên sinh kế của người dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đe dọa gây xáo trộn các hệ sinh thái mong manh của lưu vực sông Mekong.

    Tiến sĩ An Pich Hatda, Giám đốc Điều hành Ban Thư ký MRC, cho rằng không chỉ Trung Quốc mà tất cả các nước thành viên của MRC cũng cần chủ động hợp tác để cùng giải quyết những vấn đề này.

    Theo Tiến sĩ Hatda, 6 nước dọc sông Mekong gồm Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam có thể thực hiện ngay một số biện pháp để giảm thiểu khủng hoảng, bao gồm việc thiết lập cơ chế thông báo chung về những dao động bất thường của mực nước và trong tương lai, nghiên cứu khả năng phối hợp quản lý vận hành các hồ chứa và đập thủy điện. Ngoài ra, các nước cũng cần xem xét các phương án xây dựng thêm hồ chứa để xử lý những tình huống hạn hán và lũ lụt khẩn cấp, cũng như một mô hình vận hành đối với toàn bộ lưu vực sông Mekong.

    Sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu sẵn có của MRC về các chỉ số lượng mưa, dòng chảy và hạn hán quan sát được, báo cáo lưu ý rằng một số yếu tố tích lũy đã dẫn đến sự thay đổi chưa từng có về dòng chảy. Thông thường, mùa gió mùa thường tạo ra một đỉnh lũ duy nhất, nhưng việc tích nước vào mùa mưa ở Lưu vực sông Mekong đã góp phần trì hoãn tất cả các đợt lũ quan trọng.

    Báo cáo dài 100 trang nói trên cũng đánh giá tác động của dòng chảy thấp đối với dòng chảy ngược vào hồ Tonle Sap trong mùa mưa, một yếu tố quan trọng liên quan đến thủy văn của lưu vực rộng lớn hơn. Trong khi dòng chảy ngược của năm 2019 gần với mức trung bình, dòng chảy ngược trong các năm 2020 và 2021 đứng ở mức thấp nhất được ghi nhận. Tổng lượng dòng chảy ngược năm 2020 và 2021 lần lượt là 58% và 51% tổng lượng dòng chảy ngược bình quân trong giai đoạn 2008 - 2021.

    Báo cáo cho rằng việc quản lý vận hành phối hợp các hồ chứa có thể là chìa khóa để giảm bớt những tác động tồi tệ nhất trong các năm hạn hán, chẳng hạn như 2019-2021, cho biết Ban Thư ký MRC đang làm việc với các nước ven sông Mekong để hỗ trợ sáng kiến này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Trung Quốc


    Ngày 13/1/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã điện đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Li Keqiang (Lý Khắc Cường) nhân dịp kỷ niệm 72 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18/01/1950 - 18/01/2022).

    Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, kim ngạch thương mại song phương đạt kỷ lục mới, ước đạt trên 160 tỷ USD năm 2021; tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đi vào vận hành thuận lợi; đặc biệt, hai bên tích cực phối hợp tháo gỡ tình trạng ùn tắc nông sản ở khu vực cửa khẩu biên giới. Hợp tác phòng chống dịch bệnh là điểm sáng trong quan hệ hai nước, nhất là hợp tác về vắc-xin ngừa Covid-19. Hợp tác ASEAN - Trung Quốc đạt kết quả tích cực.

    Sông Mekong lập kỷ lục, Việt Nam cùng 5 nước phải làm ngay; Thủ tướng đề nghị TQ nhanh mở cửa - Ảnh 1.

    Về vấn đề ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu biên giới

    Về vấn đề ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu biên giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hai bên cần phối hợp chặt chẽ và áp dụng các biện pháp hiệu quả, quyết liệt để tiếp tục giải quyết tình trạng này, bảo đảm giao thương thông suốt nhằm duy trì ổn định chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất giữa hai nước cũng như trong khu vực, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, để nhân dân và doanh nghiệp hai nước đón Tết ấm no, hạnh phúc; đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở rộng nhập khẩu hàng hóa và đẩy nhanh mở cửa thị trường đối với một số loại nông sản, hoa quả của Việt Nam; nhấn mạnh Việt Nam đang quyết liệt thực hiện phương châm "an toàn để xuất khẩu, xuất khẩu phải an toàn".

    Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh coi trọng và quan tâm những đề nghị của Việt Nam về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, coi đây là lĩnh vực quan trọng trong hợp tác hai bên. Sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có thư gửi Thủ tướng Lý Khắc Cường và gặp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã chỉ đạo các bộ ngành, địa phương Trung Quốc phối hợp giải quyết, đến nay tình hình giao thương hàng hóa tại cửa khẩu đã có cải thiện; đề nghị hai bên lập Nhóm công tác chung để tiếp tục phối hợp giải quyết vấn đề này, tạo điều kiện thuận lợi để các mặt hàng nông sản, hoa quả của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc và duy trì thương mại thông suốt giữa hai nước.

    Về vấn đề biên giới lãnh thổ

    Về vấn đề biên giới lãnh thổ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tiếp tục thực hiện tốt 03 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, nhất là vấn đề nảy sinh; tiếp tục phát huy tốt các cơ chế đàm phán nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông; tôn trọng lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhau phù hợp với luật pháp quốc tế, xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển theo tinh thần nhận thức chung cấp cao và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; tích cực thúc đẩy đàm phán xây dựng, sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế.

    Thủ tướng Lý Khắc Cường bày tỏ mong muốn thúc đẩy các cơ chế đàm phán trên biển giữa hai nước sớm đạt tiến triển thực chất, sẵn sàng cùng Việt Nam và các nước ASEAN tiếp tục nỗ lực sớm đạt COC.

    Hai bên nhất trí tiếp tục duy trì hiệu quả các kênh trao đổi về biên giới trên đất liền và vấn đề trên biển, thúc đẩy điểm đồng, xử lý các khác biệt, giữ gìn hòa bình, ổn định chung./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại