Cập nhật lúc

TQ kỷ luật quan chức, bắt giam giáo viên đề nghị sống chung với Covid-19 - Sau Pháp, Hungary lại báo tin vui cho Việt Nam

Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta đang trở thành mối đe dọa đối với nỗ lực phòng chống dịch COVID-19 mà toàn cầu đã đạt được trong nhiều tháng.

TQ kỷ luật quan chức, bắt giam giáo viên đề nghị sống chung với Covid-19 - Sau Pháp, Hungary lại báo tin vui cho Việt Nam
21
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Campuchia bắt đầu tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ 3 để ngăn biến thể Delta

    Campuchia đã bắt đầu tiêm mũi vắc xin COVID-19 bổ sung vào ngày 12-8. Đây là nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan mới nhất của Campuchia, sau khi tiêm chủng đầy đủ hơn một nửa dân số.

    Sau Pháp, Hungary lại báo tin vui cho Việt Nam - Số ca tử vong vì Covid-19 ở Nga cao nhất từ đầu dịch - Ảnh 1.

    Một người dân ở Phnom Penh, Campuchia, được chích vắc xin AstraZeneca cho mũi tiêm phòng COVID-19 thứ ba vào ngày 12-8 - Ảnh: REUTERS

    Theo Hãng tin Reuters, Campuchia sẽ dùng vắc xin AstraZeneca để tiêm mũi thứ ba cho những người đã tiêm đủ hai mũi vắc xin Sinopharm hoặc Sinovac, nhằm ngăn chặn biến thể Delta lây lan.

    "Chúng ta phải cùng nhau chiến đấu. Nếu tất cả chúng ta được tiêm chủng, chúng ta có thể ngăn dịch bệnh lây lan", nữ y tá Touch Phavana, 56 tuổi, nói.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc kỷ luật thêm 20 quan chức, bắt giam giáo viên đề nghị sống chung với Covid-19

    Sau Pháp, Hungary lại báo tin vui cho Việt Nam - Số ca tử vong vì Covid-19 ở Nga cao nhất từ đầu dịch - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế xét nghiệm tại nhà máy Foxconn, Vũ Hán. (Ảnh: Reuters)

    20 quan chức ở Quảng Châu (Trung Quốc) vừa bị kỷ luật vì xử lý kém hiệu quả trong đợt dịch Covid-19 hồi tháng 5, trong khi một giáo viên ở tỉnh Giang Tây nước này bị bắt giam 15 ngày vì đề nghị thí điểm "sống chung với virus".

    Thông báo của Quảng Châu được đưa ra sau khi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Quốc gia Trung Quốc lên tiếng về các cuộc điều tra và kỷ luật nghiêm đối với các quan chức làm việc không hiệu quả trong việc đối phó với các đợt bùng phát Covid-19 mới ở nước này.

    Trong số 20 quan chức bị trừng phạt, 11 người đã bị cách chức hoặc giáng chức. Trước Quảng Châu, hơn 40 quan chức ở các tỉnh Giang Tô, Sơn Đông, Hà Nam, Hồ Nam..., cũng bị kỷ luật vì phản ứng chậm chạp và quản lý kém hiệu quả trong công tác phòng chống dịch tại địa phương.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hung-ga-ri tặng Việt Nam vắc-xin và bộ xét nghiệm nhanh Covid-19

    Ngày 11/8/2021, Chính phủ Hung-ga-ri đã quyết định tặng Chính phủ Việt Nam 100.000 liều vắc-xin Astra Zeneca và 100.000 bộ xét nghiệm kháng thể nhanh để đối phó với đại dịch Covid-19.

    Trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục có những biến chuyển phức tạp với sự xuất hiện của những biến chủng mới với mức độ nguy hiểm cao và lây lan nhanh, Chính phủ Việt Nam đã xác định việc tiếp cận được nhiều nguồn vắc-xin và nhanh chóng tiêm chủng diện rộng là giải pháp quan trọng và cấp bách hiện nay.

    Việc Chính phủ Hung-ga-ri quyết định hỗ trợ vắc-xin và bộ xét nghiệm kháng thể nhanh cho Việt Nam là nghĩa cử quý báu minh chứng cho mối quan hệ "Đối tác toàn diện" tốt đẹp giữa Việt Nam và Hung-ga-ri trong hơn 70 năm qua, đồng thời thể hiện sự chia sẻ lẫn nhau trong lúc khó khăn, quyết tâm cùng chung sức đồng lòng đẩy lùi đại dịch Covid-19 trên toàn cầu./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca tử vong theo ngày tại Nga lần đầu vượt ngưỡng 800 ca

    Ngày 12/8, Nga ghi nhận thêm 808 ca tử vong vì COVID-19, mức theo ngày cao nhất kể từ đầu dịch, trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm thứ ba leo thang bất chấp tiến độ tiêm chủng đạt được.

    Sau Pháp, Hungary lại báo tin vui cho Việt Nam - Số ca tử vong vì Covid-19 ở Nga cao nhất từ đầu dịch - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Moskva, Nga, ngày 16/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN

    Với tổng cộng 168.049 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm này, Nga hiện là nước có số ca tử vong cao nhất ở châu Âu. Đáng lo ngại, tổng số ca tử vong trong hơn 40 ngày qua bằng hơn nửa tổng số ca tử vong ghi nhận trong thời gian từ tháng 4/2020 đến tháng 6 năm nay.

    Cũng trong 24 giờ qua, số ca mắc mới ở Nga tăng 21.932 ca, đưa tổng số ca mắc lên 6,43 triệu ca - cao thứ 4 trên thế giới.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc phong tỏa một phần cảng đông đúc thứ ba thế giới

    Giới chức Trung Quốc đình chỉ hoạt động tại một ga ở cảng Ninh Ba - Chu Sơn, sau khi phát hiện một công nhân nhiễm nCoV.

    Giới chức thành phố Ninh Ba, miền đông Trung Quốc, hôm nay ghi nhận một ca nhiễm nCoV tại ga Mi Sơn thuộc cảng Ninh Ba - Chu Sơn. "Công ty đã lập tức dừng mọi hoạt động và phong tỏa khu cảng ngay khi phát hiện trường hợp này", giám đốc công ty Meidong Container Terminal vận hành cảng Mi Sơn cho biết.

    Người này đã được tiêm chủng đầy đủ và chưa rõ nguồn lây nhiễm. Gần 2.000 công nhân ở cảng Ninh Ba - Chu Sơn đang được quản lý chặt chẽ và không được phép rời khỏi cảng.

    Trung Quốc mạnh tay với cảng đông đúc thứ 3 thế giới để dập dịch Covid-19; Pháp báo tin vui cho Việt Nam - Ảnh 1.

    Tàu hàng neo tại cảng Ninh Ba - Chu Sơn hồi cuối năm 2020. Ảnh: AFP.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pháp tuyên bố chia sẻ 670.000 liều vaccine COVID-19 với Việt Nam

    Việt Nam bất ngờ nhận tin vui từ Tổng thống Pháp; Sau Delta, biến thể tiếp theo của virus SARS-CoV-2 sẽ như thế nào? - Ảnh 1.

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa tuyên bố chia sẻ 670.000 liều vaccine COVID-19 với Việt Nam trên Twitter.

    Pháp sẽ chia sẻ 670.000 liều vắc xin COVID-19 với Việt Nam để giúp Việt Nam đối phó với dịch COVID-19, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa viết trên Twitter hôm nay 12/8.

    "Để giành chiến thắng trong cuộc chiến với đại dịch, quyền tiếp cận vaccine phải mang tính toàn cầu và bình đẳng. Đây là lý do Pháp vừa chia sẻ 670.000 liều vaccine cho Việt Nam, trong khuôn khổ chương trình COVAX", Tổng thống Pháp viết trên Twitter.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sau Delta, biến thể tiếp theo của virus SARS-CoV-2 sẽ như thế nào?

    Các nhà khoa học đều nhất trí rằng, những đột biến mới của virus SARS-CoV-2 sẽ xuất hiện theo thời gian, và có sẽ một biến thể mới sau hàng loạt cái tên như Alpha,  Beta , Gamma hay Lambda.

    Câu hỏi là liệu virus gây nên đại dịch tồi tệ sẽ tiến hóa để đe dọa nhiều hơn hay ít hơn về mức độ gây hại với sức khỏe con người, độ lây nhiễm và khả năng kháng vaccine.

    Sau Delta, biến thể tiếp theo của virus SARS-CoV-2 sẽ như thế nào?; Covid phá vỡ pháo đài kiên có cuối cùng của Đông Nam Á - Ảnh 1.

    Các nhân viên phòng thí nghiệm xem xét các mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc khi biến thể Delta bùng phát ở thành phố này. Ảnh: AFP

    Mặc dù lịch sử về các loại virus trước đó giúp chúng ta mường tượng phần nào về những viễn cảnh phía trước đối với xu hướng hiện tại của đại dịch nhưng không không ai biết rõ về mối đe dọa mà các biến thể mới có thể gây ra. Các nhà khoa học phần lớn đều cho rằng, virus SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục lây lan trong một hoặc một vài năm nữa nhưng không có cách nào để biết chính xác nó sẽ tiến hóa như thế nào và không phải tất cả các đột biến đều trở nên đáng lo ngại hay nguy hiểm hơn.

    "Các biến thể của virus SARS-CoV-2 sẽ xuất hiện nhưng không phải tất cả các đột biến đều có tác động tiêu cực với y tế công cộng", Yvonne Su, giáo sư tại Chương trình nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm thuộc Trường Y Đại học Quốc gia Singapore cho hay, song cũng nhận định: "Việc theo dõi và đánh giá các biến thể mới có vai trò quan trọng bởi một số biến thể trong số đó có thể làm tăng nguy cơ".

    Cho tới nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định 4 "biến thể đáng lo ngại", trong đó có Delta, với khả năng lây nhiễm gấp đôi chủng virus ban đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19 phá vỡ “pháo đài kiên cố” cuối cùng ở Đông Nam Á

    Brunei đang bước vào giai đoạn phong tỏa kéo dài hai tuần để ngăn chặn một đợt bùng phát dịch Covid-19 mới, chấm dứt chuỗi thời gian 457 ngày không ghi nhận ca mắc mới nào.

    Theo thống kê của Worldometers, trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận 54 ca mắc mới, mức cao nhất kể từ đầu đại dịch, nâng tổng số ca mắc lên thành 494 ca, trong đó có 3 ca tử vong. Trước đó hôm 10/8, cơ quan y tế Brunei thông báo có 42 ca mắc mới, chỉ 2 ngày sau khi phát hiện 7 ca mắc mới, làm chao đảo "pháo đài" vững chắc cuối cùng tại Đông Nam Á.

    Trung tâm tài chính đầu tiên đánh bại Covid-19 quay trở lại tình trạng báo động; Campuchia báo tin vui giữa lúc biến thể Delta tác quái - Ảnh 1.

    Brunei chưa phát hiện được nguồn lây của một số ổ dịch. (Ảnh: The Star)

    Là một quốc gia nhỏ có nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú, tiếp giáp với bang Sarawak của Malaysia, Brunei là câu chuyện thành công trên thế giới về chống dịch Covid-19. Trước khi làn sóng mới bùng phát cuối tuần qua, nước này đã ghi nhận ca dương tính cuối cùng vào ngày 6/5/2020.

    Brunei đạt được nhiều thành công trong chống dịch, trở thành điểm sáng của Đông Nam Á và thế giới, nhờ thiết lập các quy tắc kiểm dịch nghiêm ngặt đối với việc đi lại trong nước, thực hiện cách ly, xét nghiệm nhanh, truy tìm nguồn lây. Việc kiểm soát đại dịch của quốc gia Đông Nam Á này đã đạt được những kết quả đáng kể nhờ sự lãnh đạo mạnh mẽ của Thủ tướng Brunei Hassanal Bolkiah với các chính sách hiệu quả của chính phủ cũng như sự đồng lòng, hợp tác của công chúng.

    Tuy vậy, đợt bùng phát mới này diễn ra vô cùng phức tạp. Phát biểu với báo chí, Bộ trưởng Y tế Brunei Mohd Isham Jaafar cho biết, một số ca mắc mới liên quan đến một trung tâm cách ly tại khách sạn.

    "Khác với đợt dịch năm 2020, hiện giờ chúng tôi không biết rõ nguồn lây của nhiều ca bệnh trong thời gian này. Chúng tôi chỉ biết rằng, chuỗi lây nhiễm dễ nhất chủ yếu là qua các tuyến đường buôn lậu xuyên biên giới hoặc các điểm tiếp đón từ sân bay đến khách sạn".

    Bấm link để đọc bài viết gốc tại đây 

    Covid-19 phá vỡ “pháo đài kiên cố” cuối cùng ở Đông Nam Ávov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thượng Hải báo động cao vì COVID-19, các ngân hàng phòng tình huống xấu nhất

    Một năm sau trở thành trung tâm tài chính lớn đầu tiên trên thế giới đánh bại được COVID-19, Thượng Hải (Trung Quốc) lại quay trở lại tình trạng báo động cao.

    Đợt bùng phát số ca mắc biến thể Delta trên khắp Trung Quốc đã buộc một số ngân hàng toàn cầu và các tổ chức tài chính địa phương phải áp dụng lại các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Hơn 470.000 chuyên gia tài chính của Thượng Hải - những người đã trở lại làm việc và không đeo khẩu trang kể từ giữa năm ngoái – giờ đây phải đối mặt với việc khai báo và kiểm tra nhiệt độ thường xuyên để cho phép truy vết người tiếp xúc.

    Tại nhiều ngân hàng, mọi người được yêu cầu đeo khẩu trang tại các khu vực chung, đồng thời cấm tiếp khách trong phòng hội nghị. Theo tờ Bloomberg, trong số các cơ sở ở Thượng Hải bắt đầu thay đổi quy tắc chống dịch có Fidelity International. Công ty quản lý tài sản toàn cầu này một lần khuyến cáo nhân viên hạn chế đi lại nếu không cần thiết, tránh tụ tập đông người.

    Một số ngân hàng, công ty lớn còn đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Thượng Hải báo động cao vì COVID-19, các ngân hàng phòng tình huống xấu nhấtbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể Delta càn quét kinh hoàng, hệ thống y tế Cuba vẫn vững vàng nhờ vắc xin nội địa

    Cuba đã thay đổi chiến lược chống dịch để phù hợp với diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

    Trong tháng trước, số ca mắc hàng ngày ở Cuba đã tăng gấp 3 lần khi biến thể Delta xuất hiện. Trong khi tổng số ca mắc hàng ngày vẫn dưới 10.000 ca, quốc gia này hiện có tỷ lệ lây nhiễm trên đầu người cao nhất ở Mỹ Latinh, mặc dù tỷ lệ tử vong vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực và thế giới.

    Lựa chọn phát triển vắc xin của riêng mình thay vì nhập khẩu, Cuba đã bắt đầu sản xuất vắc xin chậm hơn quốc gia khác trong khu vực.

    Các cơ quan quản lý Cuba đã phê duyệt vắc xin Abdala để sử dụng khẩn cấp vào tháng trước, đưa Cuba trở thành quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên phát triển thành công vắc xin Covid.

    Các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của Abdala và Soberana 2 đã ghi nhận tỷ lệ hiệu quả hơn 90%. Các tổ chức y tế quốc tế mong đợi Cuba công bố dữ liệu thử nghiệm trên các tạp chí khoa học được bình duyệt để các nhà khoa học toàn cầu có thể đánh giá hiệu quả chính xác hơn.

    25% người dân Cuba đã được tiêm chủng đầy đủ, trong khi 42% đã được tiêm ít nhất một liều. Cả hai con số này đều cao hơn mức trung bình của Mỹ Latinh (22% tiêm chủng đầy đủ, 24% tiêm chủng một phần).

    Campuchia báo tin vui giữa lúc biến thể Delta tác quái; Tổng giám đốc WHO báo động đáng sợ về COVID-19 - Ảnh 2.

    Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại La Habana, Cuba, ngày 22/6/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)

    Vérez, nhà phát triển vắc-xin, cho biết vấn đề tìm nguồn cung ứng vắc-xin Soberana 2 đã được giải quyết và trong vài tuần qua, việc sản xuất đã được đẩy mạnh lên quy mô công nghiệp.

    Tiêm chủng hiện đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn: Khoảng 1% dân số đang được tiêm chủng hàng ngày và Bộ Y tế Công cộng cho biết sẽ có 70% người lớn được tiêm chủng vào cuối tháng. Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng chiến dịch tiêm chủng của thủ đô chỉ mới kết thúc vào tuần trước và cần thời gian để vắc xin phát huy hiệu lực đầy đủ.

    Bộ Y tế Công cộng đã công bố dữ liệu đầy hứa hẹn cho thấy rằng từ tháng 6 đến tháng 7, tỷ lệ tử vong của những người nhiễm virus đã giảm hơn một nửa ở các vùng của Havana, nơi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng.

    Trong cuộc điện đàm tối 1/7/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Cuba Manuel Marrero Cruz đã chia sẻ về khả năng hợp tác trong lĩnh vực cung ứng và sản xuất vắc-xin; nhất trí quan tâm chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan của hai nước khẩn trương trao đổi thông tin chuyên môn cũng như phối hợp các bước đi cần thiết để đạt thỏa thuận cung ứng và chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin phòng ngừa COVID-19 của Cuba cho Việt Nam.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc mới COVID-19 tại Campuchia giảm 10 ngày liên tiếp

    Bộ Y tế Campuchia ngày 11/8 công bố báo cáo tình hình dịch bệnh COVID-19 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 486 ca mắc và 11 ca tử vong do COVID-19. Con số này thấp hơn đáng kể so với mức trung bình 900 ca/ngày kéo dài trong thời gian trước.

    Đây là ngày thứ 10 liên tiếp số ca mắc mới COVID-19 ở mức thấp và hiện ở mức thấp nhất kể từ ngày 19/6.

    Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, tính đến ngày 11/8, nước này đã ghi nhận tổng cộng 83.384 ca mắc COVID-19, trong đó 77.754 người đã khỏi bệnh và 1.614 người tử vong.

    Trong khi đó, chính quyền các tỉnh giáp biên giới Thái Lan đã nhận được hướng dẫn cụ thể và ngân sách để cách ly và điều trị các ca mắc COVID-19 nhập cảnh khi biên giới với Thái Lan mở cửa trở lại từ ngày 13/8 tới. Giới quan sát hy vọng dịch bệnh tại Campuchia tiếp tục thuyên giảm.

    Báo Khmer Times dẫn lời Giám đốc Sở Y tế Tỉnh Preah Vihear (giáp biên giới Thái Lan) Kong Lo ngày 10/8 cho biết đã có 15 ca nhiễm biến thể Delta được phát hiện tại tỉnh này. Tỉnh đã chuẩn bị tình huống với 3 trung tâm điều trị triệu chứng nhẹ và sẽ chuyển các ca nhiễm biến thể Delta sang trung tâm điều trị và có phòng riêng để bệnh nhân nhiễm biến thể Delta không tiếp xúc với những ca khác.

    Bộ Y tế Campuchia cũng đã ban hành quy định bệnh nhân nhiễm biến thể Delta không được phép điều trị tại nhà, mà buộc phải đến các trung tâm và bệnh viện điều trị COVID-19.

    Mời độc giả theo dõi thông tin gốc tại đây

    https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO: Số ca mắc Covid-19 trên thế giới có thể vượt quá 300 triệu vào đầu năm 2022

    Campuchia báo tin vui giữa lúc biến thể Delta tác quái; Tổng giám đốc WHO báo động đáng sợ về COVID-19 - Ảnh 1.

    Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus

    Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 11/8 cảnh báo số người mắc Covid-19 có thể vượt quá 300 triệu ca vào đầu năm 2022, nếu tốc độ lây lan hiện nay không thể ngăn chặn được.

    Ông Ghebreyesus nhấn mạnh, số trường hợp mắc Covid-19 trên thế giới đã vượt quá 200 triệu trong tuần vừa qua và điều này xảy ra chỉ 6 tháng sau khi thế giới vượt qua mốc 100 triệu. 

    Với tốc độ lây lan hiện nay, các ca mắc Covid-19 có thể vượt mốc 300 triệu vào đầu năm tới. Tuy nhiên, thế giới có thể thay đổi xu hướng này, nếu ngăn chặn được tốc độ lây lan của dịch bệnh hiện nay.

    Mời độc giả theo dõi thông tin gốc tại đây

    https://soha.vn/who-du-doan-th...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan chuẩn bị thử nghiệm hai loại vaccine ngừa COVID-19 dạng xịt mũi

    Trang Reuters đưa tin vào ngày 11/8 (giờ địa phương), một quan chức chính phủ Thái Lan cho biết hai loại vaccine ngừa COVID-19 dạng xịt mũi đang được phát triển ở Thái Lan sẽ bắt đầu thử nghiệm trên người vào cuối năm nay, sau khi có kết quả đầy hứa hẹn trong các thử nghiệm trên chuột.

    Được phát triển bởi Trung tâm Quốc gia về Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học, hai loại vaccine này được bào chế dựa trên virus adeno và virus cúm, Phó phát ngôn viên chính phủ Ratchada Thanadirek cho biết.

    Bà Ratchada cho biết, các thử nghiệm cũng sẽ kiểm tra khả năng bảo vệ chống lại biến thể Delta, với giai đoạn thứ hai sẽ diễn ra vào tháng 3/2022 và mục tiêu sản xuất để sử dụng rộng rãi hơn vào giữa năm 2022 nếu có kết quả tốt.

    Mời độc giả theo dõi thông tin gốc tại đây

    https://www.doisongphapluat.co...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    RDIF đề nghị Pfizer sử dụng Sputnik Light để tiêm nhắc lại

    Ngày 11/8, Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) đã đề nghị Pfizer sử dụng vaccine Sputnik Light ngừa Covid-19 làm mũi tiêm nhắc lại, mũi tiêm thứ ba để tăng cường hiệu quả của việc tiêm chủng. Tổ chức đã thông báo điều này trong tài khoản Twitter chính thức của vaccine.

    Quỹ đầu tư trực tiếp Nga chỉ ra rằng, ngày càng có nhiều trường hợp nhiễm chủng Covid mới ở Mỹ và Israel cho thấy rằng, vaccine mRNA cần một chất tăng cường không đồng nhất để gia tăng và kéo dài phản ứng miễn dịch. Quỹ đề nghị Pfizer sử dụng Sputnik Light làm chất tăng cường, mũi tiêm thứ ba.

    -----------------------

    Mời quý vị bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ tại nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Jakarta xóa sổ 'vùng đỏ' như thế nào?

    Indonesia đã giảm thành công số ca mắc Covid-19 và tử vong tại hai đảo đông dân là Java và Bali. Nước này vẫn tiếp tục kéo dài lệnh phong tỏa nghiêm ngặt.

    Những dấu hiệu lạc quan xuất hiện giữa làn sóng dịch bệnh tại Indonesia. Từ hôm 31/7 đến nay, số ca mắc Covid-19 ở Indonesia đi theo chiều hướng giảm dần. Tới ngày 11/8, một trong những ổ dịch nghiêm trọng nhất cả nước là thủ đô Jakarta đã được đưa ra khỏi danh sách có nguy cơ cao về lây truyền dịch bệnh, theo Reuters.

    Rúng động vụ tráo vaccine Covid-19 bằng nước muối tiêm cho hàng nghìn người; Tin mừng ở Anh về khả năng khống chế biến thể Delta - Ảnh 1.

    Một người dân Indonesia được tiêm vaccine. Ảnh: Reuters.

    Trong ngày 11/8, Jakarta ghi nhận thêm 40 ca tử vong, nhưng có đến 1.222 bệnh nhân mắc Covid-19 được điều trị hồi phục.

    Nhà chức trách Indonesia tuyên bố Jakarta không còn "vùng đỏ", tức khu vực có nguy cơ cao về lây lan dịch bệnh Covid-19.

    Tất cả các khu vực ở thủ đô Jakarta hiện được xếp vào danh sách "vùng cam", tương đương có nguy cơ lây lan dịch bệnh trung bình.

    Thủ đô Jakarta dù không còn vùng đỏ vẫn tiếp tục bị phong tỏa và hạn chế di chuyển nghiêm ngặt.

    "Chúng ta không được để những chuyển biến tích cực vừa đạt được bị lãng phí", theo Bộ trưởng Hàng hải và Đầu tư Luhut Pandjaitan, người giám sát chiến dịch ứng phó Covid-19 trên đảo Java và Bali.

    Nhà chức trách Indonesia chỉ đạo các trung tâm thương mại chỉ mở cửa phục vụ 25% công suất. Khách hàng phải chứng minh đã tiêm vaccine Covid-19 mới có thể sử dụng dịch vụ.

    -----------------------

    Mời quý vị bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ tại nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Virus “thiên biến vạn hóa”, chiến lược không ca mắc của Trung Quốc có còn hiệu quả?

    Sau khi đã kiểm soát được phần lớn đại dịch trong suốt 20 tháng qua, chiến lược "không ca mắc"(zero-case) của Trung Quốc đang đối mặt với thách thức lớn nhất: biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao và vô cùng nguy hiểm.

    Rúng động vụ tráo vaccine Covid-19 bằng nước muối tiêm cho hàng nghìn người; Tin mừng ở Anh về khả năng khống chế biến thể Delta - Ảnh 1.

    Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Trung Quốc. Ảnh: BBC

    Giới chức y tế Trung Quốc cho biết, nước này đã ghi nhận 83 ca mắc mới trong cộng đồng trong ngày 10/8, nâng tổng số ca mắc mới trong 7 ngày qua lên 583 người, tăng 85,1% so với 1 tuần trước đó. 

    Nhà chức trách đã gấp rút áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, xét nghiệm trên diện rộng, cách ly hàng loạt và hạn chế đi lại. Đây cũng là những biện pháp mạnh tay mà Trung Quốc đã sử dụng trước đó để dập tắt các ổ dịch trong làn sóng đầu tiên. Tuy vậy, sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta khiến các biện pháp kiểm soát phòng dịch của Trung Quốc trở nên tốn kém hơn và làm dấy lên tranh cãi về việc liệu chính phủ có cần điều chỉnh lại chiến lược hay không.

    Zeng Guang, trưởng nhóm dịch tễ học tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC), cho biết biến thể Delta khó kiểm soát hơn gấp 10 lần so với virus ban đầu. Điều này đặt ra thách thức lớn với chiến lược "không ca mắc" của Trung Quốc, vốn dựa vào xét nghiệm trên diện rộng, truy tìm tiếp xúc liên lạc của các ca mắc và phong tỏa cộng đồng.

    Theo chuyên gia Zeng Guang, Trung Quốc cần thay đổi quan điểm về kiểm soát dịch bệnh. Điều này bao gồm chuyển trọng tâm từ kế hoạch loại bỏ hoàn toàn virus và các ca mắc sang áp dụng các biện pháp kiểm soát thông thường. Bởi với sự xuất hiện liên tục các biến thể mới, việc xóa sổ hoàn toàn dịch Covid-19 là điều gần như không thể thực hiện được. Một số chuyên gia khác cho rằng, Trung Quốc nên học cách sống chung với virus giống như những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ sẽ cấp phép khẩn cấp tiêm mũi 3 vaccine COVID-19

    Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) sẽ sớm ra quyết định về tiêm mũi thứ ba vaccine COVID-19 với nhóm đối tượng có hệ miễn dịch yếu, khi nghiên cứu cập nhật cho thấy lợi ích từ việc tiêm tăng cường này.

    Rúng động vụ tráo vaccine Covid-19 bằng nước muối tiêm cho hàng nghìn người; Tin mừng ở Anh về khả năng khống chế biến thể Delta - Ảnh 1.

    Một bệnh nhân ung thư tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại một trung tâm điều trị ở Louisville, bang Kentucky. Ảnh: Getty Images

    Quyết định cấp phép sử dụng khẩn cấp mũi tăng cường sẽ được FDA công bố, sớm nhất có thể là trong ngày 12/8 (giờ địa phương). Moderna và Pfizer là hai loại vaccine được chọn cấp phép. Động thái này diễn ra sau khi một nhóm cố vấn cho Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ đã có phiên thảo luận trong tháng 7 và đưa ra khuyến nghị tiêm mũi thứ 3 đối với người trưởng thành có hệ miễn dịch yếu.

    Theo CDC, có khoảng 2,7% người trưởng thành ở Mỹ rơi vào nhóm đối tượng này, thường là những người được ghép tạng, bệnh nhân ung thư, người nhiễm HIV… Họ thường phải sử dụng các loại thuốc hay liệu pháp can thiệp y tế để ức chế hệ miễn dịch, nhằm giúp cơ thể không diệt trừ các tế bào mới.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ thử nghiệm thuốc đặc trị Covid-19: Người nhiễm virus âm tính sau 72 giờ

    Một công ty Ấn Độ hiện đang thử nghiệm một loại thuốc điều trị Covid-19 hứa hẹn mang tính đột phá. Giai đoạn một thử nghiệm trên người dự kiến sẽ kết thúc trong tháng này.

    Rúng động vụ tráo vaccine Covid-19 bằng nước muối ở Đức; Tin mừng ở Anh về khả năng khống chế biến thể Delta - Ảnh 1.

    Thuốc điều trị Covid-19 sản sinh kháng thể Imdevimab. Ảnh minh họa.

    Công ty iSera Biological có trụ sở ở thành phố Kolhapur, bang Maharashtra, Ấn Độ, đang thử nghiệm loại thuốc điều trị Covid-19 . Nếu thành công, đây sẽ là thuốc trị Covid-19 đầu tiên ở Ấn Độ, dành cho các bệnh nhân bộc lộ triệu chứng nhẹ và trung bình, theo Indian Express.

    Trong các thử nghiệm ban đầu, loại thuốc này giúp người nhiễm Covid-19 có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính sau 72-90 giờ, đại diện công ty cho biết. Thuốc điều trị đang được thử nghiệm giai đoạn 1 trên người và dự kiến thử nghiệm sẽ kết thúc trong tháng này.

    iSera Biological là công ty 4 năm tuổi, chuyên sản xuất sản phẩm kháng huyết thanh trị rắn cắn, bệnh dại và bệnh bạch hầu. Công ty nói loại thuốc điều trị Covid-19 sẽ ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 lây lan trong cơ thể bệnh nhân và vô hiệu hóa lượng virus hiện có.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Y tá Đức tráo vắc xin COVID-19 bằng nước muối, gần 9.000 người phải tiêm lại

    Vụ việc diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4-2021 tại một trung tâm tiêm ngừa ở Friesland, một khu vực nông thôn thuộc bang Lower Saxony nằm gần Biển Bắc.

    "Tôi hoàn toàn sốc" - Hãng tin Reuters dẫn lời ủy viên hội đồng địa phương Sven Ambrosy nói, cho biết chính quyền địa phương đã phát thông tin đến khoảng 8.600 người bị ảnh hưởng.

    Hầu hết những người bị y tá này tiêm nước muối là người già và người có nguy cơ cao mắc COVID-19.

    Chưa rõ y tá này đã bị bắt hay buộc tội chưa. Theo Đài NDR của Đức, nghi can đã được giao cho đơn vị điều tra đặc biệt.

    Cảnh sát cho biết chưa xác định được động cơ khiến y tá này tráo vắc xin. Tuy nhiên, người này được cho là đã đăng nhiều quan điểm bày tỏ hoài nghi về tiêm ngừa trên mạng xã hội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dữ liệu mới nhất tại Anh thắp lên hy vọng kiểm soát biến thể Delta

    Tỉ lệ tiêm chủng vaccine cao và ý thức phòng bệnh của công chúng là hai nhân tố quyết định giúp kiểm soát lây nhiễm COVID-19 do biến thể Delta gây ra.

    Diễn biến mới nhất về số ca mắc COVID-19 mới tại Anh khiến giới bác sĩ và các nhà khoa học thêm tin tưởng rằng có thể kiểm soát biến thể Delta thông qua biện pháp đẩy mạnh tiêm chủng kết hợp với ý thức phòng bệnh của người dân.

    Rúng động vụ tráo vaccine Covid-19 bằng nước muối ở Đức; Tin mừng ở Anh về khả năng khống chế biến thể Delta - Ảnh 1.

    Anh có độ che phủ vaccine cao hơn nhiều nước phương Tây, kể cả Mỹ. Ảnh: Zuma Press

    Dữ liệu cập nhật trong đầu tháng 8 này cho thấy số ca nhiễm tại Anh đứng ở mức cao hơn so với ngày 19/7 - "Ngày tự do ở Anh", thời điểm Thủ tướng Anh Boris Johnson công bố dỡ bỏ gần như tất cả các biện pháp hạn chế y tế. Tuy nhiên, số ca nhập viện vì bệnh nặng hay tử vong đều chỉ bằng một phần rất nhỏ so với giai đoạn đỉnh dịch trước đó.

    Anh lún vào làn sóng lây nhiễm COVID-19 sớm hơn các nước phương Tây khác và cũng là nước đi đầu trong chiến dịch tiêm chủng, vượt trước cả Mỹ về độ che phủ vaccine. Vì thế, cả thế giới đang dõi theo diễn biến tại Anh, coi Anh là bài thử nghiệm quan trọng để trả lời câu hỏi tiêm chủng có thể đẩy lùi dịch bệnh và xem COVID-19 như một dạng bệnh hô hấp, cúm thông thường hay không. Chính phủ của Thủ tướng Johnson cũng thường xuyên công bố số liệu quan trọng để giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Toàn thế giới vượt 205 triệu ca mắc COVID-19; châu Á vẫn là điểm nóng

    Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 0h00 ngày 12/8 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng trên 205 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có trên 4,33 triệu người đã tử vong. Số người bình phục hiện đã lên tới trên 184 triệu người.

    Rúng động vụ tráo vaccine Covid-19 bằng nước muối ở Đức; Tin mừng ở Anh về khả năng khống chế biến thể Delta - Ảnh 1.

    Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh với tổng số ca nhiễm là 36,89 triệu ca, bao gồm 634.662 ca tử vong. Tiếp theo là Ấn Độ và Brazil với số ca nhiễm tại 2 nước này lần lượt ở con số 32,03 triệu ca và 22,96 triệu ca. Trong khi đó, tổng số bệnh nhân không qua khỏi do COVID-19 tại Brazil là 564.890, cao hơn con số Ấn Độ ghị nhận được 485.056 ca.

    Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta đang trở thành mối đe dọa đối với nỗ lực phòng chống dịch COVID-19 mà toàn cầu đã đạt được trong nhiều tháng qua khi làn sóng dịch bệnh gia tăng tại nhiều nước, kể cả những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao.

    Hiện châu Á đang là điểm nóng của dịch COVID-19 với số ca nhiễm mới ghi nhận hằng ngày đặc biệt tăng cao tại một số nước như Iran, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Nhật Bản.

    Trong 24 giờ qua, Iran ghi nhận trên 42.500 ca nhiễm mới; Indonesia có thêm trên 30.600 ca nhiễm. Con số này tại Thái Lan, Malaysia, Philippines và Nhật Bản lần lượt là 21.038 ca, 20.780 ca, 12.021 ca và 10.579 ca. Toàn khu vực châu Á trong 24 giờ qua ghi nhận thêm gần 189.000 ca nhiễm và khoảng 3.300 ca tử vong.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại