Động thái hiếm hoi của Thượng viện Mỹ khi thông qua kế hoạch 1.200 tỷ USD của Biden

Kiều Anh |

Thượng viện Mỹ ngày 10/8 (giờ Mỹ) đã thông qua dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD sau nhiều tháng đàm phán căng thẳng giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.

Ảnh minh họa: Reuters

Ảnh minh họa: Reuters

Trong một diễn biến hiếm hoi của Thượng viện Mỹ, nhiều thành viên đảng Cộng hòa đã cùng với đảng Dân chủ ủng hộ dự luật này. Kết quả bỏ phiếu cuối cùng là 69 phiếu thuận và 30 phiếu chống, vượt ngưỡng 60 phiếu cần thiết để thông qua hầu hết các dự luật trong Thượng viện Mỹ với 100 ghế.

Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer nhận định trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra rằng, đây là một bước đi "bị trì hoãn hàng thập kỷ" để xây dựng lại các cơ sở hạ tầng đang bị đổ nát của đất nước, đồng thời gọi đây là "một cú bơm ngân sách mạnh mẽ nhất" cho cơ sở hạ tầng trong hàng thập kỷ qua.

Theo Hiệp hội Kỹ sư Dân dụng Mỹ, điểm hạ tầng của quốc gia này là C trừ, với 43% đường sá trong tình trạng xuống cấp và 7,5% những cây cầu "không đảm bảo yêu cầu về cấu trúc". Hiệp hội này cũng đánh giá, Mỹ đã thiếu đầu tư cho các cơ sở hạ tầng trong hàng thập kỷ. Năm 2019, nước này chỉ dành 2,5% GDP cho các cơ sở hạ tầng, giảm so với con số 4,2% vào những năm 1930, tổ chức này cho hay, đồng thời cho rằng đại dịch Covid-19 khiến cho tình hình vốn đã khó khăn nay còn "tồi tệ hơn".

Hồi cuối tháng 3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá 2.000 USD nhưng đã bị đảng Cộng hòa chỉ trích khi cho rằng khoản chi phí này quá lớn.

Sau nhiều tháng đàm phán, một nhóm thượng nghị sĩ của lưỡng đảng Mỹ đã đạt được thỏa thuận về một dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD, trong đó có 550 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng như cầu, đường, đường sắt, hệ thống nước uống và hệ thống nước thải. Phần còn lại của ngân sách liên quan đến những chi phí đã được thông qua trước đó./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại