Cập nhật lúc

Vệ tinh Mỹ suýt đâm phòng thí nghiệm TQ; Tội phạm truy nã ra đầu thú vì không chịu được phong tỏa

Tình hình thế giới ngày 29/12 có nhiều diễn biến mới.

Vệ tinh Mỹ suýt đâm phòng thí nghiệm TQ; Tội phạm truy nã ra đầu thú vì không chịu được phong tỏa
19
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Israel sắp đối mặt với "cơn bão" Covid dù đã tiêm mũi 3 cho gần nửa dân số

    Thủ tướng Israel Naftali Bennet cảnh báo về khả năng đóng cửa trên toàn quốc, khi nước này sắp phải đối mặt với một "cơn bão lây nhiễm" Covid-19 trên quy mô chưa từng thấy ở Israel trước đây. Ông Bennet nhấn mạnh rằng không thể ngăn chặn "cơn bão" nhưng có thể bảo vệ người dân.

    Cảnh báo của ông Bennett được đưa ra khi gần 3.000 trường hợp mắc Covid-19 mới được ghi nhận vào ngày 28/12, trước quyết định thay đổi chính sách cô lập những người mắc biến thể Omicron. Mục tiêu của chính quyền Israel ngay từ đầu đại dịch Covid-19 là tránh đóng cửa càng nhiều càng tốt.

    Tuy nhiên, nước này đang lo ngại biến thể Omicron lây lan rộng và đã quyết định cách ly bất kỳ ai tiếp xúc với người nhiễm biến thể Omicron. Thủ tướng Bennett khuyến nghị người nên dân đi tiêm phòng Covid-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mối nguy hiểm không ngờ tới của biến thể Omicron

    Trên toàn cầu, sự xuất hiện của biến thể Omicron cùng lúc trở thành tin tốt và tin xấu. Với những thông tin chúng ta biết được về biến thể này, rủi ro mà nó gây ra vẫn liên tục thay đổi. Mặc dù Omicron sẽ không gây ra một loại bệnh mới nhưng nó tiếp tục khiến chúng ta phải "đau đầu".

    Vệ tinh Mỹ suýt đâm phòng thí nghiệm TQ; Tội phạm truy nã ra đầu thú vì không chịu được phong tỏa - Ảnh 1.

    Đầu tiên, tin tốt là: Nghiên cứu của Cao đẳng Hoàng gia London đã đồng tình với những gì các nhà nghiên cứu Nam Phi công bố hồi tháng 11, đó là các trường hợp nhiễm biến thể Omicron có ít nguy cơ phải nhập viện hơn so với các trường hợp nhiễm biến thể Delta.

    Nghiên cứu trên đã xem xét 325.000 người dương tính với virus SARS-COV-2 qua xét nghiệm PCR ở Anh từ ngày 1 - 14/12 với 56.000 trường hợp nhiễm biến thể Omicron và 269.000 trường hợp nhiễm biến thể Delta. Nghiên cứu này cũng cho thấy nguy cơ cần điều trị tại bệnh viện ở các trường hợp nhiễm biến thể Omicron thấp hơn 20 - 25% so với các trường hợp nhiễm biến thể Delta.

    Điều khiến sự xuất hiện của Omicron trở thành một tin xấu với nhân loại chính là số ca nhiễm biến thể này đang gia tăng khắp thế giới, nhanh hơn nhiều so với suy nghĩ ban đầu của chúng ta. Mỹ và Anh đều ghi nhận số ca mắc trong ngày cao kỷ lục với New York và London là những thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

    Thậm chí cả khi số ca nhiễm biến thể Omicron ít nghiêm trọng và cần nhập viện hơn tới 40 - 50% thì nếu số ca mắc tăng lên gấp 3 lần, điều này sẽ dẫn đến số ca nhập viện và tử vong thậm chí còn nhiều hơn các trường hợp nhiễm biến thể Delta.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Mối nguy hiểm không ngờ tới của biến thể Omicronsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phòng thí nghiệm của Trung Quốc trên không gian gặp nguy hiểm

    Bloomberg ngày 29-12 đưa tin trong cả 2 trường hợp kể trên (ngày 1-7 và ngày 21-10 năm nay), vệ tinh StarLink của Công ty SpaceX đều khiến phòng thí nghiệm trên trạm vũ trụ của Trung Quốc phải có những động tác lảng tránh để không xảy ra va chạm.

    Vệ tinh Mỹ suýt đâm phòng thí nghiệm TQ; Tội phạm truy nã ra đầu thú vì không chịu được phong tỏa - Ảnh 1.

    Rốc-két Falcon 9 của Công ty SpaceX được phóng từ bang Florida - Mỹ ngày 2-12-2021. Ảnh: Reuters

    Vụ việc hồi tháng 10 năm nay được đánh giá nguy hiểm hơn vì nếu các phi hành gia trên trạm vũ trụ của Trung Quốc không chuyển sang độ cao khác, nó sẽ chỉ cách vệ tinh Starlink khoảng vài trăm mét.

    Trong khiếu nại gửi lên Ủy ban giám sát các hoạt động không gian của Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 6-12, chính phủ Trung Quốc đã chỉ trích Công ty SpaceX. Khiếu nại này có thể là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ nhanh chóng hành động về việc quản lý tắc nghẽn trong không gian trên phạm vi toàn cầu.

    Sau các sự cố này, tỉ phú Elon Musk, người sáng lập Công ty SpaceX, đối mặt với phản ứng dữ dội trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Một cư dân mạng mô tả các vệ tinh Starlink là một đống rác không gian. Những người khác cho rằng chúng là "vũ khí chiến tranh không gian của Mỹ".

    Nhà thiên văn học Jonathan McDowel tại Trung tâm vật lý thiên văn do Trường ĐH Harvard và Viện Smithsonian vận hành thống kê hiện có hơn 4.800 vệ tinh thương mại đang hoạt động, gấp đôi so với 5 năm trước, cùng với khoảng 19.000 mảnh vỡ đủ lớn để theo dõi trên radar. Riêng Công ty SpaceX đã triển khai hơn 1.700 vệ tinh. Không giống như các vệ tinh khác, vệ tinh Starlink có khả năng cơ động và được trang bị công nghệ chống va chạm.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn 

    Tắc nghẽn trên không gian, vệ tinh Mỹ suýt va vào phòng thí nghiệm của Trung Quốcsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lệnh phong toả nghiêm ngặt khiến tên tội phạm phải ra đầu thú sau 3 năm lẩn trốn

    Một tên tội phạm đang bị cảnh sát truy nã suốt 3 năm đã tự ra đầu thú vì không thể chịu đựng được những hạn chế phòng dịch COVID-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc.

    Lầu Năm Góc hoảng sợ sau lời nói của ông Putin; Mỹ dằn mặt Trung Quốc trên Biển Đông bằng đòn gắt - Ảnh 1.

    Lối vào khu ký túc xá của một trường đại học bị phong toả vì COVID-19 ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ảnh: China Daily.

    Hãng tin Bloomberg dẫn thông báo đăng trên WeChat của cảnh sát địa phương đưa tin một người đàn ông 42 tuổi đã ra trình diện cảnh sát thành phố Hàng Châu, miền đông Trung Quốc vào hôm 24/12, sau khi anh ta không thể chịu nổi những hạn chế đi lại nghiêm ngặt vì không có mã y tế. Thông báo cho biết người đàn ông này đã tham gia vào một vụ lừa đảo và bỏ trốn vào năm 2018. Tuy nhiên họ không công khai tên của nghi phạm.

    Lệnh phong toả nghiêm ngặt đã khiến tên tội phạm phải ra đầu thú sau 3 năm bỏ trốn. Thông báo cho biết sau 3 năm lẩn trốn, người đàn ông bị căng thẳng về tinh thần và sức khỏe suy kiệt. Hiện anh ta đang bị tạm giữ hình sự.

    Đây không phải là lần đầu tiên các biện pháp kiểm soát COVID-19 của Trung Quốc khiến tội phạm ra đầu thú. Năm ngoái, một người đàn ông 48 tuổi sống tại tỉnh Cam Túc, miền tây nước này, cũng đã ra trình diện cảnh sát Hàng Châu. Nghi phạm khai nhận rằng do thiếu thẻ căn cước và mã y tế, hắn đã không thể đi lại hay bất kỳ hoạt động nào, theo China News Service. Người đàn ông này đã lẩn trốn suốt 24 năm vì bị tình nghi giết người.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Hun Sen hé lộ 1 thay đổi lớn sau ngày ông về hưu: Chức Thủ tướng sẽ có "giới hạn" mới?

    Lầu Năm Góc hoảng sợ sau lời nói của ông Putin; Mỹ dằn mặt Trung Quốc trên Biển Đông bằng đòn gắt - Ảnh 1.

    Thủ tướng Campuchia Hun Sen

    Tuyên bố trên vừa được Thủ tướng Campuchia Hun Sen đưa ra trong buổi sáng ngày hôm nay (29/12). 

    Khmer Times đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày hôm nay (29/12) vừa tuyên bố ông sẽ đề xuất hạ giới hạn độ tuổi đối với các thủ tướng tương lai - sau khi ông từ chức.

    Theo đó, trong bài phát biểu sáng 29/12 tại lễ khánh thành tòa nhà hành chính và hội trường mới của Bộ Quốc phòng Campuchia, Thủ tướng Hun Sen cho hay: "Khi tôi rời chức, tôi sẽ thực hiện nguyện vọng của những người muốn sửa đổi luật về tuổi nghỉ hưu của Thủ tướng Campuchia".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dân số giảm kỷ lục là một trong những thách thức chính với Nga

    Trong cuộc họp báo mới đây, Tổng thống Vladimir Putin tỏ ra rất lo lắng về tình trạng suy giảm dân số của nước Nga và những tác động của vấn đề này tới sự phát triển kinh tế - xã hội.

    Hệ lụy từ suy giảm dân số

    Không chỉ trong cuộc họp báo thường niên mới đây, tại nhiều diễn đàn khác, Tổng thống Vladimir Putin đề cập đến tình trạng suy giảm dân số của nước Nga. Nhiều người còn cho rằng Nga đang đối mặt với "một cuộc khủng hoảng dân số". Như Tổng thống Vladimir Putin từng nhấn mạnh rằng, dân số 146 triệu người là không đủ cho một quốc gia có lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới.

    Lầu Năm Góc hoảng sợ sau lời nói của ông Putin; Mỹ dằn mặt Trung Quốc trên Biển Đông bằng đòn gắt - Ảnh 1.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nguồn: Sputnik/Mikhail Metzel/Pool/REUTERS

    Sự suy giảm dân số của Nga thể hiện ở cả 2 chỉ số: sự giảm tuổi thọ, sự gia tăng tỷ lệ tử vong, trong khi tỷ lệ sinh thấp. Trong giai đoạn từ tháng 12/2020 đến tháng 11/2021, tỷ lệ tử vong đã vượt quá 2,4 triệu người và dân số giảm hơn 800.000 người, tăng hơn 72%, so với cùng kỳ năm 2020.

    Sự suy giảm dân số ở Nga vào năm 2020 tăng hơn gấp đôi, từ 316.200 người vào năm 2019 lên 688.700 người. Các chỉ số này đang ở mức cao nhất kể từ năm 2005, khi đó mức suy giảm dân số tự nhiên là 846.600 người. Tỷ lệ tử vong cao chủ yếu do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

    Bộ Y tế công bố dữ liệu của Cơ quan thống kê Nga (Rosstat), từ tháng 10/2020 đến tháng 9/2021, có hơn 406.000 người tử vong với chẩn đoán do COVID-19. Bên cạnh đó, Nga đối mặt với thực tế già hóa của dân số gia tăng. Nếu vào đầu năm 2020 có 32,8 triệu công dân trên 60 tuổi thì đến đầu năm 2021 là 33,5 triệu người. Đó là chưa kể tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi năm 2020 đã tăng 20%.

    Giải quyết vấn đề khủng hoảng dân cư đang trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong chính sách đối nội mà Nga phải đối mặt. Bởi vấn đề này là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế - xã hội của đất nước.

    Dân số Nga giảm kỷ lục đã trở thành một trong những thách thức chính đối với Nga, kéo theo những hậu quả vô cùng bất lợi cho nền kinh tế trong dài hạn. Dân số giảm chắc chắn dẫn đến thiếu hụt nguồn lực lao động, giảm năng suất lao động. Để bù đắp Nga nới lỏng chính sách nhập cư, tuy nhiên hầu hết người di cư là lao động phổ thông, không có trình độ cao. Nga cũng không thể nhập cư ồ ạt bởi dẫn đến hệ quả bản sắc dân tộc bị mai một.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Israel báo cáo ca tử vong đầu tiên do Omicron

    Theo VnExpress, Israel ghi nhận ca tử vong đầu tiên do biến chủng Omicron là một phụ nữ 84 tuổi đã tiêm đủ liều vaccine cũng như mũi tăng cường.

    Người phụ nữ này là một trong 9 bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron đang được điều trị trong bệnh viện. Bộ Y tế Israel thông báo bà tử vong vào ngày 28/12, trở thành người đầu tiên ở nước này qua đời do biến chủng Omicron.

    Lầu Năm Góc hoảng sợ sau lời nói của ông Putin; Mỹ dằn mặt Trung Quốc trên Biển Đông bằng đòn gắt - Ảnh 1.

    Israel tuần trước cũng báo cáo một ca tử vong nghi do chủng Omicron, song Trung tâm Y tế Đại học Soroka ở Beersheba sau đó xác nhận lại bệnh nhân này nhiễm chủng Delta. Trên thế giới mới có 3 quốc gia khác đã ghi nhận ca tử vong vì Omicron gồm Anh, Mỹ và Australia.

    Trong số 8 bệnh nhân nhiễm Omicron còn lại đang điều trị ở Israel, một nửa chưa được tiêm vaccine, trong đó hai người đang nguy kịch. Người phụ nữ 84 tuổi tử vong đã tiêm đủ hai liều vaccine và mũi tăng cường, nhưng hiện chưa rõ bà có mắc bệnh nền nào không.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga không quá bận tâm vấn đề EU cấp phép hoạt động cho Nord Stream 2

    Lầu Năm Góc hoảng sợ sau lời nói của ông Putin; Mỹ dằn mặt Trung Quốc trên Biển Đông bằng đòn gắt - Ảnh 1.

    Nord Stream 2 là dự án gây chia rẽ trong nội bộ châu Âu. Ảnh: Getty Images

    Đại diện của Nga cho biết hiện Liên minh châu Âu (EU) chưa đưa ra quan điểm rõ ràng đối với việc cấp phép vận hành dự án đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2).

    Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 28/12, Đại diện thường trực của Nga tại EU Vladimir Chizhov nhìn nhận Nga không quá bận tâm đến thời điểm cấp phép hoạt động của Nord Stream 2. Bởi tập đoàn Gazprom (Nga) có đủ nguồn khí đốt và đủ tiềm lực để vận chuyển mặt hàng này sang châu Âu dựa trên các tuyến đường ống hiện hữu.

    Tuy nhiên, điểm hạn chế chính là việc cách thức vận chuyển khí đốt khi đó sẽ phải trung chuyển chủ yếu qua Ukraine, Ba Lan với giá thành đến tay người dùng ở châu Âu đắt hơn, độ tin cậy của quá trình vận chuyển khí đốt cũng thấp hơn.

    Theo đại diện của Nga, thời điểm cấp phép hoạt động cho Nord Stream 2 là vấn đề chính trị của châu Âu, chứ không phải vấn đề kỹ thuật hay pháp lý. Ở thời điểm hiện tại, EU vẫn chưa đưa ra quan điểm rõ ràng về vấn đề này, do các nước thành viên trong khối còn có ý kiến bất đồng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nam Phi công bố phát hiện mới về biến thể Omicron và Detla

    Lầu Năm Góc hoảng sợ sau lời nói của ông Putin; Mỹ dằn mặt Trung Quốc trên Biển Đông bằng đòn gắt - Ảnh 1.

    Một khu vực lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Brooklyn, New York, Mỹ ngày 17/12/2021. Ảnh: Getty Images

    Theo một nghiên cứu vừa được các nhà khoa học Nam Phi công bố, người nhiễm biến thể Omicron có thể được tăng khả năng bảo vệ miễn dịch trước biến thể Delta. Kết quả là biến thể Omicron có thể thay thế biến thể biến thể Delta.

    Phát hiện này có thể là gợi ý quan trọng cho những nước như Mỹ, nơi ghi nhận số ca nhiễm biến thể Omicron gia tăng nhanh chóng, nhưng biến thể Delta vẫn đang lan rộng và là nguyên nhân khiến số ca nhập viện tăng cao.

    "Các kết quả nghiên cứu cho thấy Omicron sẽ thay thế biến thể Delta, do nó có thể tạo ra miễn dịch trung hòa biến thể Delta, làm giảm khả năng tái nhiễm biến thể Delta", nhóm nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Sức khỏe châu Phi cho biết.

    Nếu Omicron thay thế Delta và gây bệnh nhẹ hơn so với các biến thể trước đây, "số ca mắc bệnh nặng có thể giảm xuống và việc mắc bệnh sẽ ít gây xáo trộn cho các cá nhân và xã hội hơn trước", theo phát hiện mới.

    Biến thể Omicron được các nhà khoa học Nam Phi phát hiện vào tháng 11 vừa qua.

    Nguyên cứu hiện chưa được đồng kiểm. Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện này trước khi được các chuyên gia khác đánh giá do tính chất cấp bách của đại dịch.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lầu Năm Góc hoảng sợ sau lời nói của ông Putin

    Lầu Năm Góc hoảng sợ sau lời nói của ông Putin; Mỹ dằn mặt Trung Quốc trên Biển Đông bằng đòn gắt - Ảnh 1.

    Một trong những chủ đề của cuộc họp báo lớn của Tổng thống Nga Putin ngày 23/12 là mối quan hệ với Trung Quốc. Nhà lãnh đạo Nga đề cập đến các cuộc tập trận quân sự chung đã được tổ chức và nói rằng Moscow và Bắc Kinh đang nghiên cứu chế tạo vũ khí công nghệ cao.

    Các nhà phân tích từ ấn phẩm Tencent của Trung Quốc cho biết, phương Tây trước đó đã nghi ngờ Trung Quốc hợp tác với Nga trong việc chế tạo các hệ thống chống tên lửa. Nhưng sau tuyên bố thẳng thừng của ông Putin thì Washington thực sự hoảng loạn.

    Nếu nhóm Nga-Trung thực sự đang nghiên cứu các hệ thống phòng thủ tên lửa mới, họ không chỉ có thể gây hại nghiêm trọng cho các ICBM của Mỹ mà còn khiến chúng trở nên vô dụng. Hơn nữa, các cuộc thử nghiệm tên lửa siêu thanh của Lầu Năm Góc luôn kết thúc thất bại.

    "Lầu Năm Góc đã bắt đầu hoảng loạn. Ngay sau khi hệ thống chống tên lửa mới của hai nước được thử nghiệm thành công, chiến lược của Mỹ nhằm bao phủ châu Á và châu Âu bằng tên lửa liên lục địa sẽ biến thành bong bóng",  PolitRussia dẫn lời giới phân tích Trung Quốc.

    Các tướng lĩnh Mỹ rất lo lắng vì Nga và Trung Quốc hợp tác sẽ khiến Mỹ bị tụt hậu xa ở phía sau. Hơn nữa, dưới áp lực của NATO, hợp tác giữa hai nước sẽ chỉ phát triển mạnh mẽ hơn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dàn "mắt thần" của Mỹ tăng cường theo sát Trung Quốc ở Biển Đông

    Theo Dân trí, các thống kê mới được công bố cho thấy Mỹ tăng cường hoạt động trinh thám Trung Quốc ở Biển Đông trong năm nay, đồng thời đẩy mạnh triển khai khí tài quân sự tới "điểm nóng" tại Ấn Độ-Thái Bình Dương.

    Mỹ dùng mắt thần dằn mặt Trung Quốc trên Biển Đông; WHO báo tin dữ về Omicron - Ảnh 1.

    Máy bay trinh thám P-8 của Hải quân Mỹ (Ảnh: AFP).

    Một thống kê của tổ chức Sáng kiến Thăm dò Tình hình Chiến lược ở Biển Đông (SCSPI) thuộc Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc cho thấy Mỹ dường như đã tăng cường hoạt động trinh thám Trung Quốc tại Biển Đông trong năm 2021.

    Ông Hu Bo, giám đốc SCSPI, cho biết trong năm nay Mỹ đã thực hiện khoảng 1.200 nhiệm vụ giám sát sử dụng máy bay trinh thám quy mô lớn, so với con số 1.000 năm ngoái.

    Ngoài ra, Mỹ cũng điều động các nhóm tác chiến tàu sân bay và tàu đổ bộ vào Biển Đông 13 lần trong năm qua, tăng gấp đôi con số năm 2020. Theo ông Hu, ít nhất 11 tàu ngầm tấn công năng lượng hạt nhân Mỹ được cho đã đi vào Biển Đông và vùng biển xung quanh Trung Quốc trong năm qua.

    Ông Hu cho rằng, quan hệ Mỹ - Trung đã trở thành vấn đề căng thẳng nhất ở khu vực Biển Đông vì hai bên đang trong tình trạng "đối đầu nghiêm trọng".

    Ông nhận định rằng cả 2 bên đều không muốn kích hoạt một cuộc chiến, nhưng rủi ro từ việc các bên gia tăng hiện diện quân sự ở khu vực có thể được xem là một mối lo ngại.

    "Có một số cuộc chạm trán trên biển và trên không giữa hai bên ở Biển Đông mỗi ngày. Việc xử lý tình hình không chuẩn hoặc các tai nạn có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng", ông nhận định.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Các xét nghiệm nhanh của Mỹ có thể không phát hiện được biến thể Omicron

    Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 28/12, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo các xét nghiệm kháng nguyên nhanh đang được sử dụng ở Mỹ nhằm phát hiện nhanh các trường hợp mắc COVID-19 có thể ít khả năng phát hiện được biến thể siêu lây nhiễm Omicron.

    Ông Putin nói về sức mạnh phi thường của Sputnik V; WHO thông báo tin dữ về Omicron - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế xét nghiệm COVID-19 cho người dân ở New York, Mỹ ngày 17/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

    Trong thông báo, FDA cho biết: “Dữ liệu ban đầu cho thấy rằng các xét nghiệm kháng nguyên phát hiện ra biến thể Omicron nhưng có thể giảm độ nhạy”. Cảnh báo trên được đưa ra dựa trên các nghiên cứu sơ bộ mà cơ quan này đang thực hiện với sự hợp tác của chương trình RADx của Viện Y tế quốc gia Mỹ.

    Cơ quan này cũng cảnh báo các nhân viên phòng thí nghiệm lâm sàng và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên lưu ý rằng kết quả âm tính giả có thể xảy ra với bất kỳ xét nghiệm phân tử nào nhằm phát hiện ra virus SARS-CoV-2, đặc biệt nếu đột biến xảy ra trong bộ gene của virus được đánh giá bởi xét nghiệm đó. FDA đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với 42 loại xét nghiệm kháng nguyên khác nhau. Tuy nhiên, số lượng lớn các đột biến trong virus có thể làm giảm hiệu suất của các xét nghiệm này, tùy thuộc vào trình tự của biến thể, thiết kế của xét nghiệm và mức độ phổ biến của biến thể trong quần thể.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Omicron lan nhanh, hàng loạt nước Đông Nam Á phát hiện siêu biến chủng

    Theo Dân trí, Indonesia ngày 28/12 đã xác nhận ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên trong cộng đồng, trong khi Myanmar cũng lần đầu phát hiện chủng virus mới tại nước này.

    Ông Putin nói về sức mạnh phi thường của Sputnik V; WHO thông báo tin dữ về Omicron - Ảnh 1.

    Người dân đeo khẩu trang trên đường phố ở Singapore (Ảnh: CNA).

    Quan chức Bộ Y tế Indonesia Siti Nadia Tarmizi ngày 28/12 thông báo, nước này ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron trong cộng đồng và đang tiến hành truy vết tiếp xúc.

    Bộ Y tế Myanmar ngày 28/12 cũng xác nhận 4 trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron tại nước này.

    Theo Bộ Y tế Myanmar, biến chủng Omicron đã được phát hiện trong 4 mẫu bệnh phẩm của những người trở về từ Dubai, Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Chỉ 1 trong 4 người nhiễm biến chủng mới này có biểu hiện triệu chứng mắc bệnh.

    Bộ Y tế Singapore ngày 28/12 cho biết nước này ghi nhận thêm 134 ca nhiễm biến chủng Omicron mới, trong đó có 94 ca là người từ nước ngoài nhập cảnh vào Singapore và 40 ca lây nhiễm trong cộng đồng.

    Theo ông Lawrence Wong, đồng chủ tịch lực lượng liên bộ điều phối Covid-19 của Singapore, việc Omicron lây nhiễm trong cộng đồng sau khi xuất hiện tại các quốc gia là điều "không thể tránh khỏi".

    Campuchia ngày 28/12 cũng ghi nhận thêm 2 ca nhiễm biến chủng Omicron mới, nâng tổng số ca nhiễm biến chủng mới tại nước này lên 33 trường hợp. Theo Khmer Times, sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi Campuchia ghi nhận ca nhiễm Omicron trong cộng đồng đầu tiên, sau khi một loạt quốc gia láng giềng đã phát hiện những trường hợp như vậy.

    Malaysia đã phát hiện ít nhất 62 ca nhiễm biến chủng Omicron tính đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nước này ngày 28/12 đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với hành khách từ 8 nước châu Phi - những nơi đầu tiên thông báo ghi nhận ca nhiễm biến chủng Omicron. Trong khi đó, Philippines cho đến nay cũng ghi nhận 4 ca nhiễm biến chủng Omicron.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ca Covid-19 ở Mỹ tăng chưa từng thấy

    Theo VnExpress, Mỹ ghi nhận hơn 254.000 ca Covid-19 mới trung bình 7 ngày qua, mức cao nhất từ khi đại dịch bùng phát, khiến chuyên gia lo ngại về năm tới.

    Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, trong tuần tính đến 28/12, Mỹ ghi nhận trung bình 254.496 ca Covid-19 một ngày, vượt kỷ lục 251.989 được báo cáo ngày 11/1. Số liệu được công bố trong bối cảnh ca nhiễm tăng nhanh chóng ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới kể từ tháng trước.

    Các chuyên gia dự đoán Omicron sẽ khiến khởi đầu năm 2022 trở nên khó khăn. "Tháng một sẽ là tháng thực sự khó khăn. Mọi người nên tự chuẩn bị bởi rất nhiều người sẽ bị nhiễm", tiến sĩ Ashish Jha, trưởng khoa Y tế Công cộng Đại học Brown, bang Rhode Island, cho biết.

    Tiến sĩ Jonathan Reiner, nhà phân tích của CNN, cho rằng Mỹ có thể "dễ dàng chứng kiến nửa triệu ca nhiễm mỗi ngày trong tuần tới hoặc 10 ngày tới".

    Ông Putin nói về sức mạnh phi thường của Sputnik V; WHO thông báo tin dữ về Omicron - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở thủ đô Washington, Mỹ hôm 28/12. Ảnh: AFP.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc ra luật mới, đe dọa phạt nặng ngư dân nước ngoài

    Trung Quốc mới đây đã ban hành quy định mới, đe dọa sẽ phạt nặng các ngư dân nước ngoài hoạt động trong vùng biển mà nước này cho là "thuộc quyền tài phán" của mình.

    Quy định mới, có tên gọi "Tiêu chuẩn tùy nghi xử phạt hành chính nghề cá trên biển", được Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc và Hải cảnh Trung Quốc ban hành, có hiệu lực từ ngày 26/11, nhưng phải tới ngày 23/12 mới được công bố trên cổng thông tin của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc.

    Ông Putin nói về sức mạnh phi thường của Sputnik V; WHO thông báo tin dữ về Omicron - Ảnh 1.

    Theo quy định trên, ngư dân nước ngoài có thể bị phạt tới 400.000 nhân dân tệ (tương đương 62.700 USD) nếu bị phát hiện có hoạt động đánh bắt trong "vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa" mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền mà không được nước này đồng ý. Những ngư dân này cũng có thể bị hải cảnh Trung Quốc xua đuổi và tịch thu ngư cụ.

    Nếu ngư dân nước ngoài bị phát hiện đánh bắt trong khu vực bị Trung Quốc tuyên bố là "lãnh hải", hoặc trong phạm vi rất gần bờ biển Trung Quốc, họ có thể bị phạt tới 500.000 nhân dân tệ (tương đương 78.500 USD) và bị tịch thu tàu thuyền.

    Quy định mới còn cảnh báo, nếu các "hoạt động bất hợp pháp" xảy ra tại một khu vực mà chính quyền địa phương đã quy định mức xử phạt nặng hơn, thì sẽ áp dụng hình phạt của địa phương trước.

    Đây không phải lần đầu Trung Quốc đơn phương đưa ra các quy tắc mang tính áp đặt trên biển. Từ năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực.

    Đầu năm nay, Trung Quốc đã thông qua luật cho phép hải cảnh dùng vũ lực với tàu nước ngoài hoạt động trong vùng biển mà nước này đơn phương tuyên bố "chủ quyền", động thái có thể khiến căng thẳng gia tăng trong khu vực.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghiên cứu Nam Phi: Người nhiễm Omicron có kháng thể trung hòa chống lại Delta

    Nghiên cứu của các nhà khoa học Nam Phi cho thấy, người nhiễm biến thể Omicron có thể tăng cường kháng thể trung hòa chống lại biến thể Delta.

    Nghiên cứu này phát hiện ra rằng, những người nhiễm biến thể Omicron, đặc biệt là những người đã tiêm chủng, đã phát triển khả năng miễn dịch tăng cường đối với biến thể Delta.

    Nghiên cứu đã phân tích 33 người đã tiêm chủng và chưa tiêm vaccine nhiễm biến thể Omicron ở Nam Phi.

    Ông Putin nói về sức mạnh phi thường của Sputnik V; WHO thông báo tin dữ về Omicron - Ảnh 1.

    Người nhiễm biến thể Omicron có thể tăng cường kháng thể trung hòa chống lại biến thể Delta. Ảnh minh họa: Reuters

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sập mỏ vàng tại Sudan, ít nhất 31 thợ mỏ thiệt mạng

    Ngày 28/12, giới chức Sudan cho hay ít nhất 31 thợ mỏ đã thiệt mạng và 8 người khác mất tích trong một vụ sập mỏ vàng tại nước này.

    Vụ sập mỏ vàng xảy ra gần Nuhud, một thị trấn cách thủ đô Khartoum 500 km về phía Tây.

    Người đứng đầu Công ty tài nguyên khoáng sản Khaled Dahwa cho hay vụ sập mỏ vàng đã khiến 31 thợ mỏ thiệt mạng và 8 người mất tích. Hiện mới chỉ xác nhận một người sống sót.

    Theo một quan chức khác thuộc Công ty tài nguyên khoáng sản, hồi tháng 1 vừa qua, cũng tại mỏ khai thác vàng thủ công này, 4 thợ mỏ đã thiệt mạng trong một vụ sập khác. Vào thời điểm đó, lực lượng chức năng đã đóng và phong tỏa mỏ vàng, song vài tháng trước đó, lực lượng an ninh đã không hiện diện tại khu vực này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Putin: Vaccine Sputnik V chắc chắn vô hiệu hóa được Omicron

    Theo Dân trí, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, đơn vị điều chế ra vaccine Sputnik V của nước này đã báo cáo với ông rằng, chế phẩm này có thể vô hiệu hóa được biến chủng Omicron.

     - Ảnh 1.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters).

    "Tôi đã trao đổi với người đứng đầu Viện Gameleya, họ đã thực hiện một nghiên cứu và kết quả là Sputnik V hoàn toàn có thể vô hiệu hóa được chủng Omicron. Ông ấy nói với tôi rằng chỉ thử nghiệm lâm sàng mới có thể đưa ra câu trả lời cuối cùng, nhưng khả năng vô hiệu hóa Omicron của Sputnik V rất cao", Tổng thống Nga Putin phát biểu trong một hội nghị thượng đỉnh không chính thức của tổ chức Cộng đồng các Quốc gia Độc lập.

    Tuy nhiên, người đứng đầu chính phủ Nga nhấn mạnh rằng tỷ lệ tiêm chủng của Nga hiện tại (vào khoảng 56%) là chưa đủ và nước này cần hướng tới mục tiêu 90-95%.

    Trước đó, Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) - đơn vị phối hợp với Viện Gameleya phân phối vaccine Sputnik V - cho biết, các nghiên cứu ban đầu cho thấy Sputnik V có hiệu quả với Omicron.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Omicron thành chủng thống trị ở nhiều nước, WHO cảnh báo nguy cơ quá tải

    Theo Dân trí, Omicron đang trở thành chủng trội ở nhiều quốc gia trên thế giới và được cho là nguyên nhân chính khiến số ca mắc mới tăng vọt ở các nước này.

     - Ảnh 1.

    Omicron thành chủng trội ở nhiều nước (Ảnh: AP).

    Omicron thành chủng trội, nhiều nước lập kỷ lục ca nhiễm

    Sự xuất hiện của biến chủng Omicron của virus SARS-CoV-2 được cho là nguyên nhân chính đằng sau đợt bùng phát Covid-19 mạnh nhất từ trước đến nay ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong ngày 28/12, hàng loạt quốc gia ghi nhận số ca mắc mới cao chưa từng thấy kể từ đầu dịch.

    Guardian dẫn số liệu của Đại học Johns Hopkins, cho biết trong vòng 24h qua, nước này ghi nhận hơn 512.000 ca Covid-19 mới, số ca nhiễm trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát. Con số kỷ lục trước đó là hơn 294.000 ca/ngày hôm 8/1/2021.

    Nhiều nước châu Âu cũng ghi nhận số ca nhiễm trong ngày cao kỷ lục. Pháp hôm qua có thêm xấp xỉ 180.000 ca Covid-19 mới, cao nhất kể từ đầu dịch, tăng hơn 75.000 ca so với kỷ lục trước đó vào ngày 25/12.

    Nguy cơ hệ thống y tế quá tải

     - Ảnh 2.

    Số ca Covid-19 trong ngày lập kỷ lục ở nhiều nước (Ảnh: EPA).

    Số ca mắc mới tăng mạnh cùng với sự xuất hiện của Omicron nhưng hầu hết các nước nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do Covid-19 trong đợt bùng phát này thấp hơn nhiều so với các làn sóng trước kia. Mặc dù vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, Omicron có thể khiến các hệ thống y tế quá tải bất kể nó chỉ gây triệu chứng nhẹ hơn.

    Bà Catherine Smallwood, quan chức cấp cao của WHO tại châu Âu, nói: "Sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Omicron vẫn có thể kéo theo số bệnh nhân Covid-19 nhập viện gia tăng, nhất là ở những người chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19". Bà nhấn mạnh, tình trạng này sẽ gây ra sự gián đoạn trên diện rộng trong hệ thống y tế cũng như các dịch vụ quan trọng khác.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại