*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Cập nhật tin dịch Covid-19 ngày 03/10 tại hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành trên cả nước.
Tối 3/10, quận Hoàn Kiếm đưa thêm 50 người nhà bệnh nhân ở Bệnh viện Việt Đức đi cách ly tập trung, nâng tổng số trường hợp thuộc diện này lên 200 người.
Ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, cho hay số lượng người liên quan Bệnh viện Việt Đức đi cách ly tập trung trong những ngày tới sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm, khoanh vùng chùm ca bệnh ở cơ sở y tế này.
Tối qua (2/10), gần 150 người ở Bệnh viện Việt Đức đã được đưa đi cách ly tập trung. Theo dự kiến của Sở Y tế Hà Nội, sẽ có khoảng 1.100 người thuộc diện này.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Gửi văn bản tới Cục Hàng không Việt Nam về việc tổ chức khai thác các đường bay nội địa giai đoạn 1, UBND TP Hải Phòng hồi đáp không tiếp nhận các chuyến bay nội địa.
Văn bản nói trên do Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam ký ngày 2/10, chỉ một ngày sau khi Cục Hàng không gửi dự thảo xin ý kiến các địa phương về kế hoạch tổ chức khai thác các đường bay nội địa trong nước giai đoạn 1, để thống nhất trước khi triển khai cấp phép hoạt động.
"Đề nghị Cục Hàng không Việt Nam tạm thời chưa khai thác các đường bay chở hành khách đi/đến Hải Phòng" - Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng nêu rõ trong văn bản.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tối 3/10, CDC Bình Dương thông tin, trong ngày địa phương ghi nhận 1.283 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc trong đợt dịch lần thứ tư lên 215.643 ca.
Trong ngày, Bình Dương có 3.534 bệnh nhân xuất viện về nhà. Đợt dịch lần thứ tư tại Bình Dương có 190.929 bệnh nhân được xuất viện về nhà và 2.064 ca tử vong.
Người dân ở "điểm đỏ" tại Bình Dương được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc
Tính đến nay, địa phương này có 169 trạm y tế lưu động được thành lập, trong đó có 21 trạm y tế lưu động trong khu/cụm công nghiệp.
Tổng số người hiện đang được cách ly tại Bình Dương là 10.944 người (483 F1, 5.811 test nhanh dương tính, 4.650 F0). Hiện Bình Dương không còn "vùng đỏ", chỉ có 1 khu phố nguy cơ rất cao (điểm đỏ).
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 3/10, Chủ tịch UBND Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Cụ thể, theo Quyết định, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính:
Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế khi phát hiện môi trường có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; quy định tại Khoản 3, Điều 10, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ.
Quyết định cũng nêu, Bệnh viện Việt Đức có tình tiết tăng nặng là Vi phạm hành chính có quy mô lớn, tính chất phức tạp.
Mức phạt với Bệnh viện Việt Đức là 14 triệu đồng.
Liên quan ca Covid-19 từng chăm mẹ tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (Hà Nội), sau đó chuyển sang Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, đại diện Viện Huyết học sáng 3/10 cho biết đơn vị đã thực hiện xét nghiệm PCR khoảng 600 mẫu.
Nhóm được lấy mẫu là nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh, nhà thuốc, căng tin, bảo vệ, các bệnh nhân, người nhà (ở cùng tầng với ca Covid-19 ). Đến nay, toàn bộ người liên quan đều có kết quả âm tính SARS-CoV-2.
"Bệnh nhân tuân thủ phòng dịch khá tốt. Ngoài ra, người này tiêm mũi 2 vắc xin Moderna được 1 tháng nay nên khả năng lây nhiễm cũng ít. Người mẹ của bệnh nhân hiện vẫn âm tính với SARS-CoV-2", đại diện Viện Huyết học Truyền máu Trung ương thông tin.
Để đảm bảo an toàn, Viện đã chuyển mẹ bệnh nhân sang nằm một mình tại khu cách ly và cách 1 ngày sẽ kiểm tra, xét nghiệm 1 lần.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tính từ 17h ngày 02/10 đến 17h ngày 03/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.376 ca nhiễm mới, trong đó 09 ca nhập cảnh và 5.367 ca ghi nhận trong nước (giảm 110 ca so với ngày trước đó) tại 39 tỉnh, thành phố (có 2.674 ca trong cộng đồng).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (-262), Bình Dương (-234), Đắk Lắk (-42).
Trong ngày ghi nhận 114 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (79), Bình Dương (20), Đồng Nai (4), Tiền Giang (4), Kiên Giang (2), Tây Ninh (1), Đồng Tháp (1), Cần Thơ (1), Bình Thuận (1), Bạc Liêu (1).
Trưa 3/10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, thành phố ghi nhận thêm 1 ca dương tính SARS-CoV-2 tại quận Ba Đình đã được cách ly thuộc chùm liên quan Bệnh viện Việt Đức.
Hà Nội xét nghiệm những người có liên quan đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Ảnh: TTXVN
Như vậy, trong ngày 3/10, thành phố ghi nhận tổng cộng 5 ca dương tính SARS-CoV-2 đều đã được cách ly.
Thông tin cụ thể về ca dương tính mới phát hiện là N.Q.T, nam, sinh năm 1961, địa chỉ: Ngọc Hà, Ba Đình.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa có quyết định phân bổ gần 3 triệu liều vaccine Covid-19 AstraZeneca cho TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh gồm Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là đợt phân bổ thứ 50 và 51.
Theo đó, đợt 50 phân bổ gần 400.000 liều vaccine Covid-19 AstraZeneca từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ Nhật cho Việt Nam (về đến TP.HCM sáng 25/9) cho TP. Hà Nội 100.800 liều; Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 299.000 liều.
Đợt phân bổ 51 gồm có 2.599.400 liều vaccine từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ Đức (Việt Nam tiếp nhận ngày 27/9), TP.HCM được nhận 1.097.500 liều vaccine; Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An nhận 400.000 liều; Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai nhận 500.000 liều; Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương nhận 400.000 liều; Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh tỉnh Tây Ninh nhận 100.000 liều.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trưa 3/10, dòng người chạy xe máy từ TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương… tiếp tục đổ về miền Tây khiến cửa ngõ của nhiều địa phương bị ùn tắc cục bộ.
Trao đổi với Zing, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho biết trong đêm 2/10 đến trưa 3/10, có gần 20.000 người từ TP.HCM và các tỉnh phía nam chạy xe máy về địa phương này. Hai ngày trước, đã có trên 10.000 người tự ý về quê khiến các khu cách ly ở tỉnh Sóc Trăng bị quá tải vì chứa đến khoảng 30.000 người.
Hàng nghìn người về quê được tập trung tại Hồ Nước Ngọt, TP Sóc Trăng, sáng 3/10. Ảnh: Thanh Hoàng/Zing.vn.
Tại trạm kiểm soát T2 (cửa ngõ chính vào tỉnh An Giang), lượng người đổ về rất đông (Ảnh: Tiền Phong)
Theo ông Lâu, có quá nhiều người nên ngành y tế chưa lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc. Việc này phải chờ người dân ổn định chỗ ở tại các khu cách ly.
Tại An Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết ông đã kiến nghị Trung ương tạm dừng cho người dân về quê ít nhất 14 ngày. Các khu cách ly và nhiều trường học của tỉnh này quá tải vì có trên 20.000 người tự ý về quê.
"Chúng tôi kiến nghị Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ về việc tạm ngưng cho người dân về quê trong nửa tháng. Thời gian này, tỉnh tập trung lo cho 30.000 người. Nếu bà con tiếp tục về quê ồ ạt, địa phương không lo nổi"
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Liên quan đến vụ người đàn ông tử vong sau khi đến các cơ sở y tế nhưng không được tiếp nhận, ngày 3/10, đại tá Trịnh Ngọc Quyên, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương đã thông tin diễn biến tiếp theo.
Theo đại tá Quyên, ngay sau khi tiếp nhận phản ánh, cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh, làm rõ. Ngày 19/8, Sở Y tế Bình Dương ra quyết định tạm dừng hoạt động phòng khám Đa khoa Ngọc Hồng để điều tra.
Đại tá Trịnh Ngọc Quyên, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương thông tin về vụ việc
Vẫn theo đại tá Quyên, quá trình điều tra không xác định dấu hiệu tội phạm hình sự. Do đó, sau khi xác định vi phạm tại phòng khám Đa khoa Ngọc Hồng, công an đã yêu cầu thanh tra Sở Y tế phối hợp rút giấy phép hoạt động hành nghề của vị bác sĩ trực chính, người trực tiếp thăm khám ban đầu cho bệnh nhân nhưng lại để người nhà tự đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế khác.
Riêng đối với Bệnh viện Quân Y 4, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương cho biết thuộc thẩm quyền xác minh của cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, đến nay phía công an chưa nhận được thông tin phản hồi nên chưa có ý kiến. Đối với 3 cơ sở y tế còn lại, ngành y tế chỉ nhắc nhở vì không xác định được việc từ chối nhận bệnh.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 3.10, lãnh đạo UBND H.Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết chùm ca nhiễm Covid-19 phát hiện tại phòng trọ ở xã Bình Châu là nhóm công nhân đến từ Bình Dương.
Lực lượng y tế truy vết các trường hợp tiếp xúc với nhóm công nhân nhiễm Covid-19 NGUYỄN LONG
Như Thanh Niên thông tin trước đó, vào ngày 1.10, lực lượng chức năng H.Xuyên Mộc phát hiện nhóm công nhân thuê phòng trọ ở xã Bình Châu gồm 5 người để làm công nhân trong dự án Tropicana dương tính Covid-19, sau đó nghi lây lan cho nhiều người khác.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 3/10, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT, Công an Hà Nội) cho biết, đơn vị này vừa phát hiện một xe ô tô giường nằm vận chuyển hành khách trái phép ra khỏi thành phố.
Theo Đội CSGT số 6, đêm 2/10, tổ tuần tra kiểm soát của đơn vị này làm nhiệm vụ tuần tra trên tuyến đường Vành đai 3 (hướng Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng) thì phát hiện một nhóm người từ hầm đi bộ lên chiếc ô tô đang đỗ ở bên đường.
Lúc này, lực lượng chức năng kiểm tra phát hiện xe ô tô do tài xế T.V.D. (SN 1977, ở quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) điều khiển chở theo 10 hành khách.
Các hành khách được phát hiện trên chiếc xe giường nằm. (Ảnh: Công an cung cấp)
Những hành khách cho biết họ đặt xe này từ Hà Nội về Nghệ An, Hà Tĩnh và cả 10 người đều không xuất trình được giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Cục Hàng không vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội xin ý kiến về kế hoạch khai thác các đường bay nội địa thường lệ đi, đến Nội Bài trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19.
Theo nhà chức trách hàng không, dự kiến ngày 5-10 sẽ khôi phục đường bay nội địa , với 385 chuyến bay khứ hồi/ngày. Trong đó, Hà Nội sẽ khai thác 91 chuyến bay khứ hồi mỗi ngày đi và đến các tỉnh, thành phố gồm: TP.HCM, Kiên Giang (Phú Quốc, Rạch Giá), Nghệ An, Quảng Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), Quảng Nam, Cần Thơ, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Thừa Thiên - Huế, Lâm Đồng, Điện Biên, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Đắk Lắk.
Các đường bay nội địa dự kiến sẽ khôi phục vào ngày 5-10 . Ảnh: V.LONG
Các đường bay trên sẽ do các hãng Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways, Pacific Airlines khai thác. Trong đó, đường bay giữa Hà Nội và TP.HCM có tần suất khai thác nhiều nhất với 28 chuyến khứ hồi mỗi ngày.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) sáng 3/10 ghi nhận thêm 2 ca nhiễm liên quan Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, lấy mẫu đợt hai khoảng 4.000 người gồm bệnh nhân, người nhà, nhân viên và người dân.
Hai ca nhiễm mới ghi nhận từ 18h ngày 2/10 đến 12h ngày 3/10, nâng số ca tại Hà Nội liên quan bệnh viện Việt Đức lên 25. Hai ca mới gồm: nữ nhân viên y tế 46 tuổi, làm việc ở Trung tâm phẫu thuật đại trực tràng và người đàn ông 28 tuổi, chăm sóc người bệnh điều trị ở tầng 7 nhà D.
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cũng phát hiện một ca nhiễm liên quan bệnh viện Việt Đức (chuyển viện trước đó). Hiện những người tiếp xúc với ca nhiễm này đã được cách ly. Khoảng 600 người gồm nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh, bảo vệ, bệnh nhân và người nhà, đã được lấy mẫu xét nghiệm. Đến sáng 3/10, toàn bộ số này đều âm tính nCoV, hoạt động khám chữa bệnh diễn ra bình thường.
Ngoài ra, Nam Định đến nay ghi nhận 3 ca nhiễm, Hà Tĩnh, Hưng Yên và Hải Dương mỗi nơi một ca, đều liên quan viện Việt Đức.
Như vậy, tổng cộng liên quan bệnh viện Việt Đức, đến nay 4 tỉnh thành ghi nhận 31 ca, trong 4 ngày qua.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Sáng ngày 3-10, người dân từ TP.HCM và các tỉnh vẫn tiếp tục đổ về quê tự phát bằng xe máy. Tại chốt cầu Rạch Miễu trên QL60 (Bến Tre) nhiều ngày qua có hàng ngàn người dân của tỉnh Bến Tre và các tỉnh Trà Vinh đã tự phát về quê đi ngang qua chốt này.
Theo số liệu thống kê của Phòng tham mưu Công an tỉnh Bến Tre, tính từ 0 giờ ngày 1-10 đến 7 giờ sáng ngày 3-10, tại chốt cầu Rạch Miễu có 1.623 trường hợp người dân của tỉnh về quê tự phát tại chốt cầu Rạch Miễu đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đi cách ly tập trung tại các sơ sở cách ly tập trung của tỉnh và các huyện.
Hàng trăm người dân về đến chốt cầu Rạch Miễu chờ lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đi cách ly tập trung. Ảnh: PV
Cạnh đó tại chốt kiểm soát cầu Rạch Miễu , lực lượng chức năng của tỉnh Bến Tre đã kiểm tra, sàng lọc và tổ chức nhiều đợt đưa trên 3.000 công dân về quê tự phát từ chốt cầu Rạch Miễu đến cầu Cổ Chiên để về quê ở Trà Vinh.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Sở Y tế Hà Nội cho biết từ sáng tới trưa nay, địa bàn không ghi nhận ca mới. Tổng số mắc toàn TP vẫn là 4.001 trường hợp.
Trước đó, sáng nay, Sở Y tế Hà Nội công bố 4 ca Covid-19, gồm 2 người thuộc chùm lây nhiễm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và 2 người là F1 của các ca phát hiện qua sàng lọc ho sốt.
Tính từ đầu đợt dịch thứ tư (ngày 27/4) đến nay, Hà Nội phát hiện tổng cộng 4.001 bệnh nhân Covid-19, gồm 1.603 ca ghi nhận ngoài cộng đồng và 2.398 người tại khu cách ly, khu vực phong tỏa.
Riêng chùm lây nhiễm liên quan Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có 31 ca Covid-19, trong đó 25 người đang ở địa bàn Hà Nội và 6 trường hợp đã về các tỉnh khác (Nam Định, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Hải Dương).
Các ca bệnh chủ yếu ghi nhận tại tòa nhà D của bệnh viện, gồm 15 ca là người nhà bệnh nhân, 10 ca là bệnh nhân đang điều trị (trong đó 1 người đã chuyển tới Viện Huyết học truyền máu Trung ương trước khi xét nghiệm dương tính).
Ngoài ra, có 5 nhân viên bệnh viện và 1 trường hợp bán cơm ở khu vực cổng ra vào cũng được xác định mắc Covid-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trưa 3-10, ông Trần Văn Lâu - chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - cho biết ông cùng lãnh đạo 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã kiến nghị đến Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ đề nghị tạm ngưng cho người dân tự về quê.
Ông Lâu cho biết những ngày qua, người dân từ các tỉnh, thành phố đổ về quê quá đông. Riêng đêm 2-10, có khoảng 20.000 người tự về quê, đông nghẹt một đoạn quốc lộ 1. "Như vậy chỉ trong vài ngày, đã có gần 30.000 người tự về quê. Năng lực tiếp nhận của Sóc Trăng chỉ khoảng chừng này, nếu bà con về thêm nữa, sẽ vỡ trận", ông Lâu nói.
Những người tự về khi vào địa phận Sóc Trăng sẽ có lực lượng chức năng dẫn đường đưa vào Khu văn hóa Hồ nước ngọt để khám sàng lọc. Sau đó, người dân ở địa phương nào sẽ được đoàn dẫn đường đưa về địa phương đó cách ly tập trung.
"Thời gian tạm ngưng tiếp nhận 15 ngày. Trong thời gian này, các địa phương chuẩn bị mọi mặt và lo chu đáo cho số bà con đã về. Sau khi ổn định, tỉnh sẽ xin ý kiến tiếp"
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Hơn chục nghìn người từ TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai... tiếp tục đi xe máy về miền Tây khiến các khu cách ly quá tải.
Khuya ngày 2 đến rạng sáng 3/10, có trên 10.000 người chạy xe máy trên khắp các tuyến quốc lộ để về các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng… Trong đó, khoảng 70% số người chọn đi quốc lộ 1, trước khi rẽ vào quốc lộ 60, 63, Nam Sông Hậu, Quản Lộ - Phụng Hiệp.
Lực lượng chức năng hướng dẫn, đảm bảo ổn định (Ảnh: Thanh Huy/VOV).
Trao đổi với Zing lúc 3h30 ngày 3/10, tài xế xe luồng xanh Nguyễn Ngọc Toàn cho biết anh bị kẹt tại khu vực Ngã Bảy (Hậu Giang). Phía trước anh Toàn có nhiều ôtô chở hàng và hàng nghìn người đi xe máy đang làm thủ tục để qua chốt, về tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Cà Mau ghi nhận 9 ca dương tính SARS-CoV-2 trong số người về quê tự phát bằng xe máy.
Đêm 2/10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau ghi nhận 9 ca dương tính với SARS- CoV- 2 là người về quê từ vùng dịch vào đêm 1 và rạng sáng ngày 2/10.
Dòng người trở về Cà Mau xuyên đêm khiến các chốt kiểm soát tỉnh Cà Mau luôn trong tình trạng trực 24/24 giờ.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Hàng chục ngàn người dân miền Tây rời TP.HCM và miền Đông Nam bộ để về quê sau nhiều tháng thất nghiệp do Covid-19 . Các địa phương mặc dù chưa có kế hoạch đón người dân về quê tự phát, nhưng vẫn nỗ lực tiếp nhận.
Theo ghi nhận của Thanh Niên, đa số người về quê tự phát phản ánh cuộc sống họ rất khốn khó, buộc phải trở về vì không còn lựa chọn khả thi hơn. Dịch Covid-19 khiến giãn cách xã hội kéo dài, họ bị mất việc làm, sinh kế; trong khi đó cuộc sống ở nhà trọ chật hẹp, tốn kém, ảnh hưởng sức khỏe... Mặc dù chính quyền địa phương nơi họ bám trụ mưu sinh, lao động có chăm lo an sinh, nhưng họ vẫn không thể trang trải được cuộc sống.
Sáng qua 2.10, hàng ngàn người dân, chủ yếu là ở miền Tây đang sinh sống tại H.Vĩnh Cửu (Đồng Nai) đã cùng nhau chạy xe máy về quê .
Hàng ngàn người dân từ Đồng Nai về quê ở miền Tây ngày 2.10 khi được "xả trạm" (Ảnh: LÊ LÂM/TNO)
Khi đến khu vực giáp ranh giữa H.Vĩnh Cửu với TP.Biên Hòa, do gặp chốt kiểm soát dịch Covid-19 không cho qua, nên xảy ra tình trạng ùn tắc. Tại đây, đoàn người kéo dài hơn 1 km, đứng chen chúc nhau nhưng không xảy ra cảnh mất trật tự.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Với hơn 800 ca mắc COVID-19 trong ngày, Đồng Nai đã vượt 50.000 ca nhiễm. Còn tại Nghệ An, trong 12 giờ qua (từ 18h00 ngày 2/10 đến 06h00 ngày 03/10) ghi nhận 4 ca dương tính mới với SARS-CoV-2.
Ngày 3/10, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 Đồng Nai thông tin trong 24 giờ qua, tỉnh ghi nhận thêm 816 ca nhiễm COVID-19, nâng tổng số ca bệnh toàn tỉnh lên 50.674 ca (trong đó có 33.398 ca khỏi bệnh, 466 ca tử vong).
Về công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19, đến nay Đồng Nai đang triển khai tiêm đợt 9, 10, 11. Toàn tỉnh đã tiêm 2.110.220 liều vắc xin phòng COVID-19 cho 1.911.802 người từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh, đạt 84,8%. Trong đó có 198.418 người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin.
Trong số các ca bệnh mới ghi nhận có 10 ca sàng lọc trong cộng đồng, 213 ca trong khu phong tỏa và 593 ca trong khu cách ly.
Sở Y tế Đồng Nai đã thực hiện điều chỉnh quy định đối với người bệnh đang được điều trị nội trú, thực hiện xét nghiệm định kỳ 7 ngày điều trị/lần theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trường hợp có ca mắc COVID-19 trong khu điều trị nội trú thì xét nghiệm ngay toàn bộ các đối tượng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Đêm 2/10, Sở Y tế Hà Nội đưa 150 F1 liên quan Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đi cách ly tập trung tại trường ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao ở huyện Chương Mỹ.
Theo Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà, Sở đã chỉ đạo CDC Hà Nội xét nghiệm "thần tốc", đồng thời, đề xuất Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP và Bộ Y tế lên phương án giãn cách toàn bộ hơn 1.100 người nhà bệnh nhân đi cách ly tập trung.
Hiện tại, BV Việt Đức không tiếp nhận bệnh nhân đến khám, chỉ nhận cấp cứu. Đối với một số bệnh nhân chạy thận nhân tạo thì đề nghị một số bệnh viện lân cận tiếp nhận, điều trị. Trong khi đó, nhân viên y tế sẽ thực hiện nguyên tắc "một cung đường, hai điểm đến" khi đi làm hằng ngày tại viện.
Hà Nội đưa 150 F1 ổ dịch Bệnh viện Việt Đức đi cách ly trong đêm (Clip: Việt Hùng)
Sau khi ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 ở Bệnh viện Việt Đức, lực lượng chức năng đã bắt đầu đưa hơn 1.000 người nhà liên quan đi cách ly tập trung.
Chiều 2/10, tại cuộc họp giao ban trực tuyến giữa Sở Chỉ huy thành phố với Sở Chỉ huy các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng cho biết, từ ngày 21/9 đến 30/9, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn giảm đáng kể với trung bình 5 ca mỗi ngày; số ca mắc ngoài cộng đồng rất ít. Tuy nhiên, từ ngày 1/10, chùm ca bệnh phức tạp xuất hiện ở Bệnh viện Việt Đức, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Khi phát hiện ca dương tính chỉ điểm, quận Hoàn Kiếm, Sở Y tế đã triển khai kịp thời các giải pháp để kiểm soát chùm ca bệnh.
Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh, thành phố vẫn phải đối mặt với nguy cơ lây lan dịch bệnh tiềm ẩn, do đó công tác phòng chống dịch phải tiếp tục tập trung cao nhất, không được lơ là. Việc nới lỏng phải kèm theo siết chặt quản lý, kiểm tra xử lý nghiêm vi phạm.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Sáng 3/10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 6h sáng cùng ngày, thành phố ghi nhận thêm 4 ca dương tính SARS-CoV-2 đã được cách ly.
Trong đó, Hà Đông (2); Bắc Từ Liêm (1); Thanh Trì (1). Trong 4 ca này, có 2 ca liên quan chùm ca bệnh BV Việt Đức, 2 ca thuộc chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt.
Thông tin 4 dương tính mới cụ thể như sau:
Chiều 2/10, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 Bộ Công an) cho biết thẻ căn cước công dân gắn chip đã được tích hợp thông tin tiêm vaccine Covid-19, giấy đi đường, xét nghiệm, giấy phép lái xe và chế độ chính sách được hưởng...
Thẻ xanh Covid là một hình thức công nhận cho người đã có miễn dịch với nCoV nhờ tiêm đủ hai mũi vaccine hoặc từng mắc Covid-19 và đã hoàn thành cách ly. Thẻ xanh Covid hay thông tin tiêm vaccine đã có ở PCCovid, ứng dụng duy nhất phục vụ chống dịch vừa ra mắt. Mã QR được sinh ra trên PCCovid là mã QR cá nhân duy nhất của người dân, chứa thông tin liên quan đến phòng chống dịch
C06 cũng tích hợp những thông tin này trên thẻ căn cước công dân gắn chip. Khi đến nơi công cộng hay cơ quan, người dân chỉ cần đưa thẻ để những nơi này quét mã QR và sẽ hiện ra thông tin.
Theo C06, mọi dữ liệu được liên kết với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nên đảm bảo chính xác, bảo mật. Dữ liệu cũng liên tục được cập nhật, bổ sung từ cơ quan y tế, doanh nghiệp, đơn vị tiêm chủng...
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Mỹ thông báo tặng thêm Việt Nam 1.499.940 liều vaccine Pfizer nhằm ứng phó Covid-19 thông qua cơ chế Covax.
Lô vaccine Covid-19 lần này được chuyển trực tiếp từ nhà máy của Pfizer tại thành phố Kalamazoo, bang Michigan, nâng tổng liều vaccine Mỹ tặng Việt Nam lên 7,5 triệu, theo thông cáo của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam hôm nay.
Bên cạnh việc trao tặng hàng triệu liều vaccine qua cơ chế Covax, ngay từ khi Covid-19 bùng phát, Mỹ đã cam kết các khoản hỗ trợ trị giá 26,7 triệu USD giúp Việt Nam ứng phó dịch.
Ngoài 7,5 triệu liều vaccine Pfizer được Mỹ trao tặng thông qua cơ chế Covax, Việt Nam đã nhận 4.176.000 liều vaccine AstraZeneca từ cơ chế này.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chiều 2/10, Hà Nội ghi nhận thêm 1 ca dương tính SARS-CoV-2 liên quan đến ổ dịch Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, nâng tổng số ca dương tính lên 23 ca.
Tính riêng ổ dịch Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, đến nay đã ghi nhận tổng số 29 ca dương tính tại Hà Nội (trong đó có 23 người là công dân TP.Hà Nội, còn lại ở các tỉnh, thành phố khác), phân bố tại các quận, huyện gồm: Hoàn Kiếm 15 ca, Hà Đông 2 ca, Sóc Sơn 2 ca, Ba Đình 1 ca, Quốc Oai 1 ca, Thanh Oai 1 ca, Thanh Trì 1 ca.
Ngoài ra, 6 ca ở các tỉnh Hưng Yên (1), Hải Dương (1), Nam Định (3), Hà Tĩnh (1).
Sở Y tế Hà Nội đã có công văn gửi các bệnh viện T.Ư, bộ, ngành đóng trên địa bàn Hà Nội; các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập; 30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã về việc rà soát người liên quan đến Bệnh viện hữu nghị Việt Đức và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch.
Tính từ 17h ngày 01/10 đến 17h ngày 02/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.490 ca nhiễm mới, trong đó 13 ca nhập cảnh và 5.477 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.464 ca so với ngày trước đó) tại 40 tỉnh, thành phố (có 3.004 ca trong cộng đồng).
Trong ngày ghi nhận 164 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (123), Bình Dương (24), Đồng Nai (5), Long An (5), Kiên Giang (2), Quảng Ngãi (1), Tiền Giang (1), An Giang (1), Bình Thuận (1), Cần Thơ (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 165 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 19.601 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.