*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Delta đã trở thành biến thể lây lan chính trên thế giới hiện nay. Số người nhiễm biến thể này chiếm hơn 90% số ca bệnh tại Mỹ.
Trong khi đó, ngày 29-8, Bộ Y tế Singapore cho biết đã tiêm hai liều vắc-xin ngừa Covid-19 cho 80% trong tổng số 5,7 triệu người dân, trở thành quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới, tạo đà mở cửa nền kinh tế cũng như đi lại không cần cách ly. Như vậy, Singapore trở thành quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ cao nhất thế giới.
Do số lượng lớn người dân đã được tiêm chủng đầy đủ, Bộ Y tế Singapore hôm 27-8 cho biết sẽ đóng cửa 4 trung tâm tiêm chủng hàng loạt. Ảnh: DW
Chia sẻ trên Facebook, Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung thông báo: "Chúng tôi đã vượt qua cột mốc quan trọng, tiêm chủng đầy đủ cho 80% dân số. Điều đó có nghĩa là Singapore tiến thêm một bước nữa trong việc trở nên kiên cường hơn trước dịch Covid-19".
Ông Ong Ye Kung cho biết: "Hàng tuần, chúng tôi tiếp tục nhận được khoảng 700 yêu cầu tiêm vắc-xin tại nhà. Để đáp ứng nhu cầu và nhờ hơn 200 bác sĩ và y tá tình nguyện, cũng như sự hỗ trợ của Lực lượng vũ trang Singapore, chúng tôi đang tăng gấp 3 số đội tiêm chủng tại nhà từ 11 lên 33 đội". Theo ông Ong Ye Kung, Bộ Y tế đặt mục tiêu hoàn thành tất cả các đợt tiêm chủng tại nhà vào cuối tháng 9.
Theo trang Bloomberg, Singapore kỳ vọng làm được điều mà ít quốc gia có biên giới mở có thể làm được: kiểm soát tỉ lệ mắc bệnh và tử vong, đồng thời ngăn chặn rủi ro bùng phát. Singapore đang tiến gần tới việc sống chung với Covid-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tai đây
Theo trang the Guardian (Anh), trong đợt bùng phát dịch COVID-19 ở hạt Marin, bang California (Mỹ), các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã điều tra một trường tiểu học giấu tên. Họ phát hiện một giáo viên của trường này đã nhiễm biến thể Delta và là một trong hai nhân viên duy nhất của trường chưa được tiêm vaccine.
Học sinh và phụ huynh đeo khẩu trang trong ngày đầu tiên của năm học mới tại một trường tiểu học ở Los Angeles. Ảnh: AFP
Các nhà nghiên cứu cho biết dù có các triệu chứng mắc COVID-19, nhưng cô giáo này vẫn đi dạy trong 2 ngày cho đến khi nhận được kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Giáo viên này cũng không đeo khẩu trang khi giảng bài cho học sinh, mặc dù nhà trường yêu cầu phải đeo khẩu trang trong không gian kín. Một nửa số học sinh trong lớp của cô, cùng 6 học sinh ở lớp khác và 8 thành viên gia đình của các học sinh, đã mắc COVID-19. Tổng cộng, giáo viên này đã lây lan virus cho 26 người. Sự lây nhiễm tương ứng với sơ đồ chỗ ngồi của lớp học, những học sinh ngồi gần giáo viên nhất có khả năng bị nhiễm bệnh cao nhất.
Trường hợp này là một minh chứng cho thấy việc tiêm vaccine, đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp phòng dịch khác, vẫn rất quan trọng để ngăn ngừa mắc COVID-19 khi các trường học ở Mỹ mở cửa trở lại. Giới chức cũng cảnh báo bất kỳ ai có các triệu chứng COVID-19 nên ở nhà để tránh lây lan virus cho người khác.
"Bằng chứng cho thấy rằng các chiến lược phòng bệnh đa lớp - như tiêm chủng cho tất cả trẻ em và người trưởng thành đủ điều kiện; yêu cầu tất cả học sinh, giáo viên, nhân viên và du khách đeo khẩu trang; thông gió; giãn cách xã hội và xét nghiệm sàng lọc - có thể ngăn chặn sự lây lan của virus trong trường học", Tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc CDC, cho biết.
Mời độc giả bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bộ Y tế Lào ngày 29/8 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 195 ca mắc mới Covid-19, trong đó có 98 ca lây nhiễm cộng đồng, những trường hợp còn lại là người nhập cảnh. Trong khi đó, Thái Lan dự kiện tiếp nhận 140 triệu liều vaccine ngừa bệnh này trong năm 2021.
Theo Bộ Y tế Lào, số ca lây nhiễm trong cộng đồng tại nước này vẫn tiếp tục tăng cao khiến cho các khu vực đỏ (khu vực có ca lây nhiễm cộng đồng) trên cả nước tăng. Đáng chú ý là tỉnh Savannakhet, Bokeo và thủ đô Vientiane vẫn đang là điểm nóng của dịch.
Một bệnh viện dã chiến tại thủ đô Vientiane. Nguồn: Đài phát thanh quốc gia Lào.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Cuba, quốc gia cho đến nay đã triển khai độc quyền vắc xin COVID-19 tự phát triển, cũng sẽ bắt đầu sử dụng vắc xin Sinopharm từ Trung Quốc trong nỗ lực chống lại một trong những đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất trên thế giới.
Cơ quan y tế Cuba sẽ cho tiêm hai liều Sinopharm kết hợp với một liều tăng cường của Cuba tại tỉnh Cienfuegos bắt đầu từ ngày 29/8 - Vicente Verez, người đứng đầu Viện vắc xin Finlay của Cuba, cho biết.
Theo cơ quan này, hiệu quả tiêm hỗn hợp của loạt vắc xin là trên 90%.
Các nhà chức trách Cuba cho biết vào đầu tháng này rằng họ sẽ có thể sản xuất đủ vắc xin cho toàn bộ Cuba vào tháng 9 nhưng không giải thích tại sao họ lại chọn triển khai một vắc xin nước ngoài vào thời điểm này.
Giới chức thành phố Rio de Janeiro (Brazil) đang điều tra trường hợp một người đàn ông được cho là đã tiêm ít nhất 5 mũi vaccine COVID-19 của 3 loại khác nhau chỉ trong 10 tuần.
Hình ảnh minh hoạ vaccine COVID-19. Ảnh: Reuters
Trang Oddity Central (Anh) đưa tin trong khoảng thời gian từ ngày 12/5 đến ngày 21/7, một người đàn ông giấu tên ở Brazil đã được tiêm 2 mũi vaccine Pfizer, 2 mũi vaccine Coronavac và 1 mũi AstraZeneca. Mỗi lần tiêm chỉ cách nhau 13 ngày.
Hồ sơ do truyền thông Brazil thu thập được cho thấy người đàn ông này đã tiêm mũi vaccine đầu tiên của hãng Pfizer vào ngày 12/5, sau đó tiêm một mũi AstraZeneca vào ngày 5/6. Ngày 17/6, anh ta được tiêm mũi Coronavac đầu tiên. Đến ngày 9/7, anh ta tiêm mũi thứ vaccine Pfizer thứ 2 và sau đó là mũi Coronavac thứ 2 vào ngày 21/7. Vào ngày 16/8, khi anh ta cố gắng tiêm mũi vaccine thứ 6 thì bị phát hiện. Không rõ mũi thứ 6 mà anh chuẩn bị tiêm là loại vaccine gì.
Lúc đầu, giới chức nghĩ rằng hồ sơ tiêm chủng COVID-19 khó hiểu của người đàn ông này do lỗi hệ thống đăng ký trực tuyến. Tuy nhiên, cuộc điều tra sơ bộ của Sở Y tế thành phố Rio de Janeiro cho thấy đây không phải là lỗi đăng ký bình thường. Họ cho rằng dường như người đàn ông này đã đến 3 trung tâm tiêm vaccine COVID-19 khác nhau và lợi dụng các sự cố máy tính để được tiêm chủng liên tục.
Tệ hơn nữa, hồ sơ chỉ hiển thị thông tin mà người này đã cung cấp cho nhân viên y tế khi anh ta đến trung tâm tiêm chủng. Do đó, không có cách nào để xác định liệu anh đã được tiêm vaccine trước đó hay chưa.
"Chúng tôi đang điều tra sự việc để xác minh xem liệu có phải do lỗi đăng ký tiêm vaccine trong hệ thống hay do nguyên nhân bất thường khác," Sở Y tế Thành phố Rio cho biết trong một tuyên bố.
Hội đồng thành phố Rio cho biết các cơ quan y tế đang liên hệ với người đàn ông này để ta để tìm hiểu lý do tại sao anh lại nhận được các mũi vaccine ở nhiều trung tâm tiêm chủng. Giới chức cho biết họ sẽ thực hiện "các biện pháp cần thiết" để khắc phục sự cố.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Kết quả nghiên cứu nói trên được xem làm một trong những nguyên nhân khiến số ca mắc COVID-19 tăng vọt trong thời gian gần đây.
Sự lây nhiễm tiền triệu chứng là một đặc điểm của các biến thể trước đó khi nghiên cứu trên cho thấy, khoảng cách từ lúc có kết quả dương tính tới lúc xuất hiện các triệu chứng là 0,8 ngày. Tuy nhiên, với biến thể Delta , khoảng thời gian này là 1,8 ngày. Điều này là nguyên nhân khiến gần 3/4 số ca nhiễm biến thể Delta xảy ra trong giai đoạn người truyền bệnh chưa có triệu chứng.
Giám đốc y tế của Lực lượng chống dịch COVID-19 của DispatchHealth, một dịch vụ chăm sóc y tế theo yêu cầu, Stefen Ammon cho rằng, "biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn một phần là bởi những người mắc bệnh mang và làm bắn ra nhiều virus hơn so với các chủng trước đó".
Các chuyên gia cho rằng, trong khi các chủng virus trước có khả năng lây nhiễm giống như cảm lạnh thông thường, biến thể Delta có mức độ lây nhiễm còn hơn cả cúm mùa, bệnh bại liệt, đậu mùa, Ebola hay cúm gia cầm, và có mức độ lây nhiễm tương đương bệnh thủy đậu.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo dữ liệu mới đây, tỉ lệ tử vong do Covid-19 đã tăng ở 42 bang của Mỹ vào tuần trước vì sự lây lan của biến thể Delta.
Dữ liệu ngày 27-8 của Trường ĐH Johns Hopkins cho thấy số ca tử vong vì Covid-19 đã tăng hơn 50% tại 14 bang trong tuần qua trong khi 28 bang khác tăng ít nhất 10%.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) xác định khả năng lây truyền virus là cao khi tổng số ca mắc mới trên 100.000 người trong khoảng thời gian 7 ngày là trên 100 ca.
Theo CDC, tất cả 50 bang đều có tỉ lệ lây nhiễm cao trong bối cảnh hàng triệu học sinh chưa đủ tuổi tiêm vắc-xin quay trở lại trường học. Trên cả nước Mỹ, khoảng 32% người từ 12-17 tuổi đã được tiêm đầy đủ và hơn 86% được tiêm mũi đầu.
Học sinh bang Michigan trở lại trường học ngày đầu tiên hôm 25-8. Ảnh: USA Today Network
Tại Alabama, một trong những bang bị bùng dịch nghiêm trọng nhất vào đợt này, số người nhập viện tiếp tục tăng cao, buộc các quan chức y tế phải dùng xe moóc di động để trữ thi thể vì các ca tử vong tăng vọt.
Ông Scott Harris, quan chức y tế bang Alabama, cho đài CNN biết bang này đã lần đầu tiên sử dụng 2 trong số 4 xe moóc lạnh kể từ khi đại dịch bắt đầu ở các hạt Mobile và Baldwin vào tuần này.
"Chúng thường được dùng trong trường hợp xảy ra 1 sự kiện thương vong hàng loạt khi có 1 số lượng lớn thi thể cần xử lý. Đây thật sự là những gì đang xảy ra ở các bệnh viện Alabama vào lúc này" - trích lời ông Harris.
Theo Bộ Y tế Nhật Bản, hai người đàn ông 30 tuổi và 38 tuổi đã tử vong vài ngày sau khi tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 thứ 2 và không có vật lạ nào được tìm thấy trong hai lọ vaccine được tiêm cho họ.
Lọ vaccine Moderna. Ảnh: ABC News.
Hiện Bộ Y tế Nhật Bản vẫn chưa rõ liệu có mối liên hệ nào giữa việc tiêm phòng và cái chết của họ hay không, đồng thời cho biết thêm rằng, cả hai đều không có bệnh lý tiềm ẩn hoặc tiền sử dị ứng.
Hiện hãng dược phẩm Moderna và Bộ Y tế Nhật Bản đang làm việc để điều tra về hai trường hợp tử vong này.
Ngày 27/8, quốc gia có 1,3 tỷ dân này đã lập kỷ lục tiêm 10,2 triệu mũi vaccine ngừa COVID-19, mức cao nhất trong một ngày kể từ khi khởi động chiến dịch tiêm chủng hồi tháng 1.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 15/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trên mạng xã hội Twitter, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi viết: "Vượt qua mốc 10 triệu là một kỳ tích quan trọng. Xin gửi lời chúc mừng đến những người được tiêm và những người đem lại thành công cho chiến dịch tiêm chủng".
Kỷ lục tiêm chủng trước đó của Ấn Độ là 8,8 triệu mũi ghi nhận ngày 21/6. Ông NK Arora, Trưởng nhóm công tác phòng chống COVID-19 của Ấn Độ, nói với The Economic Times rằng nước này có năng lực tiêm nhiều hơn con số nói trên. Ông khẳng định: "Hệ thống có đủ khả năng và có thể tiêm tất cả các vaccine có sẵn. Tôi đã nhiều lần đề cập rằng chúng tôi có khả năng tiêm 12,5 triệu mũi/ngày". Ông Arora nhấn mạnh số mũi tiêm vaccine COVID-19 sẽ tăng trong những tháng tới.
Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu tiêm vaccine cho 1,1 tỷ người trưởng thành vào cuối năm nay nhưng mới chỉ khoảng 15% được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi. Ấn Độ hiện phê chuẩn 3 loại vaccine gồm Covishield của AstraZeneca-Oxford, Covaxin của Bharat Biotech (Ấn Độ) và Sputnik V của Nga.
Khi New Zealand quyết định phong tỏa toàn quốc hồi tuần trước chỉ vì xuất hiện 1 ca nhiễm Covid-19 chủng Delta, nhiều nhà phân tích đã chế giễu hướng đi "ngại rủi ro" của nước này.
Đường phố New Zealand vắng người qua lại sau khi áp phong tỏa. Ảnh: Adam Cooper, NZ Herald.
Báo Anh The Times gọi New Zealand là "quốc gia ẩn dật", nơi người dân "héo hon trong một nhà tù Covid" trong khi Telegraph nói quốc đảo Thái Bình Dương là "vùng đất đáng sợ bị cô lập".
Phản ứng trước quyết định phong tỏa của New Zealand cho thấy quan điểm khác biệt về cách các nước trên thế giới đối phó với Covid-19. Đại dịch đã kéo dài hơn 18 tháng, một số nước, trong đó có Anh, cho rằng họ có thể không bao giờ loại trừ được virus và quyết định sống chung với nó.
Ngược lại, New Zealand là một trong số ít các nước tiếp tục cố gắng tẩy sạch Covid.
Phong tỏa toàn quốc: Cái giá nhỏ?
Vài giờ đồng hồ sau khi xác nhận ca cộng đồng đầu tiên nhiễm chủng Delta, Thủ tướng Jacinda Ardern đã yêu cầu phong tỏa toàn quốc với sự hậu thuẫn mang tính đồng thuận cao trong chính trường. Sau đó 10 ngày, New Zealand ghi nhận 347 ca nhiễm, trong đó 1 trường hợp phải đưa vào phòng chăm sóc tích cực.
"Thành trì New Zealand" - một trong số các nước áp dụng thắt chặt biên giới gắt gao nhất thế giới để chống Covid - đã bị phá vỡ.
Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu nỗ lực xóa sạch tình trạng lây lan trong cộng đồng - hay còn gọi là chiến lược Zero Covid - có còn hợp lý khi mà chủng Delta với mức độ truyền nhiễm cao đang hoành hành?
Tới thời điểm hiện tại, bà Ardern vẫn đặt cam kết vào chiến lược trên, ngay cả khi nước láng giềng Australia tính tới việc từ bỏ. Và dư luận New Zealand nhìn chung đứng về phía người đứng đầu đất nước, kể cả khi New Zealand có bị coi là quốc gia cô lập.
Đài Loan báo cáo không có ca nhiễm trong cộng đồng nào của COVID-19 lần đầu tiên kể từ khi đợt bùng phát lớn nhất của đất nước bắt đầu vào tháng Năm, khiến hơn 800 người tử vong.
Nhân viên y tế tiêm vắc-xin Medigen cho một bệnh nhân ở Đài Bắc, Đài Loan.
"Số ca nhiễm được xác nhận tại địa phương hôm nay là 0, để đạt được nó không hề dễ dàng", Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi, ông Chen Shih-chung, cho biết hôm thứ Tư (25/8). "Tôi tin rằng mọi người đều vui mừng vì con số 0 này, nhưng điều đó không có nghĩa là COVID-19 hoàn toàn bị xóa sổ ở Đài Loan. Ta vẫn còn một chặng đường dài phía trước, nhưng con số 0 này có nghĩa là đại dịch đã tương đối ổn định".
Khả năng ngăn chặn đại dịch xâm nhập cộng đồng của Đài Loan từ trước đã là một câu chuyện đáng tuyên dương trên toàn cầu. Cho dù biên giới đóng cửa, người dân đã giữ một cuộc sống tương đối bình thường trong hầu hết năm 2020 và đầu năm 2021.
Nhưng ba tháng trước, một đợt bùng phát của chủng Alpha đã lan rộng khắp đất nước, với hơn 500 ca nhiễm ghi nhận mỗi ngày ở đỉnh điểm dịch, buộc Đài Loan phải phản ứng nhanh hơn. Quy mô xét nghiệm và truy tìm nguồn gốc được mở rộng, và việc triển khai vắc-xin được đẩy nhanh nhờ khoản tài trợ quốc tế và sự phát triển của vắc-xin nội địa Medigen. Cho đến giờ, hơn 40% dân số của đất nước đã được tiêm chủng ít nhất một lần.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Hơn 250.000 liều vaccine của CH Séc được công ty UPS của Séc đảm nhiệm vận chuyển đã về đến Việt Nam.
250.000 liều vaccine ngừa Covid-19 của Séc về tới Việt Nam.
Trước đó, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, nhằm hỗ trợ kịp thời kịp thời cho Việt Nam trong công tác chống dịch, Chính phủ Séc đã quyết định trao tặng 250.000 liều vaccine ngừa Covid-19 và một số kit xét nghiệm nhanh cho Việt Nam.
Dịp này, Đại sứ quán Việt Nam tại Séc đã đề nghị phía Séc sớm có thông tin về việc nhượng lại 500.000 liều vaccine ngừa Covid-19 cho Việt Nam. Bên cạnh đó, Đại sứ Thái Xuân Dũng đề nghị phía Séc tiếp tục xem xét nhượng lại cho Việt Nam số vaccine mà Séc chưa sử dụng, đồng thời giúp Việt Nam tiếp cận nguồn vaccine từ các nước EU; cũng như tạo điều kiện chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine và thuốc điều trị Covid-19 cho Việt Nam.
Đan Mạch sẽ dỡ mọi biện pháp hạn chế từ 10/9 vì Covid-19 "không còn là mối đe dọa xã hội" nhờ vào quy mô tiêm chủng rộng.
Người dân đi lại trên đường phố ở Copenhagen, Đan Mạch, hôm 1/3. Ảnh: Reuters.
"Dịch bệnh đang được kiểm soát, chúng ta đã đạt những mốc tiêm chủng kỷ lục. Đó là lý do vào ngày 10/9, chúng ta có thể dỡ bỏ các quy tắc mà chúng ta đưa ra trong cuộc chiến chống Covid-19", Bộ trưởng Y tế Đan Mạch Magnus Heunicke cho biết hôm 27/8.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Heunicke nhấn mạnh "đại dịch vẫn chưa chấm dứt" và chính phủ "sẽ không ngần ngại hành động nhanh chóng nếu đại dịch một lần nữa đe dọa hoạt động thiết yếu của xã hội".
Đan Mạch là một trong những quốc gia đầu tiên áp dụng phong tỏa một phần hồi tháng 3/2020, trong đó yêu cầu đóng cửa các trường học và các cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu.
Trong khoảng thời gian ứng phó Covid-19, Đan Mạch thường xuyên nới lỏng hoặc tăng cường các biện pháp hạn chế tùy tình hình dịch. Từ ngày 14/8, Đan Mạch không còn yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng.
----------------------
Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ tại nguồn:
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h (giờ Việt Nam) ngày 28/8, thế giới đã ghi nhận 216.412.473 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.502.904 ca tử vong. Đến thời điểm hiện tại, đã có 193.408.016 bệnh nhân bình phục và vẫn còn 18.501.553 bệnh nhân đang phải điều trị.
Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động mạnh nhất với 39.540.401 ca mắc và 653.405 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với 32.652.754 ca mắc và 437.501 ca tử vong; Brazil với 20.703.906 ca mắc và 578.396 ca tử vong.
Tại khu vực Đông Nam Á, nhiều nước tiếp tục ghi nhận số ca mới và tử vong do COVID-19 vẫn ở mức cao trong 24 giờ qua, đặc biệt Philippines ghi nhận số ca mới cao nhất lần thứ 3 trong 9 ngày qua, với 19.441 ca mới và 167 ca tử vong; Malaysia với 22.597 ca mới và 252 ca tử vong; Indonesia 10.050 ca mới và 591 ca tử vong; Thái Lan có thêm 17.984 ca mới và 292 ca tử vong, Lào 115 ca mới.
Theo kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature mới đây cho thấy người nhiễm biến thể Delta có thể lây lan virus khoảng gần 2 ngày trước khi có triệu chứng. Đây được xem làm một trong những nguyên nhân khiến số ca mắc COVID-19 tăng vọt trong thời gian gần đây. Sự lây nhiễm tiền triệu chứng là một đặc điểm của các biến thể trước đó khi nghiên cứu trên cho thấy khoảng cách từ lúc có kết quả dương tính tới lúc xuất hiện các triệu chứng là 0,8 ngày. Tuy nhiên, với biến thể Delta, khoảng thời gian này là 1,8 ngày. Do đó, gần 3/4 số ca nhiễm biến thể Delta xảy ra trong giai đoạn tiền triệu chứng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây