Cập nhật lúc

Trung Quốc loại trừ rủi ro trong cộng đồng, đẩy mạnh tiêm chủng ở nông thôn - Lô vaccine từ CH Séc đã tới Việt Nam

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 447.000 ca mắc COVID-19 và 7.228 ca tử vong, nâng tổng người chết từ đầu đại dịch lên trên 4,51 triệu người.

Trung Quốc loại trừ rủi ro trong cộng đồng, đẩy mạnh tiêm chủng ở nông thôn - Lô vaccine từ CH Séc đã tới Việt Nam
22
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Trung Quốc không ghi nhận ca nhiễm cộng đồng mới trong 2 ngày cuối tuần qua, đưa vaccine về nông thôn

    Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, trong 2 ngày 28-29/8, Trung Quốc không ghi nhận ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng. 

    Tất cả các khu vực có nguy cơ cao về COVID-19 đã được hạ cảnh báo xuống mức thấp hơn - nơi cuối cùng hạ cảnh báo vào ngày 29/8 vừa qua là một địa phương thuộc tỉnh Vân Nam.

    Trong ngày hôm nay (30/8), Trung Quốc ghi nhận 23 ca nhiễm mới - tất cả đều là các trường hợp nhập cảnh - bao gồm ở Quảng Đông, Thượng Hải, Vân Nam, Thiên Tân  Sơn Tây, Chiết Giang, Phúc Kiến và Sơn Đông.

    Việt Nam đã nhận hơn 250.000 liều vaccine từ CH Séc - Trung Quốc đẩy mạnh đưa vaccine về nông thôn - Ảnh 1.

    Xe đưa đón người dân đi tiêm chủng ở quận Tây Lăng, thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: Nhật báo Hồ Bắc

    Trước sự tấn công của các biến thể virus SARS-CoV-2, cùng với việc tăng tốc tiêm chủng ở khu vực thành thị, Trung Quốc cũng đang đẩy nhanh hoạt động đưa vaccine Covid-19 về các vùng nông thôn dưới nhiều hình thức.

    Đưa đón miễn phí, bố trí xe tiêm chủng lưu động và thăm khám tận nhà… là cách mà nhiều địa phương ở Trung Quốc đang áp dụng để nhanh chóng hoàn thành mục tiêu tiêm vaccine Covid-19 không chỉ ở thành thị, mà cả ở nông thôn – nơi được coi là vùng trũng trong nỗ lực đạt tới miễn dịch cộng đồng ở nước này.

    Không chỉ đưa đón hay đến từng thôn bản, nhiều địa phương ở Trung Quốc còn bố trí các điểm tiêm chủng vào buổi tối, phục vụ người dân không thể đi tiêm ban ngày.

    Đến nay, Trung Quốc đã tiêm được hơn 2 tỷ liều vaccine Covid-19, với 76% dân số đã hoàn thành mũi tiêm đầu tiên, hơn 63% người dân đã tiêm đủ số liều cần thiết. Mặc dù là quốc gia tiêm được nhiều vaccine nhất thế giới, nhưng tỷ lệ tiêm chủng tính trên 100 người ở Trung Quốc chưa cao và không đồng đều do dân số quá đông. Đưa vaccine về nông thôn nằm trong nỗ lực để nước này có thể tiêm cho hơn 80% dân số vào cuối năm nay nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine nội địa đầu tiên

    Ngày 30/8, công ty dược phẩm SK Bioscience của Hàn Quốc bắt đầu tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với loại vaccine ngừa COVID-19 do hãng này phát triển.

    Việt Nam đã nhận hơn 250.000 liều vaccine từ CH Séc - Mỹ điều tra 1 bác sĩ kê thuốc tẩy giun để chữa COVID-19 - Ảnh 1.

    Vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm SK Bioscience của Hàn Quốc phát triển, ngày 10/8/2021. Ảnh: Yonhap/ TTXVN

    Vaccine GBP510 của SK Bioscience là ứng cử viên vaccine COVID-19 nội địa đầu tiên của Hàn Quốc. Ngày 10/8, Bộ An toàn dược phẩm và thực phẩm Hàn Quốc đã cấp phép cho SK Bioscience tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với vaccine này trong bối cảnh thiếu nguồn cung các loại vaccine nhập khẩu.

    Bộ trưởng An toàn dược phẩm và thực phẩm Hàn Quốc Kim Gang-lip cho biết, trong cuộc thử nghiệm, các nhà khoa học sẽ đánh giá khả năng sinh miễn dịch và tính an toàn của vaccine GBP510.

    Trong số 3.990 tình nguyện viên ở độ tuổi trưởng thành tham gia thử nghiệm có 3.000 người được tiêm vaccine GBP510, số còn lại sử dụng vaccine của hãng AstraZeneca.

    Theo công ty SK Bioscience, dữ liệu của các cuộc thử nghiệm giai đoạn đầu đối với 80 người trưởng thành khỏe mạnh được tiêm hai mũi vaccine GBP510 cho thấy tất cả tình nguyện viện sau khi tiêm đều có kháng thể trung hòa chống lại virus SARS-CoV-2.

    Chính phủ Hàn Quốc cho biết SK Bioscience là một trong số 7 công ty dược phẩm trong nước có kế hoạch triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối vaccine phòng COVID-19 trong nửa cuối năm nay. SK Bioscience cũng là nhà sản xuất vaccine ngừa COVID-19 theo hợp đồng với hãng AstraZeneca và Novavax.

    Vaccine ngừa COVID-19 sử dụng công nghệ protein tái tổ hợp V-01 được phát triển và sản xuất tại Trung Quốc đã được cấp phép thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ở Philippines.

    Vaccine V-01 do Viện Vật lý Y sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và tập đoàn dược phẩm Livzon (LivzonBio) có trụ sở ở tỉnh Quảng Đông (Guangdong) đồng phát triển. Đây là loại vaccine protein tái tổ hợp kết hợp miền liên kết thụ thể (RBD) của kháng nguyên, phần quan trọng nhất của liên kết protein gai của virus SARS-CoV-2 với các thụ thể ACE2 vốn có nhiều trên các tế bào ở người. Quá trình liên kết cho phép virus xâm nhập vào các tế bào của vật chủ và dẫn đến lây nhiễm.

    Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Philippines đã cấp phép thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với vaccine V-01 để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vaccine này. Cuộc thử nghiệm đã bắt đầu đăng tuyển tình nguyện viên tham gia là người trên 18 tuổi ở nước này. Tình nguyện viên đầu tiên đăng ký vào ngày 25/8 vừa qua và đã được tiêm mũi vaccine đầu tiên.

    Theo Phó Chủ tịch tập đoàn LivzonBio, ông Hu Zhenxiang, các kết quả thử nghiệm giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đối với vaccine V-01 đều cho kết quả khả quan.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia sẽ cấp phép cho bệnh viện tư chăm sóc bệnh nhân Covid-19 nhẹ tại nhà

    Hôm nay (30/8), Bộ Y tế Campuchia ra thông báo sẽ cấp phép cho bệnh viện tư nhân được cung cấp dịch vụ chăm sóc điều trị bệnh nhân Covid-19 nhẹ tại nhà.

    Nhằm tăng cường khả năng phòng chống đại dịch Covid-19, Bộ Y tế Campuchia sẽ tạo cơ hội cho khu vực y tế tư nhân chung tay hỗ trợ, điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nhẹ tại nhà. Bộ Y tế Campuchia vẫn chưa xác nhận ngày thực hiện biện pháp này, nhưng Bộ đã ban hành một số điều kiện cần thiết để các cơ sở y tế tư nhân đăng ký tham gia. Các điều kiện này bao gồm: Cơ sở y tế phải được Bộ Y tế, chính quyền cơ sở cấp phép hoạt động, nhân viên y tế phải được đào tạo cụ thể, bài bản, phải đảm bảo có hệ thống vận chuyển bệnh nhân từ nhà tới bệnh viện công hoặc bệnh viện tư khi tình trạng bệnh nhân chuyển nặng…

    Ông Hok Kim Cheng, Cục trưởng Cục kỹ thuật của Bộ Y tế Campuchia cho biết, đây là việc rất cần thiết để giảm tải cho các bệnh viện tuyến đầu chống dịch Covid-19, cũng như cung cấp dịch vụ y tế tốt hơn đến người dân.

    Theo thống kê của Bộ Y tế, số lượng bệnh nhân Covid-19 nhẹ được điều trị tại nhà đã vượt hơn 4.000 người, trong đó hơn 80% bệnh nhân đã khỏi bệnh sau quá trình điều trị tại nhà./.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: Một bác sĩ bị điều tra vì kê thuốc tẩy giun để điều trị cho bệnh nhân COVID-19

    Hội đồng Y tế Arkansas (Mỹ) đang điều tra một nam bác sĩ sau khi ông này kê thuốc tẩy giun để điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

    Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hồi tháng 3 vừa qua đã ra cảnh báo về việc sử dụng thuốc ivermectin để điều trị COVID-19. Trong đó, ivermectin là thuốc được sử dụng để tẩy giun, sán cho vật nuôi. Trong thời gian gần đây, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) cũng đã thông báo về các trường hợp nhập viện do nhiễm độc từ thuốc này.

    Việt Nam đã nhận hơn 250.000 liều vaccine từ CH Séc - Mỹ điều tra 1 bác sĩ kê thuốc tẩy giun để chữa COVID-19 - Ảnh 1.

    Trong đó, Thẩm phán Eva Madison đã đưa vấn đề này ra trong một cuộc họp ở thành phố Fayetteville (hạt Washington, bang Arkansas). Trong đó, bà Madison cho biết bác sĩ Robert Karas kê đơn có thuốc này cho các tù nhân để điều trị và ngăn ngừa COVID-19, đồng thời đặt câu hỏi về cách làm việc của ông. Được biết, bác sĩ Robert Karas là người cung cấp các dịch vụ y tế cho nhà tù hạt Washington từ năm 2015 tới nay.

    Sau khi việc kê thuốc tẩy giun cho bệnh nhân COVID-19 bị phanh phui, bác sĩ Karas đã lên tiếng tự biện hộ trên truyền hình. Trong đó, trả lời phỏng vấn với đài truyền hình KFSM, ông Karas nói rằng bắt đầu kê đơn thuốc tẩy giun để điều trị và ngừa COVID-19 vào tháng 10/2020 và đã cũng cấp đơn thuốc này cho các thành viên trong gia đình cùng "hàng nghìn" người khác.

    Sau đó, ông bắt đầu kê đơn có thuốc ivermectin cho các tù nhân từ tháng 11/2020, chủ yếu cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao trên 40 tuổi. Ông cho biết chưa có ca tử vong nào vì COVID-19 trong số 531 ca nhiễm tại nhà tù hạt Washington.

    Hiện, Hội đồng Y tế Arkansas đang tiến hành cuộc điều tra nhằm vào hành động trên của bác sĩ Robert Karas. Trong đó, phát ngôn viên của Hội đồng, ông Meg Mirivel đã từ chối tiết lộ thông tin chi tiết của cuộc điều tra trong thời gian này.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    CH Séc hỗ trợ hơn 250.000 liều vaccine cho Việt Nam

    Singapore sẵn sàng mở cửa trở lại nhờ thành tích tiêm chủng đáng nể; Việt Nam đã nhận hơn 250.000 liều vaccine từ CH Séc - Ảnh 1.

    Hơn 250.000 liều vaccine quà tặng của Chính phủ và nhân dân Séc dành cho Việt Nam đã được trao cho Bộ Y tế vào sáng nay (30/8).

    Đây là khoản viện trợ không hoàn lại, gồm 210.000 liều vaccine AstraZeneca và gần 41.000 liều vaccine Moderna, trị giá gần 1,3 triệu USD, tương đương hơn 30 tỷ đồng Việt Nam. Lô vaccine này được Tập đoàn UPS Hoa Kỳ hỗ trợ vận chuyển từ Czech về Việt Nam.

    Thay mặt Chính phủ, lãnh đạo Bộ Y tế cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ này và coi đây là nguồn động viên tinh thần và vật chất to lớn đối với Việt Nam trong lúc khó khăn. Bộ Y tế cam kết sẽ phân bổ số vaccine này tới các đơn vị và địa phương để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch khẩn cấp.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đạt thành tích đáng nể khi tiêm vắc xin cho 80% dân số, Singapore sẵn sàng mở cửa trở lại

    Campuchia công bố con số làm thế giới ngả mũ - Thế giới thêm hy vọng sau tín hiệu lạc quan từ Ấn Độ - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Bộ Y tế Ong Ye Kung cho biết: "Chúng tôi vượt qua một cột mốc quan trọng nữa với 80% dân số đã nhận được phác đồ đầy đủ với hai liều. Điều này đồng nghĩa với việc Singapore đã tiến thêm một bước nữa trong việc chống lại Covid-19".

    Các quan chức cấp cao ghi nhận số người người đã được tiêm vắc xin như một cột mốc của chiến lược chống dịch mà chính phủ đưa ra. Chính phủ cam kết sẽ đẩy nhanh tiến trình tiêm chủng để dần tái khởi động các hoạt động kinh tế, xã hội và du lịch mà không cần kiểm dịch.

    Như vậy, Singapore đang hướng đến mục tiêu mà ít quốc gia nào có thể làm được. Điều này bao gồm kiểm soát tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong, đồng thời ngăn chặn sự bùng phát dịch khiến hệ thống chăm sóc sức khỏe gặp rủi ro và dẫn đến những hạn chế mới.

    Singapore hiện là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới. Tuy nhiên, nước này vẫn yêu cầu những người nhập cảnh phải cách ly 14 ngày trong một khách sạn tại địa phương và hạn chế tụ tập trên năm người.

    Các biện pháp hạn chế đã bắt đầu được nới lỏng trong vài tuần gần đây. Vào ngày 10/8, chính phủ mở cửa trở lại các nhà hàng phục vụ tại chỗ cho những người được tiêm chủng đầy đủ. Một tuần sau đó, các quy tắc nghiêm ngặt khi làm việc tại nhà cũng được nới lỏng hơn, khoảng 50% nhân viên có thể trở lại văn phòng làm việc.

    Chính phủ cũng cho phép những nơi như trung tâm thương mại và rạp chiếu phim tiếp đón nhiều khách hàng hơn, đồng thời không bắt buộc kiểm tra thân nhiệt khi đến những nơi công cộng.

    Đặc biệt, bước nhảy vọt lớn nhất đối với việc mở cửa trở lại của Singapore là công tác chuẩn bị để chào đón khách du lịch đã được tiêm chủng từ một số quốc gia khác.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hy vọng cho nguồn cung vaccine toàn cầu từ Ấn Độ

    Truyền thông quốc tế mới đây vừa đưa tin tích cực về tình hình gia tăng sản lượng vaccine COVID-19 do Ấn Độ sản xuất, cùng với việc gia tăng tốc độ tiêm chủng cho người dân nước này.

    Hãng thông tấn Reuters (Anh) nhận định đây là những tín hiệu lạc quan cho thấy Ấn Độ sẽ tiếp tục trở lại vị trí nhà xuất khẩu vaccine COVID-19 trong vòng vài tháng tới.

    Campuchia công bố con số làm thế giới ngả mũ - Thế giới thêm hy vọng sau tín hiệu lạc quan từ Ấn Độ - Ảnh 1.

    Người dân chờ tiêm vaccine ở Ấn Độ. Ảnh: Reuters

    Số liều vaccine được tiêm chủng cho người dân trưởng thành tại Ấn Độ đã vượt 10 triệu liều vào thứ 6 tuần trước (27/8), trong khi sản lượng vaccine mà nước này sản xuất đã tăng gấp đôi kể từ cuối tháng 4 và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trong những tuần tới.

    Ấn Độ đã thiết lập các dây chuyền sản xuất mới, bắt đầu sản xuất thương mại vaccine Sputnik V của Nga và gần đây một loại vaccine nội địa của nước này đã được chấp thuận.

    Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, hiện đang sản xuất khoảng 150 triệu liều AstraZeneca mỗi tháng, nhiều hơn gấp đôi so với sản lượng hồi tháng 4 là khoảng 65 triệu liều.

    Một nguồn thạo tin cho biết SII hy vọng việc xuất khẩu vaccine có thể sẽ "khởi động lại trong vài tháng tới".

    Cơ chế COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một sáng kiến quốc tế nhằm giúp các nước tiếp cận công bằng nguồn vaccine COVID-19, cũng hy vọng Ấn Độ sẽ sớm khởi động lại hoạt động xuất khẩu vaccine./.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc Covid-19 tại bang đông dân nhất Australia lập đỉnh mới

    Với 1.290 ca lây nhiễm cộng đồng được công bố vào sáng 30/8, bang New South Wales tiếp tục ghi nhận kỷ lục mới về số ca Covid-19 trong 24 giờ. Ngoài ra, bang này cũng xác nhận có thêm 4 bệnh nhân tử vong do Covid-19.

    Đáng chú ý, theo số liệu của cơ quan y tế bang, trong số các ca bệnh vừa được công bố, có tới 1.145 trường hợp chưa xác định được nguồn lây.

    Giám đốc y tế bang New South Wales, Tiến sĩ Kerry Chant, cho biết hiện có 840 người đang phải nhập viện vì Covid-19.

    Trong khi đó, Thủ hiến Gladys Berejiklian dự báo đến tháng 10 tới, sức ép đối với các bệnh viện tại New South Wales sẽ còn tăng cao do các cơ quan chức năng dự báo số người phải điều trị tích cực vì Covid-19 tại bang này không có dấu hiệu giảm.

    Trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục lây lan mạnh, chính quyền bang New South Wales lại một lần nữa nhấn mạnh vai trò quan trọng của tiêm chủng và kêu gọi người dân đi tiêm vaccine. Trong bài phát biểu sáng 30/8, Thủ hiến Gladys Berejiklian khẳng định tiêm vaccine sẽ giúp làm giảm sự lây lan của virus và đây chính là chìa khóa để tất cả mọi người quay trở lại với cuộc sống tự do.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trưởng nhóm phản đối đeo khẩu trang ở Texas (Mỹ) tử vong vì Covid-19

    Một nơi quyết định rắn với người tiêm vaccine Sinopharm; Thành quả ngoại giao vaccine cực đáng nể của Việt Nam - Ảnh 1.

    Caleb Wallace, một trong những người phản đối mạnh mẽ nhất quy định đeo khẩu trang bắt buộc ở Texas, Mỹ đã tử vong hôm 28/8 sau khi mắc Covid-19.

    Caleb Wallace, người từng cảm thấy tự hào khi không tiêm phòng vaccine Covid-19, đã trải qua một tháng trong phòng điều trị tích cực ICU trước khi tử vong. Vợ của Wallace đã phát động một chiến dịch quyên góp tiền để trang trải chi phí y tế cho chồng mình trong suốt thời gian điều trị tại bệnh viện.

    Trưởng nhóm phản đối đeo khẩu trang ở Texas (Mỹ) tử vong vì Covid-19vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quan chức WHO: Mọi giả thuyết về nguồn gốc Covid-19 "vẫn ở trên bàn"

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng tất cả giả thuyết về nguồn gốc bùng phát dịch Covid-19, bao gồm khả năng rò rỉ từ phòng thí nghiệm, vẫn "ở trên bàn" và thúc giục các nhà khoa học Trung Quốc tiến hành cuộc điều tra của riêng mình.

    Thông điệp được các quan chức WHO đưa ra sau khi báo cáo của tình báo Mỹ gửi Tổng thống Joe Biden hôm 24/8 (giờ địa phương) chưa đi đến kết luận cho câu hỏi về nguồn gốc đại dịch, với lý do được ông Biden nói là do thiếu thông tin từ phía Trung Quốc.

    "Tình hình hiện nay là tất cả mọi giả thuyết liên quan đến nguồn gốc virus [SARS-Cov-2] vẫn còn ở trên bàn," ông Michael Ryan - người đứng đầu chương trình y tế khẩn cấp của WHO - trả lời câu hỏi về giả thuyết virus rò rỉ.

    "Một số [giả thuyết] có nhiều khả năng hơn các giả thuyết khác dựa trên những phân tích hiện nay, nhưng tất cả những kịch bản đó đòi hỏi làm sáng tỏ và điều tra kỹ lưỡng hơn, và chúng tôi sẽ đi và xem tất cả những manh mối đó đưa WHO tới đâu."

    Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích bản báo cáo của Mỹ là "chính trị hóa" cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 dựa trên "sự thêu dệt" và "phi khoa học".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vừa nhậm chức 10 ngày, Thủ tướng Malaysia cách ly y tế sau khi tiếp xúc trực tiếp F0

    Một nơi quyết định rắn với người tiêm vaccine Sinopharm; Thành quả ngoại giao vaccine cực đáng nể của Việt Nam - Ảnh 1.

    Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob. Ảnh: DPA

    Văn phòng Thủ tướng Malaysia ngày 30/8 ra thông báo cho biết, Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob đang phải cách ly y tế sau khi tiếp xúc trực tiếp với một bệnh nhân mắc Covid-19.

    Theo thông báo của Văn phòng Thủ tướng, vẫn chưa quyết định liệu ông Sabri Yaakob sẽ phải cách ly trong bao lâu. Trong thời gian cách ly, ông vẫn sẽ tham dự các cuộc họp và điều hành công việc thông qua hình thức trực tuyến.

    Ông Sabri Yaakob được Quốc vương Malaysia bổ nhiệm làm tân Thủ tướng vào hôm 20/8 vừa qua, thay cho người tiền nhiệm Muhyiddin Yassin từ chức.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia vượt mốc tiêm chủng 90% người trưởng thành từ 18 tuổi

    Một nơi quyết định rắn với người tiêm vaccine Sinopharm; Campuchia công bố con số làm thế giới ngả mũ - Ảnh 1.

    Khmer Times ngày 30/8 đưa tin, Campuchia cuối cùng đã vượt qua cột mốc tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho 90% trong mục tiêu tiêm chủng 10 triệu người trưởng thành từ 18 tuổi.

    Kể từ khi chiến dịch tiêm chủng bắt đầu ngày 10/2, nước này đã tiêm vaccine cho 9.092.155 người, trong đó tổng cộng 8.123.708 người được tiêm chủng đầy đủ - chiếm hơn 80% trong con số mục tiêu 10 triệu người trưởng thành được tiêm.

    Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã chỉ thị các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là Bộ Y tế Campuchia, bảo đảm đầy đủ nguồn cung vaccine cho các tỉnh và tất cả trung tâm tiêm chủng. 

    Trở ngại lớn nhất với chiến dịch tiêm chủng ở thủ đô Phnom Penh là số trung tâm tiêm phòng hạn chế và số lượng vaccine có giới hạn hàng ngày ở mỗi trung tâm, bên cạnh tình trạng phải xếp hàng dài khiến những người cao tuổi ngần ngại hơn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lào lo ngại nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng

    Ngày 29/8, Bộ Y tế Lào thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 195 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 97 ca nhập cảnh được cách ly ngay. Tổng cộng 12 tỉnh/thành phố của Lào đã ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua. 

    Savannakhet vẫn là tỉnh có nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng nhất cả nước - với 57 ca.

    Ngay sau khi ghi nhận các ca lây nhiễm trong cộng đồng, chính quyền tỉnh Oudomxay và tỉnh Salavan đã ra lệnh phong tỏa một số huyện. Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào hiện là 14.661 ca, trong đó có 12 trường hợp tử vong.

    COVID-19 tại ASEAN hết 29/8: Indonesia đổi chiến lược; Singapore tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giớibaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thuốc kháng thể đơn dòng - Vũ khí mới phòng và điều trị COVID-19

    Các loại vaccine thường yêu cầu mũi tăng cường để kéo dài thời gian miễn dịch, nhưng chúng không phải lựa chọn duy nhất. Chúng ta có một lựa chọn đầy hứa hẹn khác, đó là thuốc kháng thể đơn dòng.

    Kháng thể đơn dòng (mAbs) là các protein được tạo ra trong phòng thí nghiệm giúp tăng cường phản ứng miễn dịch bằng cách dính với các vị trí cụ thể trên protein gai của SARS-CoV-2 và ngăn không cho virus tấn công các tế bào. Kỹ thuật này đã được phát triển hơn 35 năm trước và gần đây được sử dụng để chống lại virus Ebola.

    Một số loại kháng thể đơn dòng, bao gồm cả loại REGN-COV của Regeneron Pharmaceuticals, từng được sử dụng điều trị COVID-19 cho cựu Tổng thống Donald Trump, đã nhận được giấy phép sử dụng khẩn cấp từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). 

    Liệu pháp điều trị của Regeneron (hợp tác với Roche Holding AG) cũng vừa được sự chấp thuận của cơ quan quản lý dược Anh. Liệu pháp này được cung cấp miễn phí tại Mỹ và lượng sử dụng đã tăng vọt trong những tuần gần đây.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc tạm dừng xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lũng Vài từ ngày 26/8

    Thành quả đáng nể của Việt Nam: Hàng triệu liều vaccine ngừa COVID đổ bộ bất chấp nguồn cung khan hiếm - Ảnh 1.

    Cửa khẩu phụ Cốc Nam đối diện cửa khẩu Lũng Vài

    Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cho biết, vừa nhận được thư công tác của Chính phủ nhân dân thị Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc thông báo về việc tạm dừng hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Lũng Vài (đối diện cửa khẩu Cốc Nam của Lạng Sơn, Việt Nam).

    Trong thư công tác của Chính phủ nhân dân thị Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc) nêu rõ, trong 10 ngày gần đây lượng hàng hóa thông quan qua cặp cửa khẩu Lũng Vài (Bằng Tường, Trung Quốc) - Cốc Nam (Lạng Sơn, Việt Nam) tương đối ít. Do đó, để phòng, chống dịch bệnh bảo đảm sức khỏe nhân dân khu vực biên giới, Chính phủ nhân dân thị Bằng Tường quyết định từ 18 giờ ngày 26/8 (giờ Trung Quốc) tạm dừng hoạt động nhập hàng tại điểm chợ Lũng Vài. Thời gian khôi phục lại dựa trên tình hình dịch bệnh và lượng hàng thông quan tại cửa khẩu để có quyết định chính thức.

    Như vậy, sau khi phía Trung Quốc cho thông quan trở lại vào ngày 20/8 (do ngày 16/8 đóng cửa không có thông báo) thì đây là thông báo chính thức từ phía Trung Quốc về việc tạm dừng hoạt động xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu Lũng Vài để đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

    Trung Quốc thông báo tạm dừng xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lũng Vàivov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Israel triển khai chương trình tiêm chủng "đặc quyền" chưa nước nào có

    Bộ Y tế Israel ngày 29/8 thông báo mở rộng chương trình tiêm liều vaccine phòng COVID-19 bổ sung cho mọi công dân từ 12 tuổi trở lên, trong nỗ lực kiểm soát làn sóng lây nhiễm thứ 4 tại quốc gia Do Thái này.

    Phóng viên TTXVN tại Israel dẫn phát biểu họp báo của Tổng vụ trưởng Bộ Y tế Israel, Nachman Ash nói: "Kể từ hôm nay, liều 3 vaccine phòng COVID-19 sẽ dành cho mọi người". Liều bổ sung này sẽ được tiêm cho bất cứ công dân nào từ 12 tuổi trở lên của Israel có nhu cầu, với điều kiện cách mũi tiêm thứ 2 ít nhất 5 tháng. Những người đã tiêm cả 3 liều vaccine sẽ chỉ phải cách ly trong 24 giờ nếu trở về từ nước ngoài, thay vì 1 tuần như quy định hiện hành.

    Trong một thông báo, Thủ tướng Israel Naftali Bennett nhấn mạnh đây là một đặc quyền mà hiện không có ở bất cứ quốc gia nào khác, Israel là quốc gia duy nhất trên thế giới triển khai chương trình này. 

    Thành quả đáng nể của Việt Nam: Hàng triệu liều vaccine ngừa COVID đổ bộ bất chấp nguồn cung khan hiếm - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Tel Aviv, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN

    Chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 liều 3 tại Israel đang mang lại hiệu quả rõ rệt, với số bệnh nhân nặng đã bắt đầu giảm xuống. Đến nay, tại Israel đã có gần 2 triệu người tiêm liều bổ sung, trong tổng số trên 6,95 triệu người đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine. 

    Tuy nhiên, Thủ tướng Bennett cho rằng làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 4 tại Israel vẫn chưa đạt đỉnh và do vậy mọi người cần tiêm đủ cả 3 liều vaccine.

    Israel mở rộng chương trình tiêm liều vaccine bổ sungbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ đô của UAE quy định người đã tiêm vaccine Sinopharm buộc phải tiêm mũi tăng cường

    Thủ đô Abu Dhabi của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ngày 29/8 ban hành quy định yêu cầu tất cả cư dân đã tiêm chủng bằng vaccine của hãng Sinopharm (Trung Quốc) từ hơn 6 tháng trước phải tiêm mũi tăng cường trước ngày 20/9

    Thông báo cho biết người dân tiêm các loại vaccine khác được phê duyệt không cần phải tiêm mũi thứ 3.

    UAE là nước đầu tiên trên thế giới chính thức cung cấp phác đồ tiêm chủng tăng cường vào năm nay. Abu Dhabi, nơi áp đặt những hạn chế nghiêm ngặt nhất liên quan đến vaccine, đã tuyên bố những người tiêm đủ 2 liều vaccine Sinopharm sẽ không còn có thể đến những địa điểm công cộng như trung tâm thương mại, trường học hay phòng tập thể dục nếu chưa tiêm nhắc lại mũi thứ 3.

    Một nơi quyết định rắn với người tiêm vaccine Sinopharm; Thành quả ngoại giao vaccine cực đáng nể của Việt Nam - Ảnh 1.

    Ban đầu, Abu Dhabi chỉ sử dụng vaccine Sinopharm cho chiến dịch tiêm chủng, nhưng đã cung cấp thêm lựa chọn vaccine của Pfizer-BioNTech. 

    Tình trạng dịch Covid-19 ở UAE đã giảm dần sau khi lập đỉnh hồi tháng 1, nhưng số ca mắc mới hàng ngày vẫn ghi nhận ở mức trên 1.000, cao hơn nhiều so với năm 2020 dù hơn 75% dân số đất nước đã tiêm chủng đủ 2 liều vaccine.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Châu Âu: Đức là quốc gia có dịch Covid-19 diễn biến nghiêm trọng nhất

    Châu Âu đang có nguy cơ trở thành điểm nóng dịch bệnh khi những con số thống kê về số ca mắc mới COVID-19 và số trường hợp tử vong do căn bệnh này tăng mạnh kể từ cuối tháng 7. Số liệu trên worldometers.info cho thấy, lục địa này đã có thêm 889.420 ca mắc mới, tăng 0,3% so với tuần trước đó. Trong khi đó, số ca tử vong cũng tăng 8% khi có thêm 10.044 người không qua khỏi. 

    Trước đó, giới chuyên gia cảnh báo tới cuối tháng 8, biến thể Delta có thể chiếm tới 90% ca mắc mới COVID-19 tại Liên minh châu Âu (EU).

    Thành quả đáng nể của Việt Nam: Hàng triệu liều vaccine ngừa COVID đổ bộ bất chấp nguồn cung khan hiếm - Ảnh 1.

    (Ảnh: DW)

    Quốc gia châu Âu có dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng nhất là Đức. Trong 7 ngày qua, giới chức y tế nước này xác nhận thêm gần 63.400 người mắc COVID-19, tăng 39% so với tuần trước đó, và 103 ca tử vong, tăng 53%. 

    Không chỉ Đức, nhiều quốc gia Trung và Đông Âu như Hungary, Serbia, Slovenia, Romania, Anbania… cũng chứng kiến số ca mắc mới tăng vọt trong 7 ngày qua. Đáng lưu ý, tỷ lệ tử vong do COVID-19 tăng ở đa số các nước châu Âu.

    Thế giới một tuần chống chọi với biến thể Deltabaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nguồn cung khan hiếm, Việt Nam vẫn nhận hàng triệu liều vaccine nhờ ngoại giao vaccine

    Mặc dù thế giới đang rất hiếm vaccine nhưng Việt Nam dự kiến sẽ nhận được nhiều triệu liều từ các đối tác qua các hình thức viện trợ, nhượng lại và theo hợp đồng đã ký.

    Theo dự báo, nguồn vaccine COVID-19 tháng 8 và nửa đầu tháng 9 sẽ rất khan hiếm. Đây là vấn đề lớn đối với các quốc gia đang phải tăng cường chống dịch như Việt Nam.

    Trước khó khăn này, các lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã liên tục có những cuộc tiếp xúc, điện đàm để làm sao có được nhiều nhất số lượng vaccine về Việt Nam trong tháng 8. Đây chính là những nỗ lực đẩy mạnh công tác ngoại giao vaccine mà chúng ta đang thực hiện.

    Trong cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz - Canel, phía Cuba khẳng định sẽ nỗ lực cung cấp 10 triệu liều vaccine Abdala từ nay đến cuối năm, sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.

    Thành quả đáng nể của Việt Nam: Hàng triệu liều vaccine ngừa COVID đổ bộ bất chấp nguồn cung khan hiếm - Ảnh 1.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tại Hà Nội ngày 25/8/2021 (Ảnh: Nhật Anh)

    Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều cuộc tiếp xúc, điện đàm cấp cao, gửi thư như điện đàm với Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo, hội đàm với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, gửi thư cho Chính phủ Italy, điện đàm với người đứng đầu 2 hãng vaccine Astra Zeneca và Pfizer.

    Tại Đại hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN lần thứ 42 từ 23/8 - 25/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề xuất chia sẻ, tiếp cận công bằng nguồn vaccine phòng COVID-19, kêu gọi hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine.

    Nguồn cung khan hiếm, Việt Nam vẫn nhận hàng triệu liều vaccine nhờ ngoại giao vaccinevtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: Tỷ lệ tử vong do Covid-19 tăng ở 42 bang

    Tỷ lệ này làm gia tăng mối lo ngại về một đợt bùng phát mới của đại dịch COVID-19 tại Mỹ trong mùa thu.

    Dữ liệu của trường Đại học John Hopkins cho thấy, tại Mỹ , số ca tử vong do COVID-19 tăng hơn 50% trong tuần qua ở 14 bang. Trong khi đó, tỷ lệ này tăng ít nhất 10% ở 28 bang khác.

    Tại Alabama, một trong những bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt tăng đột biến mới nhất này, số ca nhập viện cũng như tử vong vì COIVD-19 tiếp tục tăng vọt. Ông Scott Harris, quan chức y tế bang, cho biết, bang này đã phải lần đầu tiên cho phép sử dụng 2 trong 4 xe kéo lạnh để chở thi thể nạn nhân COVID-19 ở quận Mobile và Baldwin trong tuần này kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. 

    Theo ông Harris, bang này đang ở trong tình trạng khủng hoảng khi có quá nhiều người chết mà không có chỗ để chứa các thi thể.

    Tin vui: Nguồn cung khan hiếm, Việt Nam vẫn nhận hàng triệu liều vaccine; Mỹ: Nhà xác 1 bang kín chỗ - Ảnh 1.

    Xe cứu thương tại một bệnh viện ở Montgomery, bang Alabama, Mỹ - bang đang chật vật ứng phó với làn sóng Covid-19 leo thang (Ảnh: CNN Photo)

    Bang Alabama đã ghi nhận số ca tử vong ở mức hai con số trong 2 đến 3 tuần vừa qua. Trong số 2.879 người nhập viện vì COVID-19 trong ngày 26/8, 45 người là trẻ em và ít nhất 5 người phải thở máy. Bang này hiện có tỷ lệ dương tính là 23%, một trong những tỷ lệ cao nhất nước Mỹ.

    Đáng lo ngại , tất cả 50 bang của Mỹ đều ghi nhận tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 cao trong bối cảnh hàng triệu trẻ em chưa đủ điều kiện tiêm chủng quay trở lại trường học.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện biến thể mới SARS-Cov-2 có đến 59 đột biến

    Nga dẫn dầu thế giới về ca tử vong mới do COVID-19; Mỹ: 42 bang báo động đỏ, 1 bang hết chỗ chứa thi thể - Ảnh 1.

    (Ảnh: Kim Ludbrook/EPA/Shutterstock)

    Mới đây, các nhà nghiên cứu Nam Phi đã phát hiện thêm một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 khi giám sát bộ gene virus trong làn sóng dịch thứ 3 ở nước này.

    Biến thể được gọi tắt là C.1.2, tiến hóa từ C.1 - 1, dòng virus trội trong làn sóng dịch đầu tiên tại Nam Phi. 

    Biến thể này được phát hiện hồi đầu tháng 5 vừa qua và đã xuất hiện ở 7/9 tỉnh của Nam Phi và ở 7 quốc gia khác trên thế giới. 

    Dù chiếm một phần rất nhỏ trong các mẫu xét nghiệm hiện nay nhưng biến thể này đang có xu hướng tăng dần qua từng tháng, tương tự như thời gian đầu của các biến thể Beta hay Delta. Đáng lo ngại là biến thể mới này có thể có tới 59 đột biến so với chủng đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc.

    Tỷ lệ bao phủ vaccine của Singapore cao nhất thế giới, Nam Phi phát hiện biến thể mới có tới 59 đột biếnvtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    6h sáng ngày 30/8: Ấn Độ đứng đầu thế giới về số ca mắc Covid-19 mới, Nga đứng đầu về số ca tử vong mới

    Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 30/8 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 217.172.371 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.514.131 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 590.772 và 9.780 ca tử vong mới.

    Số bệnh nhân bình phục đã đạt 194.059,.798 người, 18.598.442 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 113.501 ca nguy kịch.

    Trong 24 giờ qua, Ấn Độ dẫn đầu thế giới với 43.381 ca nhiễm mới; tiếp theo là Anh (33.196 ca) và Iran (31.516 ca). Nga đứng đầu về số ca tử vong mới với 797 người chết, tiếp theo là Mexico (756 ca) và Iran (581 ca).

    Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ  đến nay là 39.664,.552 người, trong đó có 654.682 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 32.737.569 ca nhiễm, bao gồm 438.387 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 20.741.815 ca bệnh và 579.308 ca tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại