*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tình hình thời sự thế giới ngày 4/2 có nhiều điểm đáng chú ý.
Lễ khai mạc Thế vận hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022 (Olympic Bắc Kinh) đã bắt đầu vào lúc 19h tối 4/1 tại Sân vận động Tổ chim của Trung Quốc.
Trong ảnh: Các nghệ sĩ biểu diễn trong lễ khai mạc Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022 tại Sân vận động quốc gia ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 4/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ khai mạc cùng khách mời là hơn 20 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Lễ khai mạc do đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu chỉ đạo nghệ thuật gồm 15 nội dung, trong đó có lễ diễu hành của các đoàn vận động viên và nghi lễ thắp ngọn đuốc Olympic.
Sự kiện thể thao này có khoảng 2.900 vận động viên đến từ hơn 90 quốc gia và khu vực trên thế giới tham gia tranh tài.
Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) cảnh báo sự gia tăng đáng kể các hoạt động địa chất ở quốc gia này.
Độ sâu của trận động đất là 10 km dưới biển, tuy nhiên không có nguy cơ xảy ra sóng thần. Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia cảnh báo có thể có dư chấn xảy ra sau trận động đất. Đây là lần thứ hai trong năm 2022, thủ đô Jakarta của Indonesia cảm nhận những rung lắc mạnh từ các trận động đất.
Theo số liệu của Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia, trong tháng 1/2022, Indonesia ghi nhận 726 trận động đất mạnh trên mức trung bình.
Khoảng 150.000 khán giả sẽ được mời tham dự Thế vận hội mùa đông 2022, theo Phó chủ tịch Ủy ban tổ chức Bắc Kinh Yang Shu'an.
Ông Yang cho biết, các địa điểm sẽ được phân chia đồng đều giữa các khán giả trong "vòng khép kín", tách biệt với những người liên quan đến Thế vận hội với công chúng và những người ở bên ngoài.
Bắc Kinh đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để chống lại sự lây lan của Covid-19 giữa các nhân viên liên quan đến Thế vận hội. Kể tử khi hệ thống chính thức được bắt đầu vào ngày 23/1, tổng số 308 trường hợp Covid-19 liên quan đến Olympic.
Ông giải thích 150.000 khán giả từ bên ngoài "vòng khép kín" sẽ bao gồm những người quốc tế cư trú tại Trung Quốc Đại lục, nhân viên ngoại giao, đối tác tiếp thị, những người đam mê với thể thao, người dân và sinh viên địa phương
Những khán giả bên trong "vòng kín" sẽ bao gồm các thành viên của gia đình có người tham gia Olympic, các phái đoàn của Ủy ban Olympic Quốc gia, vận động viện, đại diện truyền thông và đài truyền hình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 4/2 cho biết, ông sẵn sàng làm việc với Tổng thống Nga Putin để vạch ra tương lai và đưa ra hướng dẫn cho quan hệ song phương trong hoàn cảnh lịch sử mới.
Ông Tập cho hay, Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Tổng thống Putin để thúc đẩy việc không ngừng biến sự tin cậy lẫn nhau cấp cao giữa Trung Quốc và Nga thành kết quả hợp tác trên mọi lĩnh vực và mang lại lợi ích thực sự cho người dân 2 nước.
Ông Putin hiện đã có mặt ở Bắc Kinh để tham gia khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh 2022.
Trợ lý phụ trách truyền thông Jack Doyle đã xác nhận việc ông từ chức, ngay sau quyết định của Trợ lý về chính sách của Thủ tướng Anh Munira Mirza và Chánh văn phòng Nội các Dan Rosenfield. Cùng ngày 3/2, quan chức cấp cao Martin Reynolds cũng nói lời chia tay với vị trí thư ký riêng của Thủ tướng.
Các trợ lý trên từ chức trong bối cảnh Thủ tướng Boris Johnson đang đối mặt cuộc khủng hoảng gia tăng trước áp lực từ dư luận sau khi ông và những người thân tín bị phát hiện tiệc tùng nhiều lần tại văn phòng và dinh thự ở số 10 đường Downing suốt thời gian Anh phong tỏa vì dịch Covid-19.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vừa gửi bức điện tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để chúc mừng về thành công trong tổ chức Olympic mùa Đông Bắc Kinh, đồng thời bày tỏ mong muốn phát triển quan hệ giữa hai nước, KCNA hôm nay đưa tin.
"Olympic mùa Đông Bắc Kinh khai mạc thành công bất chấp cuộc khủng hoảng y tế thế giới và những hoàn cảnh khắc nghiệt chưa từng thấy là một chiến thắng lớn mà Trung Quốc xã hội chủ nghĩa đạt được", KCNA dẫn lời ông Kim viết trong bức điện.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên khẳng định ông sẽ "phát triển vững chắc quan hệ giữa hai đảng và hai nước lên tầm cao mới".
Olympic mùa Đông Bắc Kinh dự kiến khai mạc trong hôm nay, ngày 4/2.
Trong bức thư được cơ quan phụ trách thể thao của Triều Tiên gửi hồi tháng 1, Triều Tiên nói rằng họ sẽ không dự Olympic Bắc Kinh vì "các thế lực thù địch" và rủi ro COVID-19.
Các vận động viên Triều Tiên không đủ điều kiện tham dự trong đội hình quốc gia vì bị Ủy ban Olympic Quốc tế đình chỉ cho đến cuối năm 2022, sau khi không cử đội sang dự Olympic mùa Hè Tokyo hồi năm ngoái.
Bức thư trước của Triều Tiên cũng chỉ trích việc Mỹ thực hiện chiến dịch tẩy chay Olympic Bắc Kinh vì vấn đề nhân quyền, trong khi vẫn để các vận động viên Mỹ đến Bắc Kinh tranh tài.
Văn phòng WHO khu vực châu Phi nhấn mạnh mặc dù nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 cho châu lục này đã tăng đáng kể. Thống kê cho thấy châu Phi đã tiếp nhận hơn 587 triệu liều vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên, châu lục này vẫn gặp khó khăn trong việc mở rộng chương trình tiêm chủng, khi mới chỉ có 11% dân số tiêm đủ liều vaccine cơ bản.
Tháng 1/2022, đã có 96 triệu liều vaccine được vận chuyển đến châu Phi, tăng gấp đôi so với 6 tháng trước. Việc tăng nguồn cung giúp giảm tình trạng thiếu hụt, song đặt ra vấn đề phải nhanh chóng tăng cường triển khai tiêm vaccine.
Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm phòng dịch COVID-19 tại East London, Nam Phi. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Trong tuyên bố, Tiến sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc WHO khu vực châu Phi khẳng định: "Thế giới cuối cùng đã nghe thấy lời kêu gọi của chúng tôi. Châu Phi hiện đang tiếp cận các loại vaccine mà họ đã yêu cầu quá lâu". Theo bà, đây là "liều thuốc hy vọng cho năm nay". Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có một chiến lược đáng tin cậy để có thể đưa lượng vaccine này ra khỏi kho và đến tay người dân.
Hiện WHO và các đối tác đang làm việc với các nước châu Phi để có thể nhanh chóng khắc phục những thách thức trong việc triển khai chương trình tiêm chủng, trong đó có việc hỗ trợ nhân viên y tế đẩy nhanh tốc độ cung cấp vaccine, cứu sống bệnh nhân và đẩy lùi đại dịch.
Ngày 3/2, Bộ Ngoại giao Belarus đã triệu Đại sứ Ukraine Igor Kizima. Tại đây, ông đã bị "phản đối mạnh mẽ liên quan đến việc phóng một máy bay không người lái có mục tiêu" từ lãnh thổ Ukraine, vi phạm biên giới Belarus.
Thông báo đăng trên trang của Bộ Ngoại giao Belarus cho biết, máy bay không người lái của Ukraine được đề cập vào ngày 24/1/2022 đã vượt qua biên giới quốc gia Belarus một cách bất hợp pháp, bị phát hiện trong không phận của nước này và sau đó bị các chuyên gia của Lực lượng vũ trang buộc phải hạ cánh.
Theo thỏa thuận này, Ba Lan sẽ bồi thường 45 triệu Euro cho những thiệt hại do hoạt động khai thác trong mỏ và thời hạn 5 năm giám sát tư pháp.
Thỏa thuận được ký bởi Thủ tướng hai nước nhân dịp Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki có chuyến thăm chính thức CH Czech. Theo thỏa thuận này, ngoài việc bồi thường, Ba Lan sẽ hoàn thành một bức tường ngầm để ngăn dòng nước ngầm chảy khỏi lãnh thổ Czech, xây dựng một bức tường bảo vệ và các biện pháp khác để bảo vệ không khí, môi trường trong khu vực mỏ than. Trong thời gian triển khai dự án, phía Czech sẽ giám sát chất lượng không khí, tiếng ồn, biến động của địa hình và chất lượng nguồn nước. Đặc biệt, thỏa thuận sẽ cung cấp cho Czech quyền truy cập vào tất cả dữ liệu liên quan đến các hoạt động khai thác để có thể phản hồi sớm hơn đối với lộ trình thực hiện. Với thỏa thuận này, cả hai nhà lãnh đạo tin rằng khả năng khôi phục quan hệ Czech Ba Lan sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Theo người phát ngôn của chính phủ Czech Vaclav Smolka, thỏa thuận có hiệu lực ngay sau khi được ký và sẽ sớm được công bố. Sau khi nhận được khoản thanh toán từ Ba Lan, CH Czech sẽ rút đơn kiện và cả hai bên sẽ chỉ định người ủy quyền. Trong số 45 triệu Euro tiền bồi thường, 35 triệu sẽ thuộc về khu vực Liberec, 10 triệu còn lại sẽ thuộc về nhà nước Czech.
Hình ảnh được cho là khoảnh khắc cuối cùng của máy bay F-35 của Hải quân Mỹ trước khi rơi xuống Biển Đông hôm 24/1 (Ảnh: Newsweek).
Trang tin Daily Caller dẫn các nguồn thạo tin cho biết, các tàu trục vớt cứu hộ của Trung Quốc bị nghi đang di chuyển tới nơi mà F-35 Mỹ gặp nạn trên Biển Đông hồi tháng trước.
"Trung Quốc đang triển khai các khí tài, bao gồm tàu cứu hộ trục vớt, tới các khu vực lân cận", các nguồn tin cho biết.
Hiện phía Trung Quốc chưa phản hồi về các thông tin trên.
Trước đó, khi trả lời câu hỏi của phóng viên hôm 27/1 về việc liệu Trung Quốc có tìm cách trục vớt xác F-35C hay không, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết: "Chúng tôi không hứng thú với máy bay chiến đấu của họ".
Biden thông báo thủ lĩnh IS al-Quraishi "đã bị loại bỏ" trong cuộc đột kích của lực lượng Mỹ tại Syria, được cho là khiến ít nhất 13 người chết.
"Theo chỉ đạo của tôi, lực lượng Mỹ ở tây bắc Syria đêm qua đã thực hiện thành công chiến dịch chống khủng bố để bảo vệ người dân Mỹ và các đồng minh của chúng tôi, giúp thế giới trở nên an toàn hơn. Nhờ kỹ năng và sự dũng cảm của lực lượng vũ trang Mỹ, chúng tôi đã loại bỏ Abu Ibrahim al-Hashimi al-Quraishi, thủ lĩnh nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tất cả người Mỹ đã trở về an toàn sau chiến dịch", Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm nay thông báo.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 3/2, Cơ quan quản lý các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và dược phẩm của Anh (MHRA), cho biết họ đã phê duyệt Nuvaxovid để sử dụng cho những người từ 18 tuổi trở lên, bởi vì loại vaccine này đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, chất lượng và hiệu quả cần thiết.
Giám đốc điều hành Cơ quan quản lý các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và dược phẩm của Anh, bà June Raine, cho biết Nuvaxovid đã được phê duyệt sau "một cuộc đánh giá nghiêm ngặt về tính an toàn, chất lượng và hiệu quả" của vaccine.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nói rằng trong những ngày gần đây Nga đã tăng cường điều quân đến Belarus, quốc gia láng giềng phía bắc của Ukraine, và ước tính đã có đến 30.000 quân hiện diện ở đó để tham gia đợt tập trận chung trong tháng này.
Lực lượng Nga và Belarus trong cuộc tập trận chung ngày 3/2. (Ảnh: Reuters)
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nói rằng Nga hiện tập hợp tổng số 115.000 quân gần biên giới Ukraine.NATO cho rằng đợt tập trận Nga - Belarus, dự kiến kéo dài đến ngày 20/2, là cơ hội để Mátxcơva tăng cường lực lượng gần Ukraine, vào thời điểm mà Mỹ và Anh đều cảnh báo rằng Nga đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh.
Nga phủ nhận có kế hoạch tiến vào Ukraine và nói rằng đợt tập trận cùng Belarus mang tên Quyết tâm đồng minh là để chuẩn bị nhằm đẩy lùi sự xâm lược từ bên ngoài. Nga không tiết lộ quy mô điều quân nhưng khẳng định sẽ rút người về sau cuộc tập trận.