Cập nhật lúc

Tổng thống Ukraine kí sắc lệnh nhằm thẳng vào Nga: "Cơn ác mộng" khiến thế giới phải dè chừng?

Tình hình thế giới ngày 3/2 có nhiều diễn biến đáng chú ý.

Tổng thống Ukraine kí sắc lệnh nhằm thẳng vào Nga: "Cơn ác mộng" khiến thế giới phải dè chừng?
20
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Belarus ban hành lệnh cấm một phần đối với vận chuyển đường sắt từ Litva

    Ngày 2/2, Thư ký báo chí của Bộ Ngoại giao Belarus - Anatoly Glaz thông báo Belarus áp dụng lệnh cấm vận chuyển đường sắt từ Litva đối với một số loại hàng hóa, trong bối cảnh Litva đã ngừng vận chuyển hàng hóa của Belarus qua các cảng của nước này.

    Thư ký báo chí của Bộ Ngoại giao Belarus - Anatoly Glaz nhắc nhở rằng, Litva đã cấm vận chuyển hàng hóa của Belarus qua các cảng của họ, trong khi phía Belarus đã nhiều lần đề nghị tham vấn để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực pháp lý, nhưng Litva không tham gia đối thoại.

    Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Belarus, nước này đã đưa ra quyết định cấm vận chuyển các sản phẩm dầu mỏ, phân bón hóa học và phân khoáng, được vận chuyển từ Litva bằng đường sắt, qua lãnh thổ Belarus. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực vào ngày 7/2/2022. Cũng theo thông báo, có khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn hàng hóa trị giá hơn 1 tỷ USD được vận chuyển qua lãnh thổ Belarus.

    Tổng thống Ukraine kí sắc lệnh nhằm thẳng vào Nga: Cơn ác mộng khiến thế giới phải dè chừng? - Ảnh 1.

    (nguồn: Shutterstock/Fotodom)

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kịch tính vấn đề Ukraine dịp Olympic và cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Trung

    Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chào đón các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới tới dự Lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh vào ngày 4/2, đây sẽ là lần đầu tiên ông gặp mặt trực tiếp các đồng cấp nước ngoài sau hơn 400 ngày, CNN đưa tin ngày 2/2. Và đứng đầu danh sách khách mời của ông là Tổng thống Nga Vladimir Putin.

    Thời điểm quan trọng với hai nước

    Ông Tập và ông Putin được dự đoán gặp thượng đỉnh vào lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông - thời điểm quan trọng đối với cả hai bên, khi việc Nga điều quân lên vùng biên giới giáp Ukraine làm dấy lên lo ngại về một cuộc tấn công và nếu điều này xảy ra thì Olympic Bắc Kinh sẽ bị lu mờ.

    Tổng thống Ukraine kí sắc lệnh nhằm thẳng vào Nga: Cơn ác mộng khiến thế giới phải dè chừng? - Ảnh 1.

    Cuộc gặp mặt trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga cũng sẽ thêm một cột mốc mới trong mối quan hệ đối tác ngày càng chặt chẽ giữa hai nước, trong khi quan hệ của cả hai với phương Tây ngày càng xấu đi.

    Tổng thống Putin là một trong số ít nhà lãnh đạo thế giới tham dự Olympic Bắc Kinh, trong khi nhiều chính phủ phương Tây, bao gồm Mỹ, Anh và Úc, đã tuyên bố tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội với lý do Trung Quốc không bảo đảm nhân quyền. 

    Nhiều nhà lãnh đạo khác từ chối lời mời tham dự, với lý do Bắc Kinh đang kiểm soát chặt chẽ COVID-19.Điều này có nghĩa là Olympic mùa đông 2022 sẽ có sự tương phản rõ rệt với Olympic mùa hè 2008 dù đều diễn ra ở Bắc Kinh. Tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông George Bush và các nhà lãnh đạo phương Tây khác vui vẻ bắt tay các quan chức Trung Quốc trong khi dự khán cổ vũ đội tuyển quốc gia của họ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lỗ hổng chết người: Lộ diện con đường "trải sẵn thảm đỏ" để Nga đánh úp thủ đô Ukraine?

    Tổng thống Ukraine kí sắc lệnh nhằm thẳng vào Nga: Cơn ác mộng khiến thế giới phải dè chừng? - Ảnh 1.

    Vùng biên giới nóng

    Ở phía bên kia của biên giới phía bắc Ukraine , một lực lượng quân sự lớn đang tập trung ở Belarus. Theo quan chức và các nhà phân tích quân sự, lực lượng này lớn hơn bất kì lực lượng nào từng xuất hiện kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.

    Theo New York Times, Nga đã triển khai xe tăng, pháo binh, máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng, hệ thống tên lửa tiên tiến và hàng nghìn quân trên khắp Belarus để tăng cường lực lượng chiến đấu vốn đã bao quanh Ukraine như một vành móng ngựa từ 3 phía. Nga cho biết quân đội sắp triển khai các cuộc tập trận dự kiến bắt đầu vào tháng tới, nhưng việc tăng cường quân binh ở Belarus có thể cho thấy một cuộc tấn công theo hướng mới - một cuộc đột kích gần thủ đô Kyiv của Ukraine.

    Phần lớn quân đội của Ukraine có thể đang tập trung ở phía đông của đất nước - nơi mà cuộc chiến với phe ly khai thân Nga đã diễn ra trong 8 năm qua. Các nhà phân tích quân sự và các tướng lĩnh của Ukraine cho rằng nước này sẽ khó có thể tập hợp các lực lượng cần thiết để bảo vệ biên giới phía bắc của mình.

    Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho biết: "Sau khi Nga giành quyền kiểm soát Belarus, 1.070 km đường biên giới của Ukraine với Belarus đã trở thành một mối đe dọa. Đây không phải là mối đe dọa từ người Belarus mà là mối đe dọa từ Nga khi di chuyển qua Belarus."

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "Ẩn ý" của TT Putin trong bài báo viết cho Tân Hoa Xã trước thềm thượng đỉnh Nga-Trung

    Tổng thống Ukraine kí sắc lệnh nhằm thẳng vào Nga: Cơn ác mộng khiến thế giới phải dè chừng? - Ảnh 1.

    Thông điệp được đưa ra ngay trước thềm Olympic Bắc Kinh và trong bối cảnh căng thẳng dâng cao xung quanh vấn đề Ukraine.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga và Trung Quốc sẽ kháng cự lại áp lực trừng phạt của phương Tây bằng mọi giá. Tuyên bố được đưa ra ngay trước khi ông tới Bắc Kinh dự Olympic Mùa đông 2022.

    Bài báo của ông Putin có gì?

    Trong bài báo viết cho Tân Hoa Xã, ông Putin cho biết, hai nước "đồng thuận hoặc có quan điểm rất gần" về hầu hết các vấn đề quốc tế và mối quan hệ Nga - Trung không chịu ảnh hưởng của ý thức hệ.

    "Chúng tôi kiên trì mở rộng hình thức thanh toán bằng các đồng nội tệ và tạo ra các cơ chế để giảm tác động tiêu cực của các lệnh cấm vận đơn phương", ông Putin nhấn mạnh.

    Theo SCMP, mặc dù ông Putin không đề cập trực tiếp tới nước thứ ba nhưng Moscow và Bắc Kinh đang giữ cùng lập trường về một loạt vấn đề, từ Olympic Bắc Kinh cho tới căng thẳng xung quanh Ukraine.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia khuyến khích Myanmar cử đại diện phi chính trị dự hội nghị ngoại trưởng

    Mới đây, Campuchia cho biết các nước thành viên ASEAN đã không đạt được đồng thuận trong việc mời Ngoại trưởng Myanmar Wunna Maung Lwin, người được chính quyền quân sự chỉ định, tham dự hội nghị bộ trưởng sắp tới của khối, báo Tuổi trẻ dẫn nguồn Reuters đưa tin. 

    Tổng thống Ukraine kí sắc lệnh nhằm thẳng vào Nga: Cơn ác mộng khiến thế giới phải dè chừng? - Ảnh 1.

    Ông Wunna Maung Lwin.

    Theo Reuters, Campuchia khuyến khích Myanmar cử đại diện phi chính trị tới tham dự hội nghị ngoại trưởng, sự kiện dự kiến diễn ra ngày 16 và 17/2 thay vì để ghế trống.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàng rào thép gai dài cả 100 km được dựng ở Đông Ukraine

    Một hàng rào dây thép gai cao 2 m và kéo dài 100 km đã được dựng tại vùng Kharkov cùng Lugansk ở Đông Ukraine thuộc biên giới với Nga.

    Tổng thống Ukraine kí sắc lệnh nhằm thẳng vào Nga: Cơn ác mộng khiến thế giới phải dè chừng? - Ảnh 1.

    Hàng rào thép gai được dựng ở Đông Ukraine. Ảnh: RT

    Theo truyền thông địa phương, hàng rào được trang bị rãnh chống phương tiện, 4 điểm hoạt động và 15 máy quay giám sát.

    Đại diện của biên phòng Lugansk - ông Tatyana Letoshko cho biết hàng rào này phù hợp để xác định vị trí của những kẻ xâm nhập tại đường ranh giới nhưng không đủ khả năng ngăn chặn các thiết bị quân sự hạng nặng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quân đội Anh lo ngại bị tấn công hạt nhân từ vũ trụ: "Kẻ thù" là ai mà liều lĩnh vậy?

    Tổng thống Ukraine kí sắc lệnh nhằm thẳng vào Nga: Cơn ác mộng khiến thế giới phải dè chừng? - Ảnh 1.

    Một cuộc tấn công như vậy sẽ là một "sự kiện hủy diệt nhân loại vĩnh viễn" - báo cáo nêu.

    Bộ Quốc phòng Anh đã công bố chiến lược phòng thủ không gian của nước này, trong đó đề cập tới viễn cảnh u ám đáng báo động về một "cuộc tấn công hạt nhân ngoài khí quyển". Tài liệu cũng đưa ra một số đề xuất cụ thể để chống lại mối đe dọa như vậy.

    Theo RT, tài liệu có tên ‘Chiến lược phòng thủ không gian’ của Vương quốc Anh mô tả vũ trụ là một chiến trường tiềm năng trong tương lai, đầy rẫy các mối đe dọa: từ các cuộc tấn công mạng và tia laze chống vệ tinh, cho đến một "Cuộc tấn công hạt nhân ngoài khí quyển".

    Một cuộc tấn công như vậy - giả định được phóng từ một vệ tinh trên quỹ đạo - sẽ là một "sự kiện hủy diệt nhân loại vĩnh viễn", báo cáo nêu rõ. Tuy nhiên, báo cáo không nêu chi tiết về khả năng xảy ra kiểu tấn công này, liệu các đối thủ của Anh có sở hữu khả năng hạt nhân như vậy hay không, hay thuật ngữ "sự kiện hủy diệt nhân loại vĩnh viễn" nghĩa là gì.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New Zealand mở biên giới sau hai năm

    Hôm nay, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã công bố kế hoạch mở cửa biên giới nước này theo từng giai đoạn, mở đầu sẽ là công dân New Zealand ở Australia - Vnexpress dẫn nguồn Reuters cho hay.

    Theo đó, công dân New Zealand ở Australia đã tiêm đủ vaccine Covid-19 có thể nhập cảnh vào New Zealand mà không phải cách ly tập trung kể từ ngày 27/2. Với công dân New Zealand ở nước khác, quy định này sẽ áp dụng sau đó hai tuần.

    Trong khi đó, hành khách và lao động tay nghề cao đã tiêm đủ vaccine có thể nhập cảnh từ ngày 13/3, và tối đa 5.000 sinh viên quốc tế sẽ được nhập cảnh từ ngày 12/4.

    Tổng thống Ukraine kí sắc lệnh nhằm thẳng vào Nga: Cơn ác mộng khiến thế giới phải dè chừng? - Ảnh 1.

    Người dân đi dạo trên đường phố Auckland, New Zealand. Ảnh: Reuters.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hội đồng Bảo an ra Tuyên bố báo chí về tình hình Myanmar

    Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 2/2 đã ra Tuyên bố báo chí về tình hình Myanmar với nội dung bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc ban bố tình trạng khẩn cấp, tình trạng bạo lực gần đây và số lượng lớn người phải di rời.

    Tuyên bố cũng kêu gọi thả những người bị giam giữ độc đoán trong đó có Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint; lên án các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng, cơ sở y tế và giáo dục; kêu gọi chấm dứt ngay bạo lực và đảm bảo an toàn cho người dân.

    Tổng thống Ukraine kí sắc lệnh nhằm thẳng vào Nga: Cơn ác mộng khiến thế giới phải dè chừng? - Ảnh 1.

    Một phiên họp của Hội đồng Bảo an LHQ. (Ảnh minh họa: KT)

    Tuyên bố cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước sự gia tăng nhu cầu nhân đạo, đặc biệt là của phụ nữ, trẻ em và các nhóm dễ bị tổn thương. Tuyên bố nhấn mạnh, cần tăng cường hỗ trợ nhân đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp và phân phối vaccine Covid-19, đảm bảo tiếp cận nhân đạo đầy đủ, an toàn và không bị cản trở, sự bảo vệ đầy đủ, an toàn và an ninh cho các nhân viên nhân đạo và y tế.

    Tuyên bố bày tỏ ủng hộ quá trình chuyển đổi dân chủ của Myanmar, tôn trọng quyền con người, tự do cơ bản cũng như pháp quyền; kêu gọi các bên liên quan đối thoại và hòa giải phù hợp với ý chí và lợi ích của người dân Myanmar.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    FBI khuyên VĐV dùng điện thoại 'cục gạch' tại Olympic, Bắc Kinh nói lo hão

    Chảo lửa Ukraine căng thẳng tột độ: Bất ngờ rò rỉ tin Mỹ có thỏa thuận trong bóng tối với Nga? - Ảnh 1.

    Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đang kêu gọi các vận động viên Olympic để điện thoại di động cá nhân của họ ở nhà, và thay vào đó mang điện thoại “cục gạch” đến Olympic mùa đông Bắc Kinh trong tháng này. Tuy nhiên, phía Trung Quốc nói rằng, lo ngại này là không cần thiết, không có cơ sở, SCMP đưa tin.

    "FBI kêu gọi tất cả các vận động viên để điện thoại di động cá nhân của họ ở nhà và sử dụng điện thoại tạm thời khi thi đấu", CNN ngày 1/2 dẫn thông báo của FBI.

    Điện thoại "cục gạch" chỉ có các chức năng cơ bản nhất như gọi điện, nhắn tin text, tương thích mạng 2G hoặc 3G, không sử dụng công nghệ định vị, khó vào hoặc không vào mạng xã hội, lướt web… được như với smartphone, nhưng giá rẻ (tương đương vài trăm nghìn đồng) và pin rất "trâu". Ví dụ, Nokia 3320 3G có thời gian đàm thoại 22 giờ, thời gian chờ 31 ngày, theo DCW.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quân đội Anh lo ngại bị tấn công hạt nhân từ vũ trụ: "Kẻ thù" là ai mà liều lĩnh vậy?

    Chảo lửa Ukraine căng thẳng tột độ: Bất ngờ rò rỉ tin Mỹ có thỏa thuận trong bóng tối với Nga? - Ảnh 1.

    Một cuộc tấn công như vậy sẽ là một "sự kiện hủy diệt nhân loại vĩnh viễn" - báo cáo nêu.

    Bộ Quốc phòng Anh đã công bố chiến lược phòng thủ không gian của nước này, trong đó đề cập tới viễn cảnh u ám đáng báo động về một "cuộc tấn công hạt nhân ngoài khí quyển". Tài liệu cũng đưa ra một số đề xuất cụ thể để chống lại mối đe dọa như vậy.

    Theo RT, tài liệu có tên ‘Chiến lược phòng thủ không gian’ của Vương quốc Anh mô tả vũ trụ là một chiến trường tiềm năng trong tương lai, đầy rẫy các mối đe dọa: từ các cuộc tấn công mạng và tia laze chống vệ tinh, cho đến một "Cuộc tấn công hạt nhân ngoài khí quyển".

    Một cuộc tấn công như vậy - giả định được phóng từ một vệ tinh trên quỹ đạo - sẽ là một "sự kiện hủy diệt nhân loại vĩnh viễn", báo cáo nêu rõ. Tuy nhiên, báo cáo không nêu chi tiết về khả năng xảy ra kiểu tấn công này, liệu các đối thủ của Anh có sở hữu khả năng hạt nhân như vậy hay không, hay thuật ngữ "sự kiện hủy diệt nhân loại vĩnh viễn" nghĩa là gì.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện 12 người di cư chết cóng

    Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu ngày 2/2 cho biết, nước này phát hiện thi thể của 12 người di cư chết cóng gần biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ với Hy Lạp.

    Không nhịn nổi Nga, tổng thống Ukraine kí sắc lệnh mài gươm: Chuẩn bị tung đòn chí mạng? - Ảnh 1.

    Một người di cư đi quấn chăn đi trong tuyết trắng (Ảnh: AP)

    Trong thông báo trên Twitter, ông Soylu cho rằng, 12 người này nằm trong số 22 người di cư bị lính biên phòng Hy Lạp ép trở lại biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Soylu lên án hành động của Hy Lạp đối với người di cư đồng thời cáo buộc Liên minh châu Âu "yếu ớt" trong vấn đề người di cư.

    Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên cáo buộc Hy Lạp dùng bạo lực ép người di cư muốn tìm đường sang châu Âu quay trở lại khu vực biên giới.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tàu sân bay Mỹ tập trận ở biển Adriatic giữa căng thẳng với Nga

    Lực lượng Mỹ dẫn đầu nhóm tác chiến tàu sân bay Harry S. Truman tham gia tập trận trên biển Adriatic thuộc Địa Trung Hải, trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine không hạ nhiệt.

    Nhóm tấn công, do NATO chỉ huy, đang ở biển Adriatic để phối hợp tập trận hải quân, bao gồm huấn luyện tác chiến chống tàu ngầm và huấn luyện tấn công tầm xa, dự kiến diễn ra đến hết ngày 4/2. Cuộc tập trận được đặt tên là Neptune Strike 2022, Reuters đưa tin.

    Bộ Quốc phòng Mỹ đề cao vai trò của tàu sân bay Truman trong Neptune Strike 2022 như một bằng chứng cho thấy liên minh NATO "đoàn kết, năng lực và mạnh mẽ".

    Không nhịn nổi Nga, tổng thống Ukraine kí sắc lệnh mài gươm: Chuẩn bị tung đòn chí mạng? - Ảnh 1.

    Tàu sân bay Harry S. Truman ở biển Adriatic, ngày 2/2. Ảnh: Reuters.

    Chuẩn đô đốc Curt Renshaw nói quyết định về nơi triển khai nhóm tấn công từ Mỹ do bộ trưởng Quốc phòng nước này đưa ra.

    "Chúng tôi đã sẵn sàng hoạt động ở bất cứ đâu, chúng tôi đã lên kế hoạch triển khai mở rộng khi rời Norfolk (Virginia), và chúng tôi dự định có thể hoạt động ở bất cứ đâu cần thiết", ông Renshaw nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Rò rỉ nội dung đề xuất an ninh Mỹ gửi Nga

    Theo VnExpress, Mỹ đề xuất biện pháp kiểm soát vũ trang và xây dựng lòng tin nhằm giảm căng thẳng Ukraine trong văn bản hồi đáp Nga mới bị rò rỉ.

    Tờ El Pais của Tây Ban Nha hôm qua công bố nội dung văn bản hồi đáp yêu cầu an ninh được Mỹ và NATO gửi cho Nga cuối tháng trước, trong đó Washington đề xuất "những biện pháp minh bạch mang tính tương xứng có điều kiện" để giảm căng thẳng với Moskva.

    Không nhịn nổi Nga, tổng thống Ukraine kí sắc lệnh mài gươm: Chuẩn bị tung đòn chí mạng? - Ảnh 1.

    Xe tăng Nga diễn tập chung với Belarus ở tỉnh Nizhny Novgorod ngày 17/1. Ảnh: RIA Novosti.

    "Hai bên sẽ thống nhất không triển khai các hệ thống tên lửa tiến công phóng từ mặt đất và lực lượng chiến đấu thường trực trên lãnh thổ Ukraine", văn bản viết.

    Mỹ cho biết sẵn sàng hợp tác để đạt đồng thuận với Nga, cũng như các đồng minh và đối tác châu Âu, về hàng loạt vấn đề an ninh. Trong khi đó, NATO nhấn mạnh Ukraine và mọi quốc gia có chủ quyền đều được phép xin gia nhập liên minh. Cả hai văn bản đều có nội dung kêu gọi Nga khôi phục quan hệ ngoại giao với NATO, nối lại đàm phán hiệp ước kiểm soát tên lửa hạt nhân với Mỹ.

    "Chúng tôi không bao giờ bình luận về những thông tin nghi rò rỉ", quan chức NATO cho hay.

    Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga đã nắm được thông tin nhưng từ chối xác thực. "Chúng tôi không công bố gì cả và tôi không muốn bình luận về điều này", ông cho hay.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga cảnh báo về các lệnh trừng phạt của phương Tây

    Ngày 2/2, Điện Kremlin cho biết Nga đã có sẵn kế hoạch để chống lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ và giảm thiểu các hậu quả của chúng, đồng thời hối thúc Nhà Trắng chấm dứt các động thái làm "gia tăng căng thẳng" ở châu Âu.

    Không nhịn nổi Nga, tổng thống Ukraine kí sắc lệnh mài gươm: Chuẩn bị tung đòn chí mạng? - Ảnh 1.

    Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: AFP/TTXVN

    Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Moskva đang chuẩn bị để giảm thiểu tác động của mọi biện pháp trừng phạt của Washington. Ông cho hay hiện chưa có kế hoạch nào cho vòng thứ 2 cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ về các đảm bảo an ninh mà Moskva tìm kiếm.

    Trong khi đó, cũng ngày, Đại sứ Nga tại Nhật Bản Mikhail Galuzin cảnh báo kế hoạch của Nhật Bản nhằm áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga sẽ "phản tác dụng". Tuyên bố này được đưa ra sau khi Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cam kết thực hiện "hành động mạnh mẽ nhằm đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào" của Nga nhằm vào Ukraine trong cuộc gặp trực tuyến với Tổng thống Mỹ Joe Biden tháng trước.

    Phát biểu với báo giới tại Tokyo, Đại sứ Galuzin nói: "Tôi nghĩ rằng những tuyên bố về cái gọi là hành động mạnh mẽ chống lại Nga sẽ phản tác dụng. Chúng sẽ không đóng góp vào việc tạo ra bầu không khí tích cực cho cuộc đối thoại giữa Nga và Nhật Bản."

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    “Đảng Cộng sản Việt Nam: Thời đại mới trong lịch sử”

    Trước thềm kỷ niệm 92 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930/3-2-2022), Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trực thuộc Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga) đã xuất bản tuyển tập nghiên cứu chuyên đề với tên gọi “Đảng Cộng sản Việt Nam: Thời đại mới trong lịch sử”.

    Theo Quân đội Nhân dân, tuyển tập gồm 17 bài viết được chọn lọc từ các báo cáo tại hội thảo bàn tròn quốc tế với chủ đề " Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước và kết quả Đại hội lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam" diễn ra từ ngày 19 đến 20-5-2021.

    Những bài viết của các nhà nghiên cứu có uy tín ở Nga và quốc tế đã làm rõ những bài học kinh nghiệm phong phú về lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhấn mạnh vai trò của Đảng trong lịch sử hiện đại của Việt Nam.

    Các nhà nghiên cứu khẳng định Đại hội lần thứ XIII của Đảng trở thành sự kiện chính trong đời sống chính trị của Việt Nam hiện đại và xác định đường lối chủ yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới.

    Nga bất ngờ xuất bản nghiên cứu quan trọng về Việt Nam - Ảnh 1.

    Trong bài viết được chọn làm tiêu điểm của tuyển tập này, Giáo sư Đại học Tổng hợp St.Petersburg, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh Vladimir Kolotov đã đưa ra phân tích về chiến lược phát triển của Việt Nam được nêu trong các văn kiện của Đại hội lần thứ XIII của Đảng và những nét chính của hệ thống chính trị hiện đại của Việt Nam.

    Tác giả nhấn mạnh sự ổn định chính trị ở Việt Nam là đặc biệt đáng chú ý trong bối cảnh bất ổn gia tăng trên thế giới và trong khu vực. Theo nhà nghiên cứu, ban lãnh đạo Đảng luôn xem xét cẩn trọng những thay đổi mạnh mẽ của các điều kiện bên trong và bên ngoài đất nước để đưa ra các chiến thuật và chiến lược phát triển hợp lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong mỗi thời kỳ lịch sử.

    Tuyển tập nghiên cứu "Đảng Cộng sản Việt Nam: Thời đại mới trong lịch sử" được đánh giá là một trong những tư liệu nghiên cứu có giá trị cao, tiếp nối chuỗi các ấn phẩm thường niên của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN về các vấn đề thời sự của Việt Nam và ngành Việt Nam học.

    Ấn phẩm này cung cấp cho độc giả sự hiểu biết đúng đắn và toàn diện về Việt Nam và sự lạc quan về con đường phát triển đất nước trong thời kỳ lịch sử mới.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vợ ông Kim Jong Un xuất hiện cùng chồng đi xem văn nghệ

    Theo Tuổi trẻ, vợ và dì của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã xuất hiện trên truyền thông vào ngày 2-2, sau thời gian im hơi lặng tiếng từ khi xảy ra dịch COVID-19 toàn cầu.

    Không nhịn nổi Nga, tổng thống Ukraine kí sắc lệnh mài gươm: Chuẩn bị tung đòn chí mạng? - Ảnh 1.

    Vợ chồng ông Kim Jong Un xuất hiện trong buổi biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát nghệ thuật Mansudae ở thủ đô Bình Nhưỡng, nhân dịp Tết Nguyên đán - Ảnh chụp màn hình

    Theo Hãng tin KCNA của Triều Tiên, bà Ri Sol Ju - vợ của ông Kim và dì của ông là bà Kim Kyong Hui đã đến dự một buổi biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát nghệ thuật Mansudae ở thủ đô Bình Nhưỡng, nhân dịp Tết Nguyên đán.

    Bà Ri xuất hiện trước công chúng lần cuối vào ngày 9-9-2021 khi cùng chồng đến thăm Cung điện Mặt trời Cẩm Tú Sơn (Kumsusan) nhân kỷ niệm ngày quốc khánh của Triều Tiên. Đây là nơi yên nghỉ của ông nội và cha của ông Kim - cố lãnh đạo Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) và Kim Chính Nhật (Kim Jong Il).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Biden sắp thăm loạt nước châu Á

    Biden dự kiến thăm nhiều nước trong chuyến công du đầu tiên đến châu Á, trong đó vấn đề với Trung Quốc và Triều Tiên là ưu tiên nghị sự.

    Quan chức giấu tên trong chính quyền Mỹ hôm nay cho biết Tổng thống Joe Biden đang lên kế hoạch dừng chân tại nhiều quốc gia ở châu Á và sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh với ba đồng minh chủ chốt trong khu vực tại Nhật Bản.

    Quan chức giấu tên bác bỏ câu hỏi cho rằng khủng hoảng Ukraine có thể khiến chính quyền Biden giảm sự chú ý tới châu Á. "Chúng tôi vẫn ưu tiên trọng tâm với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và sẽ có thêm nhiều thông tin nữa trong thời gian tới", người này cho hay.

     - Ảnh 1.

    Biden bên ngoài Nhà Trắng hồi cuối tháng 12/2021. Ảnh: Reuters.

    Nguồn tin am hiểu tình hình tiết lộ chuyến đi có thể diễn ra trong tháng 5 với điểm dừng chân tại Hàn Quốc, trong đó lo ngại với Trung Quốc và Triều Tiên sẽ là ưu tiên nghị sự hàng đầu.

    "Tổng thống sẽ đến Tokyo cuối năm nay để dự hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ. Đây là một phần trong cam kết của chúng tôi nhằm chính quy hóa những hoạt động tương tác thông qua Bộ Tứ, vốn đang hoạt động hết công suất", quan chức giấu tên nói thêm.

    Đây sẽ là chuyến công du châu Á đầu tiên của Biden trên cương vị tổng thống Mỹ. Ông từng đến khu vực này nhiều lần khi còn là thượng nghị sĩ và phó tổng thống dưới thời chính quyền Barack Obama.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ukraine tuyển thêm 100.000 binh sĩ giữa căng thẳng với Nga

    Theo Thanh niên, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa công bố kế hoạch bổ sung thêm 100.000 binh sĩ vào quân đội trong 3 năm tới giữa lúc căng thẳng với Nga.

     - Ảnh 1.

    Binh sĩ Ukraine tập trận tại vùng Lviv

    Tổng thống Zelensky ngày 1.2 ký sắc lệnh bổ sung thêm 100.000 binh sĩ vào quân đội trong vòng 3 năm tới và tăng lương cho binh sĩ, theo Reuters. Tuy vậy, Ukraine vẫn bị Nga áp đảo về mặt quân sự . Các lực lượng vũ trang Ukraine hiện có khoảng 250.000 thành viên trong khi Nga có khoảng 900.000 thành viên.

    Trong khi Ukraine tăng gấp 3 ngân sách quốc phòng từ năm 2010 đến 2020 nhưng tổng chi tiêu quốc phòng của nước này trong năm 2020 chỉ là 4,3 tỉ USD, tương đương 1/10 của Nga.

    Kế hoạch được công bố giữa thời điểm căng thẳng leo thang giữa Ukraine và Nga nhưng ông Zelensky kêu gọi các nghị sĩ nước này tránh hoảng loạn và nhấn mạnh quyết định tăng quân không đồng nghĩa sắp xảy ra chiến tranh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ điều 3.000 quân tới Đông Âu đối phó Nga

    Theo Dân trí, Mỹ thông báo sẽ đưa thêm 3.000 quân tới khu vực Đông Âu nhằm đối phó với Nga, trong bối cảnh căng thẳng giữa Moscow và phương Tây leo thang dồn dập trong thời gian qua.

     - Ảnh 1.

    Cố vấn quân sự Mỹ huấn luyện các quân nhân Ukraine cuối tháng trước ở khu vực Lviv, Ukraine (Ảnh: Reuters).

    Reuters đưa tin, Mỹ sẽ điều 3.000 quân tới Ba Lan và Romania để bảo vệ Đông Âu trước các động thái của Nga, các quan chức của Washington thông báo hôm 2/2.

    Hành động này diễn ra trong bối cảnh phương Tây cáo buộc Nga đã điều động lực lượng tới gần biên giới Ukraine để lên kế hoạch "động binh" với nước láng giềng, điều mà Moscow mạnh mẽ bác bỏ. Nga đồng thời đưa ra các đề nghị về mặt an ninh với Mỹ và NATO, trong đó bao gồm việc khối liên minh quân sự không tiếp tục mở rộng về Đông Âu.

    Lầu Năm Góc cho biết, khoảng 1.000 quân ở Vilseck, Đức sẽ được đưa tới Romania, trong khi 1.700 quân nhân từ Fort Bragg, North Carolina sẽ tới Ba Lan. Khoảng 300 quân nhân khác từ Fort Bragg cũng được điều tới Đức.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng việc triển khai quân tới Đông Âu là nhất quán với những gì ông đã nói với người đồng cấp Vladimir Putin trước đó: "Chừng nào mà ông ấy còn tỏ ra quyết liệt, chúng tôi sẽ bảo đảm với các đồng minh NATO và Đông Âu rằng chúng tôi hiện diện tại đó".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại