Cập nhật lúc

NÓNG: Trung Quốc nhập khẩu trái cây trở lại qua cửa khẩu Lào Cai - "Anh hùng" Campuchia qua đời

Tình hình thế giới ngày 12/1 có nhiều diễn biến đáng chú ý.

NÓNG: Trung Quốc nhập khẩu trái cây trở lại qua cửa khẩu Lào Cai - "Anh hùng" Campuchia qua đời
16
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Nga nói leo thang hay xuống thang căng thẳng toàn cầu là ‘tùy hành động của Mỹ’

    Mỹ hoặc là hỗ trợ bảo đảm an ninh theo đề xuất của Nga, hoặc sẽ là bên phải chịu trách nhiệm khi từ chối đề xuất này. Giảm căng thẳng toàn cầu hiện phụ thuộc vào hành động của Mỹ. Đó là quan điểm của Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Vyacheslav Volodin.

    NÓNG: Trung Quốc nhập khẩu trái cây trở lại qua cửa khẩu Lào Cai - Anh hùng Campuchia qua đời - Ảnh 1.

    Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Vyacheslav Volodin. Ảnh: TASS

    Chia sẻ quan điểm trên kênh Telegram cá nhân ngày 12/1, ông Volodin cho rằng Washington ngày nay chỉ biết hành động vụng về, mang tính phá hủy. Cụ thể, Mỹ đang hủy hoại các hệ thống an ninh quốc tế được xây dựng trước đây nhằm tránh việc lặp lại một thảm cảnh của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Mỹ đã đơn phương rút khỏi những thỏa thuận quốc tế quan trọng nhất, đóng vai trò then chốt trong duy trì cân bằng chiến lược, cân bằng quân sự.

    Theo Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, Mỹ cũng đã phớt lờ, vượt mặt Liên hợp quốc, để đưa ra các quyết định về ném bom nhằm vào các quốc nước có chủ quyền, xâm lấn lãnh thổ của nước khác. Không những vậy, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) - thực thể được lập ra với sứ mệnh bảo đảm an ninh ở châu Âu, đã dần đánh mất vai trò.

    "Cách thức để thoát ra tình cảnh hiện nay, mà thực chất là giảm căng thẳng toàn cầu, phụ thuộc vào hành động của Mỹ. Mỹ có thể hỗ trợ các biện pháp an ninh mà Nga đề xuất, hoặc phải là bên nhận trách nhiệm về những hệ quả một khi Nga không có được những bảo đảm an ninh đó. Phản ứng của Mỹ cần phải cụ thể và thực chất, không nên kéo dài thời gian", ông Volodin nêu quan điểm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bán chui cổ phiếu: Những vụ mua bán nội gián đình đám trên thế giới

    NÓNG: Trung Quốc nhập khẩu trái cây trở lại qua cửa khẩu Lào Cai - Anh hùng Campuchia qua đời - Ảnh 1.

    Một nhà máy của Kodak ở Rochester, New York, Mỹ. (Ảnh: Reuters)


    Tháng 7/2020, giới đầu tư phấn khởi khi giá cổ phiếu Kodak tăng vọt. Kodak từng là một gã khổng lồ trong ngành phim chụp ảnh, nhưng tụt dốc không phanh từ khi máy ảnh kỹ thuật số ra đời.

    Giá cố phiếu Kodak tăng mạnh sau khi có tin hôm 28/7 rằng chính phủ Mỹ sẽ cung cấp một khoản vay để hãng chuyển đổi sang sản xuất nguyên liệu sản xuất thuốc chống COVID-19. Một ngày trước khi có tin này, giá cổ phiếu của Kodak chưa đến 3USD, nhưng vài ngày sau đã tăng vọt lên 60USD, Tạp chí Phố Wall đưa tin.

    Tuy nhiên, cảm giác hưng phấn đó không kéo dài sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đó nói rằng chính phủ sẽ xem xét những báo cáo cho rằng chủ tịch điều hành và những người khác trong nội bộ Kodak đã được cấp quyền mua cổ phiếu 1 ngày trước khi thông tin về khoản vay được công bố, để sau đó bán tháo kiếm lời. Đến ngày 2/9, Kodak thông báo trên trang web của họ rằng hồ sơ xin vay vốn để cấp cho Dược phẩm Kodak "đang bị dừng lại".

    Tổng công tố New York Letitia James cho biết đã đệ đơn lên tòa án tối cao bang New York để yêu cầu CEO Kodak Jim Continenza điều trần công khai về việc mua 46.737 cổ phiếu của Kodak vào đầu hè năm 2020.

    Continenza đã mua số cổ phiếu này khi ông ta đang là người phụ trách các cuộc đàm phán bí mật với Nhà Trắng và chính phủ liên bang Mỹ để vay 655 triệu USD nhằm giúp Kodak chuyển đổi hoạt động kinh doanh.

    Tuy nhiên, trong phản hồi công khai, Kodak nói rằng ông Continenza không nắm được thông tin không công khai quan trọng và việc ông ta mua cổ phiếu đã được luật sư cố vấn trưởng của Kodak chấp thuận theo quy định về giao dịch nội bộ của Kodak.

    Kodak khẳng định ông Continenza đã mua cổ phiếu của công ty "gần như trong mọi giai đoạn cửa sổ và chưa bán ra một cổ phiếu nào". Vì thế, Kodak cho rằng cáo buộc của Tổng chưởng lý là không đúng sự thật.

    Còn Tổng công tố James cho rằng giao dịch của Continenza không đúng quy định.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia vay Nhật Bản gần 200 triệu USD để khắc phục hậu quả Covid-19

    Chính phủ Nhật Bản đã quyết định cung cấp khoản vay hơn 200 triệu USD cho Campuchia để thực hiện dự án hỗ trợ khẩn cấp ứng phó với đại dịch Covid-19.

    Hôm nay (12/1), tại Thủ đô Phnom Penh đã diễn ra lễ ký kết trao nhận khoản vay khoảng 185 triệu USD giữa đại diện chính phủ Campuchia và Nhật Bản trước sự chứng kiến của Thủ tướng Hun Sen. Theo Thủ tướng Hun Sen, khoản vay này sẽ được sử dụng thực hiện các chính sách ứng phó với các tác động về sức khỏe, xã hội và kinh tế do Covid-19 gây ra, đặc biệt là đối với người nghèo và các đối tượng xã hội dễ bị tổn thương như người già, phụ nữ và trẻ em.

    NÓNG: Trung Quốc nhập khẩu trái cây trở lại qua cửa khẩu Lào Cai - Anh hùng Campuchia qua đời - Ảnh 1.

    Hiện nay, Nhật Bản đang là một trong những nước hỗ trợ nhiều nhất cho Campuchia khắc phục hậu quả do Covid-19. Trong thời gian qua, Nhật Bản đã viện trợ vaccine phòng Covid-19, xe cứu thương, tủ đựng vaccine và các trang thiết bị y tế với tổng trị giá khoảng 60 triệu USD.

    Trong năm 2020, chính phủ Nhật Bản cũng đã cho Campuchia vay hơn 237 triệu USD để khắc phục khó khăn do đại dịch Covid-19.

    Do hậu quả của Covid-19, tỉ lệ hộ nghèo tại Campuchia đã tăng lên 17,8% do người dân Campuchia mất việc làm.

    Thủ tướng Campuchia từng tuyên bố, đại dịch Covid-19 đã khiến Campuchia thiệt hại khoảng 2,3 tỷ USD./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghiên cứu mới: Điều kiện để virus Corona mất 90% khả năng lây nhiễm trong không khí

    Virus Corona sẽ mất 90% khả năng lây nhiễm trong 20 phút trôi nổi trong không khí.

    NÓNG: Trung Quốc nhập khẩu trái cây trở lại qua cửa khẩu Lào Cai - Ảnh 1.

    Một phụ nữ tại điểm xét nghiệm COVID-19 ở New York (Mỹ) ngày 11/1. Ảnh: AP

    Tờ Guardian (Anh) cho biết kết luận trên được đúc kết từ công trình của Trung tâm nghiên cứu khí dung thuộc Đại học Bristol (Anh). Nghiên cứu này đã tái nhấn mạnh tầm quan trọng của sự lây lan COVID-19 trong phạm vi ngắn với giãn cách xã hội và đeo khẩu trang vẫn được coi là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn. Việc thông gió vẫn hữu dụng nhưng có ảnh hưởng ít hơn.

    Tiến sĩ Julian Tang tại Đại học Leicester (Anh) nhấn mạnh: "Khẩu trang rất hiệu quả, cũng như việc giãn cách xã hội. Cải thiện lưu thông không khí cũng hỗ trợ, đặc biệt nếu ở gần nguồn lây nhiễm".

    Giáo sư Jonathan Reid tại Đại học Bristol đánh giá: "Mọi người đã tập trung vào những không gian thông gió kém và nghĩ về sự lây truyền trong không khí qua nhiều mét hoặc xuyên qua căn phòng. Tôi không nói rằng điều đó không xảy ra, nhưng tôi nghĩ nguy cơ lớn nhất là khi bạn ở gần ai đó. Khi bạn di chuyển xa hơn, virus sẽ giảm khả năng lây nhiễm".

    Các nhà nghiên cứu Đại học Bristol đã phát triển một thiết bị cho phép họ tạo ra phần tử nhỏ chứa virus và nhẹ nhàng cho chúng bay giữa hai vòng điện trong khoảng thời gian từ 5 giây đến 20 phút, đồng thời kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ, độ ẩm và cường độ tia tử ngoại của môi trường xung quanh chúng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc nhập khẩu trái cây trở lại qua cửa khẩu Lào Cai

    Cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) và Kim Thành (Lào Cai) thông quan trở lại các mặt hàng trái cây, trong đó có thanh long từ hôm nay (12/1).

    Thông tin từ báo Lào Cai cho biết sáng 12/1, tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (TP. Lào Cai) nhộn nhịp hơn hẳn so với những ngày trước. Lượng phương tiện vận tải hàng hóa tập kết tại khu vực cửa khẩu khá nhiều, trong đó phần lớn là xe conteiner lạnh chở hoa quả tươi.

    Tính đến 10h sáng ngày 12/1, đã có gần 50 xe thanh long, xoài, mít đăng ký làm thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc.

    Trước đó, nhập khẩu trái cây tươi từ Việt Nam qua cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu đã bị tạm dừng từ giữa tháng 7 sau khi phía Vân Nam (Trung Quốc) phát hiện virus SAR-Cov-2 trên bao bì và thùng xe thanh long nhập khẩu từ Việt Nam.

    Việc này đã khiến quả thanh long, mặt hàng xuất khẩu chủ đạo qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, giảm tới 40% so với năm 2020.

    Đến nay, việc hoa quả tươi của Việt Nam được xuất khẩu trở lại là kết quả sau nhiều lần đàm phán, trao đổi giữa các cơ quan chức năng hai bên nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất, nhập khẩu trên biên giới.

    Hiện, cán bộ, nhân viên hải quan tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa. Trong đó mặt hàng hoa quả tươi (thanh long, xoài, mít…) sẽ được làm thủ tục xuất khẩu nhanh nhất, đảm bảo chất lượng hàng hóa cũng như công tác phòng, chống dịch của cả hai nước.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ tập trung chiến lược vào Trung Quốc: Chiến trường địa chính trị chính bị thay đổi

    Hiện nay các ưu tiên chiến lược của Mỹ đã bị đảo lộn trong cuộc cạnh tranh đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, TTXVN dẫn lời ông Minxin Pei, Giáo sư Khoa Chính trị thuộc trường Đại học Claremont McKenna (Mỹ) - thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ Marshall Đức của Mỹ nhận định. 

    Theo quan điểm được ông Pei đưa ra trong bài viết đăng tải trên trang web của Viện Chính sách Chiến lược Australia (aspistrategist.org.au) ngày 11/1, ngày nay, chiến lược an ninh của Mỹ đang bị chi phối bởi điều mà Washington coi là "mối đe dọa từ Trung Quốc".

    Đông Á đã trở thành chiến trường chính của cuộc cạnh tranh địa chính trị thế giới, thay thế châu Âu. Vì vậy, tác động an ninh từ sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ ngày càng trở nên rõ ràng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chú chuột “anh hùng” giúp rà phá bom mìn tại Campuchia qua đời

    Magawa, "chú chuột anh hùng" từng được trao huy chương vàng với chiến công phát hiện bom mìn chưa nổ tại Campuchia đã qua đời ở tuổi thứ 8, một tổ chức nhân đạo cho biết.

    APOPO – một tổ chức phi lợi nhuận chuyên đào tạo chuột đánh hơi bom mìn cho biết, chú chuột Magawa – thuộc giống chuột túi khổng lồ châu Phi đã phát hiện hơn 100 quả mìn và nhiều chất nổ khác trong thời gian thực hiện nhiệm vụ. Chú đã được tổ chức từ thiện chăm sóc động vật PDSA của Anh trao huy chương vàng vào năm 2020.

    WHO cảnh báo về mũi tiêm Covid tăng cường; Máy bay Mỹ đóng băng khi Triều Tiên phóng tên lửa - Ảnh 1.

    Chú chuột Magawa được phong danh hiệu anh hùng ngửi mìn. (Ảnh: APOPO)

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quốc tế tiếp tục phản ứng vụ phóng tên lửa của Triều Tiên

    Trung Quốc có "mặt trăng nhân tạo" đầu tiên trên thế giớiCộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng trước các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, theo dõi chặt chẽ diễn biến và kêu gọi nước này tránh các hành động có thể làm phức tạp khu vực và tác động xấu đến các nỗ lực đàm phán, đối thoại.

    WHO cảnh báo về mũi tiêm Covid tăng cường; Trung Quốc có mặt trăng nhân tạo đầu tiên trên thế giới - Ảnh 1.

    Các loại tên lửa đạn đạo được Triều Tiên phô diễn ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: KCNA.

    Tiếp theo sau các phản ứng của Hàn Quốc và Nhật Bản ngay sau vụ phóng sáng ngày hôm qua của Triều Tiên, Liên minh châu Âu cho rằng việc Triều Tiên tiếp tục theo đuổi các hệ thống vũ khí trái với các nghị quyết của Liên Hợp Quốc gây ra mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế. Điều này cũng đi ngược lại các nỗ lực quốc tế nhằm nối lại đối thoại và hành động để hỗ trợ người dân Triều Tiên. Liên minh châu Âu kêu gọi Triều Tiên tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và kiềm chế mọi hành động để tiếp tục các nỗ lực ngoại giao và đối thoại.

    Cùng quan điểm với các nước đồng minh, Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, đối thoại là giải pháp tốt và Mỹ bỏ ngỏ cơ hội ngoại giao với Triều Tiên.

    Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm chỉ trích của phương Tây, Nga và Trung Quốc đã thúc đẩy Liên Hợp Quốc nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên , dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu hải sản và dệt may đồng thời nâng hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu tinh chế. Nga và Trung Quốc đều cho rằng, Liên Hợp Quốc cần phải đóng vai trò xây dựng tích cực để duy trì hòa bình, ổn định.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Máy bay Mỹ đồng loạt dừng cất cánh khi Triều Tiên phóng tên lửa

    Lệnh dừng bay bất thường được gửi tới một số phi công trong một thời gian ngắn sau khi Bộ tư lệnh phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD) cảnh báo về việc Triều Tiên phóng tên lửa, một quan chức Mỹ cho biết ngày 11/1.

    WHO cảnh báo về mũi tiêm Covid tăng cường; Trung Quốc có mặt trăng nhân tạo đầu tiên trên thế giới - Ảnh 1.

    Hình ảnh tên lửa Triều Tiên được phóng hôm 5/1. (Ảnh: KCNA)

    Vị quan chức nói rằng yêu cầu đó không áp dụng trên cả nước mà chỉ do một cơ quan kiểm soát không lưu khu vực đưa ra.

    Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) cho biết lệnh dừng bay là để phòng ngừa. "Để đề phòng, FAA tạm dừng việc cất cánh từ một số sân bay dọc Bờ Tây vào tối 10/1. Hoạt động bình thường được khôi phục sau chưa đến 15 phút. FAA thường xuyên có các biện pháp phòng ngừa. Chúng tôi đang đánh giá lại quy trình sau việc tạm dừng bay vì những sự kiện như vậy", FAA cho biết.

    Ghi âm trong trạm kiểm soát không lưu của sân bay Burbank ở California ghi lại thông báo của nhân viên trạm kiểm soát nói với một chuyến bay: "Dừng tất cả các chuyến khởi hành tại tất cả các sân bay. Thông báo chúng tôi nhận được là chờ thông báo tiếp theo".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    4 đồng minh Mỹ tấp nập sang Bắc Kinh: Động thái có ý nghĩa đặc biệt

    Vào ngày 8/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết: Nhận lời mời của Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung QuốcVương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan , Ngoại trưởng Kuwait Sabah Khaled Al-Hamad Al-Sabah, Ngoại trưởng Oman Sayyid Badr Bin Hamad Bin Hamood An Busaidi, Ngoại trưởng Bahrain Abdullatif Bin Rashid Al Zayani và Tổng Thư ký Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh GCC Nayef bin Falah Al-Hajraf sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 10 đến 14/1.

    Đài truyền hình UAE vào ngày 9/1 đánh giá, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc gia tăng các ca nhiễm, việc Ngoại trưởng của bốn nước vùng Vịnh "tập trung" đến thăm mang ý nghĩa rất đặc biệt.

    Công bố 20 dấu hiệu nhiễm Omicron; Không được ăn thịt ở Trung Quốc! - Cảnh báo lạ của Đức - Ảnh 1.

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với Thái tử Saudi Arabia Salman tại Bắc Kinh vào tháng 2/2019. Ảnh: Reuters

    Chuyến thăm dự kiến diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ cũng đang tìm hiểu hợp tác năng lượng bất chấp căng thẳng giữa hai bên ngày càng gia tăng.

    Các nhà quan sát cho rằng đề xuất này đã thúc đẩy GCC tiếp cận Trung Quốc như một cách giúp cân bằng sự phụ thuộc quá mức của họ vào thị trường Mỹ.

    "Các nước GCC đã tích lũy được lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ bằng cách xuất khẩu dầu thô và khí đốt tự nhiên", Yin Gang, một chuyên gia về vấn đề Trung Đông của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết. "Họ đã làm ăn rất nhiều với người Mỹ nhưng giờ đây, họ coi đó là một bài toán và muốn tìm một con đường mới và một thị trường an toàn cho nguồn vốn của họ".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc có "mặt trăng nhân tạo" đầu tiên trên thế giới

    Trung Quốc đã xây dựng mặt trăng nhân tạo - một cơ sở nghiên cứu mô phỏng điều kiện trọng lực thấp trên trái đất, SCMP đưa tin.

    Theo các nhà khoa học liên quan tới dự án, cơ sở này có thể đem lại nghiên cứu giá trị cho các hoạt động thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc. Tọa lạc ở thành phố miền Đông Từ Châu, cơ sở mô phỏng dự kiến sẽ chính thức được ra mắt trong vài tháng tới.

    Nhà khoa học Li Ruilin thuộc Đại học Công nghệ - Mỏ Trung Quốc cho biết đây là cơ sở đầu tiên trên thế giới và nó sẽ đưa mô phỏng mặt trăng lên một tầm cao mới. 

    WHO cảnh báo về mũi tiêm Covid tăng cường; Trung Quốc có mặt trăng nhân tạo đầu tiên trên thế giới - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Internet vệ tinh toàn cầu bị chậm vì... mèo

    Các chảo vệ tinh Starlink của SpaceX hiện đang trở thành nạn nhân của mèo, báo Tuổi trẻ cho hay. 

    Những chú mèo bị thu hút bởi hơi ấm do chảo ăngten tỏa ra trong những ngày lạnh giá nên đã "chiếm lĩnh" và nằm gọn trong lòng chảo. Hành động này khiến tốc độ truyền Internet của vệ tinh chậm hẳn.

    Công bố 20 dấu hiệu nhiễm Omicron; Không được ăn thịt ở Trung Quốc! - Cảnh báo lạ của Đức - Ảnh 1.

    Chảo vệ tinh Starlink "thu hút" loài mèo - Ảnh: REUTERS

    Starlink có tính năng "tự làm nóng" trên đĩa ăngten để làm tan tuyết và đó có thể là yếu tố hấp dẫn mèo. 

    Theo The Guardian, nhiều người dùng internet vệ tinh đã than phiền rằng công ty của tỉ phú Musk đang cung cấp một dịch vụ khác, đó là sưởi ấm cho mèo.

    Đăng trên Twitter bức ảnh 5 chú mèo quây quần trong lòng chảo vệ tinh Starlink. khách hàng Aaron Taylor than thở rằng anh không thể xem nổi phim vì đường truyền Internet bị chậm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO: tiêm tăng cường vắc xin sẽ không giúp xóa sổ đại dịch

    Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng kêu gọi cập nhật các vắc xin hiện có và phát triển vắc xin mới để xóa sổ Covid-19, thay vì tiêm tăng cường như hiện nay, báo Thanh niên dẫn nguồn AFP đưa tin. 

    Công bố 20 dấu hiệu nhiễm Omicron; Không được ăn thịt ở Trung Quốc! - Cảnh báo lạ của Đức - Ảnh 1.

    Theo AFP, nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo rằng việc tiêm lặp lại các mũi tăng cường vắc xin Covid-19 hiện có không phải là chiến lược đem lại thành công khi thế giới đối phó các biến thể mới xuất hiện.

    Họ cho rằng cần có các vắc xin mới để tăng khả năng phòng ngừa trước nguy cơ lây nhiễm của những biến thể SARS-CoV-2.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc chống Covid-19 một cách gắt gao và khoa học thông qua chính sách zero “động”

    Ngược dòng với thế giới hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược không khoan nhượng với Covid-19 (zero Covid). Quốc gia này vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát gắt gao trên quy mô lớn.

    Trung Quốc, việc phát hiện các ca Covid-19 thường kích hoạt việc xét nghiệm axit nucleic diện rộng, có thể trên quy mô toàn thành phố, và việc này lặp lại cho đến khi dịch tại địa phương đó thuyên giảm.

    Không được ăn thịt ở Trung Quốc! - Cảnh báo lạ của Đức trước Olympic Bắc Kinh - Ảnh 1.

    Cảnh sát Trung Quốc gác một con phố bị phong tỏa ở thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Ảnh: Weibo.

    Như tại trường hợp mới nhất là thành phố Thiên Tân (hiện đang vật lộn với đợt bùng phát Omicron mới nhất), giới chức đã tổ chức xét nghiệm rầm rộ toàn thành phố vào ngày 9/1/2022 để xác định mức độ lây nhiễm trong vòng 48 tiếng đồng hồ.

    Theo một sắc lệnh quốc gia về xét nghiệm diện rộng được công bố vào tháng 9/2021, giới chức y tế địa phương Trung Quốc được yêu cầu xác định quy mô xét nghiệm của mình dựa trên cách thức lan truyền của một đợt bùng phát và các rủi ro từ đó.

    Các thành phố Trung Quốc có hơn 5 triệu dân được yêu cầu hoàn thành một vòng xét nghiệm trong vòng 3 ngày và có thể xin trung ương hỗ trợ nếu cần thiết. Các thành phố nhỏ hơn có 2 ngày để làm xong việc này.

    Jin Dong-Yan - một nhà virus học cũng tại Đại học Hong Kong, cho biết các thành phố Trung Quốc thường cần nhiều vòng xét nghiệm đại trà đi kèm với các lời kêu gọi người dân không rời khỏi nhà hoặc khu vực của mình, bởi vì bản thân việc xét nghiệm đó cũng có rủi ro làm lây nhiễm bệnh cho nhiều người.

    Jin đánh giá, Trung Quốc đại lục có diện tích và dân số lớn nên chi phí cho việc kiểm soát Covid-19 sẽ rất cao.

    Nhưng cái gì cũng có giá của nó. Nhờ vậy y tế công cộng của Trung Quốc được đảm bảo. "Khả năng xảy ra một đợt sóng thần Covid-19 ở đại lục Trung Quốc là rất nhỏ".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh công bố 20 dấu hiệu có thể nhiễm Omicron

    Mới đây Dịch vụ y tế quốc gia (NHS) Anh đã công bố 20 triệu chứng và dấu hiệu có thể cho thấy một người đã nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, TTXVN đưa tin. 

    Theo NHS, 20 triệu chứng và dấu hiệu bao gồm: Đau đầu, Xổ mũi, Mệt mỏi, Hắt xì hơi, Đau họng, Ho nhiều, Khản giọng, Lạnh hoặc rùng mình, Sốt, Chóng mặt, Rối loạn chức năng nhận thức, Giảm khả năng khứu giác, Đau mắt, Đau cơ bất thường, Chán ăn, Mất khứu giác, Đau tức ngực, Sưng huyết, Cảm thấy suy sụp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đức khuyến cáo vận động viên Olympic Bắc Kinh không ăn thịt ở Trung Quốc

    Mới đây, Cơ quan chống doping Đức (NADA) đã khuyến cáo các vận động viên (VĐV) nước này tránh ăn các món thịt ở Trung Quốc khi tham dự Olympic Bắc Kinh  do lo ngại vi phạm quy định doping, báo Tuổi trẻ dẫn nguồn AFP đưa tin. 

    Không ăn thịt ở Trung Quốc - Khuyến cáo đặc biệt của Đức trước thềm Olympic Bắc Kinh 2022 - Ảnh 1.

    Theo thông báo chính thức hôm 10/1, NADA cảnh báo VĐV tham dự Olympic Bắc Kinh về nguy cơ ăn phải clenbuterol, một loại thuốc tạo nạc được sử dụng để tăng trọng cho heo và bê trước khi đưa đến các lò giết mổ.

    "Các VĐV nên tránh ăn các món có thịt và hãy thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng để tìm nguồn thực phẩm thay thế phù hợp", AFP trích khuyến cáo của NADA cho hay.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại