Cập nhật lúc

Điều gì khiến số ca nhiễm mới tăng vọt ở Nga? - Cận cảnh hơn 1.5 triệu liều vaccine Covid-19 Mỹ tài trợ tới Sân bay Nội Bài;

Chỉ trong vòng 1 ngày, thế giới có hơn nửa triệu ca nhiễm COVID-19 mới.

Điều gì khiến số ca nhiễm mới tăng vọt ở Nga? - Cận cảnh hơn 1.5 triệu liều vaccine Covid-19 Mỹ tài trợ tới Sân bay Nội Bài;
19
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Nguyên nhân số ca mắc COVID-19 tại Nga vẫn ở mức cao

    Nước Nga hiện vẫn ghi nhận trên 20.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, mức khá cao nếu so các làn sóng COVID-19 trước đây. Đáng lo ngại là tỷ lệ số ca tử vong do COVID-19 tại Nga gần đây tăng mạnh so với các giai đoạn trước với gần 800 ca tử vong mỗi ngày.

    Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, một trong những nguyên nhân là do thời gian gần đây tại Nga diễn ra nhiều sự kiện tập trung đông người, như 7 trận đấu trong khuôn khổ Giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO 2020) hay sự kiện "Cánh buồm Đỏ" nhân tháng "Đêm trắng".

    Trong khi đó, người dân lơ là trong việc thực hiện các biện pháp y tế phòng dịch như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn phù hợp theo khuyến cáo. Không khó để bắt gặp nhiều người dân đi trên phố không đeo khẩu trang ở nơi công cộng tại thành phố St. Petersburg. Hiện thành phố này đã vượt qua tỉnh Moskva trở thành địa phương có số ca nhiễm SARS-CoV-2 tăng theo ngày cao thứ 2 nước Nga, chỉ sau thủ đô Moskva. St. Petersburg đã chứng kiến những ngày có số người tử vong do SARS-CoV-2 cao chưa từng thấy.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Toàn cảnh hơn 1.5 triệu liều vaccine Covid-19 do Mỹ tài trợ về Sân bay Quốc tế Nội Bài

    Chiều tối ngày 25/7/2021, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng đã dự lễ tiếp nhận lô vắc xin thứ hai gồm 1.500.100 liều trong số hơn 3.000.060 liều vắc xin lần này được phía Hoa Kỳ viện trợ thông qua cơ chế COVAX để sử dụng khẩn cấp cho chiến dịch tiêm chủng quốc gia phòng COVID-19. 

    Cận cảnh hơn 1.5 triệu liều vaccine Covid-19 Mỹ tài trợ tới Sân bay Nội Bài; Malaysia gánh kỷ lục đau thương mới - Ảnh 1.

    Đây là lô vắc xin trong số 80 triệu liều mà Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cam kết cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng trên toàn cầu. Tính đến nay, Hoa Kỳ đã viện trợ Việt Nam hơn 5 triệu liều vaccine Moderna trong tổng số 23 triệu liều dành cho 20 nước/vùng lãnh thổ châu Á.

    Cận cảnh hơn 1.5 triệu liều vaccine Covid-19 Mỹ tài trợ tới Sân bay Nội Bài; Malaysia gánh kỷ lục đau thương mới - Ảnh 2.

    Phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao đánh giá cao sự chia sẻ, giúp đỡ kịp thời và vô cùng ý nghĩa của phía Hoa Kỳ thông qua cơ chế COVAX đối với Việt Nam, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát mạnh và phức tạp tại một số tỉnh, thành ở Việt Nam và nguồn cung vắc xin toàn cầu tiếp tục khan hiếm trầm trọng. 

    Đồng thời, phía Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn các quốc gia và các tổ chức quốc tế tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, tăng cường chia sẻ vắc xin, trang thiết bị và thuốc để sớm kiểm soát đại dịch COVID-19, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.

    Cận cảnh hơn 1.5 triệu liều vaccine Covid-19 Mỹ tài trợ tới Sân bay Nội Bài; Malaysia gánh kỷ lục đau thương mới - Ảnh 3.
    Cận cảnh hơn 1.5 triệu liều vaccine Covid-19 Mỹ tài trợ tới Sân bay Nội Bài; Malaysia gánh kỷ lục đau thương mới - Ảnh 4.

    Đến nay, Việt Nam đã đón nhận hơn 11 triệu liều vaccine hỗ trợ từ các nước và các đối tác; trong đó có cơ chế COVAX./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày nhiễm Covid-19 cao kỷ lục mới ở Malaysia, thêm nhiều người chết ở Campuchia

    Số ca nhiễm Covid-19 trong ngày ở Malaysia tiếp tục lập mốc kỷ lục mới, trong khi tình hình dịch bệnh ở một số nước Đông Nam Á khác còn diễn biến phức tạp.

    Malaysia lại gánh kỷ lục đau thương mới; Rừng người gây choáng ở Pháp - Ảnh 1.

    Một nhân viên nghĩa trang nghỉ ngơi trên chiếc quan tài dành cho bệnh nhân Covid-19 tại nghĩa trang ở thị trấn Klang, Malaysia ngày 24.7 REUTERS

    Bộ Y tế Malaysia hôm nay 25.7 ghi nhận thêm 17.045 ca nhiễm Covid-19, vượt số ca nhiễm mới/ngày cao kỷ lục được công bố hôm qua là 15.902 ca, nâng tổng số ca nhiễm vượt cột mốc 1 triệu ca, theo báo The Star.

    Bộ Y tế Malaysia chưa công bố số ca Covid-19 tử vong mới. Hôm qua, nước này có thêm 184 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên hơn 7.900 ca.

    Cũng trong hôm nay, Bộ Y tế Campuchia ghi nhận thêm 29 người chết vì Covid-19 và 819 ca nhiễm, nâng tổng số ca tử vong và số ca nhiễm lên lần lượt 1.283 và 72.923, theo tờ Khmer Times.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàng trăm nghìn người Pháp biểu tình chống các quy định y tế mới

    Hơn 160.000 người đã xuống đường biểu tình tại nhiều thành phố lớn trên khắp nước Pháp để phản đối quy định mới của chính phủ Pháp về "giấy thông hành y tế" và việc tiêm vaccine bắt buộc với một số ngành nghề, vì cho rằng các quy định này vi phạm quyền tự do công dân.

    Rừng người gây choáng ở Pháp; Biến lớn sắp đổ xuống Thái Lan - Ảnh 1.

    Người biểu tình tại quảng trường Trocadero ở thủ đô Paris. Ảnh: Le Monde

    Những người biểu tình đã tụ tập trong nhiều giờ, hô vang các khẩu hiệu và giương cao biểu ngữ chống quy định về "giấy thông hành y tế" do chính phủ Pháp mới ban hành, đồng thời chỉ trích các hành động gần đây của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là ngày càng có xu hướng độc đoán.

    Theo quy định mới được chính phủ Pháp đưa ra và sắp được Quốc hội Pháp phê chuẩn thành luật, từ ngày 21/7 vừa qua người dân Pháp phải xuất trình "giấy thông hành y tế" mới được phép tham dự các sự kiện có trên 50 người hoặc được phép vào thăm các cơ sở văn hóa.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc Covid-19 mới tại Thái Lan có thể tăng gấp 3 lần

    Cục Kiểm soát dịch bệnh Thái Lan cho biết, dù nước này đang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, nhưng số ca mới mắc Covid-19 vẫn có xu hướng tăng lên gấp đôi thậm chí gấp ba lần mỗi tuần.

    Ông Taweesap Siraprapasiri, một quan chức cấp cao của Cục Kiểm soát dịch bệnh Thái Lan cho biết, số ca mới mắc Covid-19 tại thủ đô Bangkok vẫn ở mức cao song đã có dấu hiệu chững lại. Điều này cho thấy các biện pháp kiểm soát dịch bệnh đang có hiệu quả.

    Tuy nhiên, số ca bệnh ở những tỉnh khác lại tăng mạnh, nhất là tại các tỉnh không nằm trong khu vực bị phong toả. Điều này dẫn tới số ca Covid-19 mới tại Thái Lan vẫn ở mức rất cao.

    Thái Lan sắp gặp biến lớn; ĐS Hà Kim Ngọc tiết lộ kế hoạch viện trợ vaccine Covid-19 của Mỹ cho Việt Nam - Ảnh 1.

    Số ca mắc Covid-19 mới tại Thái Lan có thể tăng gấp 3 lần. Ảnh: Reuters

    Trong những ngày vừa qua, Thái Lan liên tục ghi nhận các kỷ lục về số ca mắc mới. Ngày 25/7, Thái Lan ghi nhận 15.335 ca mắc và 129 trường hợp tử vong do Covid-19. Cũng theo tiến sỹ Taweesap, số ca tử vong trung bình mỗi ngày đã tăng từ mức dưới 50 lên hơn 100 ca.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại sứ Hà Kim Ngọc: Mỹ đang xem xét hỗ trợ thêm vaccine cho Việt Nam

    "Trước diễn biến phức tạp của tình hình Covid-19 tại Việt Nam, chính phủ Mỹ quyết định tiếp tục viện trợ cho Việt Nam thêm hơn 3 triệu liều vaccine Moderna. Lô vaccine thứ 2 này vừa được chuyển tới Việt Nam vào ngày 24/7", Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc trả lời báo chí về tình hình vận động nguồn cung vaccine và thiết bị y tế.

    Cụ thể, trong hơn 3 triệu liều vaccine Moderna do chính phủ Mỹ hỗ trợ thông qua Cơ chế COVAX nói trên, 1.499.960 liều đã được chuyển đến TP.HCM vào ngày 24/7, và 1.500.100 liều sẽ đến Hà Nội vào 25/7.

    Theo thông tin từ Đại sứ Ngọc, cho đến nay, Mỹ đã viện trợ Việt Nam 5 triệu liều vaccine trên tổng số 23 triệu liều dành cho 20 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á.

    "Phía Mỹ cũng cho biết đang xem xét viện trợ thêm nữa cho Việt Nam thời gian tới. Đây là sự chia sẻ, giúp đỡ kịp thời và ý nghĩa đối với Việt Nam", ông Ngọc nói thêm.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://zingnews.vn/dai-su-ha-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỗi ngày 60.000 ca COVID-19 mới, chính quyền Mỹ 'mệt mỏi' vì dịch bệnh dai dẳng

    Việc ngày càng có nhiều ca mắc COVID-19 biến thể Delta ở Mỹ - quốc gia vốn có tỉ lệ tiêm chủng cao - dường như nằm ngoài sự tính toán của Nhà Trắng.

    Sau nhiều tháng thuyên giảm, tình hình dịch COVID-19 ở Mỹ đã bắt đầu căng thẳng trở lại khi nước này liên tục ghi nhận 60.000 ca mắc mới mỗi ngày. Hàng thông tấn Tass của Nga dự đoán Mỹ đang bắt đầu bước vào làn sóng dịch thứ tư.

    Trong bối cảnh đó, tờ Washington Post dẫn nguồn giấu tên cho biết sự gia tăng nhanh chóng số ca mắc COVID-19 mới ở Mỹ đã khiến chính quyền Tổng thống Joe Biden mệt mỏi.

    Vì phải tập trung nhiều nguồn lực để đối phó dịch bệnh, chính quyền Mỹ đã phải giảm bớt sự ưu tiên dành cho các sáng kiến cơ sở hạ tầng của ông Biden, vấn đề quyền bỏ phiếu, đại tu chính sách, kiểm soát súng và nhập cư.

    Trước đó, Nhà Trắng hy vọng khi đại dịch thuyên giảm, chính quyền Mỹ có thể tập trung vào các kế hoạch khác. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể Delta đã khiến hy vọng của Nhà Trắng tan thành mây khói.

    Theo nguồn tin của tờ Washington Post, chính quyền Mỹ đã chuẩn bị cho kịch bản sẽ tiếp tục xuất hiện các đợt bùng phát dịch mới. Nhưng việc số ca mắc mới lên tới hàng chục nghìn ca/ngày được cho là nằm ngoài tính toán của Nhà Trắng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kỷ lục buồn của Thái Lan

    Thái Lan ngày hôm nay (25/7) ghi nhận thêm 15.335 ca nhiễm COVID-19 mới - một kỷ lục mới về số ca nhiễm được ghi nhận theo ngày, nâng tổng số ca bệnh của cả nước lên 497.302 người.

    Quốc gia Đông Nam Á này cũng xác nhận thêm 129 ca tử vong mới do COVID-19, nâng tổng số nạn nhân thiệt mạng do dịch bệnh lên 4.059 người.

    Hôm 23/7, Bangkok đã đóng cửa các công viên và một số địa điểm công cộng còn lại.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore chưa sẵn sàng “sống chung” với COVID-19

    Đảo quốc sư tử đã áp dụng trở lại các biện pháp tương tự như đóng cửa chỉ vài tuần sau khi tuyên bố COVID-19 sẽ được coi là một bệnh dịch có thể kiểm soát được và họ sẽ "sống chung" với virus.

    Mỹ mệt moir - Ảnh 1.

    Du khách đi bộ qua Merlion tại Vịnh Marina vào ngày 18/7/2021, một ngày trước khi Singapore siết chặt lại các hạn chế phòng dịch. Ảnh: AFP

    Những khu chợ dân sinh, trung tâm mua bán, quán cà phê ở Singapore lại trở nên yên tĩnh sau khi các quy định hạn chế chặt chẽ hơn nhằm phòng dịch COVID-19 được khôi phục hôm 22/7, trong bối cảnh tỉ lệ các ca lây nhiễm cộng đồng cao nhất trong 11 tháng. Diễn biến này được các cơ quan y tế Singapore cho là "một bước lùi lớn" cho các kế hoạch mở cửa lại đất nước.

    Chưa phải lúc để mạo hiểm

    Mặc dù đã đạt được những bước tiến trong chiến dịch vaccine với tỉ lệ tiêm chủng cao nhất trong khu vực, nhưng mối đe dọa lây nhiễm biến thể Delta đã khiến Singapore phải áp dụng lại các hạn chế từ tháng 5 và tháng 6, cấm ăn uống tại nhà hàng, đóng cửa các địa điểm trong nhà như phòng tập thể dục và hạn chế tụ tập từ hai người trở nên ở nơi công cộng.

    Bộ trưởng Bộ Y tế Singapore Ong Ye Kung hôm 21/7 cho rằng cần phải có những biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn để ngăn chặn "sự gia tăng không thể kiểm soát các ca nhiễm, có thể dẫn đến nhiều ca bệnh nặng, thậm chí tử vong" ở những người cao tuổi không được tiêm chủng. Ông Ong nói rằng hơn 200.000 cư dân Singapore trên 60 tuổi vẫn chưa được chủng ngừa COVID-19.

    Mỹ mệt moir - Ảnh 2.

    Người dân chờ bên ngoài phòng khám để tiêm vaccine COVID-19 ngày 24/6/2021 ở Singapore. Ảnh: AFP


     Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt 'cơn đau đầu' mới

    "Tôi đã nhìn thấy những người đàn ông khóc", thuyền trưởng Tejinder Singh, chưa đặt chân lên đất liền trong hơn 7 tháng qua, chia sẻ. Ông không chắc tới khi nào mới có thể trở về nhà.

    "Chúng tôi bị quên lãng và không được trân trọng", ông chia sẻ về hoàn cảnh của hàng nghìn thủy thủ giống như ông, bị "mắc kẹt" trên biển trong khi biến chủng Delta đang hoành hành tại nhiều quốc gia. "Mọi người đâu có biết bằng cách nào các kệ hàng trong những siêu thị mà họ hay đi mua sắm được lấp đầy".

    Singh và phần lớn thủy thủ đoàn trên tàu đã có một cuộc phiêu lưu vòng quanh thế giới: xuất phát từ Ấn Độ để tới Mỹ, sau đó quay lại Trung Quốc, nơi họ phải chờ đợi hàng tháng bên ngoài những cảng biển tắc nghẽn trước khi có thể bốc dỡ được hàng hóa. Bài phỏng vấn này được thực hiện khi ông đang lênh đênh trên Thái Bình Dương, trên đường đến Australia.

    Họ chỉ là phần nhỏ trong tổng số khoảng 100.000 thủy thủ đang "mắc kẹt" trên biển trong khoảng thời gian phổ biến từ 3 tới 9 tháng, theo Phòng vận tải biển Quốc tế (ICS). Nhiều người trong số họ thậm chí còn chưa một lần đặt chân lên đất liền trong suốt quãng thời gian đó. Khoảng 100.000 thủy thủ khác cũng đang bị mắc kẹt trên đất liền bởi không thể thực hiện công việc trên tàu chở hàng - kế sinh nhai từ trước tới giờ của họ.

    Biến chủng Delta đang càn quét nhiều quốc gia tại châu Á - quê hương của khoảng 1,7 triệu thủy thủ chuyên chở hàng hóa toàn cầu. Dịch bệnh khiến cho nhiều quốc gia hạn chế thủy thủ nước ngoài đặt chân lên đất liền, ngay cả khi những thủy thủ đó cần hỗ trợ y tế. Chỉ khoảng 2,5% tổng số thủy thủ đoàn, hay 1 trên 40 người, được tiêm vaccine Covid-19.

    Liên Hợp Quốc mô tả tình trạng này là thảm họa nhân đạo trên biển, cho biết các quốc gia nên coi thủy thủ là công việc mang tính thiết yếu. Với 90% lượng hàng hóa thương mại toàn cầu được chuyên chở trên tàu, cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng này chính là mối đe dọa đối với các chuỗi cung ứng có vai trò rất quan trọng, từ dầu mỏ, kim loại cho tới thực phẩm và đồ điện tử.

    Signh, đến từ một bang miền bắc Ấn Độ, không hy vọng có thể sớm được lên bờ. Chuyến đi gần nhất trước đó của ông kéo dài 11 tháng. Ông cho biết thủy thủ đoàn của mình, chủ yếu là người Ấn Độ và Philippines, đang phải sống trong những căn phòng chật hẹp, có chiều dài - rộng tương ứng 4,5 m - 1,8 m.

    "Lênh đênh trên biển trong thời gian dài là trải nghiệm không mấy dễ chịu", ông chia sẻ. Ông cho biết bản thân đã nghe nhiều nguồn tin về việc các thủy thủ tự sát trên tàu của chính họ.

    "Câu hỏi khó trả lời nhất đó là khi lũ trẻ hỏi 'bố, khi nào bố trở về nhà?'", ông nói trong lúc cầm lái con tàu chở đầy than.

    Ấn Độ và Philippines, đều phải trải qua những làn sóng dịch bệnh Covid-19 kinh hoàng, đóng góp tới 1/3 tổng số lực lượng thủy thủ vận chuyển hàng thương mại toàn cầu, theo Guy Platten, tổng thư ký của ICS, cơ quan đại diện cho hơn 80% đội tàu thương mại trên toàn thế giới.

    "Chúng tôi thực sự quan ngại về khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng liên quan tới quá trình luân chuyển thủy thủ trên mỗi con tàu với quy mô toàn cầu lần thứ 2", ông chia sẻ với Reuters đồng thời hồi tưởng về quãng thời gian khoảng 200.000 thủy thủ trên toàn cầu phải ở trên tàu trong suốt nhiều tháng liền.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể Delta mới chỉ bắt đầu làn sóng lây nhiễm mới ở châu Âu

    Theo báo cáo hàng tuần mới nhất của ​​Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC), trong tuần này (kết thúc hôm 24/7), tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 được ghi nhận ở Liên minh châu Âu (EU) và Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) là 89,6 trường hợp trên 100.000 cư dân. Trong tuần trước, con số là 51,6.

    Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu cho rằng, con số này có thể sẽ còn tồi tệ hơn nhiều trước khi có chuyển biến tốt. Mô hình của Cơ quan y tế châu Âu dự đoán con số này sẽ tăng lên 622,9 trên 100.000 người vào cuối tháng này. Các mô hình Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu dự đoán rằng vào cuối tháng 8, biến thể Delta chiếm 90% trường hợp mắc Covid-19 trên lục địa này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc cung cấp vaccine cho nhóm vũ trang thiểu số Myanmar?

    Hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn của tổ chức vũ trang thiểu số Quân đội độc lập Kachin (KIA) Col Naw Bu, Trung Quốc mới đây đã cung cấp hơn 10.000 liều vaccine cho nhóm này.

    Được biết, KIA có địa bàn hoạt động gần biên giá phía Nam của Trung Quốc. Thông tin trên đã được ông Col Naw Bu tiết lộ với AFP hôm 24/7.

    Myanmar hiện đang phải đương đầu với khủng hoảng kép sau khi quân đội lên nắm quyền vào tháng 2 và đại dịch COVID-19 tái bùng phát khi đất nước này đang hỗn loạn.

    Theo người phát ngôn của KIA, nhóm này đã nhận được hơn 10.000 liều vaccine từ chính quyền tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

    "KIA đã đề nghị Trung Quốc giúp đỡ về vaccine và được họ đáp lại", ông Col Naw Bu cho biết nhưng không nói rõ họ đã nhận được loại vaccine nào và thời điểm lô vaccine đầu tiên được chuyển đến.

    Ông Col Naw Bu cũng tiết lộ thêm rằng nhóm này đã mua một số liều vaccine, và số còn lại được phía Trung Quốc tặng. Tuy nhiên ông không tiết lộ số lượng liều vaccine mua/tặng cụ thể.

    Đọc toàn bộ nội dung bài viết tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Italy: Hàng ngàn người tham gia biểu tình phản đối "thẻ xanh" COVID-19

    Mỹ mệt moir - Ảnh 1.

    Biểu tình ở Italy. Ảnh: EPA-EFE

    Hôm 24/7 (giờ địa phương), hàng ngàn người dân Italy đã xuống đường biểu tình tại các thành phố trên khắp đất nước để phản đối các lệnh hạn chế đối với những người chưa tiêm vaccine, trong bối cảnh Rome đang cố gắng làm chậm sự gia tăng của dịch COVID-19.

    Theo AFP, hầu hết những người biểu tình đều không đeo mặt nạ.

    Trước đó, EU đã thông báo về việc áp dụng "thẻ xanh" (Green Pass) như một phần mở rộng của hộ chiếu COVID-19. "Thẻ xanh" sẽ là yêu cầu bắt buộc từ ngày 6/8 đối với những người muốn đến rạp chiếu phim, bảo tàng, bể bơi trong nhà, sân vận động hoặc nhà hàng.

    "Thẻ xanh" sẽ đóng vai trò là bằng chứng cho những người từng nhiễm COVID-19 hoặc đã được tiêm phòng, hoặc đã có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì sao Trung Quốc cân nhắc cho người dân tiêm mũi vaccine thứ 2 bằng "vaccine phương Tây"?

    Trung Quốc được cho là đang cân nhắc sử dụng vaccine "ngoại" như mũi tiêm nhắc lại cho những người đã tiêm đầy đủ vaccine do nước này sản xuất như Sinovac và Sinopharm.

    Theo Caixin, một tạp chí tài chính có uy tín của Trung Quốc, các cơ quan quản lý dược phẩm của nước này đã hoàn thành đánh giá cấp chuyên gia về vaccine dùng tiêm nhắc lại do Công ty Dược phẩm Fosun Thượng Hải (Fosun Pharma) của Trung Quốc và công ty BioNTech của Đức cùng phát triển dựa trên công nghệ mRNA. Vaccine Covid-19 dùng tiêm nhắc lại Fosun-BioNTech hiện đang trong giai đoạn xem xét để cấp phép.

    Tin tức được công bố vài ngày sau khi Thái Lan và Indonesia tuyên bố họ sẽ chuyển từ vaccine do Trung Quốc sản xuất sang vaccine của phương Tây.

    Tín hiệu tích cực từ Trung Quốc?

    Jason Li, một cộng sự nghiên cứu của Chương trình Đông Á thuộc Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington, viết trong email gửi tới VOA Mandarin: 

    "Động thái của Trung Quốc [cân nhắc mũi tiêm nhắc lại với vaccine Pfizer] có thể là một dấu hiệu tích cực trong bối cảnh gia tăng những lo ngại về tính thiếu hiệu quả của cuộc cạnh tranh 'ngoại giao vaccine' - ít nhất là từ phía Trung Quốc" và cũng có thể được hiểu rằng "các nhà chức trách Trung Quốc đang đặt sức khỏe cộng đồng lên trên chính trị."

    Ngày 2/6, Wang Wenbin, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết trong một cuộc họp báo rằng Trung Quốc đã cung cấp "hơn 350 triệu liều vaccine cho cộng đồng quốc tế, bao gồm hỗ trợ vaccine cho hơn 80 quốc gia và xuất khẩu vaccine sang hơn hơn 40 quốc gia."

    Trung Quốc đã cung cấp vaccine bằng cách tặng hoặc bán cho 102 quốc gia ở châu Phi, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu và châu Mỹ Latinh, theo dữ liệu theo dõi vaccine được xuất bản bởi BridgeBeijing.com, một nhóm vận động y tế toàn cầu liên kết với nhóm Global Health Strategies có trụ sở tại New York. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, 38 quốc gia đã nhận vaccine của Trung Quốc; ở châu Mỹ Latinh là 19 quốc gia; và ở châu Phi là 35 quốc gia. Nhưng các quốc gia châu Phi nhận được số lượng vaccine ít nhất.

    Mỹ mệt moir - Ảnh 2.

    Israel bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ em 12-15 tuổi từ tháng 5/2021. Ảnh: AP

    Chuyên gia về Trung Quốc Ian Chong tại Đại học Quốc gia Singapore nói với BBC rằng việc Bắc Kinh thúc đẩy bán hoặc tặng vaccine trên toàn thế giới là "một nỗ lực nhằm kết thúc câu chuyện rằng các ca nhiễm được phát hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán, và nhằm chứng tỏ rằng [Trung Quốc là] một cường quốc khoa học."

    Các chuyên gia y tế dự báo rằng những quốc gia này cũng sẽ cần tiêm vaccine nhắc lại nếu kế hoạch của Trung Quốc tiến triển...

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Brazil "liều mình" mở cửa trở lại giữa nỗi lo về biến thể Delta

    Khi số ca tử vong do COVID-19 bắt đầu giảm ở Brazil, các thống đốc bang đã lạc quan trở lại và bắt đầu rút lại các lệnh hạn chế - người hâm mộ bóng đá bắt đầu quay trở lại các sân vận động, và thị trưởng Rio de Janeiro tuyên bố tổ chức bữa tiệc mừng Năm mới nổi tiếng của thành phố này.

    Nhưng, trước những dấu hiệu phục hồi này, một câu hỏi đặt ra: Điều gì sẽ xảy ra khi biến thể Delta của COVID-19 lây lan tại quốc gia hầu như không được tiêm chủng này? Tính đến thời điểm hiện tại, Brazil là quốc gia có số người tử vong do COVID-19 cao thứ hai thế giới với 547.000 ca tử vong.

    Mỹ mệt moir - Ảnh 1.

    Ảnh: AP

    Biến thể Delta đang khiến số ca mắc và tử vong do COVID-19 gia tăng trên toàn cầu sau một thời gian con số này có chiều hướng giảm. Các quốc gia đang nỗ lực tiêm chủng cho người dân, và Brazil cũng nên làm điều đó.

    Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại rằng Brazil khó có thể đẩy mạnh tiêm chủng kịp thời trước sự lây lan của biến thể COVID-19.

    Giáo sư sức khỏe cộng đồng Gonzalo Vecina từ Đại học Sao Paulo, cho biết: "Sẽ có một làn sóng mới. Chúng ta đang mở cửa quá nhanh".

    Bộ Y tế Brazil đã thống kê được 140 trường hợp mắc biến thể Delta hôm 23/7 - bao gồm 3 bang đông dân nhất - và 12 ca tử vong.

    Các nhà phân tích nói rằng những con số này là quá thấp do thiếu xét nghiệm và giải trình tự gen.

    Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro từ lâu đã phản đối các biện pháp hạn chế và thường nói rằng việc lây nhiễm là không thể tránh khỏi.

    Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Marcelo Queiroga thừa nhận rằng đẩy mạnh tiêm chủng là cách tốt nhất để ngăn chặn biến thể Delta, nhưng ông khẳng định rằng Brazil phải tiếp tục các hoạt động kinh tế của mình.

    "Chúng tôi có sẵn giường bệnh và chúng tôi sẽ sống chung với đại dịch này cho đến khi chúng tôi có thể kiểm soát được nó một cách dứt điểm", ông Queiroga nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giãn cách hai mũi vaccine COVID của Pfizer giúp tăng kháng thể

    Nghiên cứu có tên Pitch của các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra khoảng cách dài hơn giữa các liều vaccine Pfizer được tiêm sẽ dẫn đến mức kháng thể tổng thể cao hơn ở người được tiêm so với khoảng cách ngắn hơn, nhưng mức độ kháng thể không duy trì được lâu sau liều đầu tiên.

    Nghiên cứu do Đại học Oxford dẫn đầu có thể giúp cung cấp thông tin về các chiến lược tiêm chủng chống lại biến thể Delta, loại biến thể lây lan nhanh đang càn quét khắp thế giới, được cho là làm giảm hiệu quả của liều vaccine đầu tiên, mặc dù cả hai liều vẫn có tác dụng bảo vệ. Tác giả nghiên cứu cho rằng khoảng cách 8 tuần giữa hai mũi vaccine Pfizer mà Anh đang áp dụng đem lại hiệu quả tốt trước biến thể Delta.

    "Những gì chúng tôi phát hiện, tính trung bình, là nếu bạn để khoảng cách thời gian gần hơn giữa hai liều vaccine, bạn có lượng kháng thể thấp hơn", Susanna Dunachie, Giáo sư về Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Oxford và là trưởng nhóm điều tra của nghiên cứu nói trên, phát biểu với tờ Al Jazeera.

    Tuy vậy Giáo sư Dunachie vẫn khẳng định "hai liều vaccine Pfizer làm rất tốt trong việc tạo ra các phản ứng miễn dịch, và nếu bạn đã tiêm vaccine Pfizer với khoảng cách thời gian ngắn, đừng lo lắng, đó là một loại vaccine tuyệt vời".

    Các tác giả nhấn mạnh rằng cả hai biện pháp về khoảng cách mũi tiêm đều tạo ra phản ứng kháng thể và tế bào T mạnh mẽ, trong nghiên cứu tiến hành trên 503 nhân viên y tế.

    Họ cho biết: "Với khoảng cách dài hơn giữa hai liều, nồng độ kháng thể trung hòa chống lại biến thể Delta được tạo ra kém hơn sau liều đầu tiên và không được duy trì trong khoảng thời gian trước liều thứ hai".

    Tuy nhiên, "sau hai liều vaccine, nồng độ kháng thể trung hòa cao gấp đôi với khoảng thời gian dài hơn giữa hai mũi tiêm, so với thời gian ngắn hơn."

    Các kháng thể trung hòa được cho là đóng một vai trò quan trọng trong khả năng miễn dịch chống lại COVID-19, nhưng không phải là toàn bộ bức tranh bởi các tế bào T cũng đóng vai trò.

    Nghiên cứu nói trên cho thấy lượng tế bào T tổng thể thấp hơn 1,6 lần với khoảng cách tiêm dài so với khoảng thời gian tiêm ngắn 3-4 tuần, nhưng tỷ lệ tế bào T "trợ giúp", vốn hỗ trợ trí nhớ miễn dịch dài hạn, lại cao hơn khi hai mũi tiêm có khoảng cách dài.

    Ông Peter English, cựu Chủ tịch Hiệp hội Y tế Anh (BMA), cho biết: "Trong khi chúng ta có xu hướng nhấn mạnh các kháng thể vô hiệu hóa như một thước đo phản ứng miễn dịch… thì miễn dịch tế bào, khó đo hơn, cũng có vai trò rất quan trọng".

    Đông Nam Á nhận tin vui từ AstraZeneca; Olympic Tokyo lần đầu tiên có trận đấu bị hủy vì cầu thủ nhiễm COVID-19 - Ảnh 2.

    Nghiên cứu mới có thể giúp cung cấp thông tin về các chiến lược tiêm chủng chống lại biến thể Delta. Ảnh: Reuters

    Các phát hiện nói trên của trường Đại học Oxford ủng hộ quan điểm rằng, mặc dù liều thứ hai là cần thiết để cung cấp sự bảo vệ đầy đủ chống lại biến thể Delta, việc trì hoãn liều thứ hai cũng có thể cung cấp khả năng miễn dịch lâu bền hơn, ngay cả khi nó khiến ta phải trả giá ở khía cạnh bảo vệ trong ngắn hạn.

    Giáo sư Dunachie cho biết: "Chúng tôi nhận thấy rằng chiến lược của Anh – với khoảng cách hai liều tiêm dài hơn, vốn dựa trên kiến thức về vaccine phòng các bệnh khác - và việc khoảng cách tiêm xa hơn thường tốt hơn, cũng như là một cách để nhanh chóng đưa vaccine đến nhiều người nhất có thể, thực sự đưa đến lượng kháng thể cao hơn".

    Tháng 12/2020, Chính phủ Anh đã kéo dài khoảng cách giữa các liều vaccine lên 12 tuần, mặc dù nhà sản xuất Pfizer cảnh báo rằng không có bằng chứng nào chứng minh cho việc nới dài khoảng cách lên trên 3 tuần.London hiện khuyến nghị khoảng cách giữa các liều vaccine là 8 tuần để giúp nhiều người có khả năng bảo vệ chống lại biến thể Delta nhanh hơn, trong khi vẫn tối đa hóa các phản ứng miễn dịch trong thời gian dài hơn.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    AstraZeneca nỗ lực đẩy mạnh nguồn cung vaccine cho Đông Nam Á

    Ngày 24/7, Giám đốc điều hành hãng dược AstraZeneca Plc (Anh) chi nhánh Thái Lan James Teague thông báo đang tìm kiếm chuỗi cung ứng toàn cầu của mình để tăng cường các nguồn cung vaccine COVID-19 cho Thái Lan và khu vực Đông Nam Á, trong bối cảnh xuất hiện thông tin đồn đoán về sự thiếu hụt sản lượng ở địa phương.

    Đông Nam Á nhận tin vui từ AstraZeneca; Olympic Tokyo lần đầu tiên có trận đấu bị hủy vì cầu thủ nhiễm  - Ảnh 1.

    Vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca. Ảnh: PAP/TTXVN

    Thông báo trên được đưa ra sau khi các bức thư bị rò rỉ vào tuần trước cho thấy AstraZeneca Plc đã đề nghị cung cấp 5-6 triệu liều vaccine mỗi tháng cho Thái Lan, trái ngược với khẳng định của giới chức Thái Lan rằng chính phủ có thể tiếp nhận 10 triệu liều một tháng và 61 triệu liều vào cuối năm 2021.

    Ông Teague nêu rõ AstraZeneca đang rà soát hơn 20 chuỗi cung ứng trong mạng lưới sản xuất trên toàn thế giới của mình để tìm kiếm vaccine bổ sung cho khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Thái Lan. Ông còn hy vọng hãng này sẽ nhập nhiều lô vaccine bổ sung trong những tháng tới. Theo ông, đến nay AstraZeneca đã giao 9 triệu liều vaccine cho Thái Lan và sẽ cung cấp thêm 2,3 triệu vào tuần tới.

    Dữ liệu của Chính phủ Thái Lan cho thấy, hiện nước này mới thực hiện tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 cho 5,56% trong hơn 66 triệu dân số nước này, trong khi 18,62% dân số đã tiêm ít nhất một mũi.

    AstraZeneca trước đó cho biết số lượng vaccine cung cấp cho Thái Lan và khu vực Đông Nam Á sẽ đến từ một nhà máy của đối tác Thái Lan Siam Bioscience, thuộc sở hữu của Nhà vua Thái Lan.

    Hiện Siam Bioscience chưa đưa ra bình luận gì về thông tin thiếu sản lượng vaccine và thời gian chuyển giao.

    Siam Bioscience đang đối mặt áp lực càng gia tăng khi Chính phủ Thái Lan cân nhắc hạn chế xuất khẩu vaccine để tăng nguồn cung trong nước trong bối cảnh một số quốc gia láng giềng đang ứng phó với dịch COVID-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hết ngày 24/7: Thế giới ghi nhận 194,2 triệu ca mắc, trên 4,1 triệu ca tử vong do COVID-19

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h ngày 24/7, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 194.212.455 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 sau khi có thêm 574.194 ca nhiễm mới trong ngày, trong đó có trên 4,1 triệu ca tử vong.

    Số người bình phục hiện là 176.284.317, ngoài ra còn 82.858 người đang trong tình trạng nguy kịch. Mỹ là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất thế giới, với số ca nhiễm và tử vong đều cao nhất (35.283.075 ca và 626.658 ca). Brazil có số ca tử vong cao thứ hai (548.420 ca) nhưng Ấn Độ có số ca nhiễm cao thứ hai sau Mỹ, hiện là 31.332.159 ca. Xét theo khu vực, châu Âu ghi nhận nhiều ca tử vong nhất thế giới (1.125.748 ca), tiếp đến là Nam Mỹ với hơn 1 triệu ca, Bắc Mỹ là 933.617 ca và châu Á là 865.718 ca. Tuy nhiên, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất, hiện đã lên tới 60.202.461 ca.

    Mỹ mệt moir - Ảnh 1.

    Người dân được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 tại Sao Paulo, Brazil. Ảnh: AFP/TTXVN

    Tại Đông Nam Á, Malaysia ghi nhận số ca nhiễm mới cao chưa từng thấy trong 24h với 15.902 ca mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 996.393 kể từ đầu dịch. Trong khi đó, tại Indonesia, đảo Bali đã rơi vào tình trạng cạn kiệt khí ôxy cho bệnh nhân COVID-19 do số ca nhiễm tăng mạnh. Người đứng đầu cơ quan y tế Bali, ông Ketut Suarjaya cho biết: "Đây thực sự là một cuộc khủng hoảng khí ôxy tại Bali". Bali cần 113.3 tấn ôxy trong khi các bệnh viện chỉ có 40,5 tấn. Tình trạng thiếu khí ôxy cũng đang xảy ra tại Java.

    Chính phủ Indonesia đã bắt đầu nhập khẩu ôxy từ các nước như Mỹ và Trung Quốc. Tại Campuchia, chính quyền thủ đô của Phnom Penh đã quyết định kéo dài lệnh tạm dừng hoạt động thêm 14 ngày đối với các hoạt động có rủi ro lây nhiễm dịch ở mức cao. Trong văn bản vừa ban hành, chính quyền Phnom Penh cho biết vì yêu cầu khẩn cấp phòng chống dịch COVID-19 lây lan nên từ 0h ngày 24/7 đến ngày 6/8, các trường học tiếp tục đóng cửa; quán karaoke, massage, sàn nhảy, vườn bia, sòng bạc, khu nghỉ dưỡng, bảo tàng, công viên giải trí, rạp chiếu phim, nhà hát, phòng gym và trung tâm thể thao vẫn phải tạm ngừng hoạt động.

    Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc mới tại Campuchia vẫn tăng mỗi ngày hơn 800 ca trong vài tuần trở lại đây và thủ đô Phnom Penh liên tục cảnh báo dịch tại nhiều ngôi chùa và các cơ sở dịch vụ, nhà hàng dù đa số người dân ở đây đã tiêm phòng COVID-19. Cùng ngày, Bộ Y tế Lào cho biết nước này ghi nhận 278 ca mắc mới đều là người nhập cảnh được cách ly ngay. Như vậy, số ca nhiễm mới được ghi nhận tại Lào tiếp tục tăng cao nhất từ trước tới nay. Tỉnh Champasak là nơi ghi nhận số người nhập cảnh nhiễm mới tăng cao kể từ cuối tháng 6; chủ yếu là người lao động nước này về nước để tránh làn sóng dịch nghiêm trọng đang xảy ra ở Thái Lan.

    Trước tình hình trên, Ủy ban chuyên trách phòng chống dịch của tỉnh đã yêu cầu xét nghiệm lại toàn bộ người trong các trung tâm cách ly trên toàn tỉnh để đảm bảo không bỏ sót trường hợp dương tính; yêu cầu cán bộ chức năng trong các khu cách ly cũng phải chấp hành các quy định dịch tễ như người nhập cảnh, bao gồm việc cách ly 14 ngày sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Tỉnh cũng yêu cầu công khai thông tin khu vực có dịch, trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh để các địa phương có cơ sở ứng phó và triển khai các biện pháp phòng dịch phù hợp. Lo ngại nguy cơ xâm nhập của biến chủng Delta thông qua người nhập cảnh bất hợp pháp, Bộ Y tế Lào tiếp tục kêu gọi người lao động nước này ở Thái Lan nên trở về nước bằng đường chính ngạch để được kiểm tra y tế và cách ly theo quy định tránh lây nhiễm dịch bệnh cho người thân cũng như cộng đồng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Olympic Tokyo: Trận đấu đầu tiên bị hủy vì cầu thủ nhiễm virus SARS-CoV-2

    Trận đấu khai mạc giải bóng chuyền bãi biển nữ tại Olympic Tokyo chính là sự kiện đầu tiên phải hoãn lại vì có ca mắc COVID-19.

    Đông Nam Á nhận tin vui từ AstraZeneca; Olympic Tokyo lần đầu tiên có trận đấu bị hủy vì cầu thủ nhiễm COVID-19 - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa - AP

    Theo kênh truyền hình NBC, cầu thủ người Séc Markta Slukov đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 hồi đầu tuần này khiến cô và vận động viên Barbora Hermanova phải rời khỏi Olympic Tokyo 2020.

    Hai vận động viên bóng chuyền trên có lịch thi đấu với bộ đôi người Nhật Bản là Megumi Murakami và Miki Ishii vào tối 30/7 tới. Giờ đây, đội chủ nhà sẽ mặc định giành chiến thắng mà không cần thi đấu.

    Slukov chỉ là một trong số những vận động viên và nhân viên đoàn thể thao Séc bị xác định dương tính với SARS-CoV-2 ngay khi vừa đặt chân đến Tokyo.

    Trận thi đấu bóng chuyền nữ tiếp theo cũng sẽ diễn ra vào tối 30/7 giữa hai vận động viên người Brazil Agatha Bednarczuk và Eduarda Santos Lisboa với cặp đối thủ người Argentina Ana Gallay và Fernanda Pereyra.

    Bên cạnh đó, 6 vận động viên và 7 nhân viên của đoàn thể thao Italy tham dự Olympic Tokyo sẽ phải cách ly tại Làng vận động viên, sau khi có tiếp xúc gần với một nhà báo được xác định mắc COVID-19. Cơ quan y tế Nhật Bản đã đưa ra quyết định cách ly đối với 13 người nói trên, nhưng các vận động viên vẫn được phép thi đấu. Tên các vận động viên không được tiết lộ, tuy nhiên, họ sẽ thi đấu trong môn đấm bốc, lặn và trượt ván.

    Bài viết được dẫn nguồn từ:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại