Cập nhật lúc

Bất chấp Covid-19, 100.000 người Bangladesh rồng rắn đi đám tang; Nga ghi nhận số ca mắc kỷ lục trong vòng 24 giờ

Toàn cầu ghi nhận hơn 2,3 triệu người mắc COVID-19, và hơn 158.000 người tử vong. Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới cả về số người nhiễm và tử vong.

Bất chấp Covid-19, 100.000 người Bangladesh rồng rắn đi đám tang; Nga ghi nhận số ca mắc kỷ lục trong vòng 24 giờ - Ảnh 1.

Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin chia sẻ với CNN rằng, nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi sau vài tháng thay vì vài năm sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19.

"Tôi nghĩ rằng đó sẽ là tháng", ông Mnuchin nói. "Tôi không cho rằng sẽ phải cần vài năm".

Ông nói rằng, sẽ có đợt phục hồi lớn khi nền kinh tế Mỹ mở cửa trở lại.

27
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Bộ trưởng Mnuchin: Nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi sau vài tháng nữa

    Bất chấp Covid-19, 100.000 người Bangladesh rồng rắn đi đám tang; Nga ghi nhận số ca mắc kỷ lục trong vòng 24 giờ - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin chia sẻ với CNN rằng, nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi sau vài tháng thay vì vài năm sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19.

    "Tôi nghĩ rằng đó sẽ là tháng", ông Mnuchin nói. "Tôi không cho rằng sẽ phải cần vài năm".

    Ông nói rằng, sẽ có đợt phục hồi lớn khi nền kinh tế Mỹ mở cửa trở lại.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bất chấp lệnh phong tỏa, 100.000 người Bangladesh rồng rắn đi đám tang

    Hơn 100.000 người Bangladesh đã vi phạm lệnh phong tỏa của chính phủ khi tập trung tại tang lễ một nhà truyền giáo nổi tiếng của đạo Hồi.

    Theo Al Jazeera, lễ tang của nhà truyền giáo Maulana Zubayer Ahmed Ansari diễn ra hôm qua, 18/4, tại Sarail Upazila của quận Brahmanbaria, cách thủ đô Dhaka khoảng 100 km.

    Ông Ansari là một lãnh đạo của đảng chính trị Hồi giáo Khelafat Majlish. Ông qua đời tối thứ Sáu ở tuổi 59.

    Lễ tang của ông Ansari có sự góp mặt của hàng trăm ngàn tín đồ Hồi giáo, bất chấp nguy cơ lây lan dịch COVID-19.

    Bất chấp Covid-19, 100.000 người Bangladesh rồng rắn đi đám tang; Nga ghi nhận số ca mắc kỷ lục trong vòng 24 giờ - Ảnh 1.

    Ảnh: Al Jazeera

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga ghi nhận số ca mắc Covid-19 kỷ lục 6.000 trong vòng 24 giờ

    Trung tâm ứng phó khủng hoảng Nga đã xác nhận thêm 6.060 trường hợp mắc Covid-19, mức tăng cao kỷ lục trong vòng 24 giờ tại đây.

    Đến thời điểm này, thủ đô Moscow vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 ở Nga, với hơn 150 người tử vong, chiếm gần một nửa tổng số người chết do đại dịch Covid-19 toàn quốc.

    Nga ghi nhận số ca mắc Covid-19 kỷ lục 6.000 trong vòng 24 giờ - Ảnh 1.

    Thủ đô Moscow vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Ảnh:Sputnik

    Chính quyền thủ đô Moscow vừa qua đã cảnh báo về việc thủ đô này có thể sẽ bị thiếu hụt giường bệnh để điều trị cho số bệnh nhân ngày càng gia tăng. Sở Y tế thủ đô đã quyết định cải tạo các bệnh viện tạm thời và theo kế hoạch sẽ có tổng cộng khoảng 21.000 giường bệnh sẵn sàng trong vòng 10 ngày tới.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giám đốc phòng thí nghiệm tuyệt mật ở Vũ Hán lên tiếng về nghi vấn để lọt virus SARS-CoV-2

    Giám đốc phòng thí nghiệm an toàn sinh học P4 thuộc Viện Virus học tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) đã bác bỏ giả thuyết cho rằng dịch COVID-19 bắt nguồn từ đây.

    Bắc Kinh đang phải chịu áp lực ngày càng tăng về tính minh bạch trong công tác đấu tranh với đại dịch, giữa bối cảnh Tổng thống Mỹ đặt nghi vấn về khả năng virus corona chủng mới bắt nguồn từ một viện virus học với phòng thí nghiệm an toàn sinh học có mức bảo mật cao nhất tại Vũ Hán.

    Báo châu Á: Việt Nam sẽ là quốc gia thắng lợi lớn thời kỳ hậu Covid-19 - Ảnh 1.

    Ảnh: WIV

    Trước đó, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết loại virus này có khả năng đã lây từ động vật sang người tại một khu chợ bán động vật hoang dã.

    Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình CGTN, ông Yuan Zhiming, giám đốc phòng thí nghiệm khẳng định: "Không có lý nào virus này bắt nguồn từ chúng tôi".

    Ông Yuan cho biết, không có nhân viên nào của ông nhiễm COVID-19: "Toàn bộ viện đang tiến hành nghiên cứu về các lĩnh vực khác liên quan tới virus corona".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    3,5 ngày trôi qua Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới, chỉ còn 65 ca đang điều trị

    Bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 lúc 18h00 chiều ngày 19/4 cho biết, không có thêm ca mắc mới COVID-19. Như vậy đã 3,5 ngày trôi qua, số ca mắc vẫn là 268. Trong ngày đã có thêm 2 bệnh nhân khỏi bệnh, hiện chỉ còn 65 ca đang điều trị.

    Thông tin cụ thể như sau:

    1.Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó:

    - 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%;

    - 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.

    2. Số ca mắc mới tính đến 18h00 ngày 19/4: 0 ca

    3. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 62.998, trong đó:

    - Cách ly tập trung tại bệnh viện: 279;

    - Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.338;

    - Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 51.381.


    Bài viết được tham khảo từ kenh14.vn . Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://kenh14.vn/35-ngay-troi...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Vladimir Putin: Nga hoàn toàn kiểm soát đại dịch COVID-19

    Trong lời chúc nhân Lễ Phục sinh, Tổng thống Putin đánh giá: "Tất cả chính quyền các cấp làm việc nhịp nhàng, có tổ chức và có trách nhiệm. Tình hình hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát".

    Ông Putin cũng cho rằng tất cả các hạn chế do chính quyền áp đặt để chống lại sự lây lan của virus SARS-COV-2 gây bệnh COVID-19 là cần thiết. Theo ông, dựa trên phân tích kinh nghiệm của các nước khác, Nga đang đi trước trong cuộc chiến này.

    Tổng thống Nga nhấn mạnh hiện nước này có mọi cơ sở cần thiết để chống lại đại dịch như một nền kinh tế mạnh, tiềm năng khoa học, vật liệu cần thiết và cơ sở chuyên nghiệp cao trong lĩnh vực y tế.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha ghi nhận số ca lây nhiễm giảm đáng kể

    Bộ Y tế Tây Ban Nha thông báo, trong 24h qua, nước này ghi nhận 410 ca tử vong do Covid-19,  nâng tổng số ca tử vong toàn quốc lên 20.453.

    Con số chỉ chiếm 2% và là mức tăng chậm hơn so với mức trung bình của tuần trước.

    Fernando Simón, Giám đốc Trung tâm y tế khẩn cấp Tây Ban Nha cũng cho biết, trong 24h qua, số ca nhập viện và nhập phòng chăm sóc đặc biệt ở nước này tăng lần lượt 1,3% , 1,4%. Phát biểu tại cuộc họp hàng ngày của chính phủ, ông Simón cho biết những con số này phản ánh các ca lây nhiễm do Covid-19 đã giảm đáng kể.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Từ "tiêu chuẩn vàng" trở thành điểm nóng ở Đông Nam Á về Covid-19: Điều gì đã xảy ra ở Singapore?

    Cách đây chưa đầy 1 tháng, Singapore vẫn được khen ngợi là một trong những nước có phản ứng hợp lý với dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới gây ra. Nước này dường như đã khống chế được các ca nhiễm mà không phải áp đặt những biện pháp phong tỏa hạn chế như nhiều nước khác.

    Singapore được Tổ chức Y tế khen ngợi vì nỗ lực và các biện pháp khống chế lây nhiễm. Phương pháp phát hiện ca bệnh của Singapore còn được một số nhà dịch tễ học ở Harvard coi như "tiêu chuẩn vàng về cách phát hiện gần như hoàn hảo".

    Thế rồi đợt sóng thứ hai tràn tới, rất mạnh.

    Kể từ 17/3, số ca nhiễm SARS-CoV-2 được ghi nhận của Singapore tăng từ 266 lên tới hơn 5.900, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins.

    Trong khi tại những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Tây Âu và Mỹ, hàng nghìn ca nhiễm mới được ghi nhận mỗi ngày thì với Singapore, một nước có 5,7 triệu dân và tổng diện tích khoảng 700 km2 (nhỏ hơn thành phố New York), những con số ấy càng rõ rệt hơn.

    Tuy nhiên, Singapore cũng sở hữu ưu thế mà nhiều nước với diện tích lớn hơn không có. Quốc đảo này chỉ có 1 biên giới trên bộ duy nhất, là với Malaysia, và có thể duy trì kiểm soát chặt chẽ đối với người nhập cảnh qua đường hàng không.

    Singapore có hệ thống y tế đẳng cấp thế giới và xu thế mà chính sách và quy định nghiêm khắc có thể tạo điều kiện cho chính phủ trong nỗ lực kiểm soát đại dịch.

    Vậy sai lầm từ đâu?

    Câu trả lời có vẻ nằm ở những ổ dịch không được để ý tới, những ca bệnh là lao động nhập cư sống trong các khu tập thể đông đúc và việc đánh giá thấp mức độ lây lan của các ca bệnh ấy khi các biện pháp phong tỏa không được áp dụng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam sẽ là quốc gia thắng lợi lớn thời kỳ hậu Covid-19

    Asia Times cho rằng, dịch bệnh Covid-19 dù tạo ra những thách thức nhưng sẽ mang đến nhiều cơ hội mới cho Việt Nam.

    Asia Times ngày 16/4 đăng tải bài viết có tiêu đề "Việt Nam sẽ trở thành quốc gia thắng lợi lớn sau đại dịch Covid-19".

    Trong bài viết, tác giả David Hutt chuyên về chính trị Đông Nam Á, cho rằng, thông qua việc sớm thắt chặt kiểm soát đi lại tại khu vực biên giới, minh bạch thông tin và đề ra chính sách ngoại giao chiến lược thời Covid-19, Việt Nam có thể nhanh chóng trở thành một quốc gia chiến thắng sau đại dịch.

    Đối với một đất nước từ lâu luôn đảm bảo vai trò là một nhân tố toàn cầu đáng tin cậy và có trách nhiệm, sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 cũng như tác động tối thiểu của cuộc khủng hoảng này đối với Việt Nam đã mang đến những cơ hội mới mà các nhà phân tích cho rằng Việt Nam đang nắm chắc trong tay.

    Giáo sư Carl Thayer tại Đại học New South Wales ở Australia, đồng thời là chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam cho biết, Việt Nam đã nhanh chóng ghi tên mình vào "phiên bản ngoại giao thời Covid-19", một bước đi mà Trung Quốc cùng nhiều quốc gia khác đang triển khai để đạt được hiệu quả chiến lược.

    Thời gian gần đây, Việt Nam đã tăng cường sản xuất thiết bị y tế và hỗ trợ cho Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Anh. Đây là nhóm 5 quốc gia đang phải vật lộn để đối phó với dịch bệnh nhưng cũng là những nước đã đàm phán các thỏa thuận đối tác chiến lược với Việt Nam, giáo sư Thayer lưu ý.

    Hồi đầu tháng 4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ sự cảm ơn "bạn bè của chúng tôi tại Việt Nam" trong một bài viết đăng trên Twitter, sau khi Mỹ tiếp nhận 450.000 bộ quần áo bảo hộ được sản xuất tại các nhà máy ở Việt Nam, do công ty DuPont và FedEx của Mỹ đồng sở hữu và vận hành.

    Việt Nam cũng hỗ trợ khẩu trang, nước rửa tay khô và các vật tư y tế chống Covid-19 cho các cơ quan y tế tại những nước láng giềng như Campuchia và Lào.

    "Đại dịch Covid-19 là cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam để tăng cường sức mạnh mềm, vì nó giúp truyền bá tình đoàn kết và sự hào phóng của Việt Nam với cộng đồng quốc tế", giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ nhận xét.

    Ông Derek Grossman, chuyên gia phân tích quốc phòng cao cấp thuộc tập đoàn RAND Corporation có trụ sở tại Washington đánh giá, biện pháp đối phó với dịch bệnh của Việt Nam cũng như chính sách ngoại giao mà nước này thực hiện trong giai đoạn khủng hoảng sẽ "giúp Việt Nam chứng minh giá trị của mình với thế giới".

    Điều này đã trở nên rõ ràng trong một số lĩnh vực trước khi dịch bệnh xảy ra. Cây bút David Hutt của Asia Times cho rằng, Việt Nam là một trong số ít những quốc gia được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khi các công ty đa quốc gia chuyển nhà máy của họ ra khỏi Trung Quốc tới các nước khác để tránh đòn thuế quan của Mỹ.


    Bài viết được tham khảo từ cafe.vn . Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://cafebiz.vn/bao-chau-a-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia gia tăng sức ép với Trung Quốc và WHO về Covid-19

    Bộ trưởng Ngoại giao Australia - Marise Payne tiếp tục gia tăng sức ép lên Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) liên quan đến Covid-19.

    Không có quan điểm cứng rắn như Mỹ trong việc chỉ trích Tổ chức Y tế thế giới (WHO) giúp Trung Quốc che giấu số ca mắc Covid-19 cũng như ngừng các khoản đóng góp cho tổ chức này, Australia, một đồng minh thân cận của Mỹ lại đang có bước đi thận trọng hơn khi cho biết vẫn tiếp tục các khoản đóng góp cho WHO song cho rằng cần phải có cuộc điều tra quốc tế độc lập về vấn đề này.

    Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình ABC vào sáng nay, Bộ trưởng Ngoại giao Australia - Marise Payne cho biết, nguồn gốc virus gây ra bệnh Covid-19 cũng như vai trò của WHO cần phải phải được đánh giá độc lập để đi đến tận cùng về sự bùng phát dịch Covid-19 trên toàn cần cũng như trách nhiệm của WHO trong vụ việc này.

    "Việc đánh giá độc lập sẽ cho chúng ta biết về nguồn gốc của vi-rút, về cách tiếp cận cũng như về sự cởi mở thông tin, về sự phối hợp hành động với Tổ chức Y tế thế giới với các nhà lãnh đạo quốc tế. Tất cả những vấn đề này cần được đặt lên bàn để thảo luận", Bộ trưởng Payne nói.

    Về trách nhiệm của Trung Quốc đối với sự bùng phát của dịch bệnh, mặc dù không chỉ trích trực diện như Bộ trưởng An ninh nội địa Peter Dutton song Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne cũng khẳng định, sự minh bạch là cần thiết đồng thời nhấn mạnh Australia đang xem xét những thay đổi trong quan hệ với Trung Quốc giai đoạn khi dịch bệnh kết thúc.

    "Rõ ràng là chúng tôi tin rằng sự minh bạch là cần thiết. Chúng tôi có mối quan hệ có nền tảng tốt với Trung Quốc. Mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện này được xây dựng trên 5 trụ cột chính. Tuy nhiên, tất cả những điều này sẽ cần phải được xem xét lại cùng với sự thay đổi trong nền kinh tế thế giới cũng như thay đổi trong vấn đề an ninh y tế quốc tế và nhiều thứ khác nữa", bà Marise Payne nói thêm.

    Cách tiếp cận của Australia với WHO và Trung Quốc trong các vấn đề liên quan đến dịch Covid-19 cho thấy, nước này có sự mềm dẻo hơn so với Mỹ. Australia không bị dịch Covid-19 tác động nặng nề như Mỹ và một số quốc gia Châu Âu. Lãnh đạo Australia cũng không bị áp lực phải đối mặt với cuộc bầu cử sắp tới như Tổng thống Mỹ nên mức độ sức ép của nước này đối với WHO cũng như Trung Quốc không căng như Mỹ cũng là điều dễ hiểu.

    Tuy nhiên, điều có thể thấy đó là cả dù bằng cách này hay các khác, việc Australia và Mỹ tăng sức ép với Trung Quốc là đều nhằm có được nhiều hơn các thông tin về virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh Covid-19.


    Bài viết được tham khảo từ vov.vn Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://vov.vn/the-gioi/austra...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Anh bắt đầu trao đổi công việc sau hồi phục

    Theo Dailymail (Anh), sau khi ra viện, Thủ tướng Boris Johnson đã trao đổi công việc với các Bộ trưởng.

    "Thủ tướng đang nghỉ ngơi và phục hồi tại Chequers và tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ. Thủ tướng đã liên hệ với một số bộ trưởng, chủ yếu là với các quan chức trong văn phòng ở phố Downing", ông Robert Jenrick, Bộ trưởng Nhà ở Anh cho biết ngày 18/4.

    Theo đó, Thủ tướng Johnson đã ra chỉ thị đầu tiên cho Ngoại trưởng Dominic Raab cũng như cho một số trợ lý cấp cao khác qua điện thoại trong.

    Người phát ngôn Văn phòng số 10 phố Downing cũng xác nhận, Thủ tướng Johnson đã quay lại điều hành chính phủ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và nghiêm trọng tại Anh. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Iran nới lỏng hạn chế, cho phép một số doanh nghiệp mở cửa trở lại

    Iran là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19 tại khu vực Trung Đông với hơn 80.000 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 và 5.031 trường hợp tử vong.

    Ngày 18/4, Bộ Y tế Iran đã xác nhận 1.300 trường hợp nhiễm mới trong ngày, giảm gần 50% so với thời kỳ "đỉnh dịch" tại quốc gia này vào cuối tháng 3 vừa qua.

    Bắt đầu từ sáng 19/4, đường phố tại thủ đô Tehran đã đông đúc hơn với nhiều cửa hàng mở cửa trở lại. Theo tuyên bố của Chính phủ, hầu hết các doanh nghiệp được phép mở cửa trở lại, ngoại trừ trung tâm mua sắm, nhà hát, phòng tập thể dục thể thao và trường học vẫn đóng cửa.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc: 179 bệnh nhân hồi phục dương tính trở lại với SARS-CoV-2

     

    Hơn 160.000 người trên toàn cầu tử vong do Covid-19, Hàn Quốc tăng số ca tái dương tính với SARS-CoV-2  - Ảnh 1.

    Bộ dụng cụ xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Chuncheon, Hàn Quốc. Ảnh: Getty

    16 bệnh nhân đã phục hồi tiếp tục có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (KCDC) Hàn Quốc.

    Như vậy, có 179/8.042 bệnh nhân đã hồi phục tái dương tính trở lại, Giám đốc KCDC Jung Eun-Kyeong nói với một cuộc họp báo hôm nay 19/4.

    Hiện tại vẫn chưa rõ lý do tại sao bệnh nhân đã phục hồi lại có kết quả xét nghiệm dương tính với chủng virus corona mới. Hầu hết các chuyên gia cho rằng, không có khả năng bệnh nhân sẽ tái nhiễm ngay sau khi hồi phục. 

    Các chuyên gia dự đoán, nguyên nhân có thể xuất phát từ sơ suất trong quá trình xét nghiệm - hoặc lượng RNA virus khác nhau trong cơ thể.

    Một cuộc điều tra dịch tễ học chuyên sâu đang được tiến hành để tìm ra nguyên nhân, bà Jung nói.

    Trong số tất cả các trường hợp tái dương tính ở Hàn Quốc, bệnh nhân ở độ tuổi 20 chiếm số lượng cao nhất, với 41 trường hợp (22,9%); tiếp theo là bệnh nhân ở độ tuổi 50, với 32 trường hợp (17,9%), theo KCDC.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số người tử vong toàn cầu vượt quá 160.000

    Hơn 160.000 người trên toàn cầu tử vong do Covid-19, TT Trump cảnh báo TQ phải gánh hậu quả nếu cố tình không làm tròn trách nhiệm - Ảnh 1.

    Thùng carton chứa thi thể chuẩn bị được hỏa táng tại Maryland, Millersville, Maryland ngày 17/4. Ảnh: Getty

    Số người tử vong trên toàn cầu do virus corona chủng mới hiện nay đã vượt qua 160.000 người, theo Đại học Johns Hopkins (Mỹ).

    Ít nhất 160.917 người tử vong và có hơn 2,3 triệu người nhiễm bệnh.

    Dưới đây là những quốc gia có số người tử vong nhiều nhất:

    Mỹ: 38.903 người

    Ý: 23.227 người 

    Tây Ban Nha: 20.639 người

    Pháp: 19.349 người

    Anh: 15.498

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cái chết của bà giúp việc làm cả Brazil chết lặng vì sợ hãi và bức ảnh báo động

    Bà Cleonice Gonçalves, 63 tuổi, làm giúp việc 4 ngày/tuần trong một biệt thự ở bờ biển Leblon, nơi có giá đất xây dựng đắt đỏ nhất Brazil. Cuối tuần bà đi xe buýt về nhà mình ở Miguel Pereira. Cả gia đình bà sống trong một ngôi nhà tồi tàn, tường lở lói và con đường đi vào nhà bà lởm chởm gạch đá.

    Là một lao động nghèo và không được ai để ý tới, cái chết của bà Gonçalves đã khiến cả nước Brazil lo lắng và sợ hãi.

    Trước đó, gia chủ của bà Gonçalves từng tới Italy. Sau khi về nước, người này làm xét nghiệm SARS-Cov-2 nhưng không nói gì với người giúp việc. Đến ngày 13/3, bà Gonçalves thấy đau khi tiểu tiện, bà đi khám và được kê đơn thuốc kháng sinh. Hai ngày sau bà thấy khó thở.

    Bà Gonçalvez có bệnh lý nền là tiểu đường và cao huyết áp, bà tới bệnh viện nhưng không được chẩn đoán đúng tình trạng bệnh. Bà mất ngày 17/3, cùng ngày bà có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona.

    Bà Gonçalves là nạn nhân đầu tiên của Covid-19 ở Rio de Janeiro. Cái chết của bà là tín hiệu báo động với đất nước.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TT Trump: Trung Quốc có thể gánh hậu quả vì để COVID-19 bùng phát

    Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Trung Quốc sẽ phải đối mặt hậu quả nếu nước này "cố tình" không làm tròn trách nhiệm trong việc ngăn chặn đại dịch COVID-19.

    "Nếu đó là sơ suất, sai lầm sẽ chỉ là sai lầm. Nhưng nếu họ cố tình làm không hết trách nhiệm, chắc chắn sẽ có hậu quả", ông Trump cảnh báo Trung Quốc. Tổng thống Mỹ dù vậy không tiết lộ những hành động mà Mỹ có thể thực hiện.

    Ông Trump và các trợ lý cấp cao đã chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc vì cho rằng nước này thiếu minh bạch về dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán. Tổng thống Mỹ đã đình chỉ viện trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới, cáo buộc WHO thiên vị cho Trung Quốc.

    Tổng thống Trump cũng đưa ra các câu hỏi về phòng thí nghiệm virus học ở Vũ Hán mà báo Mỹ Fox News cho rằng có khả năng đã phát triển virus nCoV để cạnh tranh với Mỹ.

    Tổng thống Trump cho biết chính phủ đang điều tra vụ việc.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tranh cãi về nguồn góc virus SARS-CoV-2

    Tranh cãi về nguồn gốc virus SARS-CoV-2 và trách nhiệm thuộc về ai khi để đại dịch bùng phát toàn cầu đang là những chủ đề quốc tế nóng được dư luận đặc biệt quan tâm. Việc mở các cuộc điều tra đang được xem xét khi một số nghi vấn được đặt ra về mức độ minh bạch thông tin về dịch của Trung Quốc hay sự chậm trễ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

    Trả lời phỏng vấn với Tờ Fox News, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, nước này vẫn đang yêu cầu Trung Quốc cho phép các chuyên gia vào phòng thí nghiệm ở Vũ Hán để xác định chính xác xem virus bắt nguồn từ đâu. Tuyên bố của ông Pompeo ám chỉ một giả thuyết không được giới học giả công nhận, rằng virus SARS-CoV-2 không phải bắt nguồn từ chợ bán thú hoang dã như giả thuyết hiện tại, mà là từ một phòng thí nghiệm ở đây.

    Tờ Washington Post ngày 14/4 vừa qua đưa tin quan chức Mỹ từng thăm Viện Virus học Vũ Hán đã gửi điện về Washington từ tháng 1/2018 cảnh báo về yếu kém trong quản lý và độ an toàn ở phòng thí nghiệm này.

    Trung Quốc đã phủ nhận giả thuyết này, đồng thời cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định không có bằng chứng cho thấy virus SARS CoV-2 xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam: 3 bệnh nhân mắc Covid-19 nặng có diễn biến tích cực

    Sáng ngày 19/4, đã sau 72 giờ Việt Nam không có thêm trường hợp mắc Covid-19 mới, tổng số ca mắc trên toàn quốc là 268 người.

    Riêng về trường hợp  (phi công - quốc tịch Anh) sáng ngày 19/4, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã thông tin bệnh nhân tiếp tục có diễn biến lâm sàng ổn định, bệnh nhân không còn tình trạng chảy máu, kết quả RT PCR đều âm tính với SARS-CoV-2 ở cả dịch rửa phế quản và dịch mũi họng.

    Ngày 18/4 Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cũng thông tin về 2 trường hợp nặng mắc Covid-19 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đều đã có nhiều tiến triển.

    (bác ruột của bệnh nhân số 17): Hiện tỉnh táo, tiếp xúc được, không sốt; kết quả xét nghiệm lần gần đây nhất (ngày 15/4) của bệnh nhân này đã âm tính lần 3 với SARS-CoV-2

    Hiện đang thở máy không xâm nhập; Chức năng thận bình thường; gọi hỏi bệnh nhân đã giao tiếp chậm.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quan chức Trung Quốc bị phạt nặng vì lơ là để bùng phát ổ dịch mới

    Quan chức tại thành phố Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) vừa phải chịu phạt vì thất bại trong việc xử lý các ca siêu lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gây ra dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trong hai bệnh viện địa phương. 

    Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), ngày 17/4, chính quyền địa phương tại thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang đã ra một lệnh thông báo khẩn yêu cầu tất cả những người từng đến hai bệnh viện, gồm bệnh viện số 2 Cáp Nhĩ Tân và bệnh viện số 1 thuộc Đại học Y Cáp Nhĩ Tân, từ ngày 2 đến ngày 9/4 xét nghiệm với virus SARS-CoV-2, do trước đó phát hiện một bệnh nhân 87 tuổi tên Chen lây nhiễm cho 35 người khác trong bệnh viện.

    Nam bệnh nhân này được cho là lây bệnh cho người thân và các nhân viên trong bệnh viện. Một số người trong nhóm đó được kiểm tra và xác định dương tính với virus SARS-CoV-2 trước khi có triệu chứng.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lần đầu tiên trong 2 tháng, số ca mắc Covid-19 chỉ 1 chữ số

    Hàn Quốc ghi nhận 8 ca nhiễm mới Covid-19 hôm thứ Bảy. Tổng số người nhiễm toàn quốc là 10.661.

    Kể từ 18/2, đây là lần đầu tiên số ca mắc mới ở Hàn Quốc chỉ ở 1 chữ số. Trong số 8 ca mắc mới, 5 ca là người từ nước ngoài vào Hàn Quốc.

    2 ca tử vong mới đã được ghi nhận, đưa con số tử vong của nước này lên 234 trường hợp. Tuy nhiên, đã có 105 người hồi phục và chấm dứt cách ly. Như vậy, tổng số người khỏi bệnh ở Hàn Quốc là 8.042 người.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc ghi nhận số ca nhiễm mới thấp nhất trong 1 tháng

    Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc hôm 18/4 ghi nhận 16 ca nhiễm mới Covid-19, thấp nhấp kể từ 17/3 và giảm 27 ca so với ngày trước đó.

    COVID-19: Toàn cầu ghi nhận hơn 2,3 triệu người mắc bệnh; Chuyên gia nói Mỹ cần lượng test gấp 3 lần để mở cửa lại - Ảnh 1.

    Trong số các ca mắc mới, 9 ca là người từ nước ngoài đến Trung Quốc, 7 ca còn lại là lây nhiễm trong cộng đồng. Không có ca tử vong nào được ghi nhận, báo cáo của Ủy ban y tế quốc gia cho hay.

    Tổng số ca mắc được xác nhận của Trung Quốc hiện nay là 82.735 ca; tổng số ca tử vong là 4632. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    COVID-19: Gói trợ cấp 19 tỉ USD của ông Trump cho nông dân và người nghèo Mỹ có gì đặc biệt?

    Tổng thống Donald Trump ngày 17/4 công bố chương trình hỗ trợ trị giá 19 tỷ USD để giúp nông dân Mỹ đối phó tác động của đại dịch COVID-19. Chấm dứt 11 năm tăng trưởng liên tiếp, kinh tế Mỹ mãi hằn sâu những "vết sẹo" từ Covid-19  thanh toán trực tiếp Người Mỹ đổi cách tiêu tiền giữa đại dịch Covid-19: Nhiều ngành nghề trụ cột kinh tế giảm mạnh, bất ngờ nhất là ngành cuối cùng  

    Trong gói hỗ trợ này, có 16 tỷ USD là để  cho các nhà sản xuất và chế biến thịt, sữa, rau và các sản phẩm khác.

    Bộ Nông nghiệp Mỹ đang hợp tác với các nhà phân phối khu vực và địa phương để thu mua hàng hóa nông sản trị giá 3 tỉ USD để phân phối lại cho các ngân hàng thực phẩm, nhà thờ và các tổ chức cứu trợ, trong bối cảnh hàng triệu người Mỹ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp hàng loạt và nền kinh tế ngưng trệ vì dịch.

    Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp (USDA) cho biết hàng tháng cơ quan này sẽ thu mua các loại thực phẩm tươi sống, các sản phẩm từ sữa và thịt trị giá khoảng 100 triệu USD.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bang New York lần đầu tiên ghi nhận số ca tử vong thấp nhất kể từ 1/4

    Số ca tử vong do Covid-19 trong 1 ngày ở bang New York, Mỹ lần đầu tiên xuống dưới mức 550 trong hơn 2 tuần qua.

    Bang New York (Mỹ) chỉ ghi nhận 540 ca tử vong do Covid-19 trong ngày 17/4, mức thấp nhất kể từ 1/4. Thống đốc bang Andrew Cuomo cho biết, mặc dù có tiến triển như vậy nhưng bang này chưa sẵn sàng nới lỏng việc đóng cửa các trường học, doanh nghiệp và các điểm tụ tập đông người.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày thứ 3 liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới

    Bộ Y tế thông báo, đến 6h sáng 19/4, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mắc mới Covid-19. Tổng số ca mắc tại Việt Nam đến này là 268 người, trong đó, 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7% và 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.

    Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 62.998, trong đó:

    - Cách ly tập trung tại bệnh viện: 279;

    - Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.338;

    - Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 51.381.

    Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với virus SARS-CoV-2 là 14 người và số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính là 6 người.

    Đến nay, Việt Nam đã điều trị khỏi cho 201 bệnh nhân mắc Covid-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Tây Ban Nha đề xuất "phong tỏa linh hoạt"

    Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hôm thứ Bảy cho biết ông sẽ đề xuất với Quốc hội về việc kéo dài thời gian phong tỏa thêm 15 ngày - đến 9/5. Nhưng các quy định sẽ linh hoạt hơn.

    Nói rằng Tây Ban Nha đã đi qua thời khắc kinh hoàng nhất, Thủ tướng Sanchez vẫn cho rằng, những thành tựu này vẫn chưa đủ và bền vững. Tây Ban Nha là một trong những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi dịch bệnh Covid-19. Số ca tử vong của Tây Ban Nha đã chậm lại nhưng vẫn trên 20.000 ca trong khi số ca nhiễm tăng lên 188.068.

    Tây Ban Nha đã bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa áp dụng hôm 14/3, mở cửa một số lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm ngành sản xuất.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ cần thực hiện 500.000 xét nghiệm/ngày để có thể mở cửa nền kinh tế

    3 nhà nghiên cứu của Đại học Havard cho biết, Mỹ cần tiến hành ít nhất 500.000 xét nghiệm Covid-19 mỗi ngày mới có thể mở cửa thành công nền kinh tế và duy trì hoạt động.

    COVID-19: Toàn cầu ghi nhận hơn 2,3 triệu người mắc bệnh; Chuyên gia nói Mỹ cần lượng test gấp 3 lần để mở cửa lại - Ảnh 1.

    Hiện tại, khoảng 150.000 xét nghiệm đã được thực hiện mỗi ngày và khoảng 20% ​​trong số các xét nghiệm là dương tính. Tỷ lệ xét nghiệm dương tính hiện nay ở Mỹ là quá cao, các nhà nghiên cứu cho biết. Tổ chức Y tế Thế giới đã đề xuất rằng tỷ lệ dương tính so với số xét nghiệm phải nằm trong khoảng từ 3 - 12%, trong khi tỷ lệ của Mỹ là khoảng 20%.

    Các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu Mỹ không thể tiến hành ít nhất 500.000 xét nghiệm/ ngày vào ngày 1/5, thật khó để có thể mở cửa nền kinh tế. 

    Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump cho biết, đến nay, Mỹ đã tiến hành hơn 3,78 triệu xét nghiệm virus Corona.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Toàn cầu ghi nhận 2,3 triệu người mắc Covid-19; hơn 158.000 người tử vong

    Theo thống kê của trường Đại học John Hopkins (Mỹ), toàn thế giới hiện ghi nhận ít nhất 2,3 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2; số người tử vong vì dịch bệnh cũng vượt con số 158.000 ca.

    Mỹ vẫn đứng đầu thế giới với số ca mắc bệnh và tử vong vì dịch bệnh lần lượt là hơn 710.200 và hơn 37.100 ca.

    Tại châu Âu, diễn biến dịch bệnh nghiêm trọng nhất tại Anh khi quốc gia này ghi nhận thêm 5.525 ca mắc mới và 888 ca tử vong vì dịch bệnh. Vì dịch bệnh diễn biến phức tạp Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã chính thức đề nghị hủy các sự kiện đặc biệt tại lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 94 của bà, dự kiến vào ngày 21/4 tới, cũng như sẽ không có bắn đại bác chào mừng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại