*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Số ca nhiễm toàn cầu vượt mốc 3 triệu trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới bắt đầu dỡ bỏ phong tỏa, nới lỏng hạn chế cho người dân.
Mặc dù sau 4 tháng kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc và lan ra khắp thế giới, khiến trên 3 triệu người mắc với trên 211.000 ca tử vong, tới nay có trên 924.000 người nhiễm virus được chữa khỏi, tâm dịch đầu tiên, tỉnh Vũ Hán hiện cũng không còn ca bệnh nào tại bệnh viện, song giới chuyên gia vẫn cho rằng virus SARS-CoV-2 rất "biến ảo" với khả năng lây lan nguy hiểm, khó lường.
Thực tế diễn biến lây nhiễm COVID-19 trên thế giới đã cho thấy hàng loạt yếu tố "bất thường": 1/3 số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 ở Trung Quốc không có triệu chứng, được coi là nhóm người "mang bệnh thầm lặng"; gần 200 ca tái nhiễm ở Hàn Quốc chỉ sau một thời gian ngắn được xác định khỏi bệnh; xuất hiện rất nhiều những ca mắc COVID-19 có thời gian ủ bệnh rất lâu hoặc những ca không xác định được nguồn gốc lây nhiễm...
Những yếu tố này khiến mối lo ngại về "làn sóng lây nhiễm thứ hai" càng có cơ sở, nhất là sau "hồi chuông cảnh báo" từ Singapore, quốc gia từng được coi như "hình mẫu" chống dịch thành công giai đoạn đầu, hồi cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm nay, sau một tháng đang trở thành "điểm nóng" dịch COVID-19 của châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Các doanh nghiệp nộp đơn phá sản theo chương 11 của luật phá sản liên bang Mỹ đã tăng mạnh vào tháng 3 vừa qua.
Các luật sư cho biết họ nhận thấy các dấu hiệu nhiều chủ doanh nghiệp đang nghiêng về phương án phá sản nhiều hơn.
Các công ty buộc phải đóng cửa hoặc cắt giảm hoạt động kinh doanh nhằm ngăn sự lây lan của dịch COVID-19 thường có nhiều khoản nợ và triển vọng mở cửa kinh doanh trở lại không sáng sủa. Ngay cả những người nhận được khoản trợ cấp khẩn cấp của chính phủ cũng không chắc khoản tiền đó đủ duy trì hoạt động kinh doanh.
Các công ty dễ có khả năng phá sản nhất gồm hàng nghìn nhà hàng và cửa hàng bán lẻ đã đóng cửa hơn một tháng trước. Một số nhà hàng cố gắng kiếm được 1 phần nhỏ thu nhập nhờ chính sách bán đồ ăn mang về, nhưng họ vẫn đang gặp nhiều khó khăn tài chính.
Các cửa hàng bán lẻ độc lập và quy mô nhỏ, bao gồm cả cửa hàng trực tuyến, cũng đang đối mặt với tình cảnh tương tự. Các hãng thời trang bán lẻ còn có thêm vấn đề về hàng tồn kho mùa đông mà họ khó có thể bán được với mùa xuân trong khi mùa hè đang tới. Các công ty dầu mỏ độc lập có doanh thu sụt giảm nghiêm trọng do sự sụp đổ của giá dầu thô.
Cô Jennifer Bennett, người vừa đóng cửa nhà hàng Zazie ở San Francisco vào ngày 22/4 vừa qua, cho biết vẫn đang chờ đợi nhận được khoản hỗ trợ tài chính từ chính phủ liên bang, bang và thành phố. Ngay cả khi nhận được tiền, cô cũng không biết liệu doanh thu có đủ chi trả cho các hóa đơn hay không để cô có thể mở lại nhà hàng.
Đó là chưa kể, theo yêu cầu giãn cách xã hội, các bàn ăn phải cách nhau khoảng 2m. "Hiện tại hệ thống nhà hàng của tôi chỉ phục vụ khoảng 60- 65% công suất. Tôi đang nghĩ tới tình huống phá sản," cô Bennett nói.
Ông Paul Singerman, một luật sư chuyên xử lý các vụ phá sản tại hãng luật Berger Singerman ở thành phố Miami, cho biết các doanh nghiệp nhỏ cũng đang có những suy nghĩ tương tự. "Không có dấu hiệu nào cho thấy khi nào các hoạt động kinh doanh có thể khôi phục lại như trước thời đại dịch," ông Singerman nói.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Các doanh nghiệp nộp đơn phá sản theo chương 11 của luật phá sản liên bang Mỹ đã tăng mạnh vào tháng 3 vừa qua.
Các luật sư cho biết họ nhận thấy các dấu hiệu nhiều chủ doanh nghiệp đang nghiêng về phương án phá sản nhiều hơn.
Các công ty buộc phải đóng cửa hoặc cắt giảm hoạt động kinh doanh nhằm ngăn sự lây lan của dịch COVID-19 thường có nhiều khoản nợ và triển vọng mở cửa kinh doanh trở lại không sáng sủa. Ngay cả những người nhận được khoản trợ cấp khẩn cấp của chính phủ cũng không chắc khoản tiền đó đủ duy trì hoạt động kinh doanh.
Các công ty dễ có khả năng phá sản nhất gồm hàng nghìn nhà hàng và cửa hàng bán lẻ đã đóng cửa hơn một tháng trước. Một số nhà hàng cố gắng kiếm được 1 phần nhỏ thu nhập nhờ chính sách bán đồ ăn mang về, nhưng họ vẫn đang gặp nhiều khó khăn tài chính.
Các cửa hàng bán lẻ độc lập và quy mô nhỏ, bao gồm cả cửa hàng trực tuyến, cũng đang đối mặt với tình cảnh tương tự. Các hãng thời trang bán lẻ còn có thêm vấn đề về hàng tồn kho mùa đông mà họ khó có thể bán được với mùa xuân trong khi mùa hè đang tới. Các công ty dầu mỏ độc lập có doanh thu sụt giảm nghiêm trọng do sự sụp đổ của giá dầu thô.
Cô Jennifer Bennett, người vừa đóng cửa nhà hàng Zazie ở San Francisco vào ngày 22/4 vừa qua, cho biết vẫn đang chờ đợi nhận được khoản hỗ trợ tài chính từ chính phủ liên bang, bang và thành phố. Ngay cả khi nhận được tiền, cô cũng không biết liệu doanh thu có đủ chi trả cho các hóa đơn hay không để cô có thể mở lại nhà hàng.
Đó là chưa kể, theo yêu cầu giãn cách xã hội, các bàn ăn phải cách nhau khoảng 2m. "Hiện tại hệ thống nhà hàng của tôi chỉ phục vụ khoảng 60- 65% công suất. Tôi đang nghĩ tới tình huống phá sản," cô Bennett nói.
Ông Paul Singerman, một luật sư chuyên xử lý các vụ phá sản tại hãng luật Berger Singerman ở thành phố Miami, cho biết các doanh nghiệp nhỏ cũng đang có những suy nghĩ tương tự. "Không có dấu hiệu nào cho thấy khi nào các hoạt động kinh doanh có thể khôi phục lại như trước thời đại dịch," ông Singerman nói.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Thứ trưởng Bộ Y tế Malaysia Noor Azmi Ghazali và thành viên Hội đồng điều hành bang Perak Razman Zakaria ngày 28/4 đã bị tòa tuyên phạt 1.000 RM (325 USD) vì vi phạm Sắc lệnh kiểm soát đi lại (MCO) nhằm ngăn chặn dịch Covid-19.
Ông Ghazali và Zakaria cùng 13 người khác bị Tòa án Gerik, bang Perak tuyên phạt sau khi các bức ảnh họ tụ tập ăn uống tại Lenggong hôm 18/4 được đăng tải trên mạng xã hội. Theo The Star, những người này trước đó đã thị sát một khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 vì các mục đích xã hội.
Trước buổi tụ tập ăn uống này, Thứ trưởng Y tế và Ghazali và ông Zakaria đã tới thăm bệnh viện Lenggong để kiểm tra công tác chuẩn bị của địa phương trước dịch Covid-19.
Các bức ảnh những người này tụ tập ăn uống được đăng tải trên trang Facebook của ông Noor Amzi Ghazali, nhưng sau đó đã bị xóa vì vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng mạng.
Ông Ghazali sau đó đã lên tiếng xin lỗi vì vi phạm các quy định về phòng chống dịch.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Với hơn 14.000 ca mắc Covid-19, Singapore là ổ dịch lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nhất ở châu Á sau Trung Quốc và Ấn Độ. Từ 1/4 tới nay số ca mắc Covid-19 tại Singapore đã tăng gấp 13 lần. Tuy nhiên, có một điều đáng ngạc nhiên là tỷ lệ tử vong do lại ở mức rất thấp.
Từ khi ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên ngày 23/1, đến ngày 27/4, Singapore chỉ ghi nhận 12 ca tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng, điều này khiến Singapore trở thành một câu chuyện thành công của thế giới.
Singapore chỉ có 0,85 người chết trong mỗi 1.000 ca mắc. Con số này ở Malaysia là 17, trong khi Indonesia là 84. Trên toàn cầu, con số trung bình là 70 người chết trong mỗi 1.000 ca mắc Covid-19. Tỷ lệ tử vong ở Bỉ cao nhất thế giới với 153 người chết trong mỗi 1.000 ca mắc, trong khi con số của Mỹ và Trung Quốc là khoảng 56.
Số ca tử vong ở Singapore ở mức rất thấp so với 1.305 ca tử vong ở Mexico, 372 ở Nhật Bản. Cả 2 nước này đều có số ca mắc Covid-19 tương đương Singapore mặc dù có dân số lớn hơn nhiều. Singapore có 5,7 triệu dân, trong khi Nhật Bản và Mexico đều có khoảng 126 triệu dân.
Thứ nhất, hầu hết các ca mới ở Singapore đều là những người trẻ, chiếm phần lớn trong bộ phận lao động nhập cư sống trong các khu ký túc xá đông đúc. Thứ hai, người già có các bệnh mạn tính đã lắng nghe và tuân thủ khuyến cáo của chính phủ trong việc ở nhà để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Hơn 90% số ca mắc Covid-19 tại Singapore là các lao động người nước ngoài có thu nhập thấp và đang sống trong các khu ký túc xá. Trong khi Bộ Y tế đã dừng cung cấp số liệu thống kê về độ tuổi của các bệnh nhân, giới chức vẫn nhấn mạnh rằng, phần lớn bệnh nhân đều là những người trẻ và chỉ có các triệu chứng vừa phải hoặc không có triệu chứng gì. Ông Leong Hoe Nam, một chuyên gia về dịch bệnh truyền nhiễm, nói rằng, các yếu tố này đã làm giảm tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở Singapore.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tính đến trưa 28/4, Nga ghi nhận tổng cộng 93.558 trường hợp mắc Covid-19 đã được đăng ký ở 85 khu vực, tăng thêm 6.411 trường hợp so với 1 ngày trước đó.
Đây là ngày thứ 4 liên tiếp số ca nhiễm trong một ngày tăng hơn 6.000 người. Với số liệu vừa được công bố, Nga đã vượt Iran xếp thứ 8 trên thế giới về số ca mắc Covid-19 .
Trong ngày qua, có 1.110 người đã được xuất viện, 72 bệnh nhân tử vong, nâng tổng số ca phục hồi và tử vong lần lượt là 8456 và 867 trường hợp.
Trong số ca nhiễm mới có 2.609 bệnh nhân không có triệu chứng (chiếm 40,7%).
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chiều 28/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19.
Tại điểm cầu thành phố Hà Nội có Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thành phố, cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi 12 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Tại các vùng có nguy cơ cao được công bố tại cuộc họp trước đều không có ca lây nhiễm mới. Với 270 ca nhiễm Covid-19 trong 100 triệu dân, hệ số lây nhiễm dịch bệnh ở nước ta thuộc nhóm thấp nhất thế giới.
"Chúng ta đã thực hiện tốt, có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch đúng đắn, chi phí thấp được các tổ chức quốc tế, các quốc gia đánh giá cao. Đến giờ phút này, có thể nói, Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi được Covid-19. Do đó, cuộc họp hôm nay sẽ tiếp tục bàn về việc tháo gỡ, nới lỏng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh để giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng. Cuộc họp cũng sẽ tập trung thảo luận về một số biện pháp trong trạng thái "bình thường mới"", Thủ tướng nhấn mạnh.
Với việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương và triển khai đồng bộ các giải pháp trên địa bàn, đến thời điểm hiện nay, Hà Nội tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh; các quận, huyện trên địa bàn thành phố không phát sinh ca mới; thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm việc cách ly theo quy định. Trong đó, cách ly tập trung chỉ còn 412 người, cách ly tại cộng đồng 4.040 người. Song song với đó, tiếp tục rà soát cơ sở vật chất theo hướng tiết kiệm, chủ động khi có tình huống xảy ra.
Trên cơ sở đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố kiến nghị, đến thời điểm các ổ dịch kết thúc mà không có ca nhiễm mới, đề nghị Ban chỉ đạo Trung ương cho Hà Nội xuống nhóm nguy cơ thấp tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp trong tình hình mới.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://kenh14.vn/neu-khong-ph...
Các tù nhân tại nhà tù Izalco, El Salvador đã bị buộc ngồi sát cạnh nhau sau khi Tổng thống Nayib Bukele ra lệnh phong tỏa 24 giờ trong các nhà tù có các thành viên băng đảng.
Theo ông Bukele, mhững kẻ cầm đầu các băng đảng sẽ bị biệt giam sau khi số vụ giết người trong nhà tù tăng đột biến.
Các tù nhân tại nhà tù Izalco ở El Salvador bị buộc phải ngồi trong nhà tù sau khi có tới 22 vụ giết người được báo cáo trong một ngày.
Hầu hết các tù nhân đều được đeo khẩu trang.
Các chuyên gia y tế Anh mới đây đã phát hiện một số trường hợp bệnh nhi mắc chứng bệnh hiếm gặp có thể liên quan tới virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp (COVID-19), đài CNN (Mỹ) đưa tin.
Theo lời cảnh báo của các quan chức y tế cấp cao và bác sĩ nhi khoa của Anh, các triệu chứng của chứng bệnh hiếm gặp nói trên bao gồm đau bụng, rối loạn tiêu hóa và viêm cơ tim. Mặc dù chỉ mới có một số lượng nhỏ bệnh nhi được phát hiện mắc chứng bệnh này, nhưng con số đang ngày càng gia tăng.
Cụ thể, hôm Chủ nhật (26/4) vừa qua, Hiệp hội Chăm sóc Nhi khoa Chuyên sâu của Anh (PICS) đã đăng tải lên Twitter một "cảnh báo khẩn cấp" từ Bộ Y tế Vương Quốc Anh (NHS) về số bệnh nhi "vừa có một số triệu chứng của hội chứng sốc độc (toxic shock syndrome), vừa có một số triệu chứng không điển hình của bệnh Kawasaki, với các chỉ số xét nghiệm máu trùng khớp với các ca nhiễm COVID-19 nặng ở trẻ em" - trong đó có một số bệnh nhi đã được xác nhận dương tính với virus SARS-CoV-2.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Vài giờ sau khi Ấn Độ tuyên bố đã hủy đơn đặt hàng bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh virus corona mới từ Trung Quốc vì chúng "bị lỗi", Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô New Delhi đã đáp trả và cho rằng điều này là "không công bằng và vô trách nhiệm".
Ji Rong, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ, cho biết trong một tuyên bố: "Chúng tôi rất quan tâm đến kết quả đánh giá và quyết định của Hội đồng Nghiên cứu Y học Ấn Độ. Trung Quốc rất coi trọng chất lượng của các sản phẩm y tế xuất khẩu".
Tuyên bố nhấn mạnh, bộ kít này đã được Cơ quan quản lý sản phẩm y tế quốc gia Trung Quốc chứng nhận và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, đồng thời được xuất khẩu sang các nước ở châu Âu, châu Á và Mỹ Latin.
"Loại vắc-xin dành cho Covid-19 sẽ không sẵn sàng cho đến cuối năm sau theo kịch bản lạc quan nhất", theo chuyên gia Pasi Penttinen thuộc Trung tâm phòng chống dịch bệnh châu Âu (ECDC).
Sự phát triển của vắc-xin là một quá trình cực kỳ phức tạp và tốn kém, đồng thời cần nhiều giai đoạn thử nghiệm trên người để đảm bảo an toàn và hiệu quả, ông nói với Sky News.
Những kẻ đầu cơ mang theo những chiếc vali chứa đầy tiền mặt tới từng nhà máy sản xuất khẩu trang để đảm bảo mua được sản phẩm - khẩu trang, găng tay, nhiệt kế, máy thở, giường bệnh viện, bộ kit xét nghiệm, bộ quần áo bảo hộ, nước sát khuẩn và kính bảo hộ -ngay khi chúng vừa rời khỏi dây chuyền sản xuất.
Các đại lý buôn bán máy thở mua đi bán lại mặt hàng này trước khi chúng đến được tay người mua cuối cùng với giá bán đội lên nhiều lần so với giá thông thường.
Các quốc gia tranh giành nhau từng đơn hàng, trong đó kẻ thắng cuộc là người mua thanh toán bằng tiền mặt với mức giá cao nhất.
"Luật chơi mới được sinh ra hàng ngày. Ở đây không khác gì 'miền Tây hoang dã'. Lượng tiền giao dịch mỗi ngày cực lớn và không ngừng nghỉ. Mọi thứ diễn ra quá nhanh nên chẳng có thời gian mà suy nghĩ kĩ nữa," tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) trích lời ông Fabien Gaussorgues - đồng sáng lập của Sofeast, một công ty giám sát chất lượng ở Thâm Quyến.
Chính phủ các nước đều đang trong cuộc chạy đua ráo riết thu mua các thiết bị y tế để ngăn chặn sự bùng phát dịch COVID-19 tại nước mình. Mặc dù có những cân nhắc khi nhập hàng từ Trung Quốc vì nhiều lý do, nhưng cuối cùng người mua vẫn phải quay lại quốc gia 1.4 tỉ dân để mua hàng do năng lực sản xuất lớn.
Mời dộc giả theo dõi toàn bộ bài viết tại đây
Theo Bộ Y tế và Lao động Nhật Bản, sau nhiều ngày, Nhật Bản đã có ngày ghi nhận số người nhiễm mới Covid-19 đã giảm khi còn 172 người, gần một nửa so với những ngày trước đó. Tuy nhiên, số người tử vong lại tăng.
Theo số liệu đến tối 27/4, trong một tuần tỷ lệ tử vong là 1,9% tăng 0,3% so với tuần trước. Trong đó, số người tử vong ở độ tuổi 80 trở lên chiếm 11,5%, độ tuổi 70 là 5,7%. Hai độ tuổi này cũng là độ tuổi có tỷ lệ tử vong cao hơn hẳn so với tuần trước.
Bộ Y tế và Lao động cho biết sẽ phối hợp với các chuyên gia để phân tích về nguyên nhân này. Do tình hình dịch bệnh vẫn chưa thể dự đoán hết về mức độ lây lan, Bộ kêu gọi mỗi người dân tiếp tục ý thức thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch tốt nhất.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
(Ảnh: Carl Court/Getty Images)
Trưởng Ban tổ chức Olympic 2020 Yoshiro Mori cho biết lịch trình tổ chức Thế vận hội - hiện được dời sang năm 2021 - sẽ bị hủy bỏ nếu đến thời điểm đó đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc.
Trả lời câu hỏi của Nikkan Sports (Nhật Bản) về khả năng dời thời hạn tổ chức Olympic lần tiếp theo nếu Covid-19 vẫn không kết thúc vào mùa hè năm 2021, ông Mori nói: "Không. Thế vận hội sẽ sẽ bị hủy bỏ. Olympic từng bị hủy bỏ trong quá khứ vì những vấn đề như chiến tranh. Lúc này chúng ta đang chiến đấu chống lại một kẻ thù vô hình."
Theo kế hoạch hiện nay, Olympic và Paralympic 2020 sẽ được khởi tranh từ ngày 23/7/2021.
Kết quả giải phẫu thi thể bệnh nhân đầu tiên tử vong vì Covid-19 tại Mỹ đã cho thấy người này tử vong vì vỡ tim do cuộc tấn công của virus SARS-CoV-2.
Người phụ nữ 57 tuổi tên là Patricia Dowd ở San Jose, California đã tử vong tại nhà hôm 6/2 sau khi trải qua các triệu chứng giống cúm, trang The Mercury News cho biết. Gần đây, một cuộc điều tra về ca tử vong của người phụ nữ này đã cho thấy Dowd thực sự đã mắc Covid-19, nghĩa là các ca tử vong do Covid-19 ở Mỹ xuất hiện sớm hơn so với những suy nghĩ trước đó.
Ca tử vong của Dowd ban đầu được cho là do đột quỵ. Tuy nhiên, hiện nay, báo cáo giải phẫu cho thấy virus SARS-CoV-2 đã lan rộng khắp các cơ tim của Dowd và việc mắc Covid-19 đã khiến một van tim của người phụ nữ này ngừng hoạt động.
"Hệ miễn dịch đã tấn công virus và trong quá trình tấn công virus, nó đã phá hủy tim rồi sau đó về cơ bản dẫn đến tình trạng vỡ tim", bác sĩ pháp y Judy Melinek nhận định.
Tình trạng trên xảy ra đặc biệt với những người có mức độ cholesterol cao hoặc những bất thường trong cơ tim, bác sĩ Melinek cho biết. Tuy nhiên, trường hợp của Dowd rất bất thường bởi tim của người phụ nữ này có kích cỡ và trọng lượng bình thường.
"Có điều gì đó bất thường khi một trái tim hoạt động hoàn toàn bình thường lại xảy ra tình trạng vỡ tim. Những trái tim bình thường sẽ không đột ngột dừng hoạt động như vậy", Melinek cho biết.
Dowd cũng được cho là có sức khỏe tốt và tập luyện thường xuyên trước khi bị bệnh.
Các nghiên cứu trước đó cũng cho thấy mối liên hệ giữa bệnh Covid-19 và tim, trong đó, một nghiên cứu ở quy mô nhỏ tại Trung Quốc đã phát hiện ra rằng, cứ 5 bệnh nhân Covid-19 thì có hơn 1 người bị tổn thương tim.
Chiều nay, 28/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ nghe báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19.
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi 12 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Tại các vùng có nguy cơ cao được công bố tại cuộc họp trước đều không có ca lây nhiễm mới. Với 270 ca nhiễm COVID-19 trong 100 triệu dân, hệ số lây nhiễm dịch bệnh ở nước ta thuộc nhóm thấp nhất thế giới.
Chúng ta đã thực hiện tốt, có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch đúng đắn, chi phí thấp được các tổ chức quốc tế, các quốc gia đánh giá cao. Đến giờ phút này, có thể nói, Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi được COVID-19.
Do đó, cuộc họp hôm nay sẽ tiếp tục bàn về việc tháo gỡ, nới lỏng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh để giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng. Cuộc họp cũng sẽ tập trung thảo luận về một số biện pháp trong trạng thái "bình thường mới"…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ nghe báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia (tính đến 11h ngày 28/3), thế giới ghi nhận hơn 3 triệu trường hợp mắc COVID-19 tại 212 quốc gia, vùng lãnh thổ; có 211.609 trường hợp tử vong. Tại khu vực Đông Nam Á, ghi nhận 40.766 trường hợp mắc và 1.447 tử vong, trong đó Singapore ghi nhận số mắc cao nhất (14.423) và Indonesia ghi nhận số tử vong cao nhất (765).
Tại Việt Nam, ghi nhận 270 trường hợp mắc (ngày thứ 12 liên tiếp không ghi nhận ca mắc tại cộng đồng, kể từ ngày 17/4), 230 trường hợp đã khỏi bệnh, 48 bệnh nhân đang được điều trị tại 8 cơ sở khám chữa bệnh; 3 bệnh nhân diễn biến nặng (số 20, 91, 161), trong đó bệnh nhân số 20 và 161 đang tập cai thở máy.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chỉ sau 2 tháng, số bệnh nhân mắc COVID-19 ở cả khu vực Mỹ Latinh và Caribe đã tăng chóng mặt, đến sáng 28/4 ghi nhận gần 170.000 ca, trong đó hơn 8.300 ca tử vong.
Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tấn công khu vực Mỹ Latinh muộn hơn so với phần còn lại của thế giới khi phải tới ngày 26/2 mới ghi nhận trường hợp đầu tiên là một người đàn ông quốc tịch Brazil sinh sống tại thành phố Sao Paolo trở về nước sau chuyến đi tới Italy, thời điểm đó đang trở thành tâm điểm của thế giới.
Tuy nhiên, chỉ sau 2 tháng, số bệnh nhân mắc COVID-19 ở cả khu vực Mỹ Latinh và Caribe đã tăng chóng mặt, đến sáng 28/4 ghi nhận gần 170.000 ca, trong đó hơn 8.300 ca tử vong.
Dường như các nước khu vực chưa lường hết được tốc độ xâm nhập nhanh chóng không thể kiểm soát của "kẻ thù vô hình" mang tên COVID-19, mặc dù có thể nói rằng Mỹ Latinh có nhiều thời gian hơn các nước ở những khu vực khác để chuẩn bị các biện pháp đối phó.
Trong khi một số nước có những phản ứng khá nhanh trước diễn biến của dịch bệnh như Argentina quyết định đóng cửa biên giới và ban bố lệnh cách ly bắt buộc trên phạm vi toàn quốc chỉ hơn 2 tuần sau khi phát hiện ra ca nhiễm virus đầu tiên, thì một số nước khác như Brazil hay Mexico lại tỏ ra khá "thờ ơ" trước tính chất nghiêm trọng của COVID-19.
Thậm chí Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro còn cho rằng dịch bệnh này chỉ là sự "thổi phồng" của truyền thông và đây thực ra chỉ là "một loại cúm thông thường". Nhà lãnh đạo Brazil cũng là người chỉ trích các biện pháp cách ly xã hội mà chính quyền các bang áp dụng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, cho rằng điều đó có thể khiến cho nền kinh tế sụp đổ.
Trong bối cảnh tình hình chính trị- xã hội tại nhiều nước ở khu vực Mỹ Latinh khá bất ổn trong thời gian qua với hàng loạt các cuộc biểu tình ở quy mô khác nhau, từ Chile, Bolivia tới Colombia, thì sự xuất hiện của COVID-19 thực sự là một cơn ác mộng.
Ngay cả khi dịch bệnh đã bắt đầu lây lan trong cộng đồng, dường như sự chủ quan và những lợi ích chính trị khác nhau cũng khiến người ta "phớt lờ" cảnh báo của giới chức y tế về hoạt động tụ tập đông người.
Phải đến khi số lượng ca dương tính với virus SARS-CoV-2 gia tăng chóng mặt hằng ngày tại mỗi nước, cũng như các lệnh cách ly bắt buộc với sự giám sát của cảnh sát và quân đội được áp dụng, các cuộc biểu tình mới tạm chấm dứt.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 27/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bác bỏ những cáo buộc của đối thủ Joe Biden rằng ông sẽ tìm cách trì hoãn cuộc bầu cử tổng thống dự kiến vào tháng 11 tới do nước Mỹ đang trong vòng xoáy của dịch bệnh COVID-19.
Tôi thậm chí không bao giờ nghĩ đến việc thay đổi ngày bầu cử… Tôi mong chờ cuộc bầu cử. Đây (cáo buộc trên) là một sự tuyên truyền bịa đặt.
Trước đó, tại một sự kiện gây quỹ tranh cử trực tuyến, cựu Phó Tổng thống Joe Biden cho rằng Tổng thống Trump sẽ bằng cách này hay cách khác trì hoãn ngày bầu cử với một số lý do.
Theo quy định của luật pháp Mỹ, tổng thống không thể đơn phương thay đổi ngày bầu cử. Dự kiến, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay sẽ diễn ra vào ngày 3/11 tới.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Với hơn 14.000 ca mắc Covid-19, Singapore là ổ dịch lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nhất ở châu Á sau Trung Quốc và Ấn Độ. Từ 1/4 tới nay số ca mắc Covid-19 tại Singapore đã tăng gấp 13 lần. Tuy nhiên, có một điều đáng ngạc nhiên là tỷ lệ tử vong do lại ở mức rất thấp.
Từ khi ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên ngày 23/1, đến ngày 27/4, Singapore chỉ ghi nhận 12 ca tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng, điều này khiến Singapore trở thành một câu chuyện thành công của thế giới.
Singapore chỉ có 0,85 người chết trong mỗi 1.000 ca mắc. Con số này ở Malaysia là 17, trong khi Indonesia là 84. Trên toàn cầu, con số trung bình là 70 người chết trong mỗi 1.000 ca mắc Covid-19. Tỷ lệ tử vong ở Bỉ cao nhất thế giới với 153 người chết trong mỗi 1.000 ca mắc, trong khi con số của Mỹ và Trung Quốc là khoảng 56.
Số ca tử vong ở Singapore ở mức rất thấp so với 1.305 ca tử vong ở Mexico, 372 ở Nhật Bản. Cả 2 nước này đều có số ca mắc Covid-19 tương đương Singapore mặc dù có dân số lớn hơn nhiều. Singapore có 5,7 triệu dân, trong khi Nhật Bản và Mexico đều có khoảng 126 triệu dân.
Thứ nhất, hầu hết các ca mới ở Singapore đều là những người trẻ, chiếm phần lớn trong bộ phận lao động nhập cư sống trong các khu ký túc xá đông đúc.
Thứ hai, người già có các bệnh mạn tính đã lắng nghe và tuân thủ khuyến cáo của chính phủ trong việc ở nhà để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Hơn 90% số ca mắc Covid-19 tại Singapore là các lao động người nước ngoài có thu nhập thấp và đang sống trong các khu ký túc xá.
Trong khi Bộ Y tế đã dừng cung cấp số liệu thống kê về độ tuổi của các bệnh nhân, giới chức vẫn nhấn mạnh rằng, phần lớn bệnh nhân đều là những người trẻ và chỉ có các triệu chứng vừa phải hoặc không có triệu chứng gì.
Ông Leong Hoe Nam, một chuyên gia về dịch bệnh truyền nhiễm, nói rằng, các yếu tố này đã làm giảm tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở Singapore.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ấn Độ vừa công bố kế hoạch sản xuất vaccine ngừa Covid-19, cam kết cho ra sản phẩm trong tháng 5 với giá khoảng 1.000 rupee (khoảng 13 USD)/liều.
Viện Serum, một công ty dược Ấn Độ có trụ sở tại thành phố Pune, bang Maharashtra vừa công bố kế hoạch sản xuất vaccine điều trị Covid-19, và cam kết cho ra sản phẩm trong tháng 5.
Chúng tôi hy vọng sẽ thử nghiệm vaccine này tại Ấn Độ trong tháng 5, trên khoảng 100 người. Sau đó chính thức sản xuất từ tháng 9 hoặc 10, nếu các thử nghiệm thành công.
Giá thành một liều vaccine của Ấn Độ dự kiến vào khoảng 1.000 rupee (khoảng 13 USD). Việc sản xuất vaccine của Serum sẽ dựa trên công thức và kết quả thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19 trên người mà Đại học Oxford (Anh) tiến hành hôm 23/4.
Hãng hàng không Scandinavian Airlines (SAS) ngày 28/4 thông báo họ có thể cắt giảm đến 5.000 vị trí nhân sự toàn thời gian, do tình trạng nhu cầu giảm mạnh và hạn chế đi lại trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành.
Việc cắt giảm sẽ được phân chia "đồng đều", với khoảng 1.900 nhân viên ở Thụy Điển, 1.300 ở Na Uy và 1.700 ở Đan Mạch.
SAS dự kiến sẽ chỉ hoạt động hạn chế trong giai đoạn cao điểm mùa hè.
CEO Rickard Gustafson dự đoán nhu cầu đi lại hàng không sẽ duy trì ở mức thấp trong năm nay và năm 2021, và có thể khôi phục mức độ bình thường vào năm 2022.
Hãng hàng không đối thủ Norwegian Air cũng cảnh báo có thể rơi vào tình trạng hết tiền mặt vào giữa tháng 5. Hồi tuần trước, hãng cho hay 4.700 nhân sự sẽ mất việc làm sau khi 4 đơn vị ở Thụy Điển và Đan Mạch đệ đơn xin phá sản, trong khi các hợp đồng với đội ngũ ở Mỹ và châu Âu bị hủy.
Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, ông Giorgio Aliberti, sáng 28/4 (giờ Việt Nam) đăng tải thông điệp trên Twitter, cho biết "EU sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam, như giúp đỡ trong tác động kinh tế xã hội của khủng hoảng [Covid-19], và trong việc nhanh chóng thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)".
Đại sứ Aliberti cho biết, EU đã huy động 350 triệu euro (hơn 379 triệu USD) để hỗ trợ khu vực ASEAN trong cuộc chiến chống lại virus corona.
EU khẳng định sẽ ủng hộ những hành động ở cấp độ quốc gia và khu vực nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng y tế, tăng cường hệ thống y tế, cũng như giảm nhẹ hậu quả về kinh tế và xã hội.
EU ready to assist #Vietnam in supporting the socio-economic impact of the crisis and in implementing quickly the #EVFTA-
— Giorgio Aliberti (@GioAlibertiEU) April 28, 2020
EU mobilises €350 million to assist the ASEAN region in fight against the coronavirus - @eu_eeas @europeaid https://t.co/36CAyNF0Oe
Đại sứ EU tại ASEAN ông Igor Driesmans nói: "Trong thời điểm khó khăn, ASEAN có thể trông đợi vào Liên minh châu Âu. EU và ASEAN là những tổ chức khu vực đã gắn bó 42 năm qua bằng tình đoàn kết và đối tác. Với việc huy động 350 triệu euro để ủng hộ các nước ASEAN, EU đang thể hiện tình hữu nghị với người dân ở khu vực này.
Chúng tôi sẽ ủng hộ các biện pháp mạnh mẽ, cụ thể của ASEAN để giải quyết tác động về y tế, xã hội và kinh tế trong khu vực. Chúng ta chỉ có thể vượt qua đại dịch virus corona bằng hợp tác quốc tế, đoàn kết và phối hợp."
Người dân Anh đã được mời đến tham gia cuộc họp báo hàng ngày nhằm cập nhật các thông tin liên quan đến COVID-19 diễn ra ở số 10 phố Downing, đồng thời chính phủ nước này cũng khẳng định rằng đây không phải là một sự thay thế cho các nhà báo mặc dù mối quan hệ giữa chính phủ Anh với giới truyền thông tại xứ sở sương mù đang xấu đi trông thấy.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh đã có những ý kiến cho rằng chính phủ Anh đang chuẩn bị dỡ bỏ câu khẩu hiệu "Ở nhà, bảo toàn tính mạng, bảo vệ NHS (Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh)" khi đã có các dấu hiệu cho thấy câu khẩu hiệu này đang ít được sử dụng hơn trong các cuộc họp báo hàng ngày của chính phủ nước này.
Hiện tại người dân Anh đã được mời gửi các câu hỏi chất vấn của họ tới trang web của chính phủ và công ty "YouGov" do chính phủ Anh chỉ định sẽ chọn một câu hỏi duy nhất và đưa ra cho Bộ trưởng chủ trì cuộc họp báo trong ngày hôm đó trả lời chất vấn.
Phố Downing cho biết thêm các thành viên nội các cùng với chuyên gia tại cuộc họp báo sẽ không được biết trước vấn đề được đem ra chất vấn để phù hợp với những quy định đã áp dụng đối với các nhà báo, phóng viên tham dự cuộc họp tới từ các cơ quan báo chí chính thống tại nước này.
Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel trả lời câu hỏi trong một cuộc họp báo hàng ngày được truyền hình trực tiếp tại Anh. Ảnh: The Sun.
Nếu câu hỏi của một cá nhân được chọn, họ sẽ được hỏi nếu như họ đồng ý ghi lại một đoạn video ngắn của chính họ khi đặt câu hỏi. Trong trường hợp từ chối, câu hỏi của người này sẽ được đọc tại cuộc họp báo thay cho họ.
Tuy nhiên cách thức mà công ty YouGov sẽ dùng để chọn ra một câu hỏi duy nhất vẫn chưa rõ ràng, mặc dù ngoại trừ việc người đặt câu hỏi phải trên 18 tuổi và nêu rõ khu vực tại vương quốc Anh mà họ đang cư trú, không có yêu cầu nào liên quan đến trình độ giáo dục hoặc bằng cấp.
Học sinh cấp 3 đi học tại thành phố Chư Kỵ, tỉnh Chiết Giang, ngày 13/4/2020 (Ảnh: Xinhua/Han Chuanhao)
1.500 học sinh ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, đã có biểu hiện số sau khi trở lại nhập học.
Từ ngày 13-26/4, tổng cộng 6.37 triệu học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở ở tỉnh này đã tới trường, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Phó giám đốc Sở giáo dục tỉnh Chiết Giang, ông Chen Feng, cho biết tỉ lệ học sinh đi học đạt trên 97% và là chỉ số quan trọng cho thấy đời sống sinh hoạt sản xuất ở tỉnh này đang khôi phục bình thường một cách toàn diện.
Trước khi các trường học mở cửa trở lại, các ban ngành của chính quyền tỉnh Chiết Giang đã tổ chức 11 tổ công tác để giám sát công tác phòng chống dịch ở trường học.
Nhiệt kế, khẩu trang và chất diệt khuẩn được cung cấp trong nhà trường, đồng thời các phòng cách ly tạm thời và chốt kiểm soát cũng được thiết lập trong khuôn viên.
Toàn bộ học sinh, giáo viên trở lại từ các vùng bị dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng trong vòng 14 ngày sẽ được làm xét nghiệm trước khi được tham gia dạy và học.
Ông Trump tại họp báo ở Nhà Trắng ngày 27/4 (Ảnh: Alex Brandon/AP)
Tổng thống Donald Trump ngày 27/4 (giờ miền Đông) nói ông không chịu trách nhiệm vè bất kỳ sự gia tăng nào trong số người sử dụng chất khử trùng một cách không phù hợp.
Đề cập hiện tượng nói trên trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng, ông Trump nói "Tôi không thể hình dung được tại sao".
Hồi tuần trước, ông Trump đã đưa ra gợi ý rằng chất khử trùng hoặc ánh sáng mặt trời có khả năng được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19.
Một ngày sau đó, Tổng thống Mỹ nói rằng phát ngôn trên của ông mang tính châm biếm, "chỉ để xem điều gì xảy ra".
Trung tâm Kiểm soát Chất độc thành phố New York hôm 25/4 cho hay họ nhận được nhiều cuộc gọi trung bình một ngày hơn, sau khi Tổng thống Mỹ Trump đề cập tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hai ngày trước rằng ông muốn tìm hiểu cách tiêm chất khử trùng vào cơ thể bệnh nhân Covid-19, nhằm tiêu diệt virus.
"Việt Nam là một trong số ít các nước đang làm phẳng được đường cong COVID-19, quốc gia hơn 95 triệu dân này chỉ có 270 ca mắc bệnh và không có người tử vong" - bài viết trên tờ Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ đánh giá cao hiệu quả chiến lược chống COVID-19.
Vào tháng 1, khi thế giới mới chỉ đang bắt đầu tìm hiểu về coronavirus mới, các nhà lãnh đạo của Việt Nam đã ví nó như một kẻ thù cần phải chiến đấu.
Hàng chục ngàn người sau đó đã thực hiện cách ly trong các cơ sở cách ly tập trung. Tiếp đến là nhiều khu phố được cách ly chặt chẽ để quản lý từ cụm nhỏ có các ca dương tính. 3 tháng sau khi trường hợp đầu tiên được phát hiện, Việt Nam dường như đã đánh bại virus, ít nhất là cho đến nay.
Việt Nam chỉ báo cáo hai ca nhiễm mới trong 10 ngày qua, cả 2 đều là du học sinh trở về từ Nhật Bản tuần trước. Đất nước với hơn 95 triệu người chưa có một trường hợp tử vong do Covid-19 nào. Hầu hết trong số 270 trường hợp được xác nhận dương tính đã phục hồi.
Các cửa hàng và nhà hàng bắt đầu mở cửa trở lại vào ngày 23/4 sau khi Chính phủ nới lỏng các lệnh giãn cách xã hội và hạn chế đối với việc di chuyển. Các quán cà phê ở thủ đô Hà Nội đã đón khách trở lại. Các dịch vụ gọi xe tiếp tục hoạt động, trong khi hầu hết các trường học hay quán karaoke nổi tiếng với người dân địa phương vẫn đóng cửa.
Julien Brun, Đối tác quản lý tại thành phố Hồ Chí Minh của CEL, cho biết, Việt Nam là lựa chọn hàng đầu cho các nhà sản xuất toàn cầu muốn đa dạng hóa Trung Quốc. Cho đến nay, phản ứng của Việt Nam có thể sẽ làm tăng thêm uy tín.
Mặc dù các nhà máy xuất khẩu quần áo và giày dép Việt Nam hiện đang quay cuồng vì vấn đề hủy đơn hàng lớn, nhưng việc sản xuất nhiều ngành khác nhau có thể chuyển sang Việt Nam trong dài hạn, ông nói.
Ảnh: Reuters
Yếu tố quan trọng để ngăn chặn việc trở thành một ổ dịch lớn ở Việt Nam là một chế độ kiểm dịch cách ly mạnh mẽ lên đến hàng chục ngàn người trong những khu cách ly tập trung vốn là doanh trại quân đội, ký túc xá đại học và các nơi khác.
Khi một người được xác nhận bị nhiễm bệnh, nhiều người có tiếp xúc gần gũi với họ, bao gồm cả những người không có triệu chứng, cũng sẽ phải thực hiện cách ly tại các cơ sở hoặc bệnh viện của nhà nước thay vì cách ly tại nhà - nơi họ có thể lây bệnh cho các thành viên gia đình lớn tuổi. Tất cả những người trở về nước từ nước ngoài trong tháng trước cũng được yêu cầu cách ly bắt buộc trong 14 ngày.
Mời độc giả theo dõi toàn bộ bài viết tại đây
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng tổ chức này "chỉ có thể đưa ra khuyến cáo [về dịch Covid-19], nhưng một điều cần làm rõ là chúng tôi không có quyền hạn buộc các nước thực thi những điều được khuyến nghị."
"Tự các nước quyết định tiếp thu lời khuyên hay bác bỏ," ông Tedros nói trong cuộc họp báo tại Geneva ngày 28/4 (giờ địa phương), bổ sung rằng WHO đưa ra các khuyến cáo trên cơ sở "bằng chứng và khoa học tốt nhất".
Ông cho biết, vào ngày 30/1, WHO đã ban bố mức cảnh báo toàn cầu cao nhất đối với dịch Covid-19, và ở thời điểm đó "chỉ có 82 ca nhiễm bên ngoài Trung Quốc".
"Thế giới nên lắng nghe WHO và thận trọng," ông Tedros nói. "Tất cả các nước đã có thể kích hoạt toàn bộ biện pháp y tế cộng đồng khả dĩ."
Ông nhấn mạnh vào thời điểm đó, WHO đã kêu gọi thế giới tiến hành truy tìm, xét nghiệm, cách ly và truy nguồn đối với từng ca nhiễm.
“On January 30, we declared the highest level of global emergency on #COVID19. During that time there were only 82 cases outside 🇨🇳. No cases in Latin America, actually. No cases in Africa. Only 10 cases in Europe.”-@DrTedros pic.twitter.com/HPhyLLrwCf
— World Health Organization (WHO) (@WHO) April 27, 2020
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, chiều ngày 27/4 (giờ Việt Nam) đã chia sẻ tweet từ tài khoản của Cổng thông tin Chính phủ Việt Nam, và gửi thông điệp cảm ơn Việt Nam.
"Cảm ơn Việt Nam vì những đóng góp của các bạn trong công cuộc ứng phó Covid-19 của toàn cầu. Hãy sát cánh bên nhau!" - ông Tedros viết trên Twitter.
Thank you #Vietnam for your contribution to the global #Covid19 response. Together! https://t.co/EpIf8JpcW9
— Tedros Adhanom Ghebreyesus (@DrTedros) April 27, 2020
Trước đó, tài khoản Twitter của Liên hợp quốc tại Việt Nam cũng đăng tải thông điệp cảm ơn Việt Nam đóng góp 50.000 USD cho Quỹ ứng phó Covid-19 của WHO.
Vào chiều ngày 24/4, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung trao tượng trưng khoản đóng góp 50.000 USD Mỹ của Chính phủ và Nhân dân Việt Nam ủng hộ Quỹ ứng phó với Covid-19 của WHO nhằm góp phần chung tay phòng chống và đẩy lùi đại dịch.
Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ (HFAC) hôm 27-4 mở một cuộc điều tra nhằm vào quyết định cắt tiền viện trợ dành cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ca của Tổng thống Donald Trump.
Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ có một tuần để cung cấp thông tin về quyết định của Tổng thống Trump, vốn được đưa ra giữa lúc thế giới đang đối mặt với khủng hoảng virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra đại dịch Covid-19.
Trong thư gửi Ngoại trưởng Mike Pompeo, Chủ tịch HFAC Eliot Engel khẳng định mặc dù WHO không hoàn hảo, và ông ủng hộ chuyện cải cách nhưng việc cắt viện trợ cho tổ chức này giữa khủng hoảng Covid-19 không phải là giải pháp.
Ngoài ra, ông Engel còn yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ cung cấp 11 bộ tài liệu và các thông tin liên quan đến quyết định của Tổng thống Trump trước hạn chót 17 giờ (giờ địa phương) ngày 4-5. Nếu không, ông Engel nhấn mạnh HFAC sẽ cân nhắc mọi biện pháp theo ý muốn của mình nhưng ông không cung cấp thông tin chi tiết. Trên cương vị chủ tịch HFAC, ông Engel có quyền ban trát hầu tòa đối với các cơ quan liên bang.
Theo Reuters, tài liệu HFAC yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ cung cấp gồm danh sách các cuộc họp liên ngành từ ngày 1-12-2019 đến ngày 1-4-2020 liên quan đến vấn đề viện trợ WHO, danh sách các cơ quan pháp lý mà chính quyền Tổng thống Trump sẽ thông qua để thực thi quyết định cắt viện trợ, cũng như các tài liệu liên quan đến quá trình điều tra WHO của chính quyền Tổng thống Trump.
https://nld.com.vn/thoi-su-quo...Trước đó, vào ngày 14-4, Tổng thống Trump hoãn viện trợ của Mỹ dành cho WHO, cáo buộc tổ chức này thiên vị và bao che cho Trung Quốc về nguồn gốc của Covid-19. Giới chức WHO đã bác những cáo buộc này, còn Trung Quốc khẳng định họ minh bạch và cởi mở.
Thủ tướng New Zealand bà Jacinda Ardern (Ảnh: AP)
Thủ tướng New Zealand bà Jacinda Ardern ngày 28/4 thông báo nước này đã dỡ bỏ những quy định hạn chế nghiêm khắc nhất được áp đặt thời gian qua để chống Covid-19. Trước đó 1 ngày,bà Ardern tuyên bố New Zealand đã "tiêu diệt" được virus corona.
Ngày hôm nay, 400 nghìn người dân New Zealand sẽ trở lại làm việc, và các dịch vụ giao đồ ăn cũng mở cửa. Dù vậy, nữ thủ tướng vẫn cảnh báo người dân cần cảnh giác hơn lúc nào hết, bởi virus SARS-Cov-2 có thể vẫn ủ bệnh ở một số người.
"Người bị nhiễm Covid-19 có thể mất từ 2 đến 10 ngày mới xuất hiện các triệu chứng. Điều đó nghĩa là chúng ta không thể nhận thấy dấu hiệu gì trong vài tuần, và có thể đẩy chúng ta trở lại điểm xuất phát từ trước khi phong tỏa," bà nói.
"Với nhiều người trở lại làm việc ngày hôm nay, chúng ta cần cẩn trọng hơn bao giờ hết."
Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Mỹ đã bổ sung thêm 6 triệu chứng vào danh sách các triệu chứng có thể của COVID-19, một bước đi được NYTimes nhận định là phản ánh sự khó đoán, cũng như biến số lớn trong cách thức mà căn bệnh này tác động tới bệnh nhân.
Ghi nhận quan sát từ các bác sĩ đang chữa trị hàng nghìn bệnh nhân trong đại dịch, CDC đã bổ sung thêm các triệu chứng sau:
- Ớn lạnh
- Run rẩy nhiều lần cùng ớn lạnh
- Đau cơ
- Đau đầu
- Đau họng
- Mất khứu giác, vị giác.
Đây là những triệu chứng bổ sung ngoài 3 triệu chứng được liệt kê ban đầu gồm: Ho, sốt, khó thở.
Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới công nhận các triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 là: Sốt, ho khan và mệt mỏi.
"Một số bệnh nhân có thể có cảm giác đau đớn, nghẹt mũi, viêm họng hoặc tiêu chảy", WHO cho biết, "Những triệu chứng ấy thường nhẹ và bắt đầu một cách dần dần".
Cả hai cơ quan đều khuyến cáo người dân tìm tới các cơ sở y tế khẩn cấp nếu họ gặp vấn đề về thở hoặc đau đớn, khó chịu kéo dài ở ngực.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiến hành họp báo tại Nhà Trắng sau khi vắng bóng hồi cuối tuần qua. Cuộc họp báo diễn ra sau phát ngôn tranh cãi của ông ngày 25/4 về việc tiêm thuốc khử trùng nhằm chống COVID-19.
Trong cuộc họp báo, Tổng thống Mỹ nói rằng ông không chịu trách nhiệm cho những báo cáo về các trường hợp "có khả năng" đã làm theo đề xuất của ông.
Ông Trump cũng chĩa mũi dùi nhằm vào Trung Quốc khi nói rằng, Bắc Kinh đáng ra đã có thể ngăn chặn được virus ngay tại nguồn và tuyên bố, chính quyền của ông đang tiến hành các cuộc điều tra nghiêm túc đối với những việc đã xảy ra.
"Chúng tôi đang tiến hành những cuộc điều tra rất nghiêm túc... Chúng tôi không hài lòng với Trung Quốc".
Ông Trump cho rằng, cách ứng phó với COVID-19 đã dẫ tới "quá nhiều cái chết không cần thiết".
"Chuyện đáng ra đã có thể được ngăn chặn và được ngăn chặn [sớm hơn] nhưng cách đây 1 thời gian dài ai đó đã quyết định không làm như vậy".
Tổng thống Mỹ cũng bày tỏ ý định muốn Trung Quốc bồi thường thiệt hại vì cách họ ứng phó với dịch bệnh.
Khi phóng viên đề cập tới yêu cầu Trung Quốc bồi thường Đức 165 tỉ USD mà 1 tờ báo Đức đưa ra mới đây và hỏi liệu Mỹ có định làm tương tự không, ông Trump nói: "Chúng ta có thể làm điều gì đó dễ hơn nhiều".
"Đức đang cân nhắc, chúng ta cũng đang cân nhắc", ông Trump nói, "Chúng ta đang nói tới số tiền nhiều hơn hẳn số mà Đức đề cập tới".
"Chúng ta vẫn chưa xác định con số cuối cùng", Tổng thống Mỹ cho hay, "Đây là thiệt hại đối với nước Mỹ, nhưng đây cũng là thiệt hại đối với thế giới".
Ảnh: AP
Trong cuộc họp báo, Tổng thống Mỹ cũng công bố kế hoạch 8 phần nhằm tăng cường năng lực xét nghiệm COVID-19. Ông Trump giới thiệu giám đốc chuỗi dược phẩm CVS Health và người này khẳng định sẽ mở rộng việc xet snghieemj tới 1.000 trong số 10.000 cửa hàng.
Trong bài phát biểu tối qua trên truyền hình, Thủ tướng Áo - Sebastian Kurz cho biết, chính phủ nước này đã giải ngân gần 14 tỷ euro nhằm chống lại suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ những năm 1930 do sự tác động từ các lệnh đóng cửa do dịch Covid-19.
Trung Quốc: Nhóm bệnh nhân Covid-19 rủ nhau tuyệt thực tập thể, ném suất ăn khỏi phòng
Thủ tướng Áo cho biết, đó là khoảng 3,5% GDP hàng năm của Áo và 2/5 của ngân sách viện trợ mà chính phủ đã thông qua vào tháng trước là 38 tỷ euro. Ông cũng cho biết, chính phủ đang họp bàn và các nhiều biện pháp để thúc đẩy nền kinh tế sẽ được công bố trong những ngày tới.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Người dùng mạng Trung Quốc chỉ trích gay gắt những bệnh nhân mắc Covid-19 đang được điều trị cách ly ở bệnh viện chỉ định tại thành phố Mẫu Đơn Giang, sau khi những người này "phát động" một cuộc tuyệt thực tập thể vào ngày Chủ nhật (26/4) và phàn nàn về đồ ăn của bệnh viện.
Một video do People's Daily Online đăng tải cho thấy vụ tuyệt thực xảy ra ở bệnh viện Ankang - địa điểm chỉ định điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 ở địa phương. Trong clip, các bệnh nhân được điều trị cách ly đã ném khẩu phần cơm hộp của họ ra hành lang trước phòng bệnh. Mỗi khẩu phần này có giá khoảng 10 nhân dân tệ (1.41 USD).
"Chúng tôi đã ăn đủ những đồ ăn này rồi... [Bệnh viện] phải cung cấp thức ăn cho chúng tôi. Bất kỳ thứ gì mà chúng tôi muốn! Nếu tôi muốn ăn sủi cảo thì phải có sủi cảo!" một bệnh nhân nữ hét lên trong video.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Mới đây, Trung Quốc trong tháng này đã giới thiệu đồng tiền điện tử của riêng mình tại bốn thành phố, từng bước đưa nước này trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đạt tới ngưỡng xã hội không tiền mặt.
Động thái được đưa ra trong bối cảnh các hình thức thanh toán phi tiếp xúc trở thành tiêu chuẩn trong cách ứng phó của thế giới trước đại dịch COVID-19.
Đồng NDT điện tử là một sáng kiến hợp tác công-tư. Trước hết loại tiền tệ này sẽ được thử nghiệm trong chuỗi các cửa hàng thuộc hệ thống McDonald's, Starbucks và doanh nghiệp địa phương tại Thâm Quyến, Tô Châu, Bảo Định và Thành Đô.
Theo ông Nameer Khan, Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ Tài chính khu vực Trung Đông-Bắc Phi, đây sẽ là nhân tố đột biến, làm thay đổi cuộc chơi trong các ngành dịch vụ tài chính.
Bài viết được tham khảo từ Báo Tin tức. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
Trong một động thái chưa từng có tiền lệ, New York đã hoãn cuộc bầu cử sơ bộ Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ - dự kiến diễn ra vào ngày 23/6 - do lo ngại về đại dịch COVID-19.
Các thành viên Đảng Dân chủ trong Ban Bầu cử của New York đã bỏ phiếu ngày 27/4 và đi đến quyết định hoãn sự kiện nêu trên. Trong khi đó, các vòng bầu cử sơ bộ cấp bang và quốc hội vẫn sẽ diễn ra ngày 23/6 như dự kiến.
Ủy viên Andrew Spano cho hay, ông lo ngại về việc khiến cử tri và các nhân viên bầu cử phải lựa chọn giữa trách nhiệm dân chủ và sức khỏe của mình.
Chủ tịch Đảng Dân chủ New York Jay Jacobs cho biết, quyết định hoãn cuộc bầu cử sơ bộ Tổng thống Mỹ của bang sẽ đồng nghĩa với việc số cử tri đi bầu dự kiến thấp hơn và nhu cầu về nơi bầu cử giảm bớt.
6h ngày 28/4, Bộ Y tế thông tin, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 mới, tổng ca nhiễm trong nước đang dừng ở con số 270 người.
Như vậy tính từ 6h sáng ngày 16/4 ghi nhận ca thứ 268 đến nay, 12 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng. Trong thời gian này có thêm 2 ca mới ghi nhận là nguồn 'nhập khẩu' từ nước ngoài.
Tính đến 6h ngày 28/4: Việt Nam có tổng cộng 130 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 52.428, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 323; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.311; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 40.794.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Số ca nhiễm SARS-CoV-2 toàn cầu đã vượt mốc 3 triệu trong bối cảnh nhiều nước bắt đầu có những bước đi nhằm nới lỏng các biện pháp phong tỏa - động thái khiến thế giới gần như "đứng yên" trong 8 tuần qua.
Theo Reuters, trung bình 82.000 ca bệnh được ghi nhận mỗi ngày trong tuần qua. Hơn 25% số ca là từ Mỹ, và hơn 43% là từ châu Âu.
Số người tử vong do virus corona chủng mới đã vượt mốc 200.000. Cứ gần 7 người mắc bệnh thì có 1 trường hợp tử vong. Reuters cho rằng tỷ lệ tử vong thực tế nhiều khả năng sẽ thấp hơn bởi các trường hợp được tính là nhiễm bệnh trong số liệu không bao gồm những ca chưa xác nhận, không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.
Một số nước bị ảnh hưởng nặng nề ở châu Âu, gồm Italy, Pháp, Tây Ban Nha cho thấy xu hướng giảm trong số ca nhiễm hàng ngày trong vòng vài tuần trở lại đây nhưng số trường hợp nhiễm mới vẫn ở mức cao (2-5.000 ca).
Hiện nay nhiều nước đã bắt đầu hoặc lên kế hoạch để từng bước nới lỏng các biện pháp hạn chế được áp dụng để chống dịch. New Zealand khẳng định mình đã thành công trong việc "loại trừ" virus corona chủng mới khi không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng.
Công tác từng bước "mở cửa" nhìn chung được thực hiện cẩn trọng bởi lo ngại về khả năng bùng phát các làn sóng kế tiếp của dịch bệnh.