Cập nhật lúc

Tin vui về độ phủ vaccine của Việt Nam - Hé lộ con số "khủng"; WHO báo tin tốt về loại vaccine sản xuất ở Việt Nam

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 391.797 trường hợp mắc COVID-19 và 6.464 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu xấp xỉ 238 triệu ca, trong đó trên 4,85 triệu người không qua khỏi.

Tin vui về độ phủ vaccine của Việt Nam - Hé lộ con số "khủng"; WHO báo tin tốt về loại vaccine sản xuất ở Việt Nam
21
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Thủ tướng Lý Hiển Long: Singapore mất ít nhất 3 tháng nữa để đạt "bình thường mới"

    Tin vui về độ phủ vaccine của Việt Nam - Hé lộ con số khủng; WHO báo tin tốt về loại vaccine sản xuất ở Việt Nam - Ảnh 1.

    Thủ tướng Lý Hiển Long phát biểu về tình hình đại dịch COVID-19 ngày 9/10/2021. Ảnh: CNA

    Theo trang CNA, trong bài phát biểu toàn quốc ngày 9/10 về tình hình đại dịch COVID-19, người đứng đầu chính phủ Singapore cho biết đảo quốc sư tử sẽ mất ít nhất 3 tháng, và có thể kéo dài tới 6 tháng, để đạt được bình thường mới.

    Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết, bình thường mới là khi Singapore có thể xoá bỏ các hạn chế và chỉ áp dụng các biện pháp quản lý an toàn "nhẹ", với số ca nhiễm ổn định ở mức "có lẽ là vài trăm ca một ngày, nhưng không tăng".

    Trong giai đoạn này, các bệnh viện cũng sẽ hoạt động trở lại "như bình thường", người dân có thể tiếp tục các hoạt động như trước đại dịch, tham gia các đám đông mà "không lo lắng hay cảm thấy bất an".

    "Một vài quốc gia đã đạt được trạng thái này, ví dụ như ở châu Âu. Nhưng họ đã phải trả giá đắt, mất nhiều sinh mạng trên đường đi" - ông Lý Hiển Long nói - "Chúng ta sẽ mất ít nhất 3 tháng, và có lẽ lâu nhất là 6 tháng để có được trạng thái bình thường mới".

    Thừa nhận rằng vài tháng tới sẽ là giai đoạn "cố gắng", Thủ tướng Singapore nói rằng ông hy vọng ca nhiễm sẽ chững lại và giảm trong vòng một tháng hoặc hơn.

    Thủ tướng Lý Hiển Long: Singapore mất ít nhất 3 tháng nữa để đạt 'bình thường mới'baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người Nga đổ xô đến Serbia tiêm vaccine COVID-19 ngoại

    Vaccine Sputnik V của Nga đã được sử dụng ở 70 quốc gia trên thế giới nhưng chưa được WHO phê duyệt toàn cầu. Và đó là một trở ngại với những công dân Nga muốn đến châu Âu.

    Không phải là thành viên của Liên minh châu Âu, Serbia là một lựa chọn thuận tiện cho người Nga muốn tiêm vaccine vì họ có thể tới đây mà không cần thị thực và được cung cấp nhiều lựa chọn vaccine do phương Tây sản xuất. 

    Các tour du lịch tiêm chủng cho người Nga tăng vọt và du khách Nga xuất hiện khắp nơi tại thủ đô Belgrade, trong các khách sạn, nhà hàng, quán bar và phòng tiêm chủng.

    Theo Hiệp hội Các nhà điều hành tour của Nga, các gói tour du lịch tiêm phòng COVID-19 cho người Nga cần tiêm vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt đã xuất hiện trên thị trường từ giữa tháng 9.

    Giám đốc điều hành của Hiệp hội, Maya Lomidze cho biết giá khởi điểm tour này là từ 300-700 USD, tuỳ thuộc những dịch vụ đi kèm.

    Tin vui về độ phủ vaccine của Việt Nam - Số vaccine khủng đã về; WHO báo tin tốt về loại vaccine sản xuất ở Việt Nam - Ảnh 1.

    Vaccine Sputnik V của Nga. Ảnh: AP

    Sputnik V được Tổng thống Nga Vladimir Putin ca ngợi là vaccine COVID-19 được phê duyệt đầu tiên trên thế giới vào tháng 8/2020 và đã được cấp phép ở khoảng 70 quốc gia, bao gồm cả Serbia. Nhưng WHO cho biết vẫn đang xem xét phê chuẩn trên toàn cầu với vaccine này, viện dẫn các vấn đề xảy ra tại một nhà máy sản xuất vài tháng trước.

    Người Nga đổ xô đến Serbia tiêm vaccine COVID-19 ngoạibaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Việt Nam tiêm vaccine trung bình 1,5 triệu mũi/ngày; 74 triệu liều vaccine đã về

    Tin vui về độ phủ vaccine của Việt Nam - Số vaccine khủng đã về; WHO báo tin tốt về loại vaccine sản xuất ở Việt Nam - Ảnh 1.

    Sáng ngày 9/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban chỉ đạo với các địa phương.

    Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tại cuộc họp, tốc độ bao phủ vaccine của Việt Nam đang tăng rất nhanh, hiện tốc độ tiêm có thể đạt trung bình 1,5 triệu mũi mỗi ngày. 

    Tính đến ngày 8/10, cả nước đã tiêm được khoảng 51,4 triệu liều, trong đó khoảng 23,8 triệu người đã tiêm 1 liều và 13,8 triệu người tiêm đủ 2 liều. Tỷ lệ tiêm ít nhất 1 liều là 52,3% dân số từ 18 tuổi trở lên. 

    Các số liệu mới nhất cũng cho thấy, đã có 74 triệu liều vaccine về tới Việt Nam.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO nói sắp tái khởi động quy trình phê duyệt vaccine Sputnik V

    Các nước Bắc Âu đồng loạt hạn chế 1 loại vaccine; Láng giềng Việt Nam sắp làm điều mà nhiều nước khao khát - Ảnh 1.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 7/10 cho biết họ chuẩn bị tái khởi động quy trình phê duyệt loại vaccine ngừa Covid-19 Sputnik V của Nga, hiện đã được sử dụng ở 45 quốc gia.

    Đến nay, một số vaccine Covid-19 đã được WHO phê chuẩn sử dụng khẩn cấp để ứng phó đại dịch Covid-19 gồm: Pfizer-BioNTech, Janssen, Moderna, Sinopharm, Sinovac và AstraZeneca.

    Về vaccine Sputnik V, "quy trình [phê duyệt] đã bị trì hoãn do thiếu một số thủ tục pháp lý" - theo lời bà Mariangela Simao, trợ lý Tổng Giám đốc WHO về tiếp cận thuốc, vaccine và dược phẩm.

    "Qua đàm phán với chính phủ Nga, vấn đề này sắp được tháo gỡ," bà Simao nói. "Ngay khi các thủ tục pháp lý hoàn tất, chúng tôi có thể tái khởi động quy trình."

    Danh sách vaccine sử dụng khẩn cấp của WHO là "đèn xanh" để các quốc gia, các nhà tài trợ, nhà thầu và cộng đồng yên tâm rằng loại vaccine đó đã đạt được các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này cũng mở đường để các nước phê chuẩn và nhập khẩu vaccine nhanh chóng hơn.

    Tin vui: WHO nói sắp tái khởi động quy trình phê duyệt 1 loại vaccine sản xuất ở Việt Namsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore xác nhận Covid-19 lây nhiễm trong cộng đồng nghiêm trọng, chưa thấy đỉnh dịch

    Các nước Bắc Âu đồng loạt hạn chế 1 loại vaccine; Láng giềng Việt Nam sắp làm điều mà nhiều nước khao khát - Ảnh 1.

    Trang Today Online (Singapore) đưa tin, xét nghiệm Covid-19 trong cộng đồng đối với những người đến phòng khám do những triệu chứng bệnh hô hấp giống cúm tiếp tục phát hiện tỷ lệ cao các ca dương tính với SARS-Cov-2.

    Phó giáo sư Kenneth Mak, giám đốc các dịch vụ y tế của Bộ Y tế Singapore, ngày 9/10, đánh giá nước này "chưa hề đến gần đỉnh của đường cong dịch bệnh [Covid-19], cũng như [chưa thấy] số ca nhiễm trong cộng đồng giảm xuống".

    Ông Mak nói thêm rằng virus corona đang tiếp tục lây lan ở những nơi mà mọi người tập trung và tham gia vào các hoạt động không sử dụng khẩu trang, như khi ăn tối cùng nhau.

    Chu kỳ tăng gấp đôi của số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng đã kéo dài khoảng 12 ngày, ông Mak nhấn mạnh và cho hay Bộ Y tế Singapore mong muốn các biện pháp hạn chế hiện hành sẽ giúp làm chậm đà tăng các ca nhiễm cộng đồng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Các nước Bắc Âu hạn chế dùng vaccine COVID-19 của Moderna

    Theo CNBC, ngày 7/10, cơ quan y tế quốc gia Phần Lan (THL) thông báo sẽ ngừng sử dụng vaccine của Moderna ở nam giới trẻ tuổi. Theo đó, mọi nam giới dưới 30 tuổi sẽ dùng vaccine của Pfizer/BioNTech.

    Chỉ một ngày trước, Thụy Điển cho biết sẽ ngừng tiêm vaccine của Moderna đối với những người sinh sau năm 1991 sau khi dữ liệu cho thấy tình trạng viêm cơ tim gia tăng ở những thanh niên đã được tiêm phòng. Theo cơ quan y tế Thụy Điển, mối liên hệ này đặc biệt rõ ràng đối với vaccine Spikevax của Moderna, đặc biệt là sau mũi tiêm thứ 2.

    Trong khi đó, nhà chức trách Đan Mạch thông báo tất cả những người dưới 18 tuổi sẽ không được tiêm vaccine của Moderna. Những người đã tiêm mũi 1 vaccine của Moderna sẽ không tiêm mũi thứ 2 bằng vaccine này.

    Người phát ngôn của Moderna cho biết công ty này đã biết thông tin nhà chức trách Thụy Điển và Đan Mạch quyết định tạm dừng tiêm vaccine của hãng này cho thanh niên do nguy cơ hiếm gặp của viêm cơ tim. Tuyên bố nêu rõ những người bị tác dụng phụ thường nhẹ và có xu hướng phục hồi trong một thời gian ngắn sau khi được điều trị và nghỉ ngơi.

    Ba quốc gia Bắc Âu đưa ra quyết định trên dựa trên một nghiên cứu chưa được đăng và được gửi tới Cơ quan Y tế châu Âu để đánh giá.

    Trong các trường hợp hiếm hoi, một số người có thể bị tổn thương tim. Viêm cơ tim nhiều khả năng xảy ra ở nam giới trẻ tuổi sau khi được tiêm liều thứ hai vaccine Moderna.

    Phát biểu tại họp báo về COVID-19 ngày 7/10, ông Mika Salminen, Giám đốc an sinh y tế tại THL, cho biết rủi ro của loại vaccine này dường như cao hơn với nam giới trẻ tuổi.

    Phần Lan đang tiêm vaccine COVID-19 cho mọi người dân trên 12 tuổi. Trong tổng số dân số đủ điều kiện tiêm chủng ở đây, 84% đã được tiêm mũi đầu và 72% đã được tiêm mũi hai.

    Còn cơ quan y tế Thụy Điển cho rằng dữ liệu cho thấy các ca viêm cơ tim và tràn dịch màng ngoài tim cao hơn ở thanh niên đã tiêm vaccine COVID-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chủng mới của biến thể Delta từ nước ngoài xâm nhập Australia

    Giới chức y tế tại Australia xác nhận đã có ít nhất 8 trường hợp mắc một chủng mới của biến thể Delta, tuy nhiên chủng mới này được cho là không đáng lo ngại.

    Cơ quan y tế bang New South Wales của Australia ngày hôm nay (9/10) xác nhận các ca mắc chủng mới của biến thể Delta ghi nhận tại khu vực Tây Nam của thành phố Sydney có liên quan đến một ca bệnh mới trở về từ nước ngoài.

    Theo Tiến sĩ Kerry Chant, Giám đốc Y tế bang New South Wales, hiện chưa có bằng chứng cho thấy chủng mới có khả năng lây nhiễm cao hơn, gây bệnh nghiêm trọng hơn hay làm giảm tác dụng của vaccine so với chủng Delta hiện có.

    Trước đó trong thông báo ngày hôm qua (8/10), Tiến sĩ Chant cho biết cơ quan y tế bang đã phát hiện 8 ca mắc chủng mới của biến thể Delta, trong đó có 7 trường hợp là thành viên trong cùng một gia đình.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm một quốc gia Đông Nam Á đặt mua thuốc chống COVID-19 đang 'hot' của Mỹ

    Bộ Y tế Malaysia cho biết Malaysia đã ký một thỏa thuận với công ty dược phẩm Merck & Co của Mỹ để mua 150.000 liệu trình thuốc kháng virus đang thử nghiệm có tên molnupiravir , Reuters đưa tin.

    Molnupiravir sẽ là thuốc kháng virus dạng uống đầu tiên dùng để chống lại COVID-19 nếu được các cơ quan quản lý phê duyệt. Loại thuốc này có thể giảm một nửa nguy cơ tử vong hoặc nhập viện cho những người có nguy cơ mắc COVID-19 nặng cao nhất, theo dữ liệu nghiên cứu lâm sàng mới công bố.

    Dữ liệu này đã khiến nhu cầu mua thuốc tăng cao ở châu Á. Trong tuần này, Hàn Quốc, Singapore đều công bố đã có thỏa thuận mua thuốc molnupiravir với Merck. Thái Lan cũng đang đàm phán với công ty Merck để mua molnupiravir .

    Láng giềng Việt Nam sắp làm chuyện mà tất cả các nước thèm muốn; Phát hiện quan trọng về vaccine Pfizer - Ảnh 1.

    Malaysia đã đặt mua 150.000 liệu trình thuốc molnupiravir để điều trị bệnh nhân COVID-19. Ảnh: New York Times.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hiệu quả vaccine Pfizer thay đổi thế nào theo thời gian? Dữ liệu chi tiết từ Qatar và Israel

    Khả năng bảo vệ của vaccine Pfizer phòng COVID-19 chống lại nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 có thể bắt đầu giảm dần sau 2 tháng, nhưng vaccine này vẫn ngăn ngừa nhập viện và tử vong trong ít nhất 6 tháng, theo hai nghiên cứu mới công bố hôm 6/10 trên Tạp chí Y khoa New England.

    Những phát hiện này củng cố tuyên bố của hãng dược Pfizer, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ. Trong những tuần gầy đây, các cơ quan này đã công bố dữ liệu cho thấy khả năng bảo vệ chống lại nhiễm coronavirus có thể giảm theo thời gian, nhưng những người được tiêm sẽ tránh được những hệ quả tồi tệ nhất của COVID-19.

    Láng giềng Việt Nam sắp làm chuyện mà tất cả các nước thèm muốn; Phát hiện quan trọng về vaccine Pfizer - Ảnh 1.

    Một lọ vaccine Pfizer phòng COVID-19.

    Các nhà nghiên cứu viết: "Khi đại dịch tiếp tục phát triển, chúng ta càng thấy rõ tầm quan trọng của việc xác định các mối tương quan miễn dịch với khả năng bảo vệ sau khi tiêm vaccine. Các chiến lược để kéo dài khả năng miễn dịch của người tiêm cần được đánh giá để bảo vệ quần thể chống lại SARS-CoV-2 và các biến thể của nó".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chính phủ Thái Lan trấn an việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em

    Vừa qua, trong khi Thái Lan triển khai chương trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em, đã xuất hiện các luồng ý kiến trái chiều phản đối trên mạng xã hội.

    Láng giềng Việt Nam sắp làm chuyện mà tất cả các nước thèm muốn; Phát hiện quan trọng về vaccine Pfizer - Ảnh 1.

    Ảnh minh hoạ. Nguồn: Bộ Y tế

    Một số nhóm thanh thiếu niên tại Thái Lan vận động chống lại chương trình tiêm chủng đã lan truyền qua ứng dụng Line cho rằng, vaccine Pfizer tiêm cho trẻ em có thể gây tử vong trong vòng 2 năm tới. Tuyên bố này được cho là đã làm dấy lên nỗi lo sợ của phụ huynh của nhiều học sinh khi cân nhắc cho con đi tiêm chủng.

    Giới chức Y tế Thái Lan đã lên án các thông tin này, khẳng định vaccine Pfizer đã được chứng minh là đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và đang được sử dụng rộng rãi.

    Thái Lan tiến hành tiêm vaccine Pfizer cho học sinh từ 12-17 tuổi để có thể thực hiện kế hoạch mở cửa trở lại trường học vào tháng 11 tới đây. Lô 1,8 triệu liều vaccine đầu tiên đã được phân phối đến các tỉnh để tiến hành tiêm cho khoảng 3,6 triệu trẻ em, khoảng 1,5 triệu liều nữa sẽ được thực hiện vào tuần tới.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Moderna: Thêm 1 tỷ liều vaccine COVID-19 sẽ được chuyển cho các quốc gia nghèo

    Hôm qua (8/10), hãng dược Moderna của Mỹ cho biết họ đặt mục tiêu cung cấp thêm một tỷ liều vaccine COVID-19 của mình cho các quốc gia có thu nhập thấp vào năm 2022, bên cạnh những liều vaccine họ đã cam kết với cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX.

    Những liều này sẽ nằm trong 2-3 tỷ liều vaccine Moderna mà công ty dự kiến sản xuất trong năm tới.

    Láng giềng sát Việt Nam loan tin về quyết định trọng đại; Người tiêm các loại vaccine nào được nhập cảnh Mỹ? - Ảnh 1.

    Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN

    "Cho đến nay, hơn 250 triệu người đã được tiêm vaccine Moderna COVID-19 trên toàn cầu. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng việc tiếp cận với vaccine tiếp tục là một thách thức ở nhiều nơi trên thế giới", Giám đốc điều hành Moderna, ông Stéphane Bancel, cho biết trong một bức thư đăng trên trang web của công ty.

    Trước đó 1 ngày, Moderna công bố kế hoạch đầu tư lên tới 500 triệu USD để xây dựng một nhà máy ở châu Phi để sản xuất tới 500 triệu liều vaccine mRNA mỗi năm, bao gồm cả vaccine COVID-19.

    Vào tháng 5, công ty này đã cam kết cung cấp tới 500 triệu liều vaccine COVID-19 cho cơ chế COVAX từ quý 4 năm 2021 đến hết năm 2022.

    Tin vui từ Moderna: Thêm 1 tỷ liều vaccine COVID-19 sẽ được chuyển cho các quốc gia nghèosoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người tiêm loại vaccine Covid-19 do WHO duyệt sẽ được nhập cảnh Mỹ

    Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, Mỹ sẽ cho phép nhập cảnh những người đã tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine ngừa Covid-19 được Mỹ hoặc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt.

    Láng giềng sát Việt Nam chuẩn bị ra quyết định trọng đại; Người tiêm các loại vaccine này được phép nhập cảnh Mỹ - Ảnh 1.

    Mỹ cho phép nhập cảnh du khách đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 được WHO phê duyệt. Ảnh: Reuters

    Người phát ngôn CDC Mỹ ngày 8/10 cho biết "6 loại vaccine được Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) cấp phép hay phê duyệt hoặc được WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp sẽ đáp ứng các tiêu chí để du lịch tới Mỹ".

    CDC đã thông báo cho các hãng hàng không về các loại vaccine sẽ được chấp nhận. Các hướng dẫn và thông tin bổ sung sẽ được công bố sau khi yêu cầu về đi lại hoàn tất.

    Theo TS. Kidong Park - Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho biết hồi tháng 8 rằng hiện đang có 7 loại vaccine phòng COVID-19 được WHO phê duyệt vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Những vaccine này là Pfizer/BioNTech, AstraZeneca của Oxford, AstraZeneca của Viện Huyết thanh Ấn Độ, Janssen của Johnson&Johnson, Moderna, Sinopharm/BBIP và Sinovac.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Hun Sen: Quyết định về việc mở cửa hoàn toàn Campuchia sẽ được đưa ra trong 15 ngày

    Láng giềng sát Việt Nam loan tin về quyết định trọng đại; Người tiêm các loại vaccine nào được nhập cảnh Mỹ? - Ảnh 1.

    Tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng Campuchia, Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen nhấn mạnh, nếu tình hình dịch COVID-19 ổn định trong 15 ngày liên tiếp tính từ sau khi kết thúc dịp nghỉ lễ Pchum Ben từ ngày 5 - 7/10, nước này sẽ mở cửa trở lại hoàn toàn và người dân sẽ phải điều chỉnh lại cuộc sống theo hướng bình thường mới. 

    Ông Hun Sen nói rằng, diễn biến đại dịch tại Campuchia đang ổn định với số ca tử vong vì COVID-19 trung bình ở dưới mức 20 ca/ngày. Trong vòng 10 - 15 ngày tới, nếu Campuchia kiểm soát được số ca nhiễm mới và tử vong vì COVID-19 ở mức như hiện nay, đó là lúc mở cửa nền kinh tế và xã hội ở tất cả các lĩnh vực và người dân buộc phải thích ứng theo trạng thái bình thường mới, tức là vẫn phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch.

    Bộ Y tế Campuchia ra thông cáo xác nhận có 18 ca tử vong và 203 người mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó có 9 trường hợp nhập cảnh. Như vậy, ngày 8/10 là ngày thứ 8 liên tiếp số ca mắc COVID-19 ở Campuchia ở mức trên dưới 200 ca/ngày, theo cách tính mới được áp dụng kể từ ngày 1/10/2021 dựa vào kết quả xét nghiệm PCR. Tính đến ngày 8/10, Campuchia phát hiện tổng cộng 114.351 ca mắc COVID-19, trong đó 106.839 người đã khỏi bệnh và 2.459 bệnh nhân thiệt mạng.

    Số ca lây nhiễm COVID-19 tại Lào tăng trở lại, Hàn Quốc 3 ngày liên tiếp có 2.000 ca mắc mới/ngàyvtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phổ cập vaccine nhằm thích ứng với dịch Covid-19

    Từ ngày 5-8/10, Ủy ban chuyên trách các vấn đề kinh tế, tài chính của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận chung với chủ đề "Khủng hoảng, Chống chịu và Phục hồi-Tăng tốc Thực hiện Chương trình nghị sự 2030".

    COVID-19 rút lui bí ẩn trên toàn cầu chưa rõ nguyên nhân; Nga phá kỷ lục đau buồn - Ảnh 1.

    Tham tán Công sứ Nguyễn Phương Trà, Phó Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại phiên Thảo luận chung của Ủy ban chuyên trách các vấn đề kinh tế, tài chính thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc, ngày 8/10.

    Phát biểu đại diện quốc gia, Tham tán Công sứ Nguyễn Phương Trà, Phó Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh các biện pháp kiềm chế đại dịch, trong đó có phổ cập vaccine để thích ứng với dịch bệnh trong tình hình bình thường mới và bảo đảm an sinh xã hội để giữ ổn định chính trị-xã hội.

    Đại diện Việt Nam cũng ủng hộ các biện pháp nhằm thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững 2030 (SDGs 2030), đặc biệt là việc hỗ trợ các nước đang phát triển xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ và ưu đãi tài chính.

    Nhân dịp này, Việt Nam khẳng định các cam kết thực hiện SDGs 2030 và thông tin về các mục tiêu phát triển bền vững được Việt Nam lồng ghép vào chính sách quốc gia.

    Bà Nguyễn Phương Trà khẳng định, Việt Nam coi trọng hợp tác với LHQ và các tổ chức quốc tế trong ứng phó đại dịch và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

    Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phổ cập vaccine nhằm thích ứng với dịch Covid-19baoquocte.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyện lạ ở Mỹ: Nữ nhân viên trạm xăng "sốc" khi có tên nhận 3,4 triệu USD trợ cấp do COVID-19

    Cô Amy Williams (44 tuổi) đã thất nghiệp trong suốt ba năm qua khi phải chống chọi với căn bệnh ung thư vú và chỉ mới bắt đầu làm việc lại tại một trạm xăng.

    Người phụ nữ đến từ Florida vô cùng ngạc nhiên và sốc khi biết tên mình được liệt kê trong danh sách 31 doanh nghiệp của thành phố Daytona đã nhận tiền hỗ trợ sau dịch bệnh COVID-19.

    COVID-19 rút lui bí ẩn trên toàn cầu chưa rõ nguyên nhân; Nga phá kỷ lục đau buồn - Ảnh 1.

    Bà Amy Williams bất ngờ khi thấy tên mình trong danh sách đã nhận trợ cấp Covid-19 dù bà chưa nhận khoản tiền nào. Ảnh: Daytona Beach News-Journal.

    Theo đó, số tiền mà Amy Williams nhận được là 3,4 triệu USD. Điều ngạc nhiên là cô ấy đã không nộp đơn xin trợ cấp và cũng không hề nhận được số tiền này.

    Thậm chí danh sách còn cho thấy Williams đã "nhận được" khoản tiền nhiều nhất. Song cô cho biết, mình không còn sống ở địa chỉ được liệt kê trên tấm séc trong 8 năm qua.

    “Tôi đâu nhận được tiền gì. Tôi thực sự muốn biết điều này đã xảy ra như thế nào", cô nói. “Tôi không hiểu làm thế nào mà một cơ quan chính phủ có thể chi tiền ngân sách mà không tiến hành điều tra về doanh nghiệp đó”.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc ba ngày liên tiếp có trên 2.000 ca Covid-19/ngày

    COVID-19 rút lui bí ẩn trên toàn cầu chưa rõ nguyên nhân; Nga phá kỷ lục đau buồn - Ảnh 1.

    Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết, tính đến 0h ngày 8/10, Hàn Quốc phát hiện thêm 2.176 ca COVID-19 mới, trong đó có 2.145 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng và 31 người nhập cảnh. 

    Số ca nhiễm mới đã giảm 249 ca so với ngày hôm trước, nhưng 3 ngày liên tiếp ở mức trên 2.000 trường hợp. Số bệnh nhân nguy kịch tăng thêm 2 người, lên 377 ca. Số ca tử vong tăng thêm 10 bệnh nhân, lên 2.554 ca, tỷ lệ tử vong tại Hàn Quốc là 0,78%.

    Cũng tính đến 0h ngày 8/10, 39,86 triệu người (tương đương 77,6% dân số) tại Hàn Quốc đã tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19, trong đó 29,22 triệu người đã tiêm đủ 2 liều, đạt 56,9% dân số. Nếu chỉ xét riêng dân số trên 18 tuổi, tỷ lệ tiêm ít nhất một mũi đạt 90,3%.

    Số ca lây nhiễm COVID-19 tại Lào tăng trở lại, Hàn Quốc 3 ngày liên tiếp có 2.000 ca mắc mới/ngàyvtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghiên cứu mới: Vaccine Pfizer liều lượng nhỏ hơn có tác dụng bảo vệ trẻ em tương đương người lớn

    Pfizer đã thử nghiệm 1/3 liều vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em 11 tuổi hoặc nhỏ hơn. Dữ liệu cho thấy, liều lượng nhỏ hơn cũng có tác dụng bảo vệ trẻ em tương đương như liều cao dành cho thanh thiếu niên và người lớn.

    Bác sỹ Robert Frenck tại Viện Nhi Cincinnati cho rằng "nếu 1 đứa trẻ 12 tuổi tiêm liều 10 microgram thì sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch tương tự như liều 30 microgram dành cho người lớn. Nhưng chúng tôi vẫn chưa có dữ liệu chứng minh điều này. Đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi, các bác sỹ đang thử nghiệm liều vaccine 3 microgam".

    Phát hiện quan trọng về hiệu quả của vaccine Pfizer; COVID-19 rút lui bí ẩn trên toàn cầu chưa rõ nguyên nhân - Ảnh 1.

    Vaccine của Pfizer-BioNTech sinh miễn dịch tốt với trẻ từ 5-11 tuổi. Ảnh: Getty Images

    Theo bác sỹ Robert Frenck, vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer rất an toàn đối với trẻ nhỏ. 

    "Chúng tôi nhận thấy là phản ứng phụ ở trẻ em sau khi được tiêm vaccine xuất hiện tương tự như ở người lớn". Hầu hết đều bị đau tại vết tiêm. Một số cảm thấy đau đầu hoặc mệt mỏi.

    Trong các cuộc thử nghiệm, khoảng 10% trẻ em bị sốt hoặc ớn lạnh sau khi tiêm, cũng giống như phản ứng phụ ở nhiều loại vaccine khác. Tuy nhiên, các triệu chứng chỉ kéo dài 1 hoặc nhiều nhất là 2 ngày. CDC khuyến cáo nên chườm lạnh tại chỗ hoặc dùng 1 liều thuốc giảm đau không phải aspirin nếu phản ứng phụ khiến trẻ quấy khóc hoặc quá mệt. 

    Tuy vậy, nhiều bậc cha mẹ có thể lo lắng về bệnh viêm cơ tim hiếm gặp, vốn được báo cáo sau khi tiêm các loại vaccine Moderna và Pfizer. Nhưng ông Frenck cho rằng: "Phản ứng này rất ít khi xảy ra, chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ trên 100.000. Hầu hết xảy ra ở nam thanh thiếu niên và tình trạng bệnh rất nhẹ, có thể được điều trị bằng Motrin (ibuprofen)".

    Có vaccine, có kế hoạch mở cửa nhưng Singapore vẫn loay hoay với Covid-19vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc Covid-19 tăng trở lại ở Lào

    Ngày 8/10, Bộ Y tế Lào thông báo, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 731 ca mắc mới COVID-19 và 1 trường hợp tử vong. Như vậy, số ca lây nhiễm COVID-19 tại Lào tăng trở lại. 

    Trong số các ca mắc mới, có tới 726 trường hợp cộng đồng, còn lại là người nhập cảnh được cách ly ngay. Thủ đô Vientiane tiếp tục là điểm nóng về dịch khi ghi nhận 450 trường hợp trong một ngày, buộc các nhà chức trách đưa 178 bản tại 7 quận vào danh sách "vùng đỏ".

    Bộ Y tế Lào cho biết, ca tử vong thứ 24 do COVID-19 tại nước này là một phụ nữ 50 tuổi ở tỉnh Vientiane có bệnh nền tiểu đường và suy thận. Đáng chú ý, các ca tử vong do COVID-19 tại nước này hầu hết đều chưa được tiêm phòng vaccine và đều là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền. Bộ Y tế Lào khẳng định, tiêm chủng là biện pháp quan trọng để giảm thiểu biến chứng nặng và rủi ro tử vong, vì vậy người dân tiếp tục được kêu gọi đến các cơ sở y tế để tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhằm bảo vệ bản thân và gia đình.

    Hiện có hơn 3 triệu người tại Lào đã được tiêm 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, trong khi có trên 2 triệu người đã tiêm đủ liều. Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào đã lên tới 26.876 trường hợp, trong đó có 24 người tử vong.


    Số ca lây nhiễm COVID-19 tại Lào tăng trở lại, Hàn Quốc 3 ngày liên tiếp có 2.000 ca mắc mới/ngàyvtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sáng kiến của WHO: Hết năm 2021 tiêm chủng 40% dân số thế giới

    Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã công bố một sáng kiến của cơ quan này nhằm đạt mục tiêu tiêm chủng ngừa COVID-19 vào giữa năm 2022. 

    Ông nêu rõ theo chiến lược này, đến cuối năm 2021 mỗi nước trên thế giới tiêm chủng cho 40% dân số và đến giữa năm 2022 đạt tỷ lệ 70%, thông qua việc ưu tiên phân phối vaccine cho những nước có thu nhập thấp, nhất là những nước ở châu Phi.

    COVID-19 rút lui bí ẩn trên toàn cầu chưa rõ nguyên nhân; Nga phá kỷ lục đau buồn - Ảnh 1.

    Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 12/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

    Theo ông Tedro, để đạt được mục tiêu trên sẽ cần ít nhất 11 tỉ liều vaccine và đây là vấn đề về phân bổ chứ không phải vấn đề về nguồn cung. Tổng Giám đốc WHO khẳng định "sản lượng vaccine toàn cầu hiện nay là gần 1,5 tỷ liều/tháng, đủ cung cấp để đạt được mục tiêu trên, miễn là vaccine được phân phối công bằng".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga ghi nhận số ca mắc Covid-19 trong ngày cao nhất từ đầu đại dịch

    COVID-19 rút lui bí ẩn trên toàn cầu chưa rõ nguyên nhân; Nga phá kỷ lục đau buồn - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga ngày 30/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN

    Tại Nga, nước này ghi nhận 936 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua - con số thống kê theo ngày cao nhất tại nước này kể từ khi đại dịch bùng phát, nâng tổng số người không qua khỏi đại dịch lên 214.485 người. 

    Ngoài ra, nước này cũng có thêm 27.246 ca mắc mới COVID-19, đưa tổng số người mắc bệnh này lên con số 7,7 triệu người.

    Tỷ lệ lây nhiễm và tử vong do COVID-19 tại Nga bắt đầu tăng mạnh từ cuối tháng 9. Nhà chức trách Nga cho rằng thực trạng này là do tỷ lệ tiêm chủng thấp. Tính đến ngày 5/10 vừa qua, mới chỉ có gần 33% trong số 146 triệu người dân Nga đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 và 29% đã được tiêm chủng đầy đủ.

    COVID-19 tới 6 giờ 9/10: Thế giới 238 triệu ca bệnh; Dịch bệnh tiếp đà hạ nhiệt ở các nước Âu-Mỹbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New York Times: Covid-19 giảm đáng kể một cách bí ẩn trên toàn cầu

    Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 7/10 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 237.920.170 ca, trong đó có 4.855.262 người tử vong.

    Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong trong ngày tiếp tục xu thế chững lại trên phạm vi toàn cầu, những vùng dịch "nóng nhất" ở châu Á và châu Âu tiếp tục chứng kiến số ca tử vong và mắc mới có xu thế giảm.

    Chỉ còn vài nước tình hình vẫn đáng ngại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta. Trong số này, Mỹ, Ấn Độ, Iran, Nga và Brazil số ca mắc mới vẫn cao. Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới với trên 80.000 ca, trong khi số ca tử vong cũng dẫn đầu với trên 1.200 trường hợp.

    Báo New York Times (Mỹ) hôm 5/10 đưa tin, số ca mắc Covid-19 mới tại Mỹ đã giảm xuống khoảng trên 1/3 trong vòng một tháng qua. Chưa rõ nguyên nhân cụ thể của hiện tượng này, nhưng không thể chắc chắn rằng số ca mắc sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm xuống.

    Kết hợp với hiện tượng bước ngoặt trong giai đoạn hiện nay và thời gian diễn ra, các nhà y học trên thế giới bắt đầu chú ý đến thay đổi đặc biệt này.

    Theo worldometers.info, số ca mắc ở Mỹ ghi nhận ngày 19/8 là khoảng 746.000 người, và đến ngày 4/10 chỉ còn ghi nhận 345.000 người, giảm 53%.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại