*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tình hình thời sự thế giới ngày 25/1 có nhiều điểm đáng chú ý.
Ngày 24-1, Israel lại ghi nhận số ca mắc mới kỷ lục 83.088 ca vào ngày 23-1 trong bối cảnh biến thể Omicron đã lây nhiễm cho 10% dân số nước này chỉ trong tháng 1.
Bộ Y tế Israel thông báo kể từ đầu tháng 1, hơn 1 triệu người Israel đã mắc Covid-19 và có 207 người qua đời. Bộ cho biết tỉ lệ bị nhiễm Covid-19 ở người trên 60 tuổi chưa tiêm vắc-xin cao gấp 6,5 lần so với những người đã tiêm.
Biến thể Omicron làm dấy lên hy vọng rằng đại dịch đang bắt đầu chuyển sang giai đoạn đặc hữu. Tuy nhiên, các bác sĩ tại nhiều bệnh viện của Israel đang làm việc không mệt mỏi để điều trị cho làn sóng bệnh nhân Covid-19. Được biết, có 814 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, một kỷ lục đáng buồn khác của làn sóng dịch hiện tại.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo tờ The Times, Anh có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng giá khí đốt và xăng dầu tăng cao kỷ lục nếu áp dụng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga trong trường hợp nước này tấn công Ukraine.
Các quan chức cấp cao chính phủ Anh cho rằng Điện Kremlin có thể sẽ "vũ khí hóa" nguồn năng lượng tự nhiên bằng cách hạn chế cung cấp khí đốt cho châu Âu.
The Times dẫn lời một quan chức cấp cao cho biết, Anh hầu như không nhập khẩu bất kỳ khí đốt nào từ Nga, nhưng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do giá bán buôn tăng cao. Các quốc gia châu Âu khác như Thụy Điển và Phần Lan gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu khí đốt từ Nga.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Công chúa Fadzilah Lubabul Bolkiah, con gái của Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah và người vợ thứ hai Maryam Abdul Aziz, đã có một siêu đám cưới kéo dài 10 ngày từ 16-25/1và điểm nhấn là tiệc chiêu đãi long trọng được tổ chức tại cung điện hoàng gia vào cuối tuần qua 23/1.
Công chúa Fadzilah là người khá kín tiếng, 36 tuổi, tốt nghiệp Đại học Kingston, là đội trưởng đội bóng lưới quốc gia Brunei và là làm trong lĩnh vực y tế.
Công chúa kết hôn với người đàn ông tên Awang Abdullah Nabil Mahmoud Al-Hashimi. Hôn phu của công chúa Brunei cũng khá kín tiếng và giới truyền thông mô tả anh là "một người nước ngoài đẹp trai".
Lễ cưới bắt đầu vào ngày 16/1 với một buổi lễ trong đó Quốc vương Brunei - một trong những người giàu nhất thế giới - ban lời chúc phúc cho cặp đôi.
Ngày 23/1, cặp đôi tiếp tục tổ chức lễ tại hội trường dát vàng trong cung điện hoàng gia Brunei.
Xuất hiện tại buổi lễ, cô dâu chú rể khoác lên mình bộ lễ phục gấm trắng, đính đầy kim cương. Cô dâu trùm tóc voan trắng mỏng manh, đội đầu bằng một chiếc vương miện lấp lánh.
Sau các nghi thức truyền thống, tiệc chiêu đãi long trọng sẽ diễn ra.
Vợ chồng công chúa Brunei xuất hiện trong cung điện dát vàng với bộ trang phục đính đầy kim cương.
Cô dâu làm lễ với Quốc vương Brunei.
Ngày 25/1, Văn phòng Thủ tướng Campuchia, nước đang trong vai trò Chủ tịch ASEAN, thông báo, Thủ tướng Hun Sen đã mời Myanmar dự một cuộc họp thượng đỉnh ASEAN nhưng với điều kiện nước này phải đạt được tiến triển trong kế hoạch hòa bình.
"Thủ tướng đã mời ông Min Aung Hlaing dự thượng đỉnh ASEAN nếu có tiến triển trong kế hoạch 5 điểm đã được nhất trí. Nếu không Myanmar sẽ gửi đại diện phi chính trị đến các cuộc họp ASEAN", thông báo nêu rõ.
Thông báo này được tiết lộ sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Campuchia và người đồng cấp Malaysia Ismail Sabri Yaakob.
Trong khi đó, về phía Malaysia, nước này cho biết sẽ không ủng hộ bất cứ nỗ lực nào để mời các đại diện chính trị Myanmar tới cuộc họp ASEAN.
"Liên quan đến quyết định của ASEAN chỉ mời một đại diện phi chính trị từ Myanmar đến các cuộc họp cấp cao, thủ tướng nhấn mạnh rằng quan điểm của Malaysia vẫn không thay đổi, trừ khi có sự tiến bộ thực sự và thực hiện đầy đủ tuyên bố 5 điểm của ASEAN", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Malaysia cùng ngày cho biết.
Hiện nay, kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar của khối ASEAN vẫn còn gặp nhiều vướng mắc. Trong khi, Campuchia thể hiện rõ thái độ không muốn cô lập Myanmar thì nhiều quốc gia trong khối như Malaysia, Indonesia và Singapore lại phản đối việc này.
Ngày 25/1, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã điện đàm với Phó Trợ lý Tổng thống Mỹ, Điều phối viên về các vấn đề Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Kurt Campbell và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink theo đề nghị của phía Mỹ.
Trao đổi tại điện đàm, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng, Phó Trợ lý Tổng thống Mỹ, Điều phối viên về các vấn đề Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Kurt Campbell và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink bày tỏ vui mừng quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ thời gian qua duy trì đà phát triển thực chất và hiệu quả, đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực, đóng góp lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước và đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và trên thế giới.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đề nghị để tiếp tục phát triển quan hệ hai nước sâu sắc hơn nữa, hai nước cần tăng cường tiếp xúc và đối thoại, đặc biệt là cấp cao, thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư trong khuôn khổ TIFA. Thứ trưởng đánh giá cao việc Mỹ cam kết tiếp tục tăng ngân sách khắc phục hậu quả chiến tranh, thành lập Văn phòng CDC khu vực tại Hà Nội nhân chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Kamala Harris cũng như các dự án của Mỹ tại Việt Nam thời gian qua, trong đó có hoạt động hiệu quả của Trường Đại học FUV; đồng thời bày tỏ mong muốn Mỹ tiếp tục ưu tiên hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực như giáo dục - đào tạo, y tế, nhân đạo, kinh tế số, biến đổi khí hậu…
Về phần mình, Phó Trợ lý Tổng thống Mỹ Kurt Campbell và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Kritenbrink khẳng định Mỹ tiếp tục coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam và mong muốn nâng tầm quan hệ lên tầm mức cao hơn. Phía Mỹ tỏ vui mừng về việc Việt Nam tiếp tục thực hiện các cam kết trong Kế hoạch hành động hướng tới cán cân thương mại hài hòa và bền vững, đồng thời đánh giá cao cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị COP26 về việc giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050; khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác và hỗ trợ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng bày tỏ mong muốn Mỹ tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện, bền vững và bao trùm với khu vực, ủng hộ đoàn kết nội khối và vai trò trung tâm của ASEAN, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Mỹ, Đối tác Mekong - Mỹ. Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông. Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác tại trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc cũng như các diễn đàn đa phương khác, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển tại khu vực và trên thế giới./.
Triều Tiên dường như đã phóng thử ít nhất hai tên lửa hành trình từ đất liền một quan chức Hàn Quốc tiết lộ với giới truyền thông. Nếu đây là sự thực thì đây là đợt phóng tên lửa thứ năm của Bình Nhưỡng trong năm nay.
Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên ngày 17/1.
"Chúng tôi vẫn cần tiến hành phân tích chi tiết (về các vụ phóng)", quan chức giấu tên nói."Nhưng tôi muốn nói rằng nếu một tên lửa như vậy được phóng về phía nam, các hệ thống phát hiện và đánh chặn của chúng tôi luôn sẵn sàng ngăn chặn".
Quan chức này không cung cấp thông tin chi tiết, bao gồm cả địa điểm chính xác của vụ phóng.
Trước đó, cách đây khoảng một tuần (17/1), Triều Tiên đã phóng hai tên lửa dẫn đường chiến thuật.
Cuối năm 2021, đầu năm 2022 các lô vắc xin COVID-19 tiếp theo với tổng cộng 4.000.230 liều của BioNTech/Pfizer đã về đến Hà Nội. Đợt hỗ trợ vắc xin này được thực hiện qua chương trình COVAX, với sự phối hợp chặt chẽ của UNICEF, WHO Việt Nam và Chính phủ Việt Nam.
Lô vắc xin Đức tặng Việt Nam được chuyển qua chương trình COVAX. (Ảnh: ĐSQ Đức)
Đại sứ quán Đức cho biết, đây là lô vắc xin lớn nhất từ trước đến nay mà Đức viện trợ cho Việt Nam để ủng hộ chiến dịch tiêm chủng của Việt Nam. Trong năm 2021, Đức cũng đã nhiều lần cung cấp vắc xin và trang thiết bị y tế cho Việt Nam.
Lô vắc xin này nâng tổng số vắc-xin mà Đức tặng Việt Nam lên hơn 10 triệu liều.
Đại sứ Đức tại Việt Nam, TS Guido Hildner, nói rằng số ca nhiễm vẫn ở mức cao cùng sự xuất hiện của biến chủng lây lan nhanh trên toàn cầu Omicron cho thấy phải còn rất lâu nữa chúng ta mới chiến thắng được đại dịch.
”Năm 2022, nước Đức vẫn sẽ tiếp tục thể hiện tinh thần đoàn kết với Việt Nam trong cuộc chiến chống lại các tác động của đại dịch đồng thời cung cấp các lô vắc xin tiếp theo qua cơ chế COVAX. Chúng ta chỉ có thể chiến thắng đại dịch khi nó được khống chế ở khắp mọi nơi. Chính vì vậy, Đức và Liên minh châu Âu ủng hộ chiến dịch tiếp cận công bằng và minh bạch vắc xin ngừa COVID-19 trên toàn cầu qua cơ chế COVAX”, Đại sứ Hildner nói.
Chính phủ Ấn Độ ngày 24/01 cho biết, nước này đã hoàn tất thỏa thuận mua bán hệ thống tên lửa Brahmos trị giá 375 triệu USD với Philippines. Thỏa thuận dự kiến sẽ được ký kết vào ngày 28/1 tới.
Theo đó, Philippines đã trở thành quốc gia nước ngoài đầu tiên mua hệ thống tên lửa hành trình Brahmos, một dự án do Ấn Độ và Nga hợp tác nghiên cứu phát triển. Với thỏa thuận mua bán này, Ấn Độ đã đạt được một bước tiến lớn trong việc khẳng định vị thế nhà xuất khẩu quốc phòng chủ chốt ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos, một trong những tên lửa chống hạm nhanh nhất thế giới, cũng đã được các nhà nghiên cứu nâng cấp tầm bắn và bổ sung các công nghệ hiện đại khác trong thời gian qua.
Philippines từ lâu đã bày tỏ sự quan tâm đến hệ thống tên lửa Brahmos. Việc trang bị hệ thống tên lửa này sẽ giúp các lực lượng vũ trang Philippines tăng cường khả năng răn đe, chống lại các mối đe dọa trong khu vực./.
uKhí tài quân sự Nga khai hỏa trong cuộc tập trận vào tháng 12/2021 (Ảnh: EPA).
Hôm 24/1, người phát ngôn của Tổng thống Nga, Dmitry Peskov cho biết: "Quân đội của chúng tôi, lực lượng chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh quốc gia, sẽ không nhắm mắt làm ngơ trước những hành động này và các hoạt động tăng cường lực lượng của NATO gần biên giới của chúng tôi."
Khi được hỏi liệu sự tham gia của các tàu chiến thuộc Hạm đội Baltic trong các cuộc tập trận có thể được coi là phản ứng của Nga trước việc NATO triển khai lực lượng tới Đông Âu và các nước Baltic hay không, ông Peskov đề nghị các phóng viên đặt câu hỏi này cho Bộ Quốc phòng Nga. Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết các tập trận, diễn tập quân sự vẫn sẽ tiếp tục và không bao giờ dừng lại.
Trước đó Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc NATO đang có kế hoạch tập trung hơn 40.000 quân và nhiều loại khí tài sát biên giới nước này.
"Binh sĩ NATO tại châu Âu đang hướng đến biên giới Nga. Các lực lượng nòng cốt đang được tập trung ở Biển Đen và vùng Baltic", Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 13/4 cho hay. "Tổng cộng 40.000 lính và 15.000 loại khí tài, trong đó có cả máy bay chiến lược, sẽ tập kết gần biên giới Nga".
Theo SBS đưa tin vào ngày 25/1, một nam thiếu niên Hàn Quốc (gọi là A) bị Interpol truy nã vì tội sản xuất và phát tán nội dung khai thác tình dục trẻ em vừa bị bắt tại Việt Nam. Truyền thông Việt Nam đưa tin, công an Việt Nam đã bắt giữ một công dân 16 tuổi người Hàn Quốc và đã bàn giao nghi phạm cho cảnh sát Hàn Quốc.
Ảnh minh họa
A đã bị cáo buộc tiếp cận trẻ vị thành niên thông qua mạng xã hội vào tháng 3 và tháng 4/2020, yêu cầu các nạn nhân chụp ảnh và gửi video có nội dung nhạy cảm, trước khi đăng tải tất cả lên trang web khiêu dâm. Hành động ấy khiến A bị Interpol liệt vào danh sách tội phạm truy nã.
Gia đình của các nạn nhân ở Hàn Quốc đã trình báo vụ việc cho cảnh sát. Sau khi xác định A đang ở Việt Nam, cảnh sát Hàn Quốc đã chuyển thông tin truy nã cho cảnh sát nước ta vào tháng 11 năm ngoái.
Sau khoảng 1 tháng điều tra, cảnh sát Việt Nam đã phát hiện ra bố mẹ A đang sống trong một căn hộ ở thành phố Hồ Chí Minh. Thời điểm đó, A không sống cùng bố mẹ. Vào tháng 12/2021, cảnh sát ập đến nhà bố mẹ A khi thiếu niên này về thăm nhà, vừa xuống taxi chuẩn bị đi lên căn hộ.
Theo tin tức của SBS, phía cảnh sát Việt Nam cho biết: "A đã nhập cảnh vào Việt Nam cùng với bố mẹ vào năm 2017. Gia đình họ liên tục đổi chỗ ở và sau khi biết bản thân bị Interpol truy nã, A đã lẩn trốn".
Trong một thông báo trên kênh truyền hình nhà nước hôm qua (24/1), các binh sĩ nổi loạn tuyên bố đã bắt giữ Tổng thống Burkina Faso, Roch Kabore trong một trại quân đội. Lực lượng binh biến cũng tuyên bố nắm chính quyền ở quốc gia Tây Phi, đồng thời giải tán chính phủ, quốc hội, đình chỉ hiến pháp và đóng cửa biên giới đất nước.
Trước đó, lực lượng đảo chính đã gây ra các vụ nổ súng ở một số doanh trại và căn cứ quân sự, yêu cầu cách chức các quan chức quân đội cấp cao và phân bổ thêm nguồn lực để đối đầu với các nhóm thánh chiến. Được biết các binh sỹ thực hiện cuộc đảo chính thuộc lực lượng có tên gọi "Phong trào Bảo vệ và Khôi phục Quốc gia" do Trung tá quân đội Paul-Henri Sandaugo Damiba đứng đầu, người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chống lại những kẻ cực đoan. Lực lượng này tuyên bố thực hiện vụ binh biến nhằm ngăn chặn tình hình an ninh ngày càng xấu đi trong nước.
Cuộc đảo chính diễn ra khoảng một tuần sau vụ bắt giữ 11 binh sĩ vì bị cáo buộc âm mưu lật đổ Tổng thống Kabore. Nguyên nhân dẫn đến vụ đảo chính xuất phát từ tâm lý bất mãn của các binh sỹ đối với Tổng thống và giới lãnh đạo quân sự do thất bại trong việc ngăn chặn các tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng và al-Qaeda. Sự phẫn nộ ngày càng tăng kể từ tháng 11/2021, sau khi 53 người, chủ yếu là lực lượng an ninh, bị các chiến binh thánh chiến sát hại. Những binh sỹ nổi loạn đã đưa ra một số yêu cầu, bao gồm bãi nhiệm Tổng tham mưu trưởng quân đội và người đứng đầu cơ quan tình báo, triển khai thêm lực lượng ra tiền tuyến, và cung cấp các điều kiện tốt hơn cho những người bị thương và gia đình của những người lính.
Theo Hạm đội Thái Bình Dương, sự cố xảy ra trên Biển Đông khi chiếc F-35C này đang tiến hành hoạt động bay thông thường. Phi công đã được trực thăng quân sự đưa về và hiện giờ sức khỏe vẫn ổn định. Ngoài phi công, có 6 người khác bị thương trên boong tàu sân bay. 3 người được đưa đến một cơ sở y tế tại Manila, Philippines. Tình hình sức khỏe của họ đã ổn định. 3 thủy thủ khác được điều trị ngay trên tàu sân bay. Nguyên nhân "lỗi chuyến bay" đang được điều tra.
Đây là vụ tai nạn đầu tiên xảy ra với chiến đấu cơ F-35C, nhưng là vụ tai nạn thứ 2 liên quan đến tiêm kích F-35 kể từ đầu năm đến nay. F-35C là phiên bản máy bay chiến đấu tàng hình động cơ đơn của Hải quân Mỹ, được thiết kế dành riêng cho các hoạt động trên tàu sân bay.
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã điều 52 máy bay chiến đấu vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan trong 2 ngày qua.
Theo Cơ quan Phòng vệ Đài Loan, 13 máy bay chiến đấu: 10 chiếc J-16, 2 máy bay nám bom H-6 và 1 máy bay chống ngầm Y-8 đã tiến vào phía Tây Nam của ADIZ hòn hôm đầu tuần. Các phi vụ theo sau có 39 máy bay chiến đấu của PLA: 34 máy bay chiến đấu, 4 máy bay tác chiến điện tử và 1 máy bay ném bom - đã bay vào ADIZ của hòn đảo vào hôm 23/1.
Giới quan sát nhận định, cuộc không kích quy mô lớn là màn phô trương lực lượng của Bắc Kinh với Đài Loan, Mỹ và Nhật Bản.
"Ngay sau khi Mỹ và Nhật Bản kết thúc cuộc tập trận chung của họ gần Okinawa, đã xảy ra rất nhiều các cuộc xuất kích. Rất có thể, Trung Quốc muốn phô trương hỏa lực với Mỹ và Nhật," Lin Ying-yu - nhà nghiên cứu tại Hiệp hội Tầm nhìn Chiến lược cho biết.
Chieh Chung, chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Đài Loan, chỉ ra rằng các máy bay của Trung Quốc không hoạt động gần khu vực tàu Mỹ và Nhật Bản diễn tập. "Bằng việc giữ khoảng cách, quân đội Trung Quốc muốn tránh những tình huống đối đầu không mong muốn, nhưng vẫn có thể gửi đi thông điệp đến Mỹ và Nhật Bản", ông Chung nói.
Trung Quốc coi Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời và tuyên bố sẵn sàng thống nhất kể cả bằng vũ lực. Trung Quốc đã tăng sức ép quân sự, kinh tế, ngoại giao lên Đài Loan trong suốt hơn một năm qua.
Tần suất các chuyến bay của máy bay quân sự Trung Quốc áp sát Đài Loan gia tăng làm dấy lên nghi ngờ rằng Bắc Kinh có thể đang chuẩn bị cho kế hoạch hành động quân sự với hòn đảo.
Sáng 25/1, hãng truyền thông ABC (Australia) dẫn lời Ngoại trưởng Marise Payne cho biết, 1.400 công dân Australia đang có mặt tại Ukraine nên rời khỏi đây ngay lập tức để tránh nguy cơ xung đột.
Ngày 24/1, Nhà Trắng khẳng định, Mỹ đang điều chỉnh các kế hoạch quân sự dành cho mọi kịch bản trong cuộc khủng hoảng liên quan đến Ukraine.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki. (Nguồn: AFP)
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết đã đặt 8.500 binh sĩ vào trạng thái "sẵn sàng cao độ" được triển khai tới châu Âu ngay khi cần thiết, trong trường hợp NATO kích hoạt lực lượng phản ứng nhanh do căng thẳng liên quan cáo buộc cho rằng Nga đang chuẩn bị tấn công quân sự vào Ukraine.Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nêu rõ, Mỹ "chưa bao giờ loại trừ" khả năng hỗ trợ cho các quốc gia ở sườn phía Đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trước nguy cơ Nga xâm lược Ukraine.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby nhấn mạnh, Bộ Quốc phòng Mỹ chưa đưa ra quyết định về khả năng triển khai số binh sĩ trên. Đây là đợt điều động riêng rẽ với các hoạt động chuyển quân của Mỹ trong phạm vi châu Âu.
Đi cùng Thủ tướng Lý Hiển Long tới Indonesia có Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen, Bộ trưởng Ngoại giao Vivian Balakrishnan, Bộ trưởng Điều phối An ninh Quốc gia Teo Chee Hean, Bộ trưởng Nội vụ K Shanmugam...và một số quan chức khác.
Tại Hội nghị lần này, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cùng Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ đánh giá lại những tiến triển trong quan hệ song phương kể từ khi Hội nghị hẹp cấp cao gần đây nhất giữa hai nước được tổ chức tại Singapore vào năm 2019; thảo luận về các cách thức mở rộng hợp tác trong những lĩnh vực mà hai nước cùng ưu tiên thúc đẩy; trao đổi lập trường, quan điểm về một số vấn đề quốc tế và khu vực.
Hôm 24/1, Ngoại trưởng Đan Mạch Jeppe Kofod cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng áp đặt các lệnh trừng phạt "chưa từng thấy" nếu Nga tấn công Ukraine. "Chúng tôi đã sẵn sàng phản ứng bằng các lệnh trừng phạt toàn diện nếu Nga lại xâm lược Ukraine".
Theo ông Jeppe Kofod, "Nga và Tổng thống Vladimir Putin cần biết, giá phải trả cho việc lợi dụng các hành động khiêu khích và lực lượng quân sự để thay đổi biên giới ở châu Âu sẽ rất, rất đắt".
Theo đó, EU "sẵn sàng thực hiện các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất, thậm chí nghiêm khắc hơn so với lệnh trừng phạt năm 2014".
Cùng ngày, Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg cảnh báo, có thể áp đặt tất cả các loại trừng phạt tài chính nhằm vào Mosow nếu Nga tấn công Ukraine.
Tuy nhiên, ông Schallenberg không đồng tình việc áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào dự án Dòng chảy phương Bắc 2, cho rằng các biện pháp áp đặt đối với dự án chưa đi vào hoạt động không phải là hành động răn đe đáng tin cậy nhằm vào Nga.
Trong khi đó, theo The Guardian, một quan chức cấp cao của EU cho biết, tình hình Ukraine hiện nay đang rối ren, nếu Nga tiến hành một cuộc tấn công quân sự vào Ukraine, EU sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga trong vòng vài ngày.
Ngày 24/1, các bộ trưởng ngoại giao EU tổ chức một cuộc họp về tình hình ở Ukraine và đưa ra cảnh báo thêm đối với Nga.
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) hôm 24/1 dẫn lời chuyên gia dịch tễ dẫn đầu chiến lược đối phó với Covid-19 ở Thượng Hải cho biết, thành phố cần chuẩn bị tinh thần để đối phó với các ổ dịch Covid-19 lớn hơn gấp 5-10 lần.
Chuyên gia Trương Văn Hoành cũng cho hay, biến thể Omicron có mức lây nhiễm cao và số ca nhiễm biến thể này đang gia tăng, đồng nghĩa với việc Thượng Hải - một trong những cửa ngõ quốc tế lớn của Trung Quốc, nên chuẩn bị đối phó số ca nhập cảnh cao và tình trạng căng thẳng tại các bệnh viện.
Cảnh báo được đưa ra vào ngày 24.1 khi Thượng Hải ghi nhận 22 ca nhiễm Covid-19 du nhập từ bên ngoài và 1 ca tại địa phương là nhân viên xử lý hàng hóa nhập khẩu tại Sân bay Quốc tế Phố Đông.