*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tình hình thế giới ngày 24/1 có nhiều diễn biến đáng chú ý.
Tờ SCMP hôm 23/1 đưa tin, một video được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy Dong Hong - thị trưởng quận Đan Thành, tỉnh Hà Nam, phát biểu tại một cuộc họp rằng: "Bất kỳ ai trở về nhà từ các khu vực có nguy cơ từ trung bình đến cao sẽ bị cách ly và sau đó bị giam giữ".
Nhưng chính những phát ngôn thanh minh sau đó của ông Đổng mới là giọt nước làm tràn ly, khiến các tờ báo lớn của Trung Quốc đồng loạt lên tiếng chỉ trích vị chủ tịch huyện.
Ông Dong giải thích trên tờ Shangyou News rằng, tuyên bố của ông chỉ nhằm mục đích tốt. Người đứng đầu quận Đan Thành cho biết, có nghe về một số trường hợp về quê ăn Tết với ác ý làm lây lan dịch bệnh dù đang ở khu vực có nguy cơ cao và "những người đó khẳng định dù có bị xử tử cũng không thể ngăn họ về quê ăn Tết".
"Đó là lý do vì sao tôi đã nói trong một cuộc họp rằng, bất kỳ ai không tuân thủ các chính sách phòng ngừa dịch bệnh của địa phương và cố tình trở về nhà dù đang ở vùng có nguy cơ cao sẽ phải cách ly và sau đó bị giam giữ. Tôi chỉ muốn đảm bảo an toàn cho cộng đồng", ông Dong lý giải.
Video ghi lại trong một cuộc họp, ông Đổng Hồng nói sẽ cách ly rồi tạm giam người dân trở về huyện Đan Thành từ vùng rủi ro trung bình hoặc cao. (Ảnh: Trung tâm tin tức huyện Đan Thành)
Sau khi tuyên bố của ông Dong gây ra sự phẫn nộ lớn trong dư luận, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lên tiếng.
Đài CCTV - đài truyền hình trung ương Trung Quốc có bài bình luận với tựa đề "Về quê thì dụng ý xấu ở đâu? Thẩm quyền không thể bị lạm dụng".
CCTV cho biết đối với việc về quê ăn Tết, các bộ ngành liên quan tại Trung Quốc đã hướng dẫn rõ ràng như cần ra quy định tùy tình hình địa phương, phải phân loại và thực hiện theo từng khu vực, không được làm khó người dân...
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Biến chủng Omicron đã gây ra quá nhiều ca nhiễm. Biến chủng này chiếm hơn 25% tổng số ca nhiễm tại Mỹ trong tháng gần nhất, theo số liệu của đại học John Hopkins.
Tính đến ngày thứ Năm tuần vừa rồi, số lượng ca nhiễm tại 14 bang của Mỹ giảm ít nhất 10% so với tuần trước đó, tuy nhiên số lượng ca nhiễm tại 26 bang lại tăng ít nhất 10%.
Làn sóng lây nhiễm của biến chủng Omicron dường như đã lập đỉnh tại những nơi mà biến chủng Omicron bắt đầu vào Mỹ như Boston hay New York, tuy nhiên nó vẫn đang diễn biến mất kiểm soát tại nhiều khu vực khác của nước Mỹ.
Ví dụ như tại bang Georgia, nhiều nhà chức trách địa phương vẫn cho biết bệnh viện đang quá tải. Khi mà có quá nhiều nhân viên bệnh viện bị ốm còn số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng cao, tình hình tại các bệnh viện trở nên vô cùng khó khăn.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tờ New York Times đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cân nhắc triển khai số lượng lớn binh sĩ, máy bay và tàu chiến tới Baltic và Đông Âu để đề phòng Nga.
Binh sĩ Lữ đoàn Không quân số 173 của Quân đội Mỹ tại một căn cứ không quân của Ba Lan. Ảnh: Getty Images
Trích dẫn các nguồn ẩn danh, tờ báo có trụ sở tại New York (Mỹ) cho biết Nhà Trắng đang cân nhắc kế hoạch triển khai từ 1.000 - 5.000 quân và có khả năng tăng gấp 10 lần con số này nếu tình hình xấu đi. Bộ Quốc phòng Mỹ đã trình bày các phương án với Tổng thống Biden hôm 22/1 tại một cuộc họp ở Trại David. Giới quan sát cho rằng ông Biden sẽ ra quyết định trong tuần này.
Các kế hoạch triển khai binh sĩ và khí tài khả thi của Mỹ tới châu Âu được đưa ra khi Nga bị cáo buộc điều động hơn 100.000 quân ở biên giới với Ukraine. Điện Kremlin đã kịch liệt bác bỏ những cáo buộc cho rằng họ có kế hoạch xâm lược nước láng giềng Ukraine. Moskva khẳng định rằng họ có quyền hoạt động quân sự trên lãnh thổ của mình khi thấy cần thiết.
Thông tin trên không đề cập đến việc quân đội Mỹ được triển khai đến Ukraine hay không.
Theo VNE, thông cáo của Hải quân Mỹ cho biết nhóm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson và Abraham Lincoln bắt đầu diễn tập phối hợp trên Biển Đông từ ngày 23/1 nhằm "củng cố khả năng sẵn sàng chiến đấu".
Theo đó, các nội dung diễn tập gồm thông tin liên lạc, chống tàu ngầm, tác chiến đường không, tiếp dầu và hậu cần trên biển, phối hợp giữa các phi đoàn trên hạm và xâm nhập vùng biển đối phương, nhằm: "Củng cố hoạt động phối hợp trên biển và khả năng sẵn sàng chiến đấu. Việc diễn tập được tiến hành trên vùng biển quốc tế và tuân thủ luật pháp quốc tế".
Các tàu USS Abraham Lincoln và USS Carl Vinson đều có lượng giãn nước trên 100.000 tấn, được xếp vào diện "siêu tàu sân bay" của Mỹ.
Trước đó, hai siêu chiến hạm này đã diễn tập cùng cặp tàu đổ bộ tấn công USS America và USS Essex, cùng tàu sân bay trực thăng Nhật Bản JS Hyuga ở Biển Philippines.
Các tàu USS Abraham Lincoln và USS Carl Vinson. Ảnh: US Navy.
Mỹ nhiều lần phản đối các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trong khu vực, cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và đe dọa các nước láng giềng. Ngày 12/1, Mỹ vừa công bố Báo cáo số 150 về các ranh giới biển, trong đó bác bỏ cơ sở địa lý và lịch sử liên quan đến các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Chiều 14/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời câu hỏi của phóng viên về việc cho biết phản ứng của Việt Nam liên quan đến việc Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bố Báo cáo số 150 về các ranh giới biển.
"Việt Nam ghi nhận việc Bộ Ngoại giao Mỹ công bố Báo cáo số 150 về các ranh giới biển", bà Lê Thị Thu Hằng nói. "Liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam đã nhiều lần khẳng định quan điểm nhất quán và rõ ràng của mình, cả trong khuôn khổ song phương cũng như đa phương. Theo đó Việt Nam luôn phản đối và không chấp nhận mọi yêu sách liên quan không phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS)".
Người phát ngôn Việt Nam nhấn mạnh: "Nhân dịp này, Việt Nam một lần nữa đề nghị các bên liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, đóng góp tích cực và thực chất nhằm duy trì hòa bình, ổn định, bảo vệ an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, tính toàn vẹn của UNCLOS và trật tự dựa trên luật lệ", bà Hằng cho biết.
Ông Paul Robinson, Giáo sư tại Đại học Ottawa bình luận trên kênh tin tức RT (Nga) ngày 23/1, cho rằng trong những năm gần đây, danh sách các cáo buộc nhằm làm mất uy tín của Nga ngày càng tăng lên.
Ví dụ, câu chuyện kéo dài nhiều năm của Russiagate, được xây dựng dựa trên ý tưởng rằng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump là một đặc vụ Nga.
Tiếp theo, có những tuyên bố rằng Nga đang trang bị cho Taliban, chèn phần mềm độc hại vào lưới điện Vermont, rằng Nga chuyển tiền thúc đẩy Brexit thông qua doanh nhân người Anh Arron Banks, v.v. Tất cả điều này giờ đây được xác định là không đúng sự thật....
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ủy ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2022 cho biết, Trung Quốc đã ghi nhận thêm 6 ca dương tính với Covid-19 liên quan tới sự kiện. Trong số các ca bệnh mới, 4 trường hợp là các ca vừa nhập cảnh và 2 trường hợp là các cá nhân đã ở bên trong "bong bóng Olympic" khép kín.
Các ca bệnh mới được ghi nhận trong bối cảnh Bắc Kinh áp dụng thêm các biện pháp chống dịch mới trước thềm Thế vận hội.
Reuters dẫn nguồn tin an ninh và quan chức ngoại giao Tây Phi cho hay, Tổng thống Burkina Faso Roch Kabore đã bị binh lính bắt giữ và giam ở một doanh trại quân đội sau khi có nhiều tiếng súng được ghi nhận quanh tư dinh của ông tại thủ đô Ouagadougou đêm 23/1.
Tổng thống Burkina Faso Roch Kabore. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, có thể nhìn thấy một vài chiếc xe bọc thép thuộc đội xe tổng thống bên ngoài tư dinh của ông Kabore hồi sáng nay, 24/1, trong đó một chiếc xe dính máu. Cư dân trong khu vực xác nhận có tiếng súng nổ vào đêm qua.
Một chiếc xe trong đội xe của tổng thống bị trúng đạn. Ảnh: Reuters
Trước đó, hôm 23/1, chính phủ Burkina Faso đã lên tiếng bác bỏ khả năng đảo chính trong khi súng nổ suốt vài giờ từ một số doanh trại quân đội và các binh lính yêu cầu được hỗ trợ thêm trong cuộc chiến chống IS.
Làn sóng bất mãn đã gia tăng ở đất nước Tây Phi trong vài tháng trở lại đây vì tình trạng dân thường và binh lính thường xuyên bị phiến quân giết hại. Được biết, trong số phiến quân, có những đối tượng liên quan tới IS.
Hiện chính phủ Burkina Faso vẫn chưa bình luận về tình hình mới.
Anh đã bắt đầu rút nhân viên khỏi Đại sứ quán ở Kiev trong bối cảnh căng thẳng tăng cao với Nga.
Nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Anh tiết lộ cho BBC rằng động thái nói trên không phải là kết quả từ bất cứ tin tình báo cụ thể nào nhắm vào các nhà ngoại giao Anh, mà là phản ứng của London trước nguy cơ tiềm tàng đối với các quan chức Anh ở Ukraine.
Trước đó, Mỹ cũng đã có động thái cắt giảm nhân viên ở Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine và yêu cầu gia đình của các nhân viên rời khỏi quốc gia Đông Âu.
Hiện Liên minh Châu Âu chưa có các kế hoạch tương tự.
"Chúng tôi không làm những điều tương tự bởi chúng tôi không nắm được bất cứ lý do cụ thể nào. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ thông tin cho chúng tôi", Cao ủy về Chính sách Đối ngoại của EU Josep Borrell nói.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn đang "im lặng theo dõi" diễn biến tình hình.
Liệu Trung Quốc có bị vướng vào một cuộc chiến, dù cường độ cao hay thấp, ở Ukraine cùng với Nga hay không? Liệu Trung Quốc có tranh thủ giải quyết vấn đề Đài Loan cùng lúc Nga tấn công Ukraine để chuyển hướng sự chú ý của Mỹ? Điều Trung Quốc có thể làm là "ngồi im và theo dõi".
Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài phân tích đầy đủ về phản ứng của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng:
Giới chức Trung Quốc đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa kéo dài 1 tháng ở thành phố 13 triệu dân Tây An (miền Bắc Trung Quốc). Các chuyến bay thương mại từ thành phố này cũng đã được nối lại.
Trung Quốc hiện vẫn áp dụng chiến lược zero Covid để phòng chống đại dịch. Ảnh: Reuters
Theo AP, Tây An vốn là trụ cột trong chiến lược "zero Covid" của Trung Quốc. Nằm cách Bắc Kinh 1.000km về phía Tây Nam, Tây An đã buộc phải phong tỏa từ ngày 22/12 sau khi một đợt dịch liên quan tới chủng Delta bùng phát.
Trong khi đó, 2 triệu dân ở một quận của Bắc Kinh phải tham gia xét nghiệm Covid-19 vì phát hiện chuỗi lây nhiễm ngay trước thềm Olympic Bắc Kinh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cân nhắc đưa vài ngàn binh lính Mỹ cùng các tàu và máy bay chiến đấu đến các quốc gia đồng minh NATO ở vùng Baltic và Đông Âu để mở rộng can dự quân sự, trong bối cảnh Washington đang lo ngại Nga sẽ tấn công Ukraine, các quan chức của chính quyền Mỹ cho biết.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: EPA-EFE)
Bước đi này sẽ đánh dấu một sự xoay trục lớn của chính quyền Biden, vì mãi đến gần đây Washington vẫn có quan điểm kiềm chế đối với vấn đề Ukraine. Tuy nhiên, nhiều cuộc đàm phán giữa quan chức Nga và Mỹ không dẫn đến bước đột phá nào, và nỗi lo Nga tấn công khiến chính quyền ở Washington từ bỏ chiến lược không khiêu khích, báo New York Times đưa tin.
Trong cuộc họp ngày 22/1 tại Trại David, một khu nghỉ dưỡng của tổng thống ở Maryland, các quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc đã trình Tổng thống Biden các lựa chọn để dịch chuyển tài sản quân sự của Mỹ "đến gần cửa nhà của Nga hơn", các quan chức của chính quyền Mỹ cho biết. Những lựa chọn đó bao gồm đưa 1.000 – 5.000 binh lính đến các nước Đông Âu, với khả năng tăng số lượng lên 10 lần nếu tình hình xấu đi.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Đài Loan ngày 23-1 cho biết một lượng lớn máy bay quân sự Trung Quốc đã đi vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của họ.
Đây là số máy bay nhiều nhất mà không quân Trung Quốc điều động vào ADIZ Đài Loan kể từ tháng 10 năm ngoái, bao gồm 34 chiến đấu cơ, 4 máy bay tác chiến điện tử và 1 máy bay ném bom.
Đài Loan điều chiến đấu cơ cảnh báo máy bay Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Cơ quan Quốc phòng Đài Loan nói rằng các chiến đấu cơ và hệ thống tên lửa của Đài Loan được triển khai để theo dõi và cảnh báo 39 máy bay Trung Quốc trong lần gia tăng căng thẳng mới nhất này.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Liệu Trung Quốc có bị vướng vào một cuộc chiến, dù cường độ cao hay thấp, ở Ukraine cùng với Nga hay không? Liệu Trung Quốc có tranh thủ giải quyết vấn đề Đài Loan cùng lúc Nga tấn công Ukraine để chuyển hướng sự chú ý của Mỹ? Điều Trung Quốc có thể làm là "ngồi im và theo dõi".
Đầu tháng 1/2022, Nga điều lực lượng gìn giữa hòa bình theo khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) tới Kazakhstan. Điều này được xem như động thái củng cố ảnh hưởng đối với một quốc gia đang cải thiện quan hệ với Mỹ. Mặt khác, động thái của Nga cũng đã giải quyết được một vấn đề cho Trung Quốc, do Bắc Kinh lo ngại Kazakhstan có thể trở thành cơ sở gây bất ổn ở Tân Cương.
Quân nhân Nga trong một cuộc tập trận quân sự tháng 8/2021. Ảnh: Tân Hoa xã
Một mặt, Trung Quốc có thể đang theo dõi tình hình Ukraine sẽ diễn ra như thế nào. Nếu Mỹ thể hiện sự yếu kém tại đây, Bắc Kinh có thể nhận được thông điệp rằng Mỹ không sẵn sàng vạch ra ranh giới với Nga và thậm chí cũng không sẵn sàng với Trung Quốc.
Mặt khác, nếu Mỹ hoặc phương Tây sa lầy vào cuộc xung đột ở Ukraine, Bắc Kinh có thể cho rằng Washington đang bị phân tâm khỏi mặt trận châu Á.
Hơn nữa, nếu Nga tập trung vào châu Âu, điều này có thể để lại cho Trung Quốc nhiều không gian ở châu Á hơn.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Biến thể Omicron đã đưa đại dịch sang một giai đoạn mới và có thể khiến Covid-19 kết thúc ở châu Âu, giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố mới đây.
"Có khả năng khu vực này đang dịch chuyển dần tới một trạng thái kết thúc của đại dịch", Hans Kluge nói với AFP và cho biết thêm rằng Omicron có thể sẽ lây nhiễm tới 60% người dân châu Âu tính tới tháng 3.
Khi làn sóng Omicron đang hoành hành ở châu Âu lắng dịu, "sẽ có khoảng vài tuần, vài tháng miễn dịch ở mức toàn cầu, hoặc là nhờ vaccine hoặc nhờ lớp bảo vệ hình thành ở người dân sau khi nhiễm bệnh và tính thời vụ", Kluge nhận định.
Hãng thông tấn TASS ngày 22/1 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, một ấn phẩm của Bloomberg đưa tin việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là đã đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin không tấn công Ukraine trong thời gian diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh 2022 là hoạt động của cơ quan tình báo Mỹ.
Theo bà Zakharova, Nga hy vọng Mỹ và Ukraine không nên có các hành động khiêu khích quân sự. Bà Zakharova nêu rõ: "Chúng tôi nghi ngờ các hành động khiêu khích từ Mỹ và chế độ Kiev do họ lãnh đạo, cả về thông tin và không thể loại trừ, là những động thái kích động về quân sự. Họ có thể làm điều đó, đặc biệt là vì họ có nhiều kinh nghiệm".
Phản ứng trên được đưa ra sau khi một bài viết của tờ Bloomberg, trong đó trích dẫn lời "một nhà ngoại giao ở Bắc Kinh", tuyên bố rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là đã đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin "không xâm lược Ukraine trong khi Thế vận hội Olympic diễn ra ở Bắc Kinh từ ngày 4 – 20/2, để không làm hỏng sự kiện".
Bà Zakharova nói: "Đó không còn là sự giả mạo nữa mà là một hoạt động cung cấp thông tin của các cơ quan đặc biệt Mỹ thông qua Bloomberg", lưu ý rằng "nhà ngoại giao ở Trung Quốc" thực sự là người Mỹ.
"Tôi hiểu rằng, theo cách nói của giới truyền thông Mỹ, Nga lẽ ra đã 'xâm lược' [Ukraine] từ lâu. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ 'xâm lược'. Theo logic của họ, đây là thời điểm hoàn hảo - Thế vận hội diễn ra ở Trung Quốc, nơi mà truyền thông Mỹ đã bôi nhọ trong nhiều tháng theo lệnh của Washington", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, đồng thời nhắc lại rằng cuộc tấn công của Gruzia vào Nam Ossetia cũng diễn ra trong khuôn khổ chuẩn bị cho Thế vận hội Mùa hè Bắc Kinh vào tháng 8/2008.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tư lệnh Hải quân Đức, Phó đô đốc Kay-Achim Schoenbach, từ chức hôm 22-1, sau khi bị chỉ trích vì phát ngôn Tổng thống Nga Vladimir Putin "xứng đáng được tôn trọng" và Ukraine sẽ không bao giờ giành lại được bán đảo Crimea.
Hãng tin Reuters dẫn lời Phó Đô đốc Kay-Achim Schoenbach cho biết: "Tôi đã đề nghị Bộ trưởng Quốc phòng Christine Lambrecht miễn nhiệm tôi ngay lập tức. Bộ trưởng đã chấp nhận đề nghị của tôi".
Tư lệnh Hải quân Đức, Phó đô đốc Kay-Achim Schoenbach
Ông Schoenbach đã đưa ra nhận xét cá nhân trong một cuộc thảo luận ở Ấn Độ vào hôm 21-1, vào thời điểm nhạy cảm khi Nga đang điều hàng chục ngàn quân áp sát biên giới Ukraine.
Theo kênh RT, phát biểu tại sự kiện ở New Delhi, ông Schoenbach bác bỏ quan điểm "vô nghĩa" rằng Nga "quan tâm đến việc có một dải đất nhỏ bé của Ukraine và sáp nhập nó vào đất nước của họ".
Ông Schoenbach đã phát biểu bằng tiếng Anh với nội dung là "Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tìm cách để được phương Tây đối xử bình đẳng". Ông Schoenbach tuyên bố điều Tổng thống Putin muốn là phương Tây "tôn trọng" Nga, đồng thời nói thêm rằng "thật dễ dàng để dành cho ông ấy sự tôn trọng mà ông thực sự yêu cầu và có lẽ cũng xứng đáng".
Về vấn đề Crimea, Tư lệnh Hải quân Đức thừa nhận hành động của Nga ở Ukraine cần phải được giải quyết nhưng lại nói rằng "bán đảo Crimea đã mất và sẽ không bao giờ quay trở lại với Ukraine. Đây là một sự thật".
Phát ngôn của Tư lệnh Hải quân Đức được cho là mâu thuẫn với quan điểm chung của phương Tây, rằng việc Moscow sáp nhập bán đảo này từ Ukraine vào năm 2014 là không thể được chấp nhận và phải bị đảo ngược.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 23/1 đã khuyến cáo công dân nước này không nên đi tới Nga "do những căng thẳng dọc biên giới với Ukraine".
Khuyến cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ người dân nước này không nên đi bằng đường bộ từ Nga đến Ukraine.
Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại vùng Donetsk tháng 12/2021. Ảnh: AP
Cùng ngày, Mỹ cũng đã khuyến cáo người dân tránh đi lại tới Ukraine, đồng thời ra chỉ thị cho nhân viên không thiết yếu tại Đại sứ quán Mỹ ở Ukraine cùng gia đình rời khỏi nước này, cũng như toàn bộ công dân nên cân nhắc rời khỏi quốc gia Đông Âu do những căng thẳng leo thang trong khu vực. Tuy nhiên, Đại sứ quán Mỹ tại Kiev khẳng định vẫn hoạt động bình thường.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng bác bỏ tuyên bố của Anh cho rằng Kremlin đang tìm cách thay thế chính phủ hiện thời của Ukraine bằng một bộ máy thân Nga, trong đó cựu nghị sĩ Yevheniy Murayev là ứng viên tiềm năng.
"Thông tin sai lệch do Bộ Ngoại giao Anh lan truyền là bằng chứng bổ sung cho thấy chính các quốc gia NATO là bên khiến căng thẳng leo thang quanh Ukraine", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh, "Chúng tôi kêu gọi Bộ Ngoại giao Anh chấm dứt những động thái gây hấn, ngừng lan truyền những thông tin vô lý".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: Reuters
Theo AP, chính phủ Anh đã đưa ra tuyên bố dựa trên thông tin tình báo mà không có bằng chứng trong bối cảnh căng thẳng tăng cao giữa Moscow và phương Tây liên quan tới vấn đề Ukraine.
Bộ Ngoại giao Anh cũng đưa ra thêm một vài cái tên trong giới chính trị Ukraine mà cơ quan này cho là có mối liên hệ với tình báo Nga, cùng với Murayev - vốn là lãnh đạo một đảng nhỏ không có ghế trong quốc hội Ukraine.
Tuy nhiên, bản thân Murayev cũng đã lên tiếng bác bỏ thông tin của phía Anh. Chia sẻ với AP qua Skype, Murayev cho rằng tuyên bố của Anh "nực cười" và ông đã bị cấm nhập cảnh vào Nga từ năm 2018 vì bị coi là mối đe dọa an ninh.
Một cơn bão Mặt trời đang hướng về Trái đất và có thể gây ra tình trạng bất ổn địa từ vào ngày 23, cao điểm là ngày 24/1, báo Tuổi trẻ dẫn nguồn Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) cho hay.
Theo NASA, một vụ nổ phun trào tia lửa Mặt trời diễn ra vào ngày 20/1 là nguồn gốc của cơn bão Mặt trời này. Ánh sáng và bức xạ từ tia lửa Mặt trời có thể đến Trái đất trong vòng vài phút nhưng khối lượng đăng quang (CME) có xu hướng di chuyển chậm hơn rất nhiều, đôi khi phải mất ba ngày mới đến được Trái đất.
Trang Spaceweather.com đã đưa ra cảnh báo: "Tình trạng bất ổn địa từ có khả năng xảy ra vào ngày 23/1 và cao điểm là ngày 24/1, khi một loạt vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) tạo ra những cú đánh nhanh vào từ trường của Trái đất".