Biến thể diệt tăng của pháo tự hành 2S1 có trong biên chế QĐND VN

CLHB |

2S1 Gvozdika (Việt Nam gọi bằng tên SU-122) là một pháo tự hành được phát triển trên cơ sở kết hợp khung gầm xe bọc thép chở quân bánh xích MT-LB với pháo xe kéo D-30 122 mm.

Ngày 17/5/1976, Quân đội Liên Xô ban hành quyết định về việc phát triển một mẫu pháo tự hành diệt tăng hạng nhẹ dựa trên 2S1 Gvozdika. Yêu cầu đặt ra cho vũ khí mới là phải có khả năng cơ động tốt và được trang bị radar kiểm soát hỏa lực.

Dự án nhận tên mã là Norov, công việc chế tạo được giao cho nhà máy LLC Yurginsky ở Yurga, tỉnh Kemerovo. Viện nghiên cứu Strela nhận nhiệm vụ phát triển radar cho mẫu pháo tự hành mới.

Biến thể diệt tăng của pháo tự hành 2S1 có trong biên chế QĐND VN - Ảnh 1.

Pháo tự hành 2S1 Gvozdika trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam

Theo thiết kế, hệ thống radar điều khiển hỏa lực trên 2S15 là 1A31 Ruta, nó có thể phát hiện mục tiêu chuyển động từ cự ly không dưới 3.000 m, theo dõi chính xác và tấn công đối tượng từ khoảng cách trên 2.000 m.

Hơn nữa việc trang bị radar cũng giúp cho 2S15 chiến đấu ổn định trong mọi điều kiện thời tiết, ban ngày cũng như ban đêm.

Biến thể diệt tăng của pháo tự hành 2S1 có trong biên chế QĐND VN - Ảnh 2.

Pháo tự hành diệt tăng 2S15 Norov

Pháo chính của 2S15 được cho là phiên bản sửa đổi từ pháo chống tăng T-12 (2A19 Rapira), tốc độ bắn tối đa lên tới 14 phát/phút với tầm bắn ước đạt 3.000 m. Toàn thân xe được bọc giáp thép cán, chống chịu tốt các loại vũ khí hạng nhẹ.

Biến thể diệt tăng của pháo tự hành 2S1 có trong biên chế QĐND VN - Ảnh 3.

Pháo chống tăng T-12 thử nghiệm cùng radar 1A31 Ruta

Do những vướng mắc về kỹ thuật mà phải tới tận năm 1981, các bài kiểm tra cấp nhà nước cho nguyên mẫu đầu tiên mới được tiến hành. Nguyên mẫu thứ 2 hoàn thành và được chuyển giao vào quý IV năm 1981.

Trong quá trình thử nghiệm, 2S15 đã phát sinh một số vấn đề, thêm vào đó là sự chậm trễ tới từ đơn vị sản xuất phụ trợ, cho nên quá trình đánh giá chính thức chỉ thực sự bắt đầu vào năm 1983 và kết thúc trong năm 1985.

Thời điểm đó, phương Tây đã đưa vào biên chế những mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ mới như M1 Abrams, Leopard 2... với nhiều cải tiến về vỏ giáp cũng như khả năng bảo vệ.

Pháo 100 mm trên 2S15 bị nhận xét là không đủ sức mạnh cần thiết để xuyên phá giáp trước của những chiếc MBT hiện đại này, rõ ràng nó không còn phù hợp với điều kiện thực tế chiến trường. 

Vì vậy đến tháng 12/1985, Hội đồng bộ trưởng Liên Xô đã ra quyết định hủy bỏ dự án 2S15.

Biến thể diệt tăng của pháo tự hành 2S1 có trong biên chế QĐND VN - Ảnh 4.

Nguyên mẫu pháo tự hành diệt tăng 2S15 Norov

Thông số kỹ thuật của pháo tự hành diệt tăng 2S15 Norov:

Kíp lái: 4 người; Chiều dài: 7,26 m; Chiều rộng: 2,85 m.

Động cơ: YaMZ-238N công suất 300 mã lực, cho tốc độ tối đa 60 km/h trên đường bằng; Tầm hoạt động: 500 km; Leo được dốc 35 độ, vượt hào rộng 3 m.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại