Biến thể đặc biệt của tên lửa chống radar AGM-45 Shrike

CLHB |

AGM-45 Shrike (hay còn được bộ đội ta gọi bằng cái tên “Sơ rai”) là loại tên lửa chống bức xạ do Mỹ chế tạo nhằm mục đích tiêu diệt các hệ thống radar của đối phương.

Tên lửa Shrike nguyên bản được thiết kế để phóng từ máy bay, nó thực chất là một phiên bản sửa đổi của tên lửa không đối không tầm trung AIM-7 Sparrow, sử dụng nhiên liện rắn với đầu tự dẫn radar bị động.

Shrike là con át chủ bài của Mỹ trong việc thực hiện chiến thuật áp chế phòng không đối phương (SEAD - Suppression of Enemy Air Defenses).

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, thời kỳ đầu Shrike đã gây cho bộ đội radar không ít tổn thất. Nhưng với truyền thống sáng tạo, ta đã khắc chế được Shrike để đánh trả có hiệu quả, khiến không quân Mỹ chịu tổn thất nặng nề.


Tên lửa chống radar AGM-45 Shrike

Tên lửa chống radar AGM-45 Shrike

Thông số kỹ thuật cơ bản của tên lửa AGM-45 Shrike: Chiều dài 3,05 m; Đường kính 203 mm; Trọng lượng 177 kg; Sải cánh 144 mm; Tốc độ Mach 1,5 (510 m/s); Tầm bắn từ 16 - 46 km tùy phiên bản, với đầu đạn nặng khoảng 67 kg.


AGM-45 Shrike bám theo cánh sóng để tiêu diệt radar

AGM-45 Shrike bám theo cánh sóng để tiêu diệt radar

Cùng thời điểm đó ở mặt trận Trung Đông, nhằm hạn chế tổn thất cho các máy bay khi làm nhiệm vụ chế áp phòng không đối phương, Shrike đã được quân đội Israel cải tiến để phóng từ mặt đất, hệ thống này được định danh là Kilshon.


Xe tăng M4A1 Sherman nguyên bản

Xe tăng M4A1 Sherman nguyên bản

Kilshon tận dụng khung gầm xe tăng hạng trung M4A1 Sherman cũ trong biên chế quân đội Israel. Các xe tăng Sherman này được sửa đổi tháp pháo để trở thành bệ phóng với cơ cấu nâng hạ thủy lực cùng 1 quả tên lửa trên bệ.


M4A1 Sherman sau khi được sửa đổi

M4A1 Sherman sau khi được sửa đổi

Tên lửa Shrike vốn là bản sửa đổi của tên lửa không đối không, cho nên để phóng đi từ mặt đất, các kỹ sư Israel đã trang bị thêm một tầng khởi tốc cho nó. Tầm xa của AGM-45 khi phóng từ mặt đất được giữ bí mật.


Tên lửa AGM-45 với tầng khởi tốc

Tên lửa AGM-45 với tầng khởi tốc

Kilshon chính thức đi vào hoạt động ngay từ năm 1973. Theo tuyên bố của quân đội Israel, trong thời gian phục vụ, Kilshon không phải chịu bất cứ tổn thất nào.

Đặc biệt hơn, trong chiến tranh Lebanon 1982, nó đã tiêu diệt được 20 hệ thống radar của liên quân Ả rập (chủ yếu là quân đội Ai Cập và Syria).


Hệ thống Kilshon - “Sơ rai” mặt đất

Hệ thống Kilshon - “Sơ rai” mặt đất

Kilshon nằm trong trang bị tới cuối những năm 1980 rồi nhường chỗ cho tổ hợp Keres có tính năng và ý tưởng tương tự nhưng ưu việt hơn. Keres sử dụng đạn tên tửa AGM-78 tính năng tốt hơn cùng khung gầm bánh lốp cơ động và hệ thống datalink hiện đại.


Hệ thống Keres và tên lửa AGM-78

Hệ thống Keres và tên lửa AGM-78

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại