Trong thập niên 1960, Mỹ đã lên kế hoạch sử dụng tới 23 quả bom nguyên tử nhằm "thổi bay" các dãy núi thuộc bang California để có mặt bằng xây dựng các tuyến đường cao tốc.
Từ năm 1959 đến năm 1971, họ đã chi tới 250 triệu USD cho chương trình với tổng cộng 12 lần thử nghiệm.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên kết quả của vụ thử mang tên Sedan diễn ra vào ngày 6/7/1962 tại sa mạc Nevada, khi một quả bom hạt nhân với đương lượng nổ 104 kT (gấp 5 lần quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản) đã khiến người Mỹ phải thay đổi suy nghĩ.
Ở độ sâu 193 m, khi được kích hoạt, quả bom đã tạo ra một "bong bóng" khổng lồ, gây ra cơn bão bụi cực lớn và làm cho phóng xạ lan tới tận bang Iowa. Nỗi sợ hãi ghê gớm của người dân cũng như giới chức liên quan khiến cho Mỹ phải quay về phương án cổ điển là dùng thuốc nổ.
Vụ thử nghiệm hạt nhân mang mật danh Sedan thuộc Chương trình Plowshare của Mỹ
Ở phía bên kia chiến tuyến, Liên Xô cũng có ý tưởng tương tự và trong vòng 18 năm (từ năm 1965 đến năm 1983) họ đã tiến hành tới 70 lần thử nghiệm vũ khí hạt nhân "vì mục đích hòa bình", con số cao gấp gần 6 lần Mỹ.
Đoạn video dưới đây ghi lại vụ nổ hạt nhân do Liên Xô thực hiện nhằm mục đích tạo lập một khoảng không gian đủ rộng chạy cắt qua rừng rậm để có thể xây dựng cơ sở hạ tầng.
Vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân vì "mục đích hòa bình" của Liên Xô
Tóm lại, việc sử dụng bom nguyên tử vì mục đích nào đi nữa cũng là ý tưởng không thể chấp nhận được, vũ khí hạt nhân cần phải được loại bỏ vĩnh viễn vì sự tồn vong của cư dân trên trái đất.