Biển Đông: Mỹ cần phê chuẩn UNCLOS để kiềm chế được TQ

Hải Võ |

Trong vài tuần tới, nhiều khả năng Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague sẽ tuyên bố phán quyết đối với vụ kiện biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.

Tờ Cankaoxiaoxi (Trung Quốc) ngày 7/6 đưa tin, bất kể kết quả phán quyết của PCA thế nào thì Mỹ cũng không có cơ sở để gây sức ép lên Trung Quốc, bởi vụ kiện mà Manila làm nguyên đơn dựa trên cơ sở Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982, trong khi Washington chưa phê chuẩn công ước này.

UNCLOS được ví như "Hiến pháp về biển" của quốc tế, trong đó quy định các nguyên tắc chỉ dẫn các quốc gia khai thác biển và tài nguyên biển, bao gồm các cơ chế giải quyết tranh chấp.

Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Mỹ chưa phê chuẩn được UNCLOS bởi sự phản đối của các thành viên đảng Cộng hòa trong Thượng viện. Bất kỳ điều ước quốc tế nào cần phải được 2/3 thành viên Thượng viện Mỹ thông qua mới được Quốc hội phê chuẩn.

Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong nỗ lực đẩy mạnh chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" và ngăn sự bành trướng của Bắc Kinh, thường xuyên chỉ trích Thượng viện hoạt động "không hiệu quả".

Hồi tuần trước, ông Obama đã đặc biệt liên hệ vấn đề UNCLOS với Trung Quốc.

Phát biểu tại Học viện Không quân Hoa Kỳ ở Colorado Springs, bang Colorado hôm 2/6, Tổng thống Mỹ nói:

"Nếu chúng ta thực sự quan ngại về những hành vi của Trung Quốc ở biển Đông thì Thượng viện cần phải phê chuẩn UNCLOS, nhằm củng cố lập trường của chúng ta. Đây là sự thúc giục từ chính các lãnh đạo quân đội."

Biển Đông: Mỹ cần phê chuẩn UNCLOS để kiềm chế được TQ - Ảnh 1.

Obama phát biểu ở Colorado hôm 2/6. (Ảnh: AP)

Nhiều nhà quan sát của Mỹ lập luận, việc phê chuẩn UNCLOS sẽ tạo ra "đòn bẩy" nâng ảnh hưởng của Mỹ trên trường quốc tế.

Andrew Chubb, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc của Đại học Western Australia nhận định, nếu Mỹ gia nhập UNCLOS thì sức thuyết phục từ lời kêu gọi của họ sẽ tăng lên.

"Hiện nay, họ (Mỹ) chỉ có thể sử dụng những cách nói trừu tượng, ví dụ như 'quy tắc được công nhận' hay 'trật tự dựa trên cơ sở các quy tắc' của luật pháp quốc tế," ông nói.

Chuyên gia James Kraska thuộc Học viện chiến tranh hải quân Hoa Kỳ nói: "Trên thực tế, điều mỉa mai là nước Mỹ vốn đã tuân thủ các quy tắc trong UNCLOS rồi."

Ông Kraska tin rằng Washington sẽ thu được nhiều lợi ích hơn khi gia nhập UNCLOS, bao gồm khuôn khổ luật pháp vững chắc cho phép Mỹ mở rộng phạm vi thềm lục địa để khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Cũng theo học giả này, gia nhập UNCLOS sẽ tăng uy tín của Mỹ.

Trong vấn đề biển Đông, phê chuẩn UNCLOS dường như là lựa chọn bất khả kháng vào thời điểm này nếu Mỹ muốn kiềm chế Trung Quốc một cách "danh chính ngôn thuận".

Cho đến nay, Bắc Kinh đã dựa vào lý do Mỹ là nước ngoài khu vực và "không tham gia UNCLOS" để chống lại sự ủng hộ của Washington đối với đồng minh Philippines trong vụ kiện biển Đông.

Bộ ngoại giao Trung Quốc nhiều lần "hỏi xoáy": "Mỹ thường xuyên đề cập vụ kiện biển Đông và nhắc đến UNCLOS. Nhưng nếu Mỹ thực sự muốn duy trì trật tự và ổn định biển Đông thì tại sao vẫn không gia nhập UNCLOS?"

Nếu Quốc hội Mỹ thông qua phê chuẩn công ước này, và PCA ra phán quyết "không có lợi" cho Trung Quốc, Mỹ và đồng minh sẽ ở vào vị thế vững chắc hơn rất nhiều và được sự hỗ trợ của cơ sở pháp lý để

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại