Cô Zhang Cheng trong một lần công ty đi du lịch, cô đã bị sếp mình quấy rối tình dục. Theo đó, cô ở chung phòng với 2 đồng nghiệp nữ khác nhưng vì chỉ có một máy sấy tóc dùng chung cho cả 3 nên cô Zhang sang phòng của sếp để mượn máy sấy tóc cho tiết kiệm thời gian.
Tuy nhiên, khi người đàn ông bước ra khỏi phòng tắm cô Zhang đã vô cùng sợ hãi. Người đàn ông khỏa thân ôm chặt lấy nữ nhân viên và cầu xin cô ở lại.
Cô Zhang đã cố gắng đẩy sếp mình ra và chạy khỏi căn phòng đã khiến cô bị ám ảnh. Sau sự việc, nữ nhân viên này phải sử dụng thuốc trị bệnh trầm cảm.
Cô Zhang sau đó đã không tố cáo hành vi của sếp mình cho lãnh đạo công ty hay cảnh sát. Đó là sự việc cách đây hơn 2 năm giờ cô Zhang, hiện nay 26 tuổi cho biết, nếu cô báo cáo sự việc này lên ban lãnh đạo sẽ không một ai tin tưởng và giúp cô.
Không có điều luật cụ thể nào để chống lại nạn quấy rối tình dục nơi công sở ở Trung Quốc nên cô cũng không báo cho cảnh sát.
Nhiều nhân viên lựa chọn im lặng khi bị quấy rối tình dục nơi làm việc.
Trong khi phong trào #MeToo đang lan tỏa trên toàn cầu, khuyến khích một bộ phận những người phụ nữ dũng cảm lên tiếng việc mình bị xâm hại hay quấy rối tình dục, đặc biệt là ở các trường đại học thì những người như cô Zhang hầu hết đều im lặng.
Bởi vì họ lo lắng cho sự phát triển công việc sau này và họ sợ sẽ nhận phản ứng tiêu cực từ mọi người xung quanh.
Ngoài ra, một trong những lý do khiến phụ nữ bị quấy rối tại nơi làm việc chọn im lặng vì họ có thể bị mất nhiều tiền và cả tương lai phía trước nếu họ lên tiếng so với một sinh viên đại học. "Bởi vì nếu vụ kiện thất bại, nạn nhân có thể không còn được tiếp tục làm việc trong ngành nữa", người phụ nữ cho biết.
Cô Zhang nói rằng mình đã không xin sang công ty khác vì "Tôi không muốn hi sinh sự nghiệp của mình. Và dù sao, tôi cũng không làm gì sai cả. Tại sao tôi phải rời đi mà không phải là hắn ta".
Kể từ khi vụ việc xảy ra, sếp của cô Zhang đã được bổ nhiệm làm phó phòng, cô cũng được thăng chức và không còn làm việc trực tiếp với người đàn ông này nữa.
Nguồn: SCMP