Bí mật thoả thuận Karabakh: "Vỡ trận" phải cầu cứu Nga nhưng vì sao Armenia vẫn bác bỏ đề xuất của TT Putin?

Hoài Giang |

Thủ tướng Armenia Pashinyan hé lộ các tình tiết liên quan tới quá trình đàm phán bí mật thoả thuận ngừng bắn ở Karabakh với Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Azerbaijan Aliyev.

Mới đây, Sputnik Armenia đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Кто и как предлагал остановить войну: Пашинян представил детали переговоров с Путиным" (tạm dịch: Đề xuất ngừng bắn do ai và diễn ra như thế nào: Pashinyan trình bày chi tiết các cuộc đàm phán với Putin)

Nhằm đem lại cho độc giả hiểu rõ hơn về một số tình tiết quan trọng dẫn tới tới thỏa thuận ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh hôm 10/11 - được ký bởi các nguyên thủ Nga, Armenia và Azerbaijan, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Xung đột Nagorno-Karabakh lẽ ra phải chấm dứt từ tháng 10

Hôm 29/11, thông qua kênh Facebook cá nhân của mình, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã tiết lộ các tình tiết mới liên quan tới việc đàm phán thỏa thuận ngừng bắn trong thời gian diễn ra xung đột ở Nagorno-Karabakh.

Theo ông Pashinyan, người đứng đầu Cộng hòa Artsakh tự xưng (NKR) Arayik Harutyunyan đã gọi điện cho ông vào ngày 19/10 và nói rằng nên chấm dứt giao tranh.

Bí mật thoả thuận Karabakh: Vỡ trận phải cầu cứu Nga nhưng vì sao Armenia vẫn bác bỏ đề xuất của TT Putin? - Ảnh 1.

Lính Azerbaijan đánh Piano trong một ngôi nhà ở Hadrut. Mặc dù Baku đã tuyên bố thị trấn này đã được giải phóng từ ngày 9/10 tuy nhiên cho tới giữa tháng 11 vẫn có một số ngôi làng xung quanh được cho là nằm trong tay lực lượng Armenia.

Ông Harutyunyan không chỉ truyền đạt ý kiến ​​của mình mà còn cả quan điểm của các cựu lãnh đạo NKR là Arkady Ghukasyan và Bako Sahakyan và các cựu Tổng thống Armenia Levon Ter-Petrosyan, Robert Kocharyan, Serzh Sargsyan.

Sau đó, ông Pashinyan đã gọi điện cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã đưa ra các đề xuất ngừng bắn bao gồm: Trì hoãn việc giải quyết vấn đề hiện trạng của Karabakh, NKR từ bỏ các khu vực xung quanh Nagorno-Karabakh và triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga.

Ông Pashinyan cũng viết rằng thêm rằng theo đề xuất, lực lượng gìn giữ hòa bình sẽ được triển khai dọc theo đường phân giới xung quanh khu vực Nagorno-Karabakh và trong hành lang Lachin.

Thủ tướng Armenia đã chuyển phương án này cho người đứng đầu NKR Arayik Harutyunyan và ông này phản hồi rằng mình đồng ý.

Bí mật thoả thuận Karabakh: Vỡ trận phải cầu cứu Nga nhưng vì sao Armenia vẫn bác bỏ đề xuất của TT Putin? - Ảnh 2.

Ảnh chụp tại cuộc họp giữa Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và người đứng đầu Cộng hòa Artsakh tự xưng (NKR) Arayik Harutyunyan hôm 22/11.

"Thế kẹt" của Thủ tướng Armenia

Sau đó, ông Pashinyan mời một cuộc họp với sự tham gia của đại diện các lực lượng ngoài nghị viện và trình bày quyết định của mình. Nhiều người đã ngay lập tức phản ứng không hài lòng, và sau cuộc họp, một số người đã viết trên các trang mạng xã hội rằng "có những kẻ phản bội".

Cùng ngày, ông Pashinyan triệu tập cuộc họp với sự tham dự của đại diện các đảng phái trong nghị viện, Tổng thống và đại diện tôn giáo của Armenia cũng có mặt.

Thủ tướng Armenia nhấn mạnh: "Tôi đảm bảo với phe đối lập rằng tôi sẽ không trút trách nhiệm lên họ - tôi chỉ muốn thông báo rằng tôi có ý định thực hiện một bước đi như vậy để mọi người không nói rằng tôi muốn làm điều gì đó trong bí mật".

Bí mật thoả thuận Karabakh: Vỡ trận phải cầu cứu Nga nhưng vì sao Armenia vẫn bác bỏ đề xuất của TT Putin? - Ảnh 3.

Hình minh họa bài viết (Nguồn: Sputnik Armenia).

Theo lời của ông Pashinyan, nếu ông đưa ra một tuyên bố công khai, Azerbaijan có thể sẽ từ chối kịch bản được ông Putin đề xuất và phía Armenia sẽ rơi vào tình thế khó khăn.

Sau cuộc họp nói trên, ông Pashinyan đã gọi điện tới Điện Kremlin xác nhận đồng ý đề xuất của ông Putin. Tổng thống Nga trả lời rằng đến buổi sáng ngày hôm sau ông sẽ thảo luận những vấn đề này với Tổng thống Azerbaijan Aliyev và sẽ gọi lại.

Sáng hôm sau, Tổng thống Armenia Bako Sahakyan và cựu lãnh đạo NKR Arkady Ghukasyan tại cuộc họp với ông Pashinyan tuyên bố rằng họ phản đối bất kỳ thỏa thuận nào mà không nêu rõ tình trạng của Karabakh.

"Thực tế là họ đã thay mặt cho các cựu tổng thống của Armenia để nói điều này.

 Nhưng chuyện đó không quan trọng, vì tôi đã đưa ra quyết định và sẽ theo đuổi nó đến cùng", ông Pashinyan nói.

Nguyên nhân đàm phán đổ vỡ

Như đã hứa, ngày hôm sau Tổng thống Nga Putin đã liên lạc lại và nói rằng ông Aliyev đồng ý với đề xuất, nhưng lực lượng gìn giữ hòa bình Nga sẽ không triển khai dọc theo ranh giới của NKR trước đây mà dọc theo chiến tuyến ở thời điểm đó vì các khu vực Hadrut và Talysh nằm dưới sự kiểm soát của phía Azerbaijan và Baku không đồng ý rút lui khỏi vị trí của mình.

Ngoài ra, phía Armenia phải thực hiện cam kết rằng người tị nạn Azerbaijan sẽ quay trở lại Shushi (Shusha).

Bí mật thoả thuận Karabakh: Vỡ trận phải cầu cứu Nga nhưng vì sao Armenia vẫn bác bỏ đề xuất của TT Putin? - Ảnh 5.

Hai bức ảnh so sánh về "chiến thắng" của phía Armenia vào năm 1992 và Azerbaijan vào năm 2020 cùng một địa điểm là tại Nhà thờ Ghazanchetsots tại Shushi/Shusha.

"Vì vậy, ngừng bắn đã trở thành bất khả thi, bởi vì tôi đã nói rằng ngay cả khi tôi đồng ý về Hadrut, tôi cũng không thể tưởng tượng được viễn cảnh (lực lượng Armenia) đầu hàng ở Shushi.

Tổng thống Nga hỏi tại sao tôi lại phản đối sự trở về của người Azerbaijan.

Khi tôi trình bày lý lẽ của mình, ông ấy nói chúng hợp lý".

Ông Pashinyan nhấn mạnh rằng nếu thực thi đề xuất nói trên, phần lớn dân số của thị trấn sẽ là người Azerbaijan và câu hỏi đặt ra là ai và bằng cách nào sẽ kiểm soát con đường huyết mạch đến Stepanakert.

"Nếu tôi đồng ý với một kịch bản như vậy ở Shushi, thì phía Azerbaijan sẽ đưa ra một điều kiện mới - kiểm soát con đường từ Shushi đến làng Krasny Bazar (ở đông nam Shushi và ở thời điểm đàm phán đang là khu vực giao tranh)".

Bí mật thoả thuận Karabakh: Vỡ trận phải cầu cứu Nga nhưng vì sao Armenia vẫn bác bỏ đề xuất của TT Putin? - Ảnh 7.

Bản đồ khu vực hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở Nagorno-Karabakh hôm 29/10. Làng Krasny Bazar (Tiếng Nga: Красный Базар) nằm "mũi lồi" đông nam bản đồ hiện là một cứ điểm của Nga (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại