Bí mật khiến đoàn quân Saudi tan vỡ trước Houthi: "Điểm yếu chí tử" khiến Iran coi thường?

DK |

Lục quân Arab Saudi được vũ trang tận răng đã thất bại đau đớn sau cuộc "thử lửa" với Houthi tại Najran. Thất bại cũng bộc lộ các "điểm yếu chí tử" của quân đội nước này.

Yếu kém trước Houthi, quân đội Saudi không có "cửa" để đối đầu với Iran?

Kể từ năm 2015 tới nay, Arab Saudi đã dẫn đầu một liên minh quân sự can thiệp vào cuộc nội chiến ở Yemen. Nhưng đó chỉ là một trong nhiều cuộc xung đột và các hoạt động can thiệp mà Arab Saudi đã tiến hành nhiều năm qua ở các quốc gia Trung Đông.

Tất cả chúng dường như có một mục tiêu chung, đó là đẩy lùi ảnh hưởng của Iran trong khu vực.

Nhưng các nhà phân tích quốc tế cho rằng tham vọng của Arab Saudi bị giới hạn bởi chính quân đội của họ. Quân đội Saudi là một lực lượng vũ trang không hiệu quả mặc dù nước này là một trong những quốc gia chi tiêu lớn nhất cho quốc phòng.

Bí mật khiến đoàn quân Saudi tan vỡ trước Houthi: Điểm yếu chí tử khiến Iran coi thường? - Ảnh 1.

Pháo binh Arab Saudi khai hỏa vào các vị trí của Houthi tại khu vực biên giới.

Cuộc chiến bế tắc của Arab Saudi ở Yemen với phiến quân Houthi cho thấy những thiếu sót của quân đội nước này trước một đối thủ khu vực như Iran.

Nhà phân tích Michael Knights, thành viên của Viện nghiên cứu Washington bình luận: "Thực tế là Iran đã làm tốt hơn về vấn đề này (phát triển quân đội), không có bất kỳ ai trong Bộ Tổng tham mưu Iran sợ hãi lực lượng lục quân Arab Saudi".

Knights nói tiếp: "Điều chúng tôi thực sự muốn nói tới đang nói đến là cách họ (Iran và Saudi) tranh đấu với nhau trong một cuộc chiến ủy nhiệm. Đó là những chiến lược mà họ vẫn tiếp tục thực hiện trong khu vực này."

Bí mật khiến đoàn quân Saudi tan vỡ trước Houthi: Điểm yếu chí tử khiến Iran coi thường? - Ảnh 2.

Chi tiêu quân sự theo phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong khu vực Trung Đông năm 2017. Mức độ quân sự hóa cao ở Saudi được thể hiện qua mức chi tiêu lên tới trên 4% và cao hơn nhiêu so với đối thủ Iran (Nguồn SIPRI)

Các vấn đề của lực lượng vũ trang Saudi

Các lực lượng vũ trang Arab Saudi đang phải đối mặt với ba vấn đề chính.

Đầu tiên là do cấu trúc của nó quá cồng kềnh, khiến nó dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về tổ chức và chất lượng trong một cuộc chiến ủy nhiệm khi phụ thuộc vào bộ binh đánh thuê hoặc các lực lượng bán vũ trang đồng minh.

Tổng binh lực của Arab Saudi có khoảng 227.000 quân. Quân đội có 75.000 người thuộc Lục quân, 13.500 thuộc Hải quân, 20.000 thuộc Không quân, 16.000 thuộc lực lượng phòng không, 2.500 thuộc lực lượng tên lửa chiến lược.

Cũng như các quốc gia Trung Đông khác, đa phần quân nhân Arab Saudi ở trong các đơn vị cơ giới, lực lượng bộ binh phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các nhóm bán vũ trang của các bộ lạc với quân số khoảng 24.500 người.

Lực lượng Vệ binh Quốc gia Arab Saudi là một lực lượng hoạt động độc lập với quân đội và đóng vai trò đảm bảo an ninh trong nước với quân số khoảng 100.000 người.

Bí mật khiến đoàn quân Saudi tan vỡ trước Houthi: Điểm yếu chí tử khiến Iran coi thường? - Ảnh 3.

Các loại xe bọc thép của Arab Saudi bị phá hủy tại Najran.

Thứ hai: Vũ khí trang bị của Arab Saudi phù hợp với chiến tranh quy ước hơn là các cuộc chiến ủy nhiệm của thế kỷ 21.

Với khả năng chi tiêu cho quốc phòng hàng đầu thế giới, thật khó để đổ lỗi cho vũ khí trang bị của quân đội Arab Saudi rằng chúng có chất lượng thấp. Đa phần vũ khí của Arab Saudi được mua từ các công ty Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha với chất lượng đảm bảo.

Kho vũ khí của Không quân Saudi bao gồm Eurofighter Typhoons của Châu Âu và F-15 Eagles của Mỹ, đó là những vũ khí đã "thống trị bầu trời" trong nhiều năm qua.

Lục quân Arab Saudi có tất cả mọi thứ từ xe tăng M1A2 Abrams, xe bọc thép chiến đấu M2 Bradley, trực thăng AH-64D Apache Longbow và UH-60 Black Hawk...

Thứ ba: Thiếu kinh nghiệm

Người lính Saudi là một trong những quân nhân được trang bị tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, quân đội nước này không khiến kẻ thù lo ngại hoặc cần phải cân nhắc khi có thể sẽ phải đối đầu.

Yoel Guzansky, một nhà nghiên cứ tại Viện nghiên cứu an ninh quốc gia của Đại học Tel Aviv bình luận:

"Họ chưa từng chiến đấu kể từ năm 1991 (Chiến dịch Bão táp sa mạc), trong khi đối phương của họ, ví dụ như phiến quân Houthi đã tích lũy nhiều thập kỷ kinh nghiệm chiến tranh du kích.

Tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) được Houthi khai hỏa vào xe bọc thép của lực lượng Arab Saudi trong trận đánh tại Najran.

Tại sao Arab Saudi nhiều năm "bất lực" trước Houthi?

Sau 4 năm can thiệp của Liên minh quân sự do Arab Saudi dẫn đầu, lực lượng Houthi được Iran hậu thuẫn vẫn hoạt động mạnh và tiếp tục kiểm soát thành phố lớn nhất của Yemen, thủ đô Sanaa .

Ngoài ra, Houthi đã chứng tỏ khả năng tiến hành các chiến dịch quân sự lớn uy hiếp biên giới Arab Saudi cùng với khả năng tấn công tầm xa bằng tên lửa và máy bay không người lái vào các mục tiêu quân sự, kinh tế và chính trị quan trọng.

Tuy có một lực lượng chiến đấu được đào tạo bài bản bởi người Mỹ, được vũ trang tận răng với vũ khí hiện đại và có được khả năng hậu cần tuyệt vời nhưng lục quân Arab Saudi chỉ đơn giản là không được triển khai trên chiến tuyến đối đầu với Houthi.

Nhà phân tích Knight bình luận với tờ Business Insider: "Không có câu trả lời cho câu hỏi rằng liệu lục quân Saudi tham chiến có thể thay đổi cục diện cuộc chiến Yemen hay không vì chúng tôi chỉ thấy việc triển khai không quân".

Knight nghĩ rằng Saudi sẽ phải triển khai từ 10.000 đến 20.000 quân để tạo các lợi thế trên chiến trường, tuy nhiên giới lãnh đạo Saudi có vẻ không muốn như vậy vì họ sẽ phô bày các "yếu điểm".

Bilal Saab, thành viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Trung Đông (Middle East Institute) thì bình luận với Business Insider thông qua một email như sau:

"Arab Saudi sẽ không triển khai lục quân vì thương vong sẽ rất nghiêm trọng và rất có thể họ sẽ phải trả giá rất đắt cho cuộc xung đột ở Yemen".

Bí mật khiến đoàn quân Saudi tan vỡ trước Houthi: Điểm yếu chí tử khiến Iran coi thường? - Ảnh 7.

Chiến binh Houthi và một xe bọc thép KADDB AL-Wahsh chiến lợi phẩm sau trận đánh tại Najran.

Cuộc thử lửa thất bại của Lục quân Arab Saudi

Lục quân Arab Saudi được trang bị các loại xe bọc thép hiện đại bao gồm xe bọc thép chống mìn (MRAP) Oshkosh M-ATV, các xe thiết giáp chở quân (APC) LAV-25, KADDB AL-Wahsh, Spartan, M163 VADS...

Arab Saudi cũng đã lên kế hoạch sản xuất phần lớn súng trường tấn công (khoảng 90%) ở trong nước thông qua các liên doanh với doanh nghiệp Nga và Mỹ. Trong đó đáng chú ý là súng trường tấn công AK-103 của Nga đã được trang bị khá phổ biến trong quân đội Arab Saudi.

Bí mật khiến đoàn quân Saudi tan vỡ trước Houthi: Điểm yếu chí tử khiến Iran coi thường? - Ảnh 8.

Binh lính Arab Saudi thường được trang bị các trang bị tiên tiến như mũ chống đạn Kevlar MICH 2001, kính nhìn đêm, áo chống đạn, súng trường tấn công AK-103 cùng với quân phục ngụy trang kỹ thuật số tương tự Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào quân phục và trang bị của những tù binh sau trận đánh tại Najran hôm 28/9, chúng ta có thể thấy họ đến từ những lực lượng "ô hợp" hơn với trang phục dân sự và súng trường tấn công AK-47 và AKM chứ không hoàn toàn là binh lính Saudi.

Nhiều khả năng những bộ binh tùng thiết theo xe cơ giới Arab Saudi để thực hiện chiến dịch đánh lấn từ Najran vào tỉnh Sanaa của Yemen và lọt vào ổ phục kích của Houthi là các nhóm lính đánh thuê được trả lương đến từ Yemen và Sudan.

Rõ ràng việc sử dụng lính đánh thuê Yemen là "điểm yếu chí tử" khi lực lượng Houthi có thể gọi hàng hàng nghìn người không có tinh thần chiến đấu và khiến những người lính Saudi trong xe bọc thép không còn lựa chọn nào khác là quy hàng hoặc thiệt mạng bởi hỏa lực chống tăng.

Thương vong của binh sĩ Arab Saudi và đồng minh trong trận đánh hôm 28/9.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại