Năm 2017, nước Mỹ đang bắt đầu mùa bão khắc nghiệt với sử khởi đầu của một số lượng các cơn bão, vòi rồng, mưa đá hay gió vượt mức trung bình (theo số liệu thống kê và báo cáo của Trung tâm Dự báo Bão của NOAA - NOAA’s Storm Prediction Center).
Trong đó, hầu hết các cơn lốc xoáy chủ yếu tập trung ở miền nam nước Mỹ, nơi gần với vùng biển ấm thuộc vịnh Mexico.
Tuy nhiên, bên cạnh đó có một số cơn bão bất thường nằm về phương Bắc như cơn bão 2 EF - 1 ở bang Massachusetts ngày 25/2 /2017 hay cơn bão lốc 3 EF - 1 ở bang Minnesota ngày 6/3/2017.
Sự tập trung bão vòi rồng ở phái Nam khiến các nhà nghiên cứu cảm thấy không bình thường.
Sự bất thường này khiến nhiều chuyên gia đặt ra nhiều câu hỏi về nguồn gốc và lý do hình thành của chúng, liệu có một tác nhân nào khác khiến cho số lượng các cơn bão lốc ở Mỹ càng ngày càng xuất hiện nhiều và bí ẩn hơn?
Và cuối cùng các nghiên cứu của nhiều chuyên gia đã tìm được câu trả lời cho bí ẩn này!
Sơ đồ bão lốc năm 2017 ở Mỹ do Trung tâm Dự báo Bão cung cấp. Ảnh NOAA Climate.gov.
"Cặp sát thủ" hủy diệt đứng sau các trận vòi rồng trên thế giới
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Journal Nature Geoscience. Thế lực tự nhiên đứng phía sau chính là "cặp song sát" El Nina và El Nino (gọi tắt là ENSO).
*ENSO là chữ viết tắt của các từ ghép El Nino Southern Oscillation (El Nino - Dao động Nam) để chỉ cả 2 hai hiện tượng El Nino và La Nina.
Dẫn đầu nhóm nghiên cứu, tiến sĩ John Allen cho hay:
"Chúng tôi có thể dự đoán mùa bão lốc xoáy sẽ hoạt động như thế nào vào mùa Xuân này dựa trên trạng thái hoạt động của El Nino và El Nina vào tháng 12 năm 2016 hay thậm chí sớm hơn".
ENSO gây ra sự thay đổi của vòng tuần hoàn khí quyển, ảnh hưởng tới nhiệt độ nước biển và tác động mạnh tới các cơn bão ở Mỹ, nhất là lốc xoáy, mưa đá, cơn giông có sấm sét...
Tiến sĩ John Terrence Allen là một nhà khoa học khí quyển Australia, người có nhiều đóng góp tiên phong cho việc nghiên cứu các cơn bão sấm sét và lốc xoáy (vòi rồng), biến đổi khí hậu và đặc biệt là dự báo mùa bão vòi rồng và mưa đá.
Ông từng làm việc tại Viện Nghiên cứu Quốc tế (International Research Institute) về Thời tiết và Xã hội (Climate and Society (IRI)), một phần của Viện Trái Đất Đại học Columbia (Mỹ).
Dưới đây là video của nhà khoa học John Allen về dự báo của ông về mùa bão lốc xoáy cũng như mưa đá ở miền nam nước Mỹ năm 2015.
Dự báo này được dựa trên phương pháp mới được ông cùng các cộng sự là Michael Tippett và Adam Sobel (cùng làm việc tại Columbia University's Fu Foundation School of Engineering and Applied Science and Lamont-Doherty Earth Observatory) phát triển nên.
Phương pháp dự đoán này lấy cơ sở từ việc nghiên cứu hoạt động của ENSO thông qua chỉ số ONI (Chỉ số Nino đại dương) để có thể dự báo được tình hình bão (lốc xoáy và mưa đá) sẽ xảy ra ở miền nam nước Mỹ.
Xem video Vietssub:
Allen dự báo mùa bão dựa vào ENSO. Nguồn: iri.columbia.edu.
Thực tế cho thấy những năm "bùng nổ" của các cơn bão lốc xoáy như các năm 1974, 2008 và 2011 ở Mỹ cũng chính là những năm hoạt động mạnh của La Nina.
Có hai thành phần chủ yếu tạo nên một cơn bão lốc xoáy là sự mất ổn định của khí quyển (atmospheric instability) và sự dịch chuyển của gió theo phương thẳng đứng (vertical wind shear) mà chính ENSO là nguyên nhân tạo ra những điều kiện này.
Tác động của ENSO tới nhiệt độ mùa đông ở nước Mỹ. Ảnh NOAA Climate.gov.
Theo đó, phía nam và đông nam, nơi các cơn bão tập trung cũng chính là nơi hoạt động mạnh của "cặp đôi sát thủ" ENSO
Allen và cộng sự nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa tần số xuất hiện lốc xoáy, mưa đá với hoạt động của ENSO ở khu vực Oklahoma, Texas, Kansas và nhiều nơi khác thuộc phía nam nước Mỹ.
Ông cũng cho biết, tuy nghiên cứu không thể chỉ ra ở đâu và khi nào các cơn lốc xoáy, mưa đá sẽ tàn phá nhưng có thể giúp cho chính phủ và các tổ chức liên quan có được sự chuẩn bị cần thiết nhằm hạn chế tổn thất về người và của do lốc xoáy, mưa đá gây nên.
Nhà khoa học Harold Brooks thuộc Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (U.S. National Oceanic và Atmospheric Administration (NOAA)), người không thuộc nghiên cứu trên cho biết:
"Sự đóng góp lớn nhất từ nghiên cứu này là chỉ ra mối liên hệ giữa sự thay đổi điều kiện môi trường (góp phần tạo ra lốc xoáy) và ENSO".
Ông cũng nói thêm, các nỗ lực trước kia chỉ tập trung vào việc báo cáo các cơn bão nhưng không kết nối với sự thay đổi điều kiện môi trường.
Ellen chỉ ra rằng điều kiện môi trường (hoạt động của gió, nhiệt độ và độ ẩm) khi các cơn bão xảy ra đều bị ảnh hưởng bởi ENSO.
Dẫn chứng của nhóm nghiên cứu
Sự tác động của ENSO tới tần số lốc xoáy do Allen đưa ra trên Nature Geoscience.
Khi ENSO ấm lên hay El Nino (hình trên) hoạt động mạnh, tần số các cơn lốc xoáy giảm xuống. Còn khi ENSO lạnh đi, hay El Nina hoạt động mạnh (hình dưới), các cơn lốc xoáy cũng tăng lên (khu vực khoanh đỏ).
Nhà khoa học Michael Tippett làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu và Dự Báo Thời Tiết ở Brazil (Weather Prediction and Climate Studies) và Viện Max Planck về Vật lý Plasma (Plasma Physics) ở Đức.
Nhà khoa học Michael Tippett nói về sự biến đổi khí hậu tác động thế nào tới sự xảy ra các cơn lốc và bão. Ảnh Vimeo.
Ông đạt học vị tiến sĩ tại Viện Courant, Đại học New York (Mỹ). Từ tháng 12 năm 2011, ông làm phụ tá giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (Center of Excellence for Climate Change Research) khoa Khí tượng học, Đại học King Abdulaziz University, Jeddah, Ả Rập Saudi.
Ông cho biết: "Chúng tôi biết rằng ENSO tác động tới môi trường theo nhiều khía cạnh, và môi trường biến đổi sẽ ảnh hưởng tới sự diễn ra của các cơn lốc xoáy".
Khi ENSO diễn ra, sự dịch chuyển hướng gió theo phương thẳng đứng và sự ấm lên của bề mặt nước biển cũng như độ ẩm không khí tăng cao đáng kể ở các bang phía Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơn bão khốc liệt xảy ra.
Tại Việt Nam, năm 2016 vừa qua cũng là một năm mà tần số các trận mưa đá hay lốc xoáy xuất hiện với tần số lớn trong thời điểm ENSO hoạt động mạnh.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, trong năm 2016 đã có 26 lần xuất hiện mưa đá, lốc xoáy tập trung từ tháng 4 đến tháng 8.
Đặc biệt, tháng 6 còn xuất hiện hiện tượng thời tiết nguy hiểm đặc biệt là vòi rồng tại đảo Cô Tô (Quảng Ninh) vốn rất ít xảy ra ở nước ta.
Những tháng đầu năm 2017 lốc xoáy mưa đá, lốc xoáy cũng tiếp tục xuất hiện nhiều hơn ở Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Lào Cai.
Biến đổi khí hậu và sự ấm lên của Trái Đất cũng góp phần không nhỏ khiến cho cường độ của các cơn bão ngày càng mạnh cũng như khó dự đoán hơn.
Bài viết sử dụng các nguồn: Ustornadoes.com, Climate.gov, Weathernationtv.com.