Theo Foxnews, chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines do một cơ trưởng "cô đơn và buồn bã" điều khiển. Cơ trưởng này đã điều khiển máy bay theo hành trình bay như thể một… con đường hủy diệt vì lẽ đó nên cơ hội tìm thấy máy bay hoặc manh mối về những gì thực sự xảy ra trong bầu trời buổi tối tai họa 5 năm trước là rất mỏng manh, một báo cáo từng tiết lộ.
Viết trên tờ The Atlantic, nhà văn và chuyên gia hàng không William Langewiesche nghiên cứu sâu về những gì đã xảy ra với chiếc máy bay mất tích, tiết lộ rằng có thể giới chức Malaysia biết nhiều hơn về nơi chiếc máy bay mất tích so với những gì được công bố và cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah đã có nhiều biểu hiện báo trước về "một sự cố".
Máy bay Boeing 777 chở 239 người từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh, Trung Quốc đã biến mất vào ngày 8/3/2014 và được cho là đã bị rơi ở vùng nam Ấn Độ Dương. Một báo cáo về thảm họa hàng không của một đội chuyên gia quốc tế vào tháng 7 năm ngoái đã tiết lộ rằng khả năng máy bay đã bị ai đó cố tình cho bay ra ngoài quỹ đạo thông thường và còn bay trong vài giờ sau khi liên lạc bị cắt đứt.
Đêm máy bay mất tích, các dữ liệu radar cho thấy chế độ lái tự động có thể đã bị tắt, theo Langewiesche.
Chiếc Boeing 777 sau đó đã quay mạnh về phía Tây Nam và bay cao tới 13km nhưng máy bay bị giảm áp suất khiến người điều khiển máy bay mất ý thức nhanh chóng và thiệt mạng.
Mặc dù có mặt nạ oxy nhưng hành khách sẽ sử dụng được khoảng thời gian ngắn vì mặt nạ cho hành khách chỉ được sử dụng trong 15 phút trong trường hợp khẩn cấp. Còn với những người ở trong buồng lái có thể sử dụng bốn mặt nạ oxy với nguồn cung cấp ô xy có thể kéo dài hàng giờ.
"Những người ở trong cabin sẽ trở nên mất ý thức trong vài phút, bất tỉnh và nhẹ nhàng chết mà không bị nghẹn hay thở hổn hển", chuyên gia Langewiesche viết.
Khi MH370 liên tục rung chuyển trên bầu trời, máy bay xuất hiện trên radar quân sự khi tiếp cận đảo Penang. Một cựu quan chức nói lực lượng không quân Malaysia cho rằng máy bay hoàn toàn không bị chặn.
Tuy nhiên, báo cáo của một đội tìm kiếm quốc tế gồm 19 thành viên được công bố vào tháng 7 năm ngoái cho thấy, không có bằng chứng hai phi công, Zaharie Ahmad Shah và Fariq Abdul Hamid có hành vi bất thường hay căng thẳng với nhau để dẫn đến nghi vấn hai người đã có cuộc ẩu đả hay tranh cướp quyền cầm lái.
Nhưng chuyên gia Langewiesche lưu ý rằng trong khi cuộc sống của phi công phụ đang rất tốt đẹp với một tương lai tươi sáng phía trước và một lý lịch trong sáng thì cuộc sống của cơ trưởng Zaharie gây ra nhiều lo ngại.
Sau khi vợ bỏ ra ngoài sống, cơ trưởng, người được cho là thường "cô đơn và buồn bã", cũng "dành nhiều thời gian để giam mình trong căn phòng trống". Cơ trưởng cũng thường nghiên cứu chuyến bay gần giống với những gì được cho là đã xảy ra với MH370, và kết thúc là "cạn kiệt nhiên liệu trên Ấn Độ Dương".