Các xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Chieftain của Iran được nâng cấp bằng động cơ Nga B-84 đã bắt đầu được đưa vào trang bị và tham gia tập trận trong Trung đoàn tăng thiết giáp số 37 của Lục quân Iran.
Động cơ B-84 (biến thể nâng cấp của B-46) với công suất 840 mã lực cũng là "trái tim" của các xe tăng T-72B, T-72B1, T-90 đời đầu (T-90A) và T-72B3 được Liên Xô và sau này là Nga sản xuất (trước năm 2016).
Tại Iran, động cơ B-84 thường được lắp trên biến thể lắp ráp tại Iran T-72S (tương đồng với xe tăng T-72B của Nga đã được đề cập ở trên). Ngoài động cơ B-84, xe tăng T-72S được trang bị giáp phản ứng nổ Kontakt và khả năng bắn tên lửa có điều khiển (ATGM) qua nòng pháo chính.
Vào thập niên 1990, Iran đã mua 1.000 động cơ B-84 để lắp ráp T-72S. Tuy nhiên, dưới sức ép của Mỹ, chính phủ Nga khi đó đã phải chấm dứt hợp tác quân sự với Iran. Chỉ khoảng 100 động cơ hoàn thiện và 300 chiếc khác dưới dạng phụ tùng lắp ráp được bàn giao.
Trong bối cảnh quân đội Iran không thể mua thêm xe tăng và phải tiếp tục vận hành các xe tăng Chieftain (do Anh sản xuất) đã lỗi thời và thường xuyên gặp sự cố với động cơ Leyland L60 760 mã lực, Iran đã quyết định thay thế các động cơ của Anh bằng của Nga.
Những cuộc tập trận đã cho thấy tính đúng đắn của quyết định này của Iran. Đương nhiên, công suất trung bình không tăng đáng kể, nhưng tối thiểu, xe tăng Cheaftain của Iran không còn tình trạng hỏng hóc thường xuyên như trước đây.
Không những đưa vào trang bị trong lục quân, những chiếc Cheaftain được thay thế động cơ Nga cũng đã được bàn giao một phần cho dân quân thân Iran ở Iraq.
Cho tới những năm 2000, Iran trang bị từ 100 đến 150 biến thể xe tăng và xe cơ giới từ Cheaftain (Mk-3P, Mk-5P, FV4030-1, ARV, AVLB).
Việc lắp đặt động cơ Nga có thể giúp tăng đáng kể số lượng xe tăng của Iran (khoảng 1000 chiếc đã được thu giữ sau Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979). Với pháo chính 120 mm L11A5 tương tự xe tăng Challenger 1, Cheaftain vẫn là đối thủ đáng gờm ở Trung Đông.
Quá trình nâng cấp xe tăng Cheiftain của Iran.