6 hệ thống S-300 bị phá hủy, Armenia thua đau trước Azerbaijan: Báo Nga hé lộ nguyên nhân

Trà Khánh |

Trước xung đột, lực lượng Armenia tỏ ra tự tin có thể đánh bại các cuộc tấn công bằng UAV của Azerbaijan, tuy nhiên mọi việc lại không diễn ra theo cách mà họ nghĩ.

Theo tờ Svpressa của Nga, có một thực tế không thể phủ nhận rằng lực lượng máy bay không người lái (UAV) là một trong những yếu tố quyết định giúp Quân đội Azerbaijan giành những thắng lợi then chốt trước Armenia trong cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh.

Trước khi xung đột bùng phát trở lại vào cuối tháng 9, lực lượng Armenia còn tỏ ra tự tin có thể đánh bại các cuộc tấn công bằng UAV của Azerbaijan dựa trên kết quả của những lần giao tranh trước đó. Tuy nhiên, lần này họ đã phải trả cái giá cực kỳ đắt.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Fox News, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev cho biết quân đội của Baku đã đè bẹp lực lượng Armenia ở Karabakh chỉ sau vài tuần giao tranh, đồng thời khẳng định lực lượng UAV của nước này đã phá hủy ít nhất 6 hệ thống phòng không tầm xa S-300PS của Armenia.

Về phần mình Armenia gọi những tuyên bố trên của Baku là "chiến tranh thông tin". Dù vậy, dựa trên tình hình chiến sự ở Nagorno-Karabakh trong vài tuần trở lại gần đây tuyên bố trên của Tổng thống Azerbaijan không phải là không có cơ sở.

Theo phân tích của Svpressa, có ít nhất 5 điểm có thể chứng minh được tuyên bố của Tổng thống Aliyev về việc UAV Azerbaijan đủ khả năng tiêu diệt các hệ thống S-300PS Armenia.

6 hệ thống S-300 bị phá hủy, Armenia thua đau trước Azerbaijan: Báo Nga hé lộ nguyên nhân - Ảnh 2.

UAV "cảm tử" Harop của Azerbaijan tiêu diệt một xe phóng di động thuộc hệ thống tên lửa phòng không S-300PS của Armenia.

Thứ nhất, hầu hết giới chuyên gia quân sự đều đồng tình rằng cuộc chiến ở Nagorno-Karabakh hiện tại khác với những lần trước đó (1991-1993). Azerbaijan cho thấy họ đã có sự chuẩn bị rất nghiêm túc cho chiến tranh, với việc đầu hàng tỷ USD để hiện đại hóa và tái trang bị quân đội. Tất nhiên, Armenia cũng có những hành động tương tự nhưng không thể so sánh với Baku.

Thứ hai, Azerbaijan sau khi xích lại gần Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, không chỉ tiếp cận với kinh nghiệm chiến đấu phong phú của Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn tiếp cận được với các công nghệ quân sự mới từ phương Tây, điển hình như tác chiến điện tử hoặc tấn công mạng.

Rất có thể vì điều này mà Armenia gần như "mù tịt" về cuộc tấn công chớp nhoáng của Azerbaijan dọc theo đường ranh giới kiểm soát ở Nagorno-Karabakh vào cuối tháng 9.

Thứ ba, trong nhiều năm, Armenia đã trải qua một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học nghiêm trọng, điều này tác động không nhỏ đến khả năng điều động của quân đội của Yerevan. Theo điều tra dân số năm 2011, dân số của Armenia là 3,18 triệu người và trong quý 3 năm 2019 chỉ còn 2,96 triệu người.

6 hệ thống S-300 bị phá hủy, Armenia thua đau trước Azerbaijan: Báo Nga hé lộ nguyên nhân - Ảnh 3.

Hệ thống phòng không S-300PS của Armenia trong một lễ duyệt binh gần đây. Ảnh: Reddit.

Tình trạng "chảy máu chất xám" ở Armenia cũng ảnh hưởng không nhỏ chất lượng nhân sự dành cho các lĩnh vực chủ chốt của Yerevan, trong đó có cả quân đội. Không hề nói quá khi cho rằng, Quân đội Armenia không có lực lượng chỉ huy và kíp chiến đấu đủ giỏi để vận hành các hệ thống phòng không S-300 đối phó với các cuộc tấn công từ UAV Azerbaijan.

Thứ tư, với một thể chế chính trị ổn định, chính quyền của Tổng thống Aliyev dễ dàng tìm được sự ủng hộ của dư luận trong nước về cuộc chiến giải phóng Nagorno-Karabakh. Baku sẵn sàng đón nhận mọi tổn thất để đạt được thắng lợi cuối cùng.

Ngoài ra, lợi thế về quân số, trang bị vũ khí cùng với một chiến lược hiệu quả giúp Azerbaijan dễ dàng đạt được những mục tiêu quan trọng trong việc cắt đứt sự hỗ trợ của Armenia đối với lực lượng phòng thủ ở Nagorno-Karabakh.

Thứ 5, Như chúng ta điều biết, các hệ thống S-300 đầu tiên được Quân đội Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1979 và liên tục được nâng cấp sau đó, Tuy nhiên, S-300PS của Armenia lại là những hệ thống được phát triển từ đầu những năm 1980, thực tế mà nói các hệ thống này chỉ có thể đánh bại các chiến đấu cơ MiG-29 của Azerbaijan.

Rõ ràng, những gì tốt nhất của 30 năm trước không còn đáp ứng được yêu cần tác chiến hiện tại, S-300PS chỉ có thể theo dõi đồng thời tối đa 10 mục tiêu, trong khi Azerbaijan có thể triển khai hàng chục UAV tấn công cùng lúc.

Mặt khác, những kinh nghiệm của Azerbaijan trong việc vận hành các hệ thống S-300PMU2 hay Thổ Nhĩ Kỳ với S-400, giúp họ hiểu rõ cách vận hành lẫn cách khắc chế các hệ thống phòng không này.

Mặc dù, vẫn còn nhiều hoài nghi về tuyên bố của Azerbaijan trong việc đánh bại các hệ thống phòng không S-300PS của Armenia ở Nagorno-Karabakh, nhưng thông qua cuộc chiến này có thể thấy rõ UAV hoàn toàn có thể trở thành một lực lượng tấn công nguy hiểm, thậm chí nó còn có thể làm thay đổi hoàn toàn cục diện chiến trường.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại